intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Kỹ thuật hình ảnh: Kỹ thuật chụp và đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính ung thư biểu mô tế bào gan (HCC)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:67

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Kỹ thuật chụp và đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính ung thư biểu mô tế bào gan (HCC)" nghiên cứu nhằm 2 mục tiêu: Mô tả kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính ung thư biểu mô tế bào gan; mô tả đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính ung thư biểu mô tế bào gan. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Kỹ thuật hình ảnh: Kỹ thuật chụp và đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính ung thư biểu mô tế bào gan (HCC)

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC NGUYỄN CHÚC ANH KỸ THUẬT CHỤP VÀ ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH CẮT LỚP VI TÍNH UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN (HCC) TẠI BỆNH VIỆN K CƠ SỞ TÂN TRIỀU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN KỸ THUẬT HÌNH ẢNH HÀ NỘI – 2023
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC NGUYỄN CHÚC ANH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN KỸ THUẬT HÌNH ẢNH KỸ THUẬT CHỤP VÀ ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH CẮT LỚP VI TÍNH UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN (HCC) TẠI BỆNH VIỆN K CƠ SỞ TÂN TRIỀU Người hướng dẫn: TS. BS. Doãn Văn Ngọc HÀ NỘI – 2023
  3. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................ 3 1.1.Tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới ...................................... 3 1.2. Giải phẫu gan ............................................................................................. 4 1.2.1 Hình thể ngoài của gan ............................................................................. 4 1.2.2.Các mạch máu gan ................................................................................... 5 1.2.3.Sự phân chia thùy gan ............................................................................. 6 1.2.4.Giải phẫu gan trên CLVT ........................................................................ 8 1.3.Bệnh lý ung thư gan ................................................................................. 10 1.3.1Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ ...................................................... 10 1.3.2.Triệu chứng lâm sàng ............................................................................ 10 1.3.2.1.Triệu chứng cơ năng .......................................................................... 11 1.3.2.2.Triệu chứng thực thể .......................................................................... 11 1.3.2.3.Triệu chứng toàn thân ........................................................................ 11 1.4.Các xét nghiệm ......................................................................................... 11 1.5.Các phương pháp thăm khám chẩn đoán hình ảnh .................................. 12 1.5.1. Siêu âm .................................................................................................. 12 1.5.2. Cộng hưởng từ....................................................................................... 12 1.5.3. PET/CT ................................................................................................. 13 1.6. Cắt lớp vi tính thường quy ...................................................................... 14 1.6.1. Kỹ thuật chụp CLVT gan 3 pha ........................................................... 14
  4. 1.6.2. Đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính UTBMTBG ................................... 17 1.6.3. Hình ảnh lan rộng của khối u ............................................................... 20 1.7. Tiêu chuẩn chẩn đoán.............................................................................. 21 CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 22 2.1.Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu ............................................... 22 2.1.1.Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. :22 2.1.2.Đối tượng nghiên cứu............................................................................. 22 2.2.Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 22 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................... 22 2.2.2. Cỡ mẫu .................................................................................................. 22 2.2.3. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 22 2.2.4. Phương tiện nghiên cứu ........................................................................ 23 2.2.5. Phân tích và xử lý số liệu ...................................................................... 23 2.2.6. Biện pháp hạn chế sai số ....................................................................... 23 2.3. Nội dung nghiên cứu và các biến số nghiên cứu ..................................... 23 2.3.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân nghiên cứu ......................................... 21 2.3.2. Thông số chụp ....................................................................................... 23 2.3.3. Đặc điểm hình ảnh CLVT của bệnh nhân ............................................. 24 2.4. Đạo đức trong nghiên cứu ........................................................................ 25 CHƯƠNG III: DỰ KIẾN KẾT QUẢ .......................................................... 26 3.1.Thông số chụp ........................................................................................... 26 3.2.Đặc điểm bệnh nhân của nhóm nghiên cứu .............................................. 26 3.2.1. Đặc điểm về tuổi ................................................................................... 26 3.2.2. Đặc điểm về giới .................................................................................. :27 3.3.Xét nghiệm máu ........................................................................................ 27
  5. 3.4.Đặc điểm hình ảnh trên cắt lớp vi tính ...................................................... 29 3.4.1.Đặc điểm vị trí, số lượng, kích thước u ................................................. 29 3.4.2.Đặc điểm hình ảnh trước khi tiêm cản quang ........................................ 30 3.4.3.Đặc điểm thì ĐM sau tiêm .................................................................... :31 3.4.4.Đặc điểm thải thuốc thì tĩnh mạch ......................................................... 32 3.4.5.Đặc điểm huyết khối TMC..................................................................... 33 CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN .......................................................................... 35 4.1. Kỹ thuật chụp CLVT ung thư biểu mô tế bào gan ................................... 35 4.2. Đặc điểm hình ảnh CLVT của ung thư biểu mô tế bào gan .................... 38 4.2.1. Đặc điểm chung..................................................................................... 38 4.2.1.1. Tuổi .................................................................................................... 38 4.2.1.2. Giới ..................................................................................................... 39 4.2.1.3. Đặc điểm xét nghiệm máu ................................................................. 39 4.2.2. Số lượng, vị trí và kích thước khối u .................................................... 40 4.2.3. Tỉ trọng khối u trước tiêm thuốc cản quang .......................................... 42 4.2.4. Đặc điểm và tính chất ngấm thuốc của khối u thì động mạch .............. 42 4.2.5. Đặc điểm thải thuốc ở thì tĩnh mạch ..................................................... 43 4.2.6. Huyết khối tĩnh mạch cửa ..................................................................... 43 CHƯƠNG V: KẾT LUẬN ........................................................................... 45 1. Kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính ung thư biểu mô tế bào gan .......................... 45 2. Đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính của UTBMTBG .................................... 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 46 PHỤ LỤC I ................................................................................................... 51 PHỤ LỤC II .................................................................................................. 54
  6. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy TS. Doãn Văn Ngọc. Các số liệu và kết quả trình bày trong nghiên cứu là trung thực, chưa được công bố bởi bất kì tác giả nào hay bất kì công trình nào khác. Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2023 Người thực hiện Nguyễn Chúc Anh
  7. LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập tại trường đến nay, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô, gia đình và bạn bè.Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin gửi đến quý thầy cô trong Ban Giám hiệu, Phòng ban trường Đại học Y Dược – ĐHQGHN cùng các thầy cô giáo bộ môn Chẩn đoán hình ảnh đã nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và làm bài. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn đến TS. BS Doãn Văn Ngọc, Phó chủ nhiệm bộ môn Chẩn đoán hình ảnh, Trường Đại học Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội, bác sĩ khoa Chẩn đoán hình ảnh – Bệnh viện E đã dành nhiều tâm huyết, trách nhiệm của mình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành bài nghiên cứu một cách tốt nhất. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, Lãnh đạo Bệnh viện, Trung tâm Đào tạo và Phòng chỉ đạo tuyến, tập thể cán bộ và đội ngũ nhân viên y tế khoa Chẩn đoán hình ảnh bệnh viện K3 đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian thu thập và hoàn thành bài nghiên cứu này.Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân và bạn bè. Những người luôn ở bên tôi, động viên chia sẻ, giành cho tôi những điều kiện tốt nhất giúp tôi yên tâm học tập và nghiên cứu. Trong quá trình thực tập, cũng như trong quá trình làm khóa luận không thể tránh khỏi sai sót vì vậy tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô để tôi học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm. Sinh viên Nguyễn Chúc Anh
  8. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BN : Bệnh nhân CHT : Cộng hưởng từ : CLVT : Cắt lớp vi tính HBV : Hepatitis B virus – Virus viêm gan B HCV : Hepatitis C virus – Virus viêm gan C HU : Housfield NC : Nghiên cứu SA : Siêu âm TMC : Tĩnh mạch cửa UTBMTBG : Ung thư biểu mô tế bào gan
  9. DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH BẢNG Bảng Tên bảng Trang 3.1 Nồng độ AFP huyết thanh 28 3.2 Xét nghiệm sinh hóa máu 28 3.3 Vị trí khối u trên CLVT 29 3.4 Số lượng khối u trên CLVT 29 3.5 Kích thước khối u trên CLVT 30 3.6 Tỷ trọng khối u trên phim CLVT trước khi tiêm 30 thuốc 3.7 Đặc điểm ngấm thuốc thì ĐM của khối u trên phim 31 CLVT 3.8 Tính chất ngấm thuốc thì ĐM của khối u 32 3.9 Đặc điểm thái thuốc của khối u thì TM 32 3.10 Huyết khối TMC 33
  10. BIỂU ĐỒ Biểu đồ Tên biểu đồ Trang 3.1 Phân bố tuổi 27 3.2 Phân bố giới 27
  11. HÌNH ẢNH Hình ảnh Tên hình ảnh Trang 1.1 Vị trí của gan trong ổ bụng 4 1.2 Mặt hoành của gan 5 1.3 Mặt tạng của gan 5 1.4 Giải phẫu tĩnh mạch cửa 5 1.5 Sự phân chia thùy gan 7 1.6 Sự phân chia hạ phân thùy gan trên CLVT 8 1.7 Tĩnh mạch cửa trên CLVT mặt cắt ngang 9 1.8 Hình CLVT động mạch 9 1.9 Hình CLVT tĩnh mạch gan 10 1.10 Hình ảnh UTBMTBG tại các pha chụp CHT sử dụng 13 chất đối quang từ 1.11 Hình ảnh khối u giảm tỉ trọng ở gan phải, hạch rốn 14 gan trên CLVT 1.12 Hình ảnh UTBMTBG trên CLVT 18 1.13 Hình ảnh UTBMTBG tăng sinh nhẹ ở thì động mạch, 19 thái thuốc ở thì tĩnh mạch và hình ảnh bản đồ màu của chụp CLVT tươi máu thể tích 3.1 Khối u giảm tỉ trọng trước tiêm, sau tiêm ngấm thuốc 31 mạnh thì động mạch và thải thuốc thì tĩnh mạch 3.2 Hình ảnh khối u giảm tỉ trọng trước tiêm và sau tiêm 33 ngấm thuốc ít tăng dần và dạng viền 3.3 Hình ảnh khối u giảm tỉ trọng trước tiêm, ngấm 33 thuốc mạnh thì động mạch và thải thuốc thì tĩnh mạch trên nền xơ gan
  12. 3.4 Hình ảnh gan biến đổi hình thái, nhu mô gan không 34 đều, rải rác các khối u gây phì đại gan trái với đặc điểm giảm tỉ trọng trước tiêm, ngấm thuốc mạnh sau tiêm và thải thuốc rõ thì tĩnh mạch kèm huyết khối tĩnh mạch cửa, dịch quanh gan 3.5 Hình ảnh nhu mô gan thô, bờ không đều, rải rác các 34 nốt tổn thương chiếm phần lớn gan phải với đặc điểm giảm tỉ trọng trước tiêm, ngấm thuốc thì động mạch và thải thuốc thì tĩnh mạch, tĩnh mạch cửa giãn kèm tuần hoàn bàng hệ
  13. ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư biểu mô tế bào gan (UTBMTBG) là u ác tính phát sinh từ thành phần tế bào biểu mô gan, là một trong những căn bệnh rất phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Theo báo của ghi nhận ung thư toàn cầu GLOBOCAN năm 2020 đây là căn bệnh đứng thứ sáu về tỷ lệ mắc trong các bệnh về ung thư và đứng thứ tư về tử vong do ung thư trên toàn thế giới [2]. Tại các bệnh viện tuyến Trung ương như Bạch Mai, Việt Đức, UTBMTBG chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số bệnh nhân bị ung thư tử vong tại bệnh viện sau khi xét nghiệm tử thi [3]. Những thống kê trên đã nói lên phần nào về sự nguy hiểm của căn bệnh này, mặc dù hiện nay đã có những tiến bộ đáng kể trong chẩn đoán cũng như điều trị, tuy nhiên tiên lượng UTBMTBG cho tới nay vẫn xấu. Tiên lượng xấu hơn đối với các trường hợp UTBMTBG giai đoạn tiến triển có huyết khối mạch máu mà hay gặp là huyết khối tĩnh mạch cửa. Chính vì vậy việc phát hiện sớm để can thiệp điều trị khối u phát triển và ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm là điều vô cùng cần thiết. Chẩn đoán hình ảnh là một trong số những công cụ hỗ trợ góp phần đáng kể trong công tác chẩn đoán sớm bệnh ung thư gan. Tiêu chuẩn vàng chẩn đoán xác định UTBMTBG là mô bệnh học, tuy nhiên, đối với những bệnh nhân có nguy cơ cao phát triển ung thư có thể được thực hiện bằng siêu âm đàn hồi mô tương phản, chụp cắt lớp vi tính có chất cản quang hoặc chụp cộng hưởng từ (CHT) phù hợp đánh giá tổn thương gan. Nếu tổn thương trên hình ảnh đặc hiệu có thể chẩn đoán UTBMTBG dựa vào chẩn đoán hình ảnh, mà chưa cần đến sinh thiết tổ chức [4], [5]. Hiện nay siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ và PET/CT không những nâng tầm quan trọng của chẩn đoán hình ảnh trong điều trị UTBMTBG mà còn giúp cho cơ hội sống của người mắc bệnh ngày càng rộng mở. Chụp cắt lớp vi tính không phải là phương pháp duy nhất chẩn đoán UTBMTBG song nó lại có những ưu điểm nổi bật vì khả năng chụp ảnh giải phẫu với độ phân giải cao khiến nó trở thành một trong những phương pháp hiệu quả nhất hiện nay trong cả chẩn đoán lẫn theo dõi và tiên lượng điều trị cho người bệnh. Hiện nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về ung thư biểu mô tế bào gan (HCC) nhưng chưa có bài nghiên cứu nào về kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính ung thư biểu mô tế bào 1
  14. gan (HCC). Với thực tế đó, chúng tôi thực hiện đề tài “Kỹ thuật chụp và đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính ung thư biểu mô tế bào gan (HCC)” với hai mục tiêu: 1. Mô tả kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính ung thư biểu mô tế bào gan. 2. Mô tả đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính ung thư biểu mô tế bào gan. 2
  15. CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới * Trên thế giới: Trong nghiên cứu của RL Baron, JH Oliver (1996) đánh giá giá trị của hình ảnh thì động mạch gan so với hình ảnh thì tĩnh mạch cửa ở bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan (HCC) khi chụp cắt lớp vi tính và đưa ra kết quả là trong 326 khối u được chẩn đoán có 309 khối u được mô tả trong thì động mạch (95%) và 268 khối u ở thì TMC (82%). Ở 7 bệnh nhân (11%) khối u chỉ thấy trên hình ảnh thì ĐM. Trong thì ĐM khối u tăng đậm độ so với gan ở 26 bệnh nhân, đậm độ hỗn hợp ở 26 bệnh nhân và giảm đậm độ ở 14 bệnh nhân mà không tương quan với hình ảnh mô học. Huyết khối tĩnh mạch cửa được xác định ở 17 trong số 21 bệnh nhân trên hình ảnh thì ĐM; ở 12 bệnh nhân, huyết khối được chẩn đoán là ác tính với tân mạch trong huyết khối hoặc ngấm thuốc huyết khối lan tỏa. Kết luận: sử dụng cả CLVT cản quang ở thì ĐM và TMC để tối ưu hóa việc đánh giá bệnh nhân có hoặc có nguy cơ mắc HCC. * Ở Việt Nam: Ngô Quốc Bộ, Nguyễn Trung Kiên, Đặng Đình Phúc, Nguyễn Xuân Hiền, Ngô Tuấn Minh, Nguyễn Xuân Khái (2022), “Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hình ảnh học trên bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan được can thiệp nút mạch hóa chất siêu chọn lọc tại bệnh viện K”, Tạp chí y học Việt Nam tập 519 - tháng 10 – số 1 tr 354-358. Kết luận sau khi nghiên cứu trên 50 bệnh nhân là: Tuổi mắc bệnh ung thư gan đa số là trung niên, nam giới chiếm tỷ lệ, có tiền sử mắc viêm gan B, tỷ lệ không nhỏ không tăng AFP trước can thiệp. Khối u đa số ở thùy gan phải, giảm tỷ trọng và ngấm thuốc mạnh, tăng sinh mạch mức độ nhiều trên CLVT và DSA. Nguồn mạch nuôi khối u: đa số động mạch gan phải, từ động mạch ngoài gan thường gặp ĐM dưới hoành phải. Trịnh Xuân Hùng, Mai Hồng Bàng, Trịnh Tuấn Dũng, Nguyễn Tiến Thịnh (2019), “Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan giai đoạn tiến triển có huyết khối tĩnh mạch 3
  16. cửa”, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 480, tr 165-169. Kết luận sau khi nghiên cứu trên 101 bệnh nhân là: tuổi trung bình nhóm bệnh nhân tham gia nghiên cứu là 54,2 ± 11,7, tỷ lệ nam/nữ là 13,4/1. Viêm gan B chiếm tỷ lệ 85,1%, nghiện rượu 44,6%. Phần lớn bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng là đau hạ sườn phải (94,1%), chán ăn (77,2%), mệt mỏi (84,2%), sút cân (65,3%) và gan to (43,6%). Có 84,2% bệnh nhân có nồng độ AFP tăng cao. Chủ yếu u gan ở thùy phải (68,9%),kích thước trung bình u gan là 10,89 ± 3,7cm,trong đó u gan > 10cm chiếm tới 57,4%. 1.2. Giải phẫu gan: 1.2.1. Hình thể ngoài của gan: Gan là tạng lớn nhất cơ thể, chiếm 2% trọng lượng cơ thể ở người trưởng thành và 5% ở trẻ em mới sinh. Gan nằm trong phần bên phải của ổ bụng, chiếm hầu hết vùng hạ sườn phải và vùng thượng vị và còn lấn sang tận vùng hạ sườn trái. Gan được giữ tại chỗ bởi tĩnh mạch chủ dưới cùng các tĩnh mạch gan, dây chằng hoành gan, dây chằng vành và dây chằng liềm. Gan gồm 2 mặt: mặt hoành và mặt tạng. Ranh giới giữa 2 mặt ở phía sau không rõ, ở phía trước có một bờ sắc gọi là bờ dưới. Hình 1.1: Vị trí của gan trong ổ bụng 4
  17. Hình 1.2: Mặt hoành của gan Hình 1.3: Mặt tạng của gan 1.2.2. Các mạch máu gan: Các mạch máu của gan gồm 2 hệ thống: đi vào gan và đi ra khỏi gan. Sự phân chia của 2 hệ thống này tạo nên các đơn vị giải phẫu và chức năng: hạ phân thùy, phân thùy, thùy. 1.2.2.1. Hệ thống mạch máu đi vào gan: a. Tĩnh mạch cửa Thân tĩnh mạch cửa được tạo bởi sự hợp lưu tĩnh mạch lách và tĩnh mạch mạc treo tràng trên, khi tới rốn gan tĩnh mạch này chia ra thành hai nhánh chính: phải và trái. Hình 1.4: Giải phẫu tĩnh mạch cửa Nhánh phải chỉ dài khoảng 2-3cm đi chếch xuống dưới và ra sau, chia thành 2 nhánh: Nhánh phân thùy trước và nhánh phân thùy sau. Nhánh phân thùy trước chia thành 2 nhánh tận cho hạ phân thùy V và VIII. Nhánh phân 5
  18. thùy sau chia nhánh cho hạ phân thùy VI và VII. Nhánh trái có khẩu kính nhỏ hơn nhánh phải, dài khoảng 3-4cm, đi lên cao ra trước, chia thành hai nhánh: nhánh cho phân thùy bên trái, sau đó chia nhánh cho hạ phân thùy II và III; nhánh cho phân thùy giữa trái hay phân thùy IV hay phân thùy vuông. Phân thùy I (thùy đuôi) nhận máu cả nhánh phải và nhánh trái của tĩnh mạch cửa và đổ trực tiếp vào tĩnh mạch chủ không thông qua tĩnh mạch gan. b. Động mạch gan: Động mạch gan thường xuất phát từ động mạch thân tạng. Sự phân chia của động mạch gan không đi kèm với sự phân chia của hệ thống tĩnh mạch cửa. 1.2.2.2. Hệ thống mạch máu ra khỏi gan: Hệ thống này gồm 3 tĩnh mạch: gan phải, gan giữa và gan trái. Ba tĩnh mạch này đổ vào tĩnh mạch chủ dưới. Tĩnh mạch gan phải là tĩnh mạch lớn nhất trong hệ tĩnh mạch gan, dài khoảng 11-12cm, nó bắt nguồn từ bờ dưới trước gan gần góc phải, nằm trong rãnh bên phải đổ vào tĩnh mạch chủ dưới ở cực trên thùy đuôi thấp hơn chừng 1-2cm so với chỗ đổ của tĩnh mạch gan giữa và gan trái. Nó gom máu của phân thùy sau và phân thùy trước gan phải. Tĩnh mạch gan giữa nằm trong mặt phẳng khe giữa. Nó thu máu của phân thùy trước gan phải và phân thùy IV. Tĩnh mạch gan trái nằm trong khe bên trái, nhận máu của phân thùy bên trái và phân thùy IV. 1.2.3. Sự phân chia thùy gan: Sự phân chia của gan theo cổ điển dựa vào hình thể ngoài, gan được chia thành 2 thùy phải và trái. Có 3 phân loại được sử dụng nhiều trên thế giới đại diện cho 3 trường phái về phân chia gan: hệ Anh Mỹ, hệ Pháp và Việt Nam. Theo thầy Tôn Thất Tùng, gan được chia thành 2 thùy phải và trái ngăn cách bởi khe rốn, còn 2 nửa gan phải và trái ngăn cách bởi khe chính hay khe dọc giữa. Mỗi nửa gan lại chia thành 2 phân thùy: + Nửa gan phải chia thành phân thùy trước và sau ngăn cách bởi khe phải 6
  19. + Nửa gan trái chia thành phân thùy giữa và bên ngăn cách bởi khe rốn + Thùy đuôi cổ điển thành phân thùy lưng - Các phân thùy còn lại được chia thành hạ phân thùy từ I đến VIII theo Couinaud + Thùy đuôi hay phân thùy lưng giữ nguyên là hạ phân thùy I + Phân thùy bên hay thùy trái chia thành 2 hạ phân thùy II và III bởi khe bên trái + Phân thùy giữa giữ nguyên là hạ phân thùy IV + Phân thùy trước chia thành 2 hạ phân thùy V và VIII + Phân thùy sau chia thành 2 hạ phân thùy VI và VI Như vậy gan được chia thành 2 thùy, 2 nửa, 5 phân thùy và 8 hạ phân thùy. Hình 1.5: Sự phân chia thùy gan 7
  20. 1.2.4. Giải phẫu gan trên CLVT: Hình 1.6: Sự phân chia hạ phân thùy gan trên cắt lớp vi tính [46] 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2