Khoa học và nghệ thuật lãnh đạo công ty (P.10)
lượt xem 96
download
Tham khảo tài liệu 'khoa học và nghệ thuật lãnh đạo công ty (p.10)', kỹ năng mềm, tâm lý - nghệ thuật sống phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khoa học và nghệ thuật lãnh đạo công ty (P.10)
- Khoa học và nghệ thuật lãnh đạo công ty (P.10) Động cơ của một cá nhân là sự hoà quyện giữa sự mong muốn và nguồn sinh lực nhằm hoàn thành một mục tiêu nào đó. Khi tác động đến động cơ của một cá nhân có nghĩa là bạn đang khiến người đó muốn làm những gì mà bạn cho rằng cần phải làm. Động viên và năng lực lãnh đạo Động cơ Động cơ của một cá nhân phụ thuộc vào hai yếu tố: - Mức độ đòi hỏi của một nhu cầu nào đó. Ví dụ, bạn đang đói nhưng bạn vẫn phải hoàn thành một nhiệm vụ khi mà hạn chót đã đến rất gần: Lúc này, nếu bạn quá đói, bạn sẽ phải ăn trước tiên, còn nếu cơn đói vừa mới bắt đầu, bạn sẽ hoàn thành nhiệm vụ rồi sau đó mới ăn.
- - Khả năng nhận thức rằng việc thực hiện một hành động nào đó sẽ giúp thoả mãn những nhu cầu của bản thân. Ví dụ, bạn có hai nhu cầu “cháy bỏng” – Nhu cầu thứ nhất là đi ăn trưa và nhu cầu thứ hai là hoàn thành một công việc. Lúc này, bạn sẽ tự quyết định cho mình nhu cầu nào cần được ưu tiên thực hiện. Nếu bạn nghĩ rằng mình có thể bị sa thải khi không hoàn thành công việc, bạn sẽ tạm hoãn việc đi ăn trưa để hoàn thành nốt công việc đó. Còn nếu bạn nghĩ rằng cho dù có đi ăn trưa thì mình vẫn không gặp phải rắc rối nào hoặc vẫn có thể hoàn thành công việc đúng hạn, thì bạn sẽ quyết định đi ăn trưa trước tiên. Mọi người đều có thể được động viên bằng niềm tin, giá trị, mối quan tâm, sở thích, sự sợ hãi, lý do xác đáng và các yếu tố khác. Trong số này có một vài các yếu tố thuộc về nội tâm, như nhu cầu, sở thích, mối quan tâm, hay lòng tin và một số yếu tố khác thuộc về ngoại cảnh như mối nguy hiểm, môi trường, hay sức ép từ người mình thương yêu. Ở đây không có công thức cố định nào cho việc động viên -- bạn cần phải có một quan điểm khoáng đạt về bản chất con người. Trong định hướng cá nhận của mỗi người, các yếu tố nội tâm và ngoại cảnh luôn đan xen lẫn nhau một cách phức tạp và không phải lúc nào bạn cũng có thể dễ dàng nhận ra những yếu tố này để mà động viên. Tương tự, cùng một yếu tố nhưng khi nó tác động lên hai người khác nhau thì có thể dẫn đến những hành động hay phản ứng không giống nhau. Việc hiểu rõ từng cá nhân có phản ứng như thế nào đối với những nhu cầu khác nhau sẽ giúp bạn rất nhiều trong quá trình ra quyết định cũng như có hành động hợp lý trong những tình huống cụ thể. Là một nhà lãnh đạo, bạn có quyền tác động lên động cơ làm việc của các thành viên trong tổ chức. Sau đây là một số nguyên tắc cơ bản để việc động viên đạt hiệu quả cao nhất. Chúng sẽ giúp ích bạn rất nhiều trong quá trình ra quyết định: • Tạo điều kiện để nhu cầu của mọi người trùng khớp với nhu cầu của tổ chức.
- Hầu như tất cả mọi người đều chịu ảnh hưởng từ các nhu cầu liên quan đến sự an toàn trong công việc, sự thăng tiến, phát triển, sự tôn trọng của đồng nghiệp và cấp trên. Họ cũng chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố nội tâm như giá trị tinh thần và tư cách đạo đức. . Cũng như vậy, tổ chức luôn cần những nhân viên tốt cho các công việc khác nhau. Hãy đảm bảo rằng nhân viên của bạn được đào tạo, được khuyến khích, động viên và có cơ hội thăng tiến. Hãy dám chắc rằng cách mà bạn tiến hành các hoạt động kinh doanh có cùng giá trị, tinh thần và cũng như các nguyên tắc hành xử mà bạn muốn tìm kiếm ở các nhân viên. Nếu bạn tiến hành các hoạt động kinh doanh theo cung cách không trung thực, các nhân viên cũng sẽ không trung thực với bạn và đó sẽ là kiểu nhân viên mà tổ chức của bạn thu hút. • Thưởng công cho những hành vi tốt. Có thể bạn xem nhẹ một giấy chứng nhận, một lá thư, hay một lời cảm hơn, song, đây lạI là những biện pháp động viên nhân viên khá hiệu quả. Phần thưởng dành cho những hành vi tốt phải nên cụ thể và linh hoạt . Bạn đừng nói một cách chung chung kiểu như: “phần thưởng này dành cho anh vì anh đã thực hiện tốt công việc”, thay vào đó, hãy nêu ra những hành động cụ thể mà bạn cho rằng đó là một công việc tốt. Ngoài ra, hãy nâng đỡ những ai có năng lực thực sự. Tất cả chúng ta đều không ai hoàn hảo cả hoặc rất cần sự giúp đỡ của người khác để hoàn thành một mục tiêu nhất định. • Hãy gương mẫu. Bạn phải trở thành tấm gương theo đúng những gì mà bạn muốn các nhân viên noi theo. .• Động viên tinh thần và tính hài hước, dí dỏm của nhân viên.
- Tinh thần là trạng thái tâm hồn, cảm xúc và tâm tính của một cá nhân. Hầu như tất cả mọi công việc bạn thực hiện đều có một vài tác động nhất định đến tinh thần của các nhân viên trong tổ chức. Bạn cần nhận thức rõ hành động và quyết định của bạn sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến tinh thần của các nhân viên. Tính dí dỏm được xem là linh hồn của tập thể, của tổ chức (Tiếng Pháp – espirit de corps có nghĩa linh hồn của thân thể). Nó là sự ý thức của tổ chức rằng bạn và các nhân viên của bạn có sự đồng cảm với nhau và mọi người đều cảm thấy mình là một phần không tách rời của tổ chức. Liệu tổ chức của bạn là nơi mà các thành viên luôn tìm mọi cách để lẩn trốn hay là nơi mà các thành viên sẵn sàng dâng hiến một phần cuộc đờI mình cho công việc? • Tạo điều kiện để các nhân viên có thể tham gia vào quá trình hoạch định kế hoạch và giải quyết các vấn đề. Có một vài lý do giải thích cho sự cần thiết của việc làm này. Thứ nhất, nó sẽ giúp bạn đào tạo và huấn luyện nhân viên một cách hiệu quả hơn. Thứ hai, nó là một biện pháp thiết thực để động viên nhân viên. Mọi người khi tham gia vào quá trình ra quyết định sẽ cảm thấy mình phần nào đó đang làm chủ những quyết định của tổ chức. Từ đó họ cũng lo lắng và quan tâm hơn đến sự thành công hay thất bại của kế hoạch. Thứ ba, việc giao tiếp sẽ rõ ràng hơn. Mọi người đều hiểu rõ vai trò và vị trí của mình với tư cách là một phần tập thể để rồi từ đó tạo ra các mối quan hệ giao tiếp tin tưởng và cởi mở. Các nhân viên sẽ cảm thấy mình không còn là “người làm công” cho tổ chức nữa. Giờ đây, họ là một phần của tổ chức. Và cuối cùng, các nhân viên sẽ thấy rằng bạn hoàn toàn có khả năng nhìn nhận và đánh giá đúng về bản thân họ. Sự công nhận và đánh giá từ những nhà lãnh đạo đáng kính luôn là các biện pháp động viên có hiệu quả nhất. • Đồng cảm với các nhân viên.
- Mặc dù bạn không kiểm soát hết cuộc sống cá nhân của các nhân viên, nhưng bạn cần cho họ thấy rằng bạn rất quan tâm đến họ. Một số việc dường như không có gì quan trọng với bạn nhưng lại rất quan trọng với các nhân viên. Những lúc như vậy sự đồng cảm giữa bạn với các nhân viên là rất cần thiết. Sự đồng cảm (empathize) có nguồn gốc từ tiếng Đức (einfuhling) vàcó nghĩa là “cảm thông với ai đó”. Đây là khả năng hiểu cách nhìn của một người khác về thế giới xung quanh như thể cách nhìn đó là của chính bạn. . Sự cảm thông (empathy) hoàn toàn khác với sự đồng cảm (sympathy) trong đó, đồng cảm thiên về những cảm xúc có tính tự phát hơn là những phản ứng có ý thức hay lý do nào đó. Tuy nhiên, sự đồng cảm với người khác có thể mất tác dụng nếu chúng ta không thể kiềm chế những tình cảm bộc phát của bản thân trong một thời điểm nhất định. • Tryền đạt thông tin đầy đủ cho nhân viên của bạn. Việc duy trì một kênh giao tiếp cởi mở cho phép một cá nhân cảm thấy mình có thể tự kiểm soát được cuộc sống của chính mình. • Tạo ra những công việc mang tính thách thức, phấn khích, và có ý nghĩa. Một nhà lãnh đạo luôn biết cách để các nhân viên cảm thấy rằng họ là những cá nhân trong một tập thể vĩ đại ... mà không phải là những bánh răng trong một cỗ máy thiếu sinh khí. Các nhân viên cần những công việc có ý nghĩa, ngay cả khi nó buồn tẻ và không dễ chịu; họ cần biết rằng đây là điều quan trọng và cần thiết cho sự tồn tại của tổ chức. • Khuyên bảo những ai đang có hành động đi ngược lại với mục tiêu của tổ chức. Tất cả những nguyên tắc ở trên đều là sự tiếp cận theo hướng động viên một cách
- tích cực. Tuy nhiên, đôi lúc những cách thức này không có tác dụng. Khi đó, bạn cần phải để cho các nhân viên biết rằng khi nào họ đang thực hiện những công việc không theo đúng yêu cầu đặt ra. Nhưng mặt khác, bạn cũng cần phải biết bảo vệ các nhân viên khi cần thiết. Ví dụ, nếu một ai đó trong phòng ban của bạn thường xuyên đi làm muộn và điều này phá vỡ nội quy, quy định của tổ chức, bạn cần hành động ngay. Tuy nhiên, nếu phòng ban của bạn vẫn đang hoạt động “trơn tru” và một ai đó đến trễ một vài phút, bạn cần làm những việc nên làm … đó là bảo vệ họ khỏi những thái độ quan liêu!
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khoa học và nghệ thuật lãnh đạo công ty (P.1)
7 p | 345 | 198
-
Khoa học và nghệ thuật lãnh đạo công ty (P.2)
7 p | 308 | 177
-
Khoa học và nghệ thuật lãnh đạo công ty (P.3)
6 p | 279 | 145
-
Khoa học và nghệ thuật lãnh đạo công ty (P.4)
9 p | 246 | 131
-
Khoa học và nghệ thuật lãnh đạo công ty (P.5)
7 p | 220 | 112
-
Khoa học và nghệ thuật lãnh đạo công ty (P.6)
10 p | 224 | 112
-
Khoa học và nghệ thuật lãnh đạo công ty (P.7)
9 p | 232 | 110
-
Khoa học và nghệ thuật lãnh đạo công ty (P.9)
8 p | 208 | 101
-
Khoa học và nghệ thuật lãnh đạo công ty (P.8)
7 p | 204 | 101
-
Khoa học và nghệ thuật lãnh đạo công ty (P.11)
7 p | 191 | 97
-
Khoa học và nghệ thuật lãnh đạo công ty (P.12)
6 p | 186 | 88
-
Khoa học và nghệ thuật lãnh đạo công ty (P.14)
5 p | 184 | 84
-
Khoa học và nghệ thuật lãnh đạo công ty (P.13)
8 p | 189 | 82
-
Khoa học và nghệ thuật lãnh đạo công ty (P.15)
7 p | 202 | 80
-
Khoa học và nghệ thuật lãnh đạo công ty (P.16)
6 p | 156 | 57
-
Khoa học và nghệ thuật lãnh đạo công ty (P.17)
7 p | 146 | 56
-
Khoa học và nghệ thuật lãnh đạo công ty (P.18)
6 p | 128 | 56
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn