intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu bào chế dầu gội đầu chứa chiết xuất cỏ mần trầu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:70

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là bào chế được dầu gội chứa chiết xuất cỏ mần trầuvà đánh giá một số đặc tính của dầu gội bào chế được; đề xuất được tiêu chuẩn cơ sở và đánh giá được độ ổn định của dầu gội bào chế được. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu bào chế dầu gội đầu chứa chiết xuất cỏ mần trầu

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC Y DƯỢC -------- BÙI KHÁNH MAI NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ DẦU GỘI ĐẦU CHỨA CHIẾT XUẤT CỎ MẦN TRẦU (Eleusine indica) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC Hà Nội – 2021
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC Y DƯỢC -------- Người thực hiện: BÙI KHÁNH MAI NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ DẦU GỘI ĐẦU CHỨA CHIẾT XUẤT CỎ MẦN TRẦU (Eleusine indica) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC (NGÀNH DƯỢC HỌC) Khóa : QH2016.Y Người hướng dẫn : GS. TS NGUYỄN THANH HẢI Hà Nội – 2021
  3. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên,tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả thầy cô của Đại học Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội nói chung và bộ môn Bào chế và Công nghiệp dược phẩm nói riêng về sự tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho tôi trong 5 năm học tập tại trường. Lời cảm ơn chân thành nhất tôi xin gửi đến GS. TS Nguyễn Thanh Hải, người thầy đã hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi nhất trong suốt quá trình thực hiện khóa luận để tôi hoàn thành khóa luận này. Bên cạnh đó tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ths. Nguyễn Văn Khanh đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thực nghiệm. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong ban giám hiệu, các phòng ban và cán bộ nhân viên Đai học Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong suốt 5 năm học. Cuối cùng,tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình,bạn bè và những người đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và làm khóa luận. Hà Nội, tháng 5 năm 2021 Sinh viên Bùi Khánh Mai
  4. DANH MỤC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu Nội dung BP Dược điển Anh (British Pharmacopoeia) CaMB Ricinoleylamidopropyl dimethyl benzyl ammonium chlorid cps Centipoise DĐVN Dược điển Việt Nam DMB Dilinoleylamidopropyl dimethyl benzyl ammonium chlorid DMG Dilinoleylamidopropyldimethyl glyceryl ammoniumchlorid DMM Dilinoleylamidopropyl trimethyl ammonium chloridv EP Dược điển châu Âu (European Pharmacopoeia) MMB Dilinoleylamidopropyl dimethyl benzyl ammonium chlorid MMG Cocamidopropyl dimethyl glyceryl ammonium chlorid MMM Cocamidopropyl trimethyl ammonium chlorid NaCl Natri clorid NaOH Natri hydroxit NSX Nhà sản xuất QCVN Quy chuẩn Việt Nam SLES Sodium lauryl ether sulfat SLS Sodium lauryl sulfat TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam USP Dược điển Mỹ(United State Pharmacopoeia) v/v Thể tích trên thể tích w/w Khối lượng trên khối lượng
  5. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ĐỒ THỊ Hình 1.1: Cỏ mần trầu ..............................................................................................4 Hình 1.2: Cấu tạo hóa học của β-sitosterol 3-O-β-D-Glucopyranosyde…………..5 Hình 1.3: Cấu tạo hóa học của Tryptophane ……………………………………....5 Hình 1.4: Cấu tạo hóa học của Chratoxin ………………………………………...6 Hình 1.5: Cấu tạo hóa học của Vietxine…………………………………………....6 Hình 1.6: Sản phẩm dưỡng thận Tuệ Linh ...............................................................7 Hình 1.7: Sản phẩm dầu gội thảo dược Koko ..........................................................7 Hình 1.8: Sản phẩm dầu gội thảo mộc Dược Sơn ....................................................7 Hình 1.9: Cấu trúc củatócngười ................................................................................9 Hình 1.10: Cấu trúc cắt ngang củasợitóc ...................................................................10 Hình 1.11: Chu kì phát triểncủatóc ............................................................................10 Hình 1.12: Các liên kết hóa học trongsợi tóc .............................................................11 Hình 1.13: Quá trình nhũ hóa của chấtdiệnhoạt ...................................................... ...16 Hình 2.1: Mô tả thử nghiệm gây kích ứng của Hen trên màng mạch máu trứng gà ..................................................................................................................................32 Hình 3.1: Tác dụng của mẫu chứng âm (dung dịch NaCl 0,9%) lên màng mạch máu trứng gà trong khoảng thời gian5 phút .....................................................................53 Hình 3.2: Tác dụng của mẫu chứng dương (dung dịch NaOH 0,1N) lên màng mạch máu trứng gà trong khoảng thời gian5 phút ............................................................. 53
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Phân loại chất diện hoạt .......................................................................... 13 Bảng 1.2: Một số chỉ tiêu chất lượng của dầu gội ................................................... 16 Bảng 1.3: Công thức dầu gội chứa chiết xuất cỏ mần trầu Kaminomoto ............... 17 Bảng 1.4: Một số sản phẩm dầu gội chứa cỏ mần trầu ........................................... 18 Bảng 2.1: Nguyên liệu, hóa chất nghiên cứu .......................................................... 20 Bảng 2.2: Thành phần công thức dầu gội chứa chiét xuất cỏ mần trầu dự kiến ..... 21 Bảng 2.3: Bảng điểm đánh giá khả năng gây kích ứng mắt .................................... 25 Bảng 2.4: Bảng phân loại mức độ gây kíchứng mắt ............................................... 25 Bảng 3.1: Công thức khảo sát nồng độ natrilaurylsulfat ......................................... 27 Bảng 3.2: Kết quả khảo sát nồng độ natrilaurylsulfat ............................................. 28 Bảng 3.3: Công thức khảo sát nồng độ cocamidopropyl betain .............................. 30 Bảng 3.4: Kết quả khảo sát nồng độ cocamidopropylbetain ................................... 31 Bảng 3.5: Công thức khảo sát nồng độ natri clorid ................................................. 33 Bảng 3.6: Kết quả khảo sát nồng độ natri clorid ..................................................... 34 Bảng 3.7: Công thức khảo sát nồng độ axit citric ................................................... 35 Bảng 3.8: Kết quả khảo sát nồng độ axit citric ....................................................... 36 Bảng 3.9: Công thức khảo sát nồng độ chiết xuất cỏ mần trầu ............................... 38 Bảng 3.10: Kết quả khảo sát nồng độchiết xuất cỏ mần trầu .................................. 39 Bảng 3.11: Công thức dầu gội chứa chiết xuất cỏ mần trầu...................................... 41 Bảng 3.12: So sánh dầu gội chứa chiết xuất cỏ mần trầu với dầu gội trên thị trường .................................................................................................................................. 42 Bảng 3.13: Kết quả phân loại kích ứng của dầu gội chứachiết xuất cỏ mần trầu ... 46 Bảng 3.14: Đề xuất tiêu chuẩn cơ sở cho dầu gội chứa chiết xuất cỏ mần trầu ...... 47 Bảng 3.15: Đánh giá độ ổn định của dầu gội chứa chiết xuất cỏ mần trầu ............. 48
  7. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1 -TỔNG QUAN........................................................................... 2 1.1. Tổng quan về cỏ mần trầu .................................................................................. 2 1.1.1. Khái niệmcỏ mần trầu .................................................................................. 2 1.1.2. Thành phần hóa học của cỏ mần trầu .......................................................... 2 1.1.3. Công dụng của cỏ mần trầu ........................................................................ 4 1.1.4. Một số sản phảm từ cỏ mần trầu..................................................................4 1.2. Cấu trúc và sinh lý củatóc .................................................................................. 5 1.2.1. Cấu trúc và chức năng của tóc người ........................................................... 6 1.2.2. Chu kì phát triển của tóc và rụng tóc ........................................................... 7 1.2.3. Thành phần hóa học của tóc ........................................................................ 8 1.2.4. Một số đặc tính vật lý của tóc người ........................................................... 9 1.3. Tổng quan về dầu gội ....................................................................................... 10 1.3.1. Định nghĩa dầu gội ..................................................................................... 10 1.3.2. Lịch sử sử dụng các chế phẩm làm sạch tóc .............................................. 10 1.3.3. Lợi ích và tác động xấu của dầu gội đối với tóc và da đầu ........................ 10 1.3.4. Đặc điểm của dầu gội ................................................................................ 12 1.3.5. Thành phần của dầu gội ............................................................................. 12 1.3.6. Yêu cầu chất lượng và một số chỉ tiêu chất lượng của dầu gội ................. 16 1.3.7. Một số nghiên cứu về dầu gội chứa cỏ mần trầu ....................................... 16 1.3.8. Một số sản phẩm dầu gội chứa cỏ mần trầu trên thị trường ...................... 18 CHƯƠNG 2 - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....... 19 2.1. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu ..................................................................... 19 2.1.1. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 19 2.1.2. Nội dung nghiên cứu.................................................................................. 19
  8. 2.2. Hóa chất và thiết bị ........................................................................................... 19 2.2.1. Nguyên liệu, hóa chất ................................................................................ 19 2.2.2. Dụng cụ, thiết bị nghiên cứu ...................................................................... 20 2.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 20 2.3.1. Xây dựng công thức và quy trình bào chế dầu gội chứamật ong .............. 21 2.3.2. Phương pháp đánh giá một số đặc tính củadầugội .................................... 21 2.3.3. Đánh giá độ ổn định của sản phẩm ............................................................ 25 2.4. Phương pháp xử lýsố liệu ................................................................................. 26 CHƯƠNG3-THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN .................... 27 3.1. Bào chế dầu gội chứa chiết xuất cỏ mần trầu ................................................... 27 3.1.1. Khảo sát nồng độ natrilaurylsulfat ............................................................. 27 3.1.2. Khảo sát nồng độ cocamidopropylbetain .................................................. 30 3.1.3. Khảo sát nồng độ natriclorid...................................................................... 32 3.1.4. Khảo sát nồng độ axit citric ....................................................................... 35 3.1.5. Khảo sát nồng độ chiết xuất cỏ mần trầu ................................................... 37 3.2. So sánh dầu gội chứa chiết xuất cỏ mần trầu bào chế được với một số dầu gội trên thị trường ......................................................................................................... 41 3.3. Đánh giá khả năng gây kích ứngmắt ................................................................ 44 3.4. Đề xuất tiêu chuẩn cơ sở cho dầu gội chứa chiết xuất cỏ mần trầu ..................... 46 3.5. Đánh giá độ ổn định của dầu gội bào chế được ............................................... 47 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .......................................................................... 49 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 49 ĐỀ XUẤT ............................................................................................................... 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  9. ĐẶT VẤN ĐỀ Các sản phẩm mỹ phẩm và chăm sóc cá nhân,tron đó có dầu gội, đangcó xu hướng sử dụng các thành phần có nguồn gốc tự nhiên để đáp ứng nhu cầu làm đẹp và chăm sóc đồng thời tăng tính an toàn cho người tiêu dùng. Các sản phẩm này cần được nghiên cứu bài bản về công thức cũng như mục đích,cách sử dụng đển nâng cao hiệu quả sử dụng của sản phẩm, giúp người tiêu dùng lựa chọn và sử dụng sản phẩm đúng cách. Từ thời xa xưa, con người đã biết tìm cho mình thức ăn và vi thuốc từ cỏ và tập phân biệt các loài cây độc. Nguyên liệu làm thuốc từ thực vật rất phong phú và đa dạng, chúng đã được nghiên cứu và sử dụng từ xưa đến nay. Trong thời kì tân dược chưa phát triển thì đây là nguồn thuốc chữa bệnh chính. Mặc dù các tiến bộ khoa học trong thời gian gần đây cho phép phân lập được các hoạt chất ở dạng tinh khiết, tổng hợp hoàn toàn và điều chế các hợp chất nhân tạo với số lượng lớn là một bước tiến vượt bậc, nhưng các hợp chất từ cỏ vẫn giữ được tầm quan trọng của nó với nhiều lý do khác nhau. Theo GS.TS Phạm Hoàng Hộ, Việt Nam là một đất nước có thảm thực vật rất phong phú, vào loại hàng đầu thế giới với khoảng 12000 loài khác nhau [5]. Các nhà Hóa học đã nghiên cứu và tìm ra những phương pháp nhằm chiết tách các thành phần có tác dụng chữa bệnh cũng như hạn chế và loại bỏ những thành phần có hại từ các thực vật. Nhiều loài cỏ đã được sử dụng như những dược liệu, thậm chí rất quý. Trong đó có cỏ mần trầu. Cỏ mần trầu mọc dại ở khắp nước ta, dùng được tất cả bộ phận cây như thân, lá, rễ, hoa, quả. Hiện nay, sản phẩm dầu gội chứa chiết xuất cỏ mần trầu của các thương hiệu nước ngoài được sử dụng rộng rãi như dầu gội chứa chiết xuất cỏ mần trầu Kaminomoto - Nhật Bản, dầu gội chứa chiết xuất cỏ mần trầu Nature Queen - Mỹ,...Tuynhiên, chưa có sản phẩm dầu gội chứa chiết xuất cỏ mần trầu nào được nghiên cứu ở Việt Nam. Vì vậy, việc bào chế một loại dầu gội chứa chiết xuất cỏ mần trầu có tiềm năng ứng dụng rất cao.Với mong muốn tận dụng nguồn cỏ mần trầu dồi dào trong nước và phát triển sản phẩm dầu gội được làm từ cỏ mần trầu ởViệtNam,chúng tôi tiến hành đề tài:“Nghiên cứu bào chế dầu gội đầu chứa chiết xuất cỏ mần trầu”, với hai mục tiêu nhưsau: 1. Bào chế được dầu gội chứa chiết xuất cỏ mần trầuvà đánh giá một số đặc tính của dầu gội bào chế được. 2. Đề xuất được tiêu chuẩn cơ sở và đánh giá được độ ổn định của dầu gội bào 1
  10. chế được. 2
  11. CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan về cỏ mần trầu 1.1.1. Khái niệm cỏ mần trầu 1.1.1.1. Giới thiệu cỏ mần trầu [3], [6], [7], [10] Cỏ mần trầu (có tên khoa hoc là Eleusine Indica L.) thuốc họ Lúa (Poaceae). Theo y học dân gian, cỏ mần trầu có vị ngọt nhạt, tính bình, không độc, có tác dụng lương huyết, thanh nhiệt, mát gan, giải độc, lợi tiểu, hạ áp, hạ sốt và sốt rét. Cỏ mần trầu được dùng để chữa các bệnh như cao huyết áp, lao phổi, trẻ em bị mụn nhọt, phụ nữ có thai bị táo bón [11]... Và không thể không nhắc đến công dụng chữa rụng tóc, trị tóc bạc sớm khi nhắc đến cây cỏ này nhờ chứa acid cyanhydric - là một vị thuốc mát, thường dùng để nấu nước gội đàu làm trơn tóc, mượt tóc, ngăn rụng tóc. Hiện nay, cỏ mần trầu còn được xếp vào nhóm những cây thuốc quý có tác dụng chữa ung thư đang được nghiên cứu. - Tên khoa học: Eleusine indica (L.) Gaertn - Tên khác: cỏ vườn trầu, Thanh tâm thảo, cỏ chỉ tía, ngưu cân thảo. - Tên nước ngoài: Indian millet, Crowfoot grass, Dog’s tail grass, Crasbgrass, Wiregrass (Anh), Eleusine d’inde (Pháp). - Phân loại: + Giới: Thực vật Plantae - Plants + Ngành: Ngọc Lan (Magnoliophyta) + Lớp: Hành (Liliopsida) + Phân lớp: Thài lài (Commelinidae) + Bộ: Lúa (Poales) + Họ: Lúa (Poaceae) + Tông: Eragrostideae + Chi: Eleusine Gaerth + Loài: E.indica 1.1.1.2. Mô tả [3], [6], [9] - Cỏ mần trầu mọc hoang ở khắp nơi trên nước ta, ưa nơi ẩm ướt. Loài cổ nhiết đới, mọc phổ biến ở nhiều nơi, thường gặp ở bờ ruộng, ven đường, bãi hoang. - Cây dạng thảo, sống hằng năm. - Rễ cây khỏe, mọc thành cụm, thân mọc thẳng thành bụi hoặc mọc bò, cao chừng 10 3
  12. - 60 cm. Cây trưởng thành có thể đạt chiều cao 90 cm. - Lá mềm, hình dài, dài 10 - 30 cm, 3 - 7 mm, bẹ lá có lông. Vỏ bọc bên ngoài không lông, cạnh có góc, một lớp vảy vàng mỏng ôm lấy thân. Gân lá gần như song song, nổi lên ở giữa tạo thành một rãnh. Bìa lá mỏng mịn và có lông tơ. - Cây có cum hoa mọc thành bông, gồm 5 đến 7 bông mọc ở ngọn và có đến 2 bông khác mọc thấp hơn trên cán hoa, trông giống như những ngón tay. Mùa hoa vào mùa hạ và thu. - Quả thuôn dài gần nhu 3 xạnh, dài 1,5 mm, có vết nhăn nằm ngang. Hình 1.1. Cỏ mần trầu 1.1.1.3. Đặc điểm giải phẫu [10] - Thân: (1) Biểu bì hóa mô cứng, tế bào hình chữ nhật, kích thước rất nhỏ, lơp cutin dày. Mô cứng gồm 1-2 lớp tế bào hình đa giác, kích thước không đều. (2) Mô mềm khuyết gồm 5-7 lớp tế bào hình tròn, kích thước lớn hơn nhiều so với tế bào biểu bì, rải rác có tinh thể calci oxalat hình khối. (3) Nhiều bó libe gỗ xếp không thứ tự từ vòng mô cứng vào trong, càng vào trong kích thước các bó càng lớn. - Lá: (1) Gân giữa: Biểu bì trên tế bào hình chữ nhật, kích thước khá đều nhau; biểu bì dưới hóa mô cứng, tế bào hình chữ nhật nhỏ hơn biểu bì trên, sát biểu bì dưới hóa mô cứng, tế bào rất nhỏ bằng 1/5-1/6 tế bào biểu bì trên. Mô cứng tập trung thành cụm gồm 2-4 lớp tế bào hình đa giác, khoang hep. Mô mềm đạo gồm nhiều lớp tế bào hình đa giác gần tròn, kích thước rất lớn. Các bó dẫn kích thước khác nhau xếp thành hàng dọc theo biểu bì dưới, có một bó lớn ở chính giữa gân. (2) Phiến lá: Biểu bì trên lồi nhiều ở các vị trí có bó dẫn, lõm ở các vị trí tế bào bọt.Tế bào biểu bì trên và biểu bì dưới hình chữ nhật hóa mô cứng, tế bào biểu bì dưới lớn hơn biểu bì trên; trên lớp biểu bì trên có các tế bào bọt, hình tròn kích thước lớn hay hình chữ nhật. Mô cứng tạo thành cụm phía trên và dưới bó libe gỗ, tế bào hình đ giác, kích thước nhỏ. 4
  13. 1.1.2. Thành phần hóa học của cỏ mần trầu [9] Theo nghiên cứu, tất cả các bộ phận của cây đều có thể dùng làm dược liệu, có chứa các nhóm chất như alkaloid, flavônid, saponine... cụ thể như: - Thân cỏ mần trầu có chứa các thành phần gồm : + Glucosides cyanogenes, + Acide oxalique, + Tryptophane, + β-sitosterol 3-O-β-D-Glucopyranosyde, + Schaftoside, + Vitexine, + Glucoside cyanogénétique, + Triglochinine, + Ochratoxine, + Chất ức chế α-amylase. + Dẫn chất 6’-0-palmitoyl. - Hạt mần tràu chứa: + Albuminoïdes, + Tinh bột amidon, + Dầu béo huile grasse. - Cành lá tươi chưa nhiều chất nhóm flavonoid… β-sitosterol 3-O-β-D-Glucopyranosyde Hình 1.2: Cấu tạo hóa học của β-sitosterol 3-O-β-D-Glucopyranosyde Tryptophane Hình 1.3: Cấu tạo hóa học của Tryptophane 5
  14. Chratoxin Hình 1.4: Cấu tạo hóa học của Chratoxin Vitexine Hình 1.5: Cấu tạo hóa học của Vitexine 1.1.3. Công dụng của cỏ mần trầu [3], [9], [12] Cỏ mần trầu có vị ngọt, hơi đắng, tính bình, có tác dụng hạ nhiệt, làm ra mồ hôi, tiêu viêm, trừ thấp, trừ máu, tán ứ, làm mát gan. Theo kinh nghiệm của dân gian, cỏ mần trầu thường được dùng trrị cao huyết áp, lao phổi, ho khan, sốt ẩm ỉ về chiều, lao lực mệt nhọc, tiểu tiện vàng và ít một. Còn dùng cho phụ nữ có thai hỏa nhiệt táo bón, buồn phiền, động thai, nhức đầu, nôn mủa, tức ngực, sốt nóng. Cũng dùng uống trị mụn nhọt, các chứng nhiệt độc, trẻ em tưa lưỡi. Một số bài thuốc, kinh nghiệm chữa bệnh dân gian từ cỏ mần trầu: - Chữa cao huyết áp: Nhổ toàn cây, cả rễ. Rửa sạch, thái hoặc băm nhỏ. Cân chừng 500g, giã nát, thêm chừng một bát nước sôi để nguội. Vắt lấy nước cốt, lọc qua vải, thêm chút đường, ngày có thể uống 1 lần sáng và chiều. Gần đây, nhiều người đã sử dụng bài thuốc này chữa huyết áp cao và đã có hiệu quả. - Chữa viêm gan vàng da: Cỏ mần trầu tươi 60g, rễ tổ kén đực 30g, sắc uống. - Chữa sỏi thận, sỏi đường tiết niệu, sỏ bàng quang: Cỏ mần trầu, lá từ bi, kim tiền thảo, ké hoa đào, mỗi vị 20g nấu cùng 400ml nước sắc uống trong ngày. Ngày 3 lần sáng, trưa, chiều. - Chữa viêm thận cấp, mạn tính: Cỏ mần tầu 40g, cây tầm gửi 40g, râu mèo 20g, kim tiền thảo 20g, cỏ xước 20g sắc uống mỗi ngày trong vòng 1 tháng. - Diệt giun sán: Nấu sắc 20g cỏ mần trầu trong 1 lít nước. Dùng 2 muỗng canh nước nấu sắc tươi mỗi giờ. Cỏ mần trầu cũng được ưa chuộng nước ngoài: - Ở Trung Quốc, những kết quả nghiên cứu trên lâm sàng từ cỏ màn trầu đã chứng minh nó có tác dụng pòng chứng viêm não truyền nhiễm, chữa đau khớp, bệnh gút, người viêm gan, vàng da, viêm ruột, kiết lỵ, viêm niệu đạo, viêm thận, viêm tinh hoàn. - Ở Malaysia, nước ép cỏ mần trầu được dùng cho phụ nữ sau khi sinh để mau hết sản dịch à dùng cho bệnh nhân hen suyễn. - Người Phillippin thì dùng làm thuốc lợi tiểu, chũa kiết lỵ, nước sắc dùng gội đầu sạch 6
  15. gàu, chống rụng tóc. - Người dân Bangladesh thì dungf rễ mần trầu kết hợp với một số loại cây khác để điều trị sa tử cung. - Người dân Sri Lanka lại dùng cỏ mần trầu giã nhỏ đắp lên da để trị bong gân. 1.1.4. Một số sản phẩm từ cỏ mần trầu Dưỡng thận Tuệ Linh có thành phần chính: cỏ mần trầu, kim tiền thảo, râu mèo, tầm gửi gạo có tác dụng lợi niệu, giải độc, giúp tăng khả năng đào thải độc tố, các chất thải tích tụ lâu ngày trong máu và cơ thể qua thận. Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị sỏi thận, sỏi tiết niệu và bàng quang. Hỗ trợ điều trị viêm thận cấp và mãn tính dẫn đến đái đục, đái buốt, đau thắt lưng. Hỗ trợ điều trị chứng suy thận. Hình 1.6: Sản phẩm Dưỡng thận Tuệ Linh Túi lọc gội đầu Thảo dược KoKo của Cỏ cây Hoa Lá được kết hợp các thành phần tự nhiên: bồ kết, sả, vỏ bưởi, mần trầu và hơn 20 loại thảo dược cỏ khác giúp tóc mượt, tránh hoá chất, ngăn rụng tóc, xông đầu giảm đau đầu… Cỏ mần trầu có tác dụng trị rụng tóc và chữa tóc bạc sớm nhờ chứa acid cyanhydric. Hình 1.7: Sản phẩm Dầu gội thảo dược Koko 7
  16. Dầu gội đầu thảo mộc Dược Sơn với thành phần chính gồm cỏ mần trầu, bồ kết, lá sả, hương nhu, bạc hà, lá bưởi có tác dụng làm tóc bóng mượt, chống rụng tóc, kích thích mọc tóc, sạch gàu, mát da đầu, giảm đau đầu… Sản phẩm dùng được cho mọi lứa tuổi, da đầu nhiều gàu, tóc xơ yếu, gãy rụng. Hình 1.8: Sản phẩm thảo mộc Dược Sơn 1.2. Cấu trúc của tóc người Ở người, tóc đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến ngoại hình của chúng ta. Trong nhiều thế kỉ, kiểu tóc còn thể hiện bản sắc dân tộc, tôn giáo hay địa vị xã hội. Bất kể sự thay đổi nào về tóc, chẳng hạn như kiểu tóc, màu tóc, rụng tóc hay mọc quá nhiều tóc, đều có thể ảnh hưởng đến cảm xúc của con người. Ngoài ra, tóc còn đóng vai trò bảo vệ con người khỏi ánh nắng mặt trời và các tác hại khác từ môi trường [12]. 8
  17. 1.2.1. Cấu trúc và chức năng của tócngười Tóc là một sợi keratin mỏng, linh hoạt và đàn hồi tốt. Mỗi sợi tóc gồm phần chân tóc nằm trong lớp hạ bì của da đầu và phần thân tóc (sợi tóc) mọc nhô ra khỏi da đầu. Chân tóc được bao quanh bởi một lớp vỏ cấu tạo từ các tế bào biểu mô gọilà nang tóc.Phần đáy của chân tóc và nang tóc hơi phình ra gọi là bầu tóc. Một hệ thống mạch máu nuôi tập trung trong bầu tóc tạo thành nhú tóc, cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho các tế bào tóc trong bầu tóc phát triển. Những tế bào này là nguồn tóc mới duy nhất. Cấu trúc của tóc người được thể hiện trong hình1.1. Hình 1.9: Cấu trúc của tóc người Sự phát triển của tóc tương tự như tế bào da, khi các tế bào phân chia và phát triển, chúng đẩy các tế bào cũ đi lên khỏi nguồn cung cấp máu, dẫn đến sự chết dần dần của tế bào và keratin hóa. Các tế bào chết vẫn gắn với nhau bởi một chất gắnkết nội bào và thành phần chủ yếu của sợi tóc là keratin. Ngoài ra, nang tóc còn liên kết với một hoặc nhiều tuyến bã nhờn và một mảng cơ nhỏ. Tuyến bã nhờn sản xuất bã nhờn bao phủ tóc và da đầu. Mảng cơ khi co lại làm cho tóc dựng lên nên còn được gọi là cơ dựnglông. Mặt cắt ngang của sợi tóc có 3 thành phần chính, từ ngoài vào trong: lớp biểu bì (cuticle), lớp giữa (cortex) và tủy (medulla) (Hình 1.2). 9
  18. Hình 1.10: Cấu trúc cắt ngang của sợi tóc 1.2.2. Chu kì phát triển của tóc và rụngtóc Sự phát triển của tóc là một quá trình độc đáo và phức tạp, là sự tuần hoàn của các giai đoạn: tăng trưởng và tái tạo liên tục (anagen), chuyển tiếp (catagen) và nghỉ ngơi (telogen) (hình 1.3). Hoạt động tuần hoàn diễn ra liên tục suốt đời nhưng mỗi giai đoạn thay đổi theo độtuổi. Hình 1.11: Chu kì phát triển của tóc Rụng tóc là hiện tượng hoàn toàn bình thường trong quá trình thay thế tóc cũ bằng tóc mới.Trong khi một số sợi tóc đang phát triển thì một số khác đang nghỉ ngơi hoặc bị rụng. Do đó, mật độ và tổng số sợi tóc vẫn ổn định. Việc rụng 100 đến 150 sợi tóc telogen mỗi ngày là bình thường. Tuy nhiên, rụng tóc anagen là hiện tượng bất thường. Để phân biệt rụng tóc anagen hay telogen, cần quan sát màu sắc vàhình 10
  19. dáng bầu tóc. Không giống bầu tóc anagen, bầu tóc telogen có hình dùi cui vàkhông có sắc tố. Ngoài các yếu tố như nội tiết tố (androgen, estrogen, tuyến giáp), yếu tố tăng trưởng và cytokin, các yếu tố môi trường như độc tố, thiếu hụt dinh dưỡng, vitamin và năng lượng cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển củatóc. 1.2.3. Thành phần hóa học củatóc Sợi tóc chủ yếu chứa nhiều loại keratin (protein). Các sợi keratin bao gồm các chuỗi phân tử dài đan xen và gắn chặt thông qua các liên kết khác nhau. Ngoài ra, thành phần của tóc còn có nước, lipit, melanin, và một lượng nguyên tố như nhôm, crom, canxi, đồng, sắt, mangan, magiê vàkẽm. Trong sợi tóc có hai loại liên kết: liên kết mạnh bao gồm các liên kết disulfit và liên kết yếu bao gồm lực tương tác van der Waals, liên kết ion và liên kết hydro (hình 1.4). Hình 1.12: Các liên kết hóa học trong sợi tóc - Liên kết mạnh: keratin tóc được tạo thành từ các axit amin, trong đó cystein là một trong những chất quan trọng nhất. Các nguyên tử lưu huỳnh trong cystein tạo thành liên kết disulfit rất mạnh. Liên kết disulfit không bị ảnh hưởng bởi nước hay nhiệt độ, mà chỉ bị phá vỡ bởi hóachất. - Liên kếtyếu: 11
  20. +Liên kết hydro: tương đối yếu, dễ dàng bị phá vỡ bởi nướcvà nhiệt.Mặcdù yếu, nhưng liên kết hydro chiếm số lượng nhiều nhất trong các liên kết, nên chúng góp phần đáng kể vào độ bền của sợitóc. + Liên kết ion: được hình thành giữa đầu dương và đầu âm của hai chuỗi axit amin liền kề. Liên kết ion nhạy cảm với pH nên chúng dễ dàng bị phá vỡ bởi các dung dịch axit và kiềm. Mặc dù là liên kết yếu, nhưng chúng cũng đóng góp đángkể vào độ bền của sợitóc. + Lực Van der Waals: là lực tương tác yếu giữa các phân tử nằm gần nhau. Chúng dễ dàng bị phá vỡ bởi nước và nhiệt. Điện tích của tóc: điểm đẳng điện (pI) của tóc là 3,7, có nghĩa là ở pH 3,7 tổng điện tích của tóc là trung tính. Ở bất kỳ độ pH nào dưới pI, tóc tích điện dương và ở pH trên pI, tóc tích điện âm. Thông thường, các sản phẩm chăm sóc tóc có độ pH lớn hơn 3,7 nên tóc tích điện âm.Do đó,các thành phần cation dễ dàng bị hút vào tóc hơn các thành phần anion và các phân tử cation được sử dụng trong dầu gội như một chất cân bằng cho tóc.Trong các sản phẩn chăm sóc da và tóc,các chất diện hoạt cation có thể không tương thích với các chất diện hoạt anion do sự tương tác giữa chúng tạo thành muối khó tan lắng đọng trên bề mặt da và tóc [12]. Tương tự như tương tác giữa axit và bazo, các anion “mạnh” liên kết mạnh với các cation “mạnh” và các anion “yếu” liên kết yếu với các cation “yếu”. Những thay đổi cấu trúc trong các phân tử cation có thể “làm yếu” chúng và làm chúng tương thích hơn với các phân tử anion. O’lenick (2011) đã thực hiện một nghiên cứu để xác định tính tương thích của các chất diện hoạt cation cụ thể với hai chất diện hoạt anion phổ biến là SLS và SLES. Kết quả cho thấy các chất diện hoạt cation chứa nhóm amido có đặc tính tạo gel và tương thích tốt nhất với SLS, ví dụ như MMB, MMM, DMM, CaMB, MMG, DMG, ngoại trừ một chất diện hoạt amido cation có chứa một nhóm thơm là DMB; và SLES tương thích với các chất diện hoạt cation hơn SLS [54]. 1.2.4. Một số đặc tính vật lý của tócngười - Độ bền và chắc khỏe của sợi tóc lành ờ vào thành phần keratin ở lớp giữa.Một sợi tóc có sức căng tương tự như một sợi dây đồng có cùng đường kính. Tuy nhiên, để chống lại các lực tác dụng từ bên ngoài, sợi tóc cũng cần có một lớp biểu bì khỏe mạnh. Tổn thương lớp biểu bì có thể làm tóc bị chẻ ngọn và gãyrụng. - Độ đàn hồi là một tính chất quan trọng khác của sợi tóc. Đặc tính này cho phép tóc trở lại hình dạng ban đầu sau khi bị kéo căng, chẳng hạn như chải, mà không hư hại. Một sợi tóc khỏe khi được làm ướt và duỗi, nó có thể tăng 30% chiều dài và vẫn 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2