KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ CHITOSAN ĐẾN SỰ SINH<br />
TRƯỞNG VÀ KHẢ NĂNG KHÁNG NẤM CỦA VI KHUẨN LACTOBACILLUS<br />
TRÊN CHỦNG NẤM MỐC LASIODIPLODIA PSEUDOTHEOBROMAE GÂY BỆNH<br />
TRÊN CHÔM CHÔM SAU THU HOẠCH<br />
Đỗ Thị Hiền, Nguyễn Thị Ngọc Trúc, Nguyễn Phan Thảo<br />
Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM<br />
Ngày nhận bài: 09/5/2016<br />
<br />
Ngày chấp nhận đăng: 14/6/2016<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Chôm chôm sau thu hoạch dễ bị hư hỏng do nấm bệnh phát triển. Chitosan sử dụng làm màng bao thực<br />
phẩm, có tính kháng khuẩn, kháng nấm và hạn chế tổn thất chất dinh dưỡng cho thực phẩm (Allan và Hadwiger,<br />
1979). Một số chủng vi khuẩn Lactobacillus spp (L.plantarum CC6, L.fermentum DC2 và L.fermentum DG2)<br />
được chứng minh có hoạt tính kháng nấm cao. Đề tài đã kết hợp tính ưu việt của Chitosan và ba chủng vi khuẩn<br />
Lactobacillus spp nhằm tăng hoạt tính kháng nấm Lasiodiplodia pseudotheobromae gây bệnh trên chôm chôm<br />
sau thu hoạch. Kết quả khảo sát cho thấy các chủng vi khuẩn Lactobacillus ở nhiệt độ 130C phát triển tốt hơn<br />
nhiệt độ phòng (khoảng 25±20C). Kết hợp với 0,01% chitosan ở cả hai điều kiện nhiệt độ, vi khuẩn Lactobacillus<br />
có khả năng kháng nấm bệnh tốt nhất. Ở 130C nhiệt độ tốt ưu cho sự phát triển của vi khuẩn L.plantarum CC6 và<br />
kháng nấm tốt nhất.<br />
Từ khóa: Chôm chôm, Lactobacillus plantarum, Lactobacillus fermentum, Chitosan, Lasiodiplodia<br />
pseudotheobromae<br />
<br />
INVESTIGATION OF THE EFFECT OF CHITOSAN CONCENTRATIONS ON THE<br />
GROWTH AND ANTIFUNGAL ACTIVITY OF LACTOBACILLUS ON<br />
POSTHARVESTING RAMBUTAN DAMAGED BY FUNGI OF LASIODIPLODIA<br />
PSEUDOTHEOBROMAE<br />
ABSTRACT<br />
Harvested rambutan is easy to be damaged because of fungi. Chitosan has been used to make food<br />
covering and has been proved to have antibiotic and antifungal manner and having ability to slow down the<br />
nutrition loss (Allan and Hadwiger, 1979). Some kinds of Lactobacillus spp (L.plantarum CC6, L.fermentum<br />
DC2 and L.fermentum DG2) has been proved to have high antifungal ability. The subject combined the<br />
advantages of Chitosan and 3 kinds of Lactobacillus spp to increase the antifugal ability against Lasiodiplodia<br />
pseudotheobromae which causes disease on rambutan fruit. The survey results show that Lactobacillus spp at<br />
130C developed better than the room temperature (25±20C). Chitosan was combined at 0,01% w/w with<br />
Lactobacillus spp at both temperature conditions. The result was shown that the L.plantarum CC6 have the best<br />
quality of the development and the antifugal ability at 13 0C<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Chôm chôm là một loại quả nhiệt đới có giá trị kinh tế cao, là một nguồn cung cấp vitamin<br />
C (36,8mg/100g ăn được) và canxi (22mg/100g ăn được). Ngoài ra, loại trái cây này còn cung<br />
cấp lượng niacin, kẽm, protein và chất xơ. Số lượng sản xuất lớn, chủ yếu để ăn tươi (Srilaong<br />
và ctv, 2002). Ở nhiệt độ cao và ẩm độ thấp chôm chôm dễ bị hư hỏng do sự phát triển của<br />
nấm bệnh, do đó chôm chôm có thời gian bảo quản ngắn. Sử dụng thường xuyên thuốc diệt<br />
nấm để kiểm soát bệnh sẽ ảnh hưởng xấu đến môi trường và ít được người tiêu dùng chấp<br />
nhận (Sivakumar và ctv, 2002). Sau thu hoạch, chôm chôm còn được bảo quản bằng phương<br />
pháp xử lý hóa chất hoặc kiểm soát khí quyển (Paull và ctv, 1995) nhưng kết quả chưa thực<br />
sự khả quan.<br />
Chôm chôm thường có thời gian bảo quản ngắn do nấm Lasiodiplodia pseudotheobromae<br />
gây bệnh thối lan mờ. Bệnh xảy ra trên một vùng vỏ quả, bệnh thường xuất hiện vào ngày thứ<br />
61<br />
<br />
3, thứ 4 trong quá trình bảo quản. Ban đầu, trên vỏ quả chỉ xuất hiện một vệt màu nâu rất<br />
nhạt, rất mờ có đường kính khoảng 0,8 cm. Vết bệnh tiếp tục phát triển lan dần ra bề mặt vỏ<br />
quả với tốc độ khá nhanh. Sau khi xuất hiện 1 đến 2 ngày vết bệnh chuyển sang màu nâu đậm,<br />
chảy nước và bắt đầu hỏng. Quả chôm chôm bị hỏng có màu đen và xuất hiện các khuẩn ty<br />
nấm (Trần Thượng Tuấn, 1994; Trần Thụy Ái Tâm, 2012).<br />
<br />
Hình 1: Triệu chứng bệnh thối lan mờ do Lasiodiplodia pseudotheobromae gây ra trên<br />
chôm chôm<br />
<br />
Chitosan ở thể rắn, có màu trắng hay vàng nhạt, không mùi vị, không tan trong<br />
nước, dung dịch kiềm và axit đậm đặc nhưng tan trong axit loãng với pH=6. Chitosan<br />
được sử dụng phổ biến như một lựa chọn thay thế cho thuốc diệt nấm tổng hợp. Chitosan là<br />
một dẫn xuất của chitin đang được nghiên cứu chế tạo làm màng bao thực phẩm thay thế PE,<br />
PP. Màng chitosan tạo thành có tính kháng khuẩn, kháng nấm và hạn chế tổn thất chất dinh<br />
dưỡng cho thực phẩm (Allan và Hadwiger, 1979). Ở 4oC với 2% chitosan có thể kéo dài thời<br />
gian bảo quản cà rốt trong 4 tuần (Wójci và ctv., 2008).<br />
Hiện nay, việc nghiên cứu, phân lập các chủng vi sinh vật có hoạt tính đối kháng chống<br />
lại một số bệnh sau thu hoạch trên trái cây tươi nói chung và chôm chôm nói riêng cũng đang<br />
được quan tâm. Có thể kể đến 3 chủng vi khuẩn Lactobacillus spp. (CC6, DC2 và DG2) được<br />
phân lập và tuyển chuyển chọn từ 56 chủng vi khuẩn Lactobacillus có hoạt tính đối kháng<br />
chống lại nấm Lasiodiplodia pseudotheobromae và Phomopsis mali gây bệnh thối trên chôm<br />
chôm.<br />
Với mong muốn kết hợp những đặc tính ưu việt của chất mang chitosan với 3 chủng vi<br />
khuẩn Lactobacillus spp nhằm tăng hoạt tính đối kháng chống lại nấm Lasiodiplodia<br />
pseudotheobromae gây bệnh thối lan mờ trên chôm chôm để có thể kéo dài thời gian bảo quản<br />
và xuất khẩu được nên đề tài đã được thực hiện.<br />
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
2.1. Vật liệu nghiên cứu<br />
Sử dụng chôm chôm tại viện cây ăn quả Miền Nam, hai giống vi khuẩn L.plantarum CC6<br />
(phân lập từ chôm chôm), L.fermentum DC2 (phân lập từ dưa cải) và L.fermentum DG2 (phân<br />
lập từ dưa gang) được thực hiện bởi tác giả Nguyễn Thị Ngọc Trúc và ctv, đăng báo năm<br />
2013, tạp chí Đại học Cần Thơ. Nấm Lasiodiplodia pseudotheobromae được phân lập bởi tác<br />
giả Trần Thụy Ái Tâm (luận văn Thạc Sỹ đã bảo vệ, năm 2012) tại viện Nghiên cứu và phát<br />
triển công nghệ Sinh học, Đại học Cần Thơ. Môi trường MRS để nuôi cấy, môi trường PDA<br />
khảo sát hoạt tính kháng nấm của hai vi khuẩn trên. Chất mang chitosan mua tại Công ty<br />
TNHH Phương Duy (Suntze Chemical Co.,Ltd). Dung dịch đối kháng là dung dịch tăng sinh<br />
vi khuẩn Lactobacillus spp có bổ sung chitosan với các nồng độ khác nhau. Đối tượng đối<br />
kháng là nấm Lasiodiplodia pseudotheobromae được phân lập từ chôm chôm.<br />
62<br />
<br />
2.2. Phương pháp nghiên cứu<br />
2.2.1. Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng nồng độ Chitosan đến sự sinh trưởng các dòng<br />
vi khuẩn Lactobacillus spp.<br />
Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 3 nhân tố với 36 nghiệm thức, lặp lại<br />
ngẫu nhiên 3 lần. Nhiệt độ: nhiệt độ phòng (khoảng 25±20C) và 130C. Nồng độ chitosan: 0;<br />
0,01; 0,05; 0,1; 0,15; 0,2 (%). Ba chủng vi khuẩn: L.plantarum (CC6), L.fermentum - DG2,<br />
L.fermentum - DC2.<br />
Phương pháp thực hiện: Hút 1ml dung dịch vi khuẩn Lactobacillus mật độ 108CFU/ml,<br />
tăng sinh trong môi trường MRS lỏng trong 24 giờ. Sau đó, bổ sung lần lượt các dung dịch<br />
chitosan vào dịch tăng sinh vi khuẩn; tiến hành pha loãng mẫu từ nồng độ 10 -1 đến 108<br />
CFU/mL trong môi trường có nồng độ chitosan 0; 0,01; 0,05; 0,1; 0,15; 0,2 (%). Dùng<br />
micropipet hút 0,01ml từ mỗi nồng độ pha loãng mẫu canh trường có nồng độ chitosan và<br />
mật độ Lactobacillus như trên vào đĩa môi trường MRS agar đã chuẩn bị trước (mỗi nồng độ<br />
lặp lại 3 lần). Đợi khô, đậy đĩa, úp ngược lại và ủ kỵ khí ở nhiệt độ độ phòng (khoảng<br />
25±20C) và nhiệt độ 13oC. Lấy chỉ tiêu ở 6 khoảng thời gian (1, 3, 5, 7, 14, 21 ngày).<br />
Chỉ tiêu theo dõi: Số khuẩn lạc rời hiện diện trên đĩa đếm mật số trong môi trường MRS agar từ<br />
những nồng độ pha loãng ở các nghiệm thức khảo sát.<br />
2.2.2. Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng nồng độ Chitosan đến hoạt tính kháng nấm các<br />
dòng vi khuẩn Lactobacillus spp.<br />
Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 3 nhân tố với 36 nghiệm thức, lặp lại<br />
ngẫu nhiên 3 lần. Nhiệt độ: nhiệt độ phòng (khoảng 25±20C) và 130C. Nồng độ chitosan: 0;<br />
0,01; 0,05; 0,1; 0,15; 0,2 (%). Sinh khối của các giống vi khuẩn: L.plantarum (CC6), L.fermentum<br />
DG2, L.fermentum DC2..<br />
Phương pháp thực hiện: Tăng sinh vi khuẩn Lactobacillus trong môi trường MRS lỏng<br />
trong 24 giờ. Sau đó, chủng lần lượt các nồng độ chitosan 0; 0,01; 0,05; 0,1; 0,15; 0,2 (%) vào<br />
dịch tăng sinh vi khuẩn. Hút 1 ml dung dịch đối kháng phủ lên môi trường PDA agar. Tiến<br />
hành cấy nấm Lasiodiplodia pseudotheobromae lên môi trường PDA agar phủ dịch đối kháng<br />
đã được để khô, kích thước nấm ở các nghiệm thức khảo sát như nhau. Đậy kín và úp ngược<br />
đĩa ủ kỵ khí ở 130C và nhiệt độ phòng. Theo dõi hoạt tính đối kháng của dung dịch kết hợp ở<br />
nhiệt độ phòng sau 40 giờ và 13 ngày ở nhiệt độ 130C.<br />
Chỉ tiêu theo dõi: Đo đường kính nấm phát triển trên bề mặt đĩa thạch PDA. Đường kính<br />
nấm của vi khuẩn được tính từ điểm tơ nấm hiện hiên trên đĩa đo đối xứng qua tâm là thạch<br />
nấm Lasiodiplodia pseudotheobromae cấy trên môi trường PDA agar. Kết quả đo đường kính<br />
là trung bình của 3 lần lặp lại. Khả năng ức chế của vi khuẩn đối với nấm được xác định như<br />
sau:<br />
Khả năng kháng nấm (%) = [(Ā – ā)/ Ā]x100<br />
Trong đó: Ā: đường kính trung bình ba lần lặp lại của đĩa nấm đối chứng; ā: đường kính<br />
trung bình ba lần lặp lại của các nghiệm thức khảo sát.<br />
2.2.3. Xử lý số liệu<br />
Các thí nghiệm được lặp lại 3 lần, kết quả được ghi nhận và xử lý thống kê bằng phần<br />
mềm Statgraphic Centurion XV.I, Excel 2013 với mức độ tin cậy 95%.<br />
<br />
63<br />
<br />
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
3.1. Khảo sát ảnh hưởng nồng độ Chitosan đến sự sinh trưởng và hoạt tính kháng nấm<br />
của các chủng vi khuẩn Lactobacillus spp ở nhiệt độ phòng (khoảng 25±20C)<br />
3.1.1. Ảnh hưởng của nồng độ Chitosan đến sự sinh trưởng các chủng vi khuẩn<br />
Lactobacillus spp ở nhiệt độ phòng<br />
Kết quả khảo sát ảnh hưởng chitosan đến khả năng sinh trưởng của các chủng vi khuẩn,<br />
cho thấy: thời gian tồn tại của các chủng vi khuẩn L.fermentum DC2, L.fermentum DG2 và<br />
L.plantarum CC6 trong môi trường MRS chỉ kéo dài trong khoảng 14 ngày. Tuy nhiên, khi<br />
kết hợp với chitosan ở những nồng độ khác nhau, mật số vi khuẩn Lactobacillus hầu như thấp<br />
hơn so với các nghiệm thức đối chứng (dịch tăng sinh vi khuẩn trong môi trường MRS không<br />
bổ sung chitosan). Do màng chitosan tạo thành có tính kháng khuẩn, kháng nấm nên ở nồng<br />
độ càng cao thì hoạt tính đối kháng càng mạnh (Theo Allan và Hadwiger, 1979 ). Mỗi nghiệm<br />
thức khảo sát có sự khác biệt lớn về mật độ và sự biến động của đường sinh trưởng. Điều này<br />
thể hiện cụ thể ở từng chủng vi khuẩn Lactobacillus ở Hình 2.<br />
Mật độ (Log<br />
CFU/ml)<br />
<br />
8<br />
6<br />
4<br />
2<br />
0<br />
1 ngày 3 ngày 5 ngày 7 ngày 14 ngày 21 ngày<br />
<br />
Thời gian (ngày)<br />
<br />
Hình 2a<br />
Mật độ (Log<br />
CFU/ml)<br />
<br />
8<br />
6<br />
4<br />
2<br />
0<br />
<br />
1 ngày 3 ngày 5 ngày 7 ngày 14 ngày 21 ngày<br />
<br />
Thời gian (ngày)<br />
<br />
Mật độ<br />
(LogCFU/ml)<br />
<br />
Hình 2b<br />
10<br />
5<br />
0<br />
1 ngày<br />
<br />
3 ngày<br />
<br />
5 ngày<br />
<br />
Hình 2c<br />
<br />
7 ngày 14 ngày 21 ngày<br />
<br />
ĐC<br />
0,01<br />
0,05<br />
0,1<br />
0,15<br />
0,2<br />
<br />
Thời gian (ngày)<br />
<br />
Hình 2: Biểu đồ biểu diễn sự sinh trưởng của vi khuẩn L.fermentum DC2 (Hình 2a), L.fermentum<br />
DG2 (Hình 2b), L.plantarum CC6 (Hình 2c) kết hợp Chitosan ở nhiệt độ phòng (ĐC = đối chứng;<br />
0,01 = DC2 + 0,0,1% chitosan; 0,05 = DC2 + 0,05% chitosan 0,1 = DC2 + 0,1% chitosan; 0,15 =<br />
DC2 + 0,15% chitosan; 0,2 = DC2 + 0,2% chitosan)<br />
<br />
Xét về ảnh hưởng của nồng độ chitosan đến sự sinh trưởng của chủng vi khuẩn<br />
L.fermentum DC2, có thể thấy ở nhiệt độ phòng nồng độ chitosan càng cao càng hạn chế sự<br />
phát triển của vi khuẩn, đường cong sinh trưởng của vi khuẩn L.fermentum DC2 ở từng nồng<br />
độ chitosan có sự khác biệt lớn thể hiện ở biểu đồ sinh trưởng (Hình 2a)<br />
64<br />
<br />
Từ kết quả ( Hình 2a) cho thấy vi khuẩn tồn tại được trong các nghiệm thức khảo sát có<br />
bổ sung chitosan ở nồng độ từ 0,01% đến 0,1%. Nồng độ cao hơn, không có sự hiện diện của<br />
vi khuẩn L.fermentum DC2 trong đĩa đếm mật độ. Nồng độ 0,01% chitosan, sau 3 ngày có<br />
mật số cao nhất là 106 CFU/ml (tăng từ 104 lên 106). Sau đó giảm mạnh và đạt mật độ thấp<br />
nhất trong các nghiệm thức còn tồn tại vi khuẩn. Ở nồng độ chitosan 0,05% và 0,1%, vi khuẩn<br />
L.fermentum DC2 có đường tăng trưởng tương đồng, tăng dần và cao nhất sau 7 ngày. Trong<br />
đó, nồng độ 0,05% chitosan vi khuẩn phát triển tốt hơn và đạt mật số cao hơn khoảng 10 lần<br />
so với nồng độ 0,1% chitosan. Đường sinh trưởng của vi khuẩn L.fermentum DC2 ở nghiệm<br />
thức kết hợp 0,15% chitosan có sự khác biệt lớn với những nghiệm thức khác. Sự khác biệt<br />
này có thể do lỗi thao tác. Nhìn chung, các nghiệm thức kết hợp chitosan ở hầu hết các ngày<br />
đều thấp hơn nghiệm thức đối chứng trong môi trường MRS với đường sinh trưởng giảm<br />
mạnh sau 3 ngày ( từ 107 CFU/ml xuống 104 CFU/ml), sau đó ổn định đến ngày thứ 7. Nồng<br />
độ chitosan tỉ lệ nghịch với sự phát triển của vi khuẩn L.fermentum DC2.<br />
Cùng điều kiện nhiệt độ phòng, kết quả khảo sát cho thấy vi khuẩn L.fermentum DG2 tồn<br />
tại được trong môi trường MRS có bổ sung chitosan nồng độ từ 0,01% đến 0,2% (Hình 2b).<br />
Đường sinh trưởng của vi khuẩn L.fermentum DG2 có sự khác biệt lớn giữa các nghiệm<br />
thức khảo sát. Nồng độ 0,01% chitosan, sau 1 ngày có mật độ cao nhất là 107 CFU/ml. Mật độ<br />
cao hơn khoảng 10 lần so với nghiệm thức đối chứng ở ngày thứ 7 và đến ngày thứ 14 vi<br />
khuẩn L.fermentum DG2 không còn hiện diện trên đĩa đếm mật độ. Các nghiệm thức kết hợp<br />
chitosan còn lại vi khuẩn L.fermentum DG2 có thể phát triển được nhưng thời gian sinh<br />
trưởng ngắn. Có thể thấy, sự sinh trưởng của vi khuẩn L.fermentum DG2 bị ức chế ở những<br />
nồng độ chitosan cao.<br />
So với vi khuẩn L.fermentum DG2, vi khuẩn L.plantarum CC6 có khả năng sinh trưởng<br />
tốt hơn khi kết hợp với chitosan ở những nồng độ khác nhau nhưng vẫn thấp hơn so với chủng<br />
vi khuẩn L.fermentum DC2. Điều đó thể hiện cụ thể ở biểu đồ tăng trưởng của vi khuẩn<br />
L.plantarum CC6 khi kết hợp chitosan ở nhiệt độ phòng (Hình 2c).<br />
Từ kết quả thí nghiệm (Hình 2c), nhận thấy vi khuẩn L.plantarum CC6 có thể tồn tại ở<br />
các nồng độ thí nghiệm từ 0,01% đến 0,15%. Nồng độ cao hơn, không có sự hiện diện của vi<br />
khuẩn trong đĩa đếm mật độ. Nồng độ 0,01% và 0,05%, mật độ cao nhất nằm trong khoảng<br />
103 đến 104 CFU/ml. Trong khi đó, nghiệm thức đối chứng mật độ vi khuẩn L.plantarum CC6<br />
đạt 108CFU/ml, cao hơn khoảng 104 CFU/ml. Vi khuẩn L.plantarum CC6 tồn tại trong môi<br />
trường MRS có bổ sung chitosan nồng độ 0,1% và 0,15% với thời gian tương đối ngắn (từ 3<br />
đến 5 ngày) trong khi nghiệm thức ĐC (dung dịch tăng sinh vi khuẩn không bổ sung chitosan)<br />
thời gian tồn tại kéo dài khoảng 14 ngày. Có thể thấy, trong điều kiện nhiệt độ phòng nồng độ<br />
chitosan làm giảm khả năng sự sinh trưởng của vi khuẩn L.plantarum CC6.<br />
3.1.2. Ảnh hưởng của nồng độ Chitosan đến hoạt tính kháng nấm các dòng vi khuẩn<br />
Lactobacillus spp ở nhiệt độ phòng.<br />
Nấm Lasiodiplodia pseudotheobromae được cấy lên môi trường PDA agar phủ dịch đối<br />
kháng theo dõi trong 40 giờ. Kết quả kháng nấm được thể hiện ở Bảng 1 và Hình 3.<br />
<br />
65<br />
<br />