Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
KHẢO SÁT NỒNG ĐỘ TROPONIN I MÁU<br />
Ở BỆNH NHÂN BỆNH THẬN MẠN<br />
Trần Khánh Phương*, Hồ Thượng Dũng**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu. Nghiên cứu nhằm định lượng nồng độ cTnI máu và khảo sát mối tương quan giữa nồng độ cTnI<br />
máu với độ lọc cầu thận và một số yếu tố ở bệnh nhân BTM.<br />
Phương pháp. Nghiên cứu mô tả cắt ngang, chọn mẫu liên tục từ 12/2008 đến 09/2009.<br />
Kết quả. Nghiên cứu gồm 104 bệnh nhân BTM giai đoạn 3-5 với 42,3% bệnh nhân có cTnI trên giá trị<br />
bình thường, cTnI trung bình là 0,05 ± 0,09 ng/ml (0,00 – 0,79) và 78 bệnh nhân không có BTM với 7,7% bệnh<br />
nhân có cTnI trên giá trị bình thường, cTnI là 0,01 ± 0,01 ng/ml (0,00 – 0,07). Giữa nồng độ cTnI và độ lọc cầu<br />
thận không có sự tương quan có ý nghĩa thống kê (p = 0,11). Tuổi và chỉ số khối thất trái là 2 biến số tương quan<br />
độc lập với cTnI máu.<br />
Kết luận. Nồng độ cTnI máu trung bình ở bệnh nhân BTM tăng so với bệnh nhân không có BTM và không<br />
tương quan với sự giảm GFR. Tuổi và chỉ số khối thất trái có thể là 2 yếu tố ảnh hưởng lên sự tăng cTnI ở bệnh<br />
nhân BTM.<br />
Từ khóa. Nồng độ Troponin I, bệnh thận mạn.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
STUDYING SERUM TROPONIN I CONCENTRATION IN PATIENTS WITH<br />
CHRONIC KIDNEY DISEASE<br />
Tran Khanh Phuong, Ho Thuong Dung<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 466 - 471<br />
Objectives: To evaluate plasma cTnI concentration and determine its association with GFR and several<br />
clinical variables in CKD patients.<br />
Methods: Cross-sectional study.<br />
Results: The population consists of two groups: group CKD stage 3-5 (n = 104), cTnI = 0.05±0.09ng/ml<br />
(0.00 – 0.79), 42.3% among this group have elevated cTnI and group without CKD (n=78),<br />
cTnI=0.01±0.01ng/ml (0.00 – 0.07) with only 7.7% have elevated cTnI. There is no significant association<br />
between cTnI concentration and GFR (p= 0.11). Age and LVMI are two independent variables effecting on cTnI.<br />
Conclusions: Increased cTnI concentrations are more significantly common in CKD patients than in ones<br />
without CKD, in the absence of AMI. Increased age and increased LVMI but not diminised GFR have<br />
independent effect on elevated cTnI in CKD.<br />
Key words: cTnI concentration, chronic kidney disease.<br />
giảm thiểu tổn thương cơ tim và những biến<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
chứng nguy hiểm sinh mạng. Cùng với sự tiến<br />
Nhồi máu cơ tim là bệnh có tử vong cao,<br />
bộ y học, Troponin đã được ứng dụng vào chẩn<br />
khoảng một nửa số bệnh nhân chết trước khi kịp<br />
đoán nhồi máu cơ tim và nhanh chóng cho thấy<br />
đến bệnh viện(7). Việc chẩ n đoán cần phải được<br />
sự ưu việt của nó so với các dấu ấn sinh học<br />
thực hiện nhanh chóng và chính xác nhằm làm<br />
* BV Nhân Dân Gia Định, ** BV Thống Nhất TP. HCM<br />
Tác giả liên lạc: TS Hồ Thượng Dũng<br />
<br />
466<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
khác vì tính nhạy cảm và đặc hiệu khá cao. Tuy<br />
vậy, các Troponin cũng không phải là đặc hiệu<br />
100% cho sự hoại tử cơ tim(9). Nhiều nghiên cứu<br />
trên thế giới vẫn đang tiếp tục được tiến hành<br />
nhằm xác định liệu dấu ấn sinh học của sự hoại<br />
tử cơ tim được coi là chuyên biệt nhất này có thể<br />
tăng trong những tình huống nào khác ngoài<br />
nhồi máu cơ tim hay không.<br />
Tại Việt Nam, Troponin đã được sử dụng<br />
rộng rãi trong chẩn đoán nhồi máu cơ tim từ<br />
nhiều năm nay. Tuy nhiên, có rất ít công trình<br />
nghiên cứu xác định nồng độ ngưỡng của<br />
Troponin I trong các bệnh lý ngoài nhồi máu cơ<br />
tim(12). Vì nhiều cơ chế còn chưa được rõ, người<br />
ta nhận thấy các Troponin vẫn tăng trong một số<br />
trường hợp bệnh lý khác ngoài nhồi máu cơ tim,<br />
trong đó có BTM. Ngoài ra, trong các dạng đồng<br />
phân Troponin (cTnT, cTnI) được sử dụng để<br />
chẩn đoán, cTnT đã được chứng minh tăng<br />
trong nhiều trường hợp hơn so với cTnI(6). Vấn<br />
đề được đặt ra là trên những đối tượng bệnh<br />
thận này, Troponin có còn giá trị để chẩn đoán<br />
có nhồi máu cơ tim thực sự hay không? Chúng<br />
tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm khảo sát<br />
nồng độ Troponin I ở bệnh nhân BTM khi<br />
không có nhồi máu cơ tim cấp, để từ đó tìm hiểu<br />
xem liệu bệnh lý này có làm tăng Troponin I hay<br />
không khi không có hoại tử cơ tim kèm theo.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Mô tả cắt ngang.<br />
<br />
Mẫu nghiên cứu<br />
Các bệnh nhân BTM (giai đoạn 3-5) nhập<br />
khoa Nội Tổng hợp B1 bệnh viện Thống Nhất từ<br />
tháng 12/2008 đến tháng 09/2009. Nhóm chứng:<br />
các bệnh nhân nhập khoa không thuộc chẩn<br />
đoán BTM (độ lọc cầu thận ước tính ≥ 60<br />
ml/phút).<br />
<br />
Phương pháp chọn mẫu<br />
Chọn mẫu thuận tiện.<br />
<br />
Tiêu chuẩn nhận bệnh<br />
Các bệnh nhân đã có tiền sử BTM(5).<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Suy tim cấp hoặc suy tim mạn nặng: độ III<br />
và IV theo NYHA.<br />
Hội chứng vành cấp, viêm cơ tim – màng<br />
ngoài tim cấp, nghi ngờ thuyên tắc phổi cấp,<br />
nhiễm trùng hệ thống nặng, choáng giảm thể<br />
tích, choáng nhiễm trùng.<br />
Viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, nhồi<br />
máu cơ tim, phẫu thuật, thủ thuật trên tim trong<br />
vòng 1 tháng trước khi nhập viện.<br />
Suy thận cấp hoặc đang được điều trị thay<br />
thế thận: lọc thận nhân tạo, thẩm phân phúc<br />
mạc, ghép thận.<br />
<br />
Phân tích thống kê<br />
Xử lý số liệu thu thập bằng phần mềm SPSS<br />
11.5. So sánh trung bình bằng T - test. So sánh tỷ<br />
lệ phần trăm bằng test Chi bình phương. Hệ số<br />
tương quan Pearson (r) đo lường tương quan<br />
giữa các biến định lượng, và hệ số tương quan<br />
Spearman cho các biến định tính. Các biến số<br />
được đưa vào phân tích đa biến bao gồm các<br />
biến số có tương quan theo phân tích đơn biến<br />
và các biến số khác nhau có ý nghĩa thống kê<br />
giữa 2 nhóm bệnh và chứng. Sự khác biệt có ý<br />
nghĩa thống kê khi p < 0,05.<br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br />
Đặc điểm mẫu nghiên cứu<br />
Nhóm 1: nhóm có BTM (n = 104)<br />
Nhóm 2: nhóm không có BTM (n = 78)<br />
Đặc điểm<br />
Tuổi<br />
Nam/Nữ<br />
BMI (kg/m2)<br />
HATB (mmHg)<br />
ĐTĐ (%)<br />
LVMI (g/m2)<br />
Phì đại thất trái<br />
<br />
Nhóm 1<br />
(n = 104)<br />
72 ± 14<br />
(20-100)<br />
55/49<br />
22,1 ± 4,3<br />
102 ± 22<br />
27%<br />
128,8 ± 8,7<br />
67%<br />
<br />
Nhóm 2<br />
(n = 78)<br />
59 ± 14<br />
(18-82)<br />
42/36<br />
21,7 ± 3,5<br />
89 ± 16<br />
18%<br />
108,9 ± 5,5<br />
32%<br />
<br />
p<br />
0,01<br />
> 0,05<br />
> 0,05<br />
< 0,001<br />
0,04<br />
< 0,001<br />
< 0,001<br />
<br />
Độ lọc cầu thận ước tính của nhóm 1 là<br />
ClCreatinin = 32,24 ± 15,21 (5 – 58) ml/phút với số<br />
bệnh nhân thuộc giai đoạn 3, 4, 5 lần lượt là 52<br />
<br />
467<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
(50%), 36 (34,6%), và 16 (15,4%). Ở nhóm không<br />
BTM ClCreatinin = 81,78 ± 16,57 (66 – 134) ml/phút.<br />
<br />
Nồng độ Troponin I<br />
Nồng độ cTnI máu ở nhóm BTM là 0,05 ±<br />
0,09 (0,00 – 0,79) ng/ml, ở nhóm không BTM là<br />
0,01 ± 0,01 (0,00 – 0,07) ng/ml, p < 0,001. Chúng<br />
tôi sử dụng xét nghiệm miễn dịch hóa phát<br />
quang Abbott-Architect Troponin I (Abbott<br />
Diagnostics, Abbott Park, Illinois, Mỹ) có<br />
ngưỡng giá trị bình thường là cTnI < 0,03 ng/ml.<br />
Cùng nghiên cứu trên BTM giai đoạn 3-5, tác giả<br />
Saiki(10) dùng xét nghiệm miễn dịch enzyme<br />
quang hóa học Access 2 (Beckman Coulter,<br />
Chaska, Brea, CA, Mỹ) với ngưỡng 0,03 ng/ml,<br />
có cTnI là 0,06 ± 0,01, còn tác giả Flisinski(2) sử<br />
dụng xét nghiệm miễn dịch men vi phân tử<br />
AxSYM (ABBOTT, Mỹ) có ngưỡng 0,04 ng/ml,<br />
có cTnI là 0,066 ± 0,162 ng/ml. Kết quả đều cho<br />
thấy rằng nồng độ cTnI ở bệnh nhân BTM dù<br />
không có bằng chứng của nhồi máu cơ tim cấp<br />
vẫn tăng vượt giá trị giới hạn trên bình thường.<br />
Có tới 42,3% bệnh nhân BTM có cTnI trên<br />
giá trị bình thường, trong khi ở nhóm không<br />
BTM con số này là 7,7%, p < 0,001. Kết quả của<br />
chúng tôi không khác biệt lắm so với kết quả của<br />
Flores (44,3% có cTnI ≥ 0,05ng/ml, n = 419)(3) và<br />
Lamb (33% có cTnI ≥ 0,04 ng/ml, n = 222)(4). Nhìn<br />
chung, có một tỷ lệ khá lớn, khoảng từ 1/3 đến<br />
gần 1/2 các bệnh nhân BTM có cTnI tăng trong<br />
máu, dù đã được loại trừ nhồi máu cơ tim.<br />
Nghiên cứu của Abbas, ngưỡng giá trị bình<br />
thường cao hơn nhiều (0,07 ng/ml) nên tỷ lệ tăng<br />
cTnI trở nên thấp (18%) so với nghiên cứu của<br />
chúng tôi và các tác giả khác(1).<br />
Như vậy, bệnh nhân BTM dù đã được loại<br />
trừ nhồi máu cơ tim, vẫn có thể có Troponin<br />
vượt giới hạn trên bình thường được khuyến<br />
cáo tùy theo từng test. Chắc chắn có một hay<br />
nhiều yếu tố nào đó làm cho đối tượng này trở<br />
nên “dương tính” với cTnI máu, điều này sẽ làm<br />
cho việc chẩn đoán hoại tử cơ tim ở bệnh nhân<br />
BTM trở nên khó khăn hơn. Vấn đề chẩn đoán<br />
cần phải được cân nhắc thận trọng hơn, cũng<br />
như cần phải kết hợp phân tích nhiều dữ kiện<br />
<br />
468<br />
<br />
khác, được xem xét tổng thể trên từng bệnh<br />
nhân để có thể đưa ra kết luận chính xác. Cũng<br />
như các nghiên cứu của các tác giả nước ngoài,<br />
sự tăng cTnI hơn giá trị bình thường ở bệnh<br />
nhân BTM tuy đã được khẳng định, nhưng yếu<br />
tố nào đưa đến việc này và bằng cơ chế gì, vẫn<br />
chưa được hiểu rõ thấu đáo mặc dù nhiều giả<br />
thuyết đã được đặt ra.<br />
Từ kết quả trên có thể thấy rằng việc áp<br />
dụng tiêu chuẩn chẩn đoán nhồi máu cơ tim<br />
như ở dân số chung vào đối tượng BTM có thể<br />
gây ra sai lệch. Tiêu chuẩn quan trọng theo định<br />
nghĩa của ESC/ACC trong chẩn đoán nhồi máu<br />
cơ tim cấp là có sự tăng chất sinh học đánh dấu<br />
tim, tốt nhất là Troponin, tối thiểu trên 99% bách<br />
phân vị của giới hạn trên(11) . Nếu áp dụng giá trị<br />
bình thường của dân số chung là 0,03 ng/ml<br />
(theo tiêu chuẩn của xét nghiệm chúng tôi thực<br />
hiện trong nghiên cứu này) vào bệnh nhân BTM,<br />
có thể gây ra chẩn đoán quá mức nhồi máu cơ<br />
tim cấp. Kết quả của chúng tôi là có tới 42,3%<br />
bệnh nhân BTM đã loại trừ nhồi máu cơ tim cấp<br />
trên lâm sàng có nồng độ cTnI ≥ 0,03 ng/ml.<br />
Điều này làm giảm đi tính đặc hiệu của cTnI<br />
trong chẩn đoán nhồi máu cơ tim ở người BTM.<br />
<br />
Tương quan giữa nồng độ Troponin I với<br />
độ lọc cầu thận ở bệnh nhân BTM<br />
ClCreatinin<br />
(ml/phút)<br />
30 – 59<br />
15 – 29<br />
< 15<br />
<br />
cTnI theo độ lọc cầu thận<br />
n<br />
cTnI trung bình<br />
(ng/ml)<br />
52<br />
0,06 ± 0,11<br />
36<br />
0,04 ± 0,44<br />
16<br />
0,04 ± 0,07<br />
<br />
p<br />
<br />
0,11<br />
<br />
Nghiên cứu của chúng tôi hướng đến mục<br />
tiêu đánh giá tương quan giữa độ tăng của cTnI<br />
với yếu tố độ lọc cầu thận, nhằm tìm hiểu xem,<br />
liệu có phải chức năng thận giảm là yếu tố gây<br />
tăng cTnI máu hay không. Mặc dù ở bệnh nhân<br />
có độ lọc cầu thận giảm thì nồng độ cTnI cao<br />
hơn trong máu, tuy nhiên, kết quả lại cho thấy<br />
sự tăng cTnI này không có tương quan tuyến<br />
tính với độ giảm độ lọc cầu thận. cTnI không<br />
khác biệt giữa các giai đoạn của BTM (p = 0,496)<br />
và cũng không có tương quan có ý nghĩa thống<br />
kê với độ lọc cầu thận (p = 0,106).<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
Tương tự, chúng tôi thống kê tỷ lệ bệnh<br />
nhân có cTnI vượt giá trị bình thường trong<br />
từng giai đoạn của BTM. Kết quả cho thấy tỷ lệ<br />
này cũng không có tương quan gì với từng giai<br />
đoạn BTM. Tỷ lệ bệnh nhân có tăng cTnI dường<br />
như ngẫu nhiên, không phụ thuộc vào mức độ<br />
suy giảm chức năng thận (42,3% ở giai đoạn 3,<br />
50% ở giai đoạn 4 và 25% ở giai đoạn 5, p = 0,46).<br />
Từ kết quả này, có thể thấy rằng, riêng một<br />
mình cơ chế suy giảm chức năng thận làm giảm<br />
đào thải Troponin ra khỏi máu tuần hoàn không<br />
thể giải thích cho sự tăng Troponin máu ở bệnh<br />
nhân BTM được.<br />
Đa số các nghiên cứu đều kết luận sự<br />
tăng cTnI máu không tỷ lệ thuận với sự giảm<br />
độ lọc cầu thận. Nghiên cứu của Flores(3) trên<br />
466 bệnh nhân BTM giai đoạn 3-5, trong đó có<br />
47 bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp, cho thấy<br />
không có sự tương quan giữa mức cTnI với<br />
mức creatinin máu hay GFR. Nghiên cứu của<br />
Lamb(4) trên 222 bệnh nhân kết luận rằng cả<br />
nồng độ cTnI trung bình và tỷ lệ bệnh nhân có<br />
cTnI trên giới hạn trên bình thường (ADVIA<br />
Centaur TnI-Ultra assay - < 0,04 ng/ml) đều<br />
không có khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa<br />
các giai đoạn của BTM.<br />
Có vẻ như, sự kết hợp của các tình trạng<br />
bệnh lý, các yếu tố nguy cơ, các yếu tố gây<br />
viêm, sự tăng hoạt của hệ giao cảm,<br />
RAA…trên người BTM mới là nguyên nhân<br />
gây phóng thích cTnI từ chính tế bào cơ tim.<br />
Sự suy giảm khả năng đào thải do suy thận,<br />
bản thân nó không trực tiếp làm tăng nồng độ<br />
cTnI máu được hoặc ít nhất, giảm chức năng<br />
thận không phải là yếu tố đơn độc và quyết<br />
định. Cơ chế bên dưới hiện tượng này chắc<br />
chắn còn nhiều bàn cãi và cần thực nghiệm<br />
thêm, tuy nhiên sự gia tăng Troponin trong<br />
BTM có lẽ là sự kết hợp đa yếu tố với mối<br />
quan hệ phức tạp mà sự phân tích đơn biến<br />
khó có thể kết luận được.<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Sự liên quan giữa cTnI với tuổi, giới, BMI,<br />
tăng huyết áp, đái tháo đường và phì đại<br />
thất trái ở bệnh nhân bệnh thận<br />
Trong nghiên cứu của mình, khảo sát trên<br />
104 bệnh nhân BTM, qua phân tích đơn biến và<br />
đa biến, chúng tôi thấy như sau:<br />
- Không có sự tương quan có ý nghĩa thống<br />
kê giữa nồng độ cTnI máu và giới tính, chỉ số<br />
khối cơ thể, trị số huyết áp trung bình và bệnh lý<br />
đái tháo đường (p > 0,05).<br />
- Có sự tương quan có ý nghĩa thống kê giữa<br />
nồng độ cTnI với tuổi và chỉ số khối thất trái.<br />
Tuổi càng cao nồng độ cTnI càng tăng.<br />
Giữa các phân nhóm tuổi, nồng độ cTnI trung<br />
bình khác nhau có ý nghĩa thống kê. cTnI máu<br />
có tương quan thuận với tuổi, tuy nhiên đây<br />
chỉ là mối tương quan yếu (r = 0,23, p = 0,01).<br />
Một số nghiên cứu khác cũng tìm thấy mối<br />
tương quan này như Lamb đưa ra kết quả là r<br />
= 0,29, p < 0,001(1,2). Có lẽ quá trình tích tuổi đã<br />
mang lại một loạt các rối loạn về chuyển hóa,<br />
huyết động,… cùng với sự gia tăng các bệnh<br />
lý. Có thể sự tổng hợp của nhiều yếu tố bất<br />
thường tăng lên cùng với tuổi tác là nguyên<br />
nhân làm tăng cTnI máu.<br />
Chỉ số khối thất trái lại có tương quan khá<br />
chặt với nồng độ cTnI máu (r = 0,58, p < 0,001).<br />
LVMI càng lớn, nồng độ cTnI máu càng cao.<br />
Nghiên cứu của Lamb cũng cho thấy tương<br />
quan giữa LVMI và cTnI với r = 0,33 (p < 0,001).<br />
Richiuti và cs đã thử nghiệm trên heo bị suy tim<br />
và có phì đại thất trái, cho thấy rằng khối cơ tim<br />
bị tái cấu trúc giảm 80% nồng độ cTnI và 40%<br />
nồng độ cTnT trong tế bào so với cơ tim bình<br />
thường(8). Họ đặt ra giả thuyết rằng các<br />
Troponin bị “thất thoát” mạn tính từ cơ tim làm<br />
cho nồng độ Troponin huyết tương tăng lên kéo<br />
dài. Do đó, tình trạng phì đại thất trái tỷ lệ thuận<br />
với nồng độ cTnI và cTnT máu, đồng nghĩa với<br />
tỷ lệ nghịch với nồng độ cTnI và cTnT trong tế<br />
bào cơ tim(2). Bất thường về hình thái và có thể cả<br />
chức năng cơ tim do hậu quả của một loạt các<br />
rối loạn về huyết động học, quá tải dịch, thiếu<br />
máu, tăng hoạt của hệ RAA và hệ giao cảm, xơ<br />
<br />
469<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
cứng mạch máu…dẫn tới sự “phóng thích” các<br />
Troponin từ tế bào cơ tim vào máu, đặc biệt là<br />
dạng Troponin tự do từ các hồ bào tương. Ngoài<br />
ra, ở thất trái bị tái cấu trúc, luôn có sự bất tương<br />
xứng giữa cung và cầu oxy, gây giảm tưới máu<br />
mạch vành. Điều này có thể tạo nên những ổ vi<br />
nhồi máu (microinfarction) không thể phát hiện<br />
dựa trên những phương pháp thông thường.<br />
Khối cơ tim bị ảnh hưởng càng lớn,<br />
Troponin đi vào máu càng nhiều. “Nguồn gốc<br />
tim” của Troponin càng được sáng tỏ, khi nồng<br />
độ của nó liên quan đến mức độ tổn thương<br />
không hoại tử của cơ tim. Như vậy, tế bào cơ tim<br />
dù không hoại tử, vẫn có thể là nguồn phóng<br />
thích Troponin vào máu. Chính vì vậy, Troponin<br />
vẫn luôn được xem là một yếu tố quan trọng<br />
trong tiên lượng tử vong do bệnh lý tim mạch.<br />
Tương quan giữa nồng độ cTnI và các yếu tố theo<br />
phân tích đa biến<br />
Yếu tố<br />
Hệ số tương quan<br />
p<br />
Tuổi *<br />
0,029<br />
0,01<br />
LVMI *<br />
0,128<br />
< 0,001<br />
HA trung bình *<br />
0,052<br />
0,14<br />
Đái tháo đường **<br />
0,009<br />
0,24<br />
GFR*<br />
0,082<br />
0,28<br />
* hệ số Pearson, ** hệ số Spearman<br />
<br />
- Qua phân tích đa biến, chúng tôi thấy rằng,<br />
chỉ có tuổi và chỉ số khối thất trái là 2 yếu tố độc<br />
lập ảnh hưởng đến nồng độ cTnI máu ở bệnh<br />
nhân BTM.<br />
Ở bệnh nhân BTM, có nhiều yếu tố nguy cơ<br />
và tình trạng bệnh lý kết hợp có mối quan hệ<br />
chồng chéo với nhau. Trong mẫu nghiên cứu<br />
của chúng tôi, giữa nhóm BTM và nhóm chứng<br />
có nhiều sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về<br />
tuổi, phì đại thất trái, huyết áp trung bình, bệnh<br />
đái tháo đường, và đương nhiên là khác biệt lớn<br />
về độ lọc cầu thận. Do vậy, chúng tôi muốn<br />
khảo sát đâu là yếu tố có tác động độc lập lên<br />
cTnI, làm nên sự khác biệt về nồng độ cTnI giữa<br />
2 nhóm? Kết quả cho thấy rằng, bệnh nhân BTM<br />
của chúng tôi gia tăng cTnI máu có thể do có độ<br />
tuổi và tỷ lệ phì đại thất trái cao hơn so với<br />
người không có BTM. Như đã trình bày, cơ chế<br />
của tăng Troponin ở bệnh nhân BTM còn chưa<br />
<br />
470<br />
<br />
được xác định, nhưng một trong những giả<br />
thuyết được nhắc đến nhiều là sự “rò rỉ”<br />
Troponin và các ổ vi nhồi máu do bất xứng<br />
cung-cầu khi thất trái bị phì đại. Với yếu tố tuổi,<br />
đây có lẽ lại là yếu tố cộng gộp của nhiều tình<br />
trạng khác nhau gây tăng Troponin, quan trọng<br />
nhất có thể là quá trình lão hóa đã làm gia tăng<br />
tần suất của bệnh mạch vành dẫn tới các ổ vi<br />
nhồi máu kéo dài “mãn tính”.<br />
Tóm lại, theo nghiên cứu của chúng tôi,<br />
nồng độ cTnI tăng ở BTM không phải do chính<br />
độ lọc cầu thận giảm, mà có 2 yếu tố độc lập ảnh<br />
hưởng lên cTnI ở BTM là tuổi và chỉ số khối thất<br />
trái. Điều này cần được xác định bằng nhiều<br />
nghiên cứu khác và khảo sát nhiều yếu tố hơn<br />
trên đối tượng này.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Nồng độ cTnI máu trung bình ở bệnh nhân<br />
BTM tăng so với bệnh nhân không có BTM và<br />
không tương quan với sự giảm GFR. Tuổi và chỉ<br />
số khối thất trái có thể là 2 yếu tố ảnh hưởng lên<br />
sự tăng cTnI ở bệnh nhân BTM.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
<br />
Abbas NA, et al. (2005) "Cardiac troponins and renal function<br />
in nondialysis patients with chronic kidney disease". Clinical<br />
Chemistry 51: 2059-2066.<br />
Flisinski M, et al. (2007) "Cardiac troponin I in patients with<br />
chronic kidney disease treated conservatively or undergoing<br />
long-term haemodialys". Polish Heart Journal 65: 1068-1075.<br />
Flores LM, Dominguez JL Hernández. (2006) "Determination<br />
of cardiac troponin-I in patients with chronic renal failure".<br />
Nefrología 26: 107-112.<br />
Lamb EJ, Kenny C, Abbas NA. (2007) "Cardiac troponin I<br />
concentration is commonly increased in nondialysis patients<br />
with CKD: experience with a sensitive assay". Am J Kidney Dis<br />
49: 507-516.<br />
National Kidney Foundation (2000) "KDOQI Clinical Practice<br />
Guidelines for Chronic Kidney Disease: Evaluation,<br />
Classification, and Stratification". NKF KDOQI GUIDELINES.<br />
Needham DM, Shufelt KA. (2004) "Troponin I and T levels in<br />
renal failure patients without acute coronary syndrome: a<br />
systematic review of the literature." The Canadian journal of<br />
Cardiology 20: 1212 - 1218.<br />
Phạm Nguyễn Vinh. (2006) "Nhồi máu cơ tim cấp: Chẩn đoán<br />
và điều trị ". Bệnh học tim mạch, Nhà xuất bản y học, TP.HCM.<br />
Roongsritong C, Warraich I. (2004) "Common Causes of<br />
Troponin Elevations in the Absence of Acute Myocardial<br />
Infarction: Incidence and Clinical Significance ". Chest 125:<br />
1877-1884.<br />
Mehrdad SH, Stone GW, Grines CL., Mehran R, Dixon SR., et<br />
al. (2003) "Impact of Renal Insufficiency in Patients<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />