intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Thi hành pháp luật về chứng thực trên địa bàn quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:72

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài nghiên cứu "Thi hành pháp luật về chứng thực trên địa bàn quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội" hướng đến mục đích đề xuất một số giải pháp để nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập và góp phần nâng cao hiệu quả trong thi hành pháp luật chứng thực của UBND quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Thi hành pháp luật về chứng thực trên địa bàn quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội

  1. BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ CHỨNG THỰC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂY HỒ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Họ và tên tác giả: Nguyễn Phạm Tiến Thắng Hệ đào tạo: Đại học chính quy Khóa học: 2020 - 2024 Lớp: 2005LHOD Mã sinh viên: 2005LHOD077 HÀ NỘI – NĂM 2024
  2. BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ CHỨNG THỰC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂY HỒ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Họ và tên tác giả: Nguyễn Phạm Tiến Thắng Người hướng dẫn: Th.s Ngô Văn Linh Hệ đào tạo: Đại học chính quy Khóa học: 2020 - 2024 Lớp: 2005LHOD Mã sinh viên: 2005LHOD077 HÀ NỘI – NĂM 2024
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của riêng tội, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Thạc sĩ Ngô Văn Linh, đảm bảo tính trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Tác giả Nguyễn Phạm Tiến Thắng
  4. LỜI CẢM ƠN Trong khi thực hiện khóa luận tốt nghiệp với đề tài “ Thi hành pháp luật về chứng thực trên địa bàn quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội”, tôi xin cảm ơn Thạc sĩ Ngô Văn Linh là giảng viên hướng dẫn khoa học đã giúp đỡ tôi trực tiếp trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Bên cạnh đó, tôi cũng xin cảm ơn Học viện Hành chính Quốc gia và Khoa Nhà nước và pháp luật đã tạo điều kiện để tôi có thể thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp này. Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, bài nghiên cứu có thể còn tồn tại một vài khuyết điểm nhất định. Kính mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô giáo. Những ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo là những điều quý báu giúp tôi có thêm kiến thức, kinh nghiệm để thực hiện các bài nghiên cứu khác trong tương lai. Tôi xin chân thành cảm ơn !
  5. DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Số danh mục của bảng Nội dung của bảng biểu biểu 01 Bảng 01 Báo cáo về chỉ số SIPAS 02 Bảng 02 Thống kê kết quả chứng thực được tiếp nhận và giải quyết tại Phòng Tư pháp 03 Bảng 03 Thống kê số lượng yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc của UBND quận Tây Hồ 04 Bảng 04 Thống kê tỷ lệ giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính trước hoặc đúng hạn, bao gồm cả thủ tục chứng thực 05 Bảng 05 Thống kê số lượng kết quả chứng thực chưa được người yêu cầu chứng thực nhận kết quả 06 Bảng 06 Thống kê số lượng sổ chứng thực được lưu trữ tại Phòng Tư pháp 07 Bảng 07 Thống kê về số lượng Báo cáo tổng kết công tác tư pháp hàng năm (bao gồm cả hoạt động chứng thực) của Phòng Tư pháp 08 Bảng 08 Thống kê danh mục quy trình nội bộ thực hiện cấp bản sao từ sổ gốc và thực hiện chứng thực các loại việc chứng thực của UBND quận Tây Hồ 09 Bảng 09 Thống kê về chứng thực bản sao điện tử từ bản chính 10 Bảng 10 Thống kê một số hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của Phòng Tư pháp trong ba năm 2021, 2022, 2023 đã được triển khai và thực hiện
  6. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ UBND Ủy ban nhân dân VBQPPL Văn bản quy phạm pháp luật
  7. MỤC LỤC MỞ ĐẦU.................................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................................... 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài.................................................................................. 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................ 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 4 5. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................................... 5 6. Bố cục tổng quát của khóa luận ............................................................................................ 5 Chương 01.................................................................................................................................. 6 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHỨNG THỰC ................................................. 6 VÀ THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ CHỨNG THỰC ................................................................. 6 1.1. Chứng thực .................................................................................................................... 6 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm về chứng thực..................................................................... 6 1.1.2. Phân loại hoạt động chứng thực ......................................................................... 12 1.1.3. Sự cần thiết của hoạt động chứng thực .............................................................. 12 1.2. Pháp luật về chứng thực .............................................................................................. 13 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật về chứng thực ............................ 13 1.2.2. Quá trình hình thành và phát triển pháp luật về chứng thực tại Việt Nam từ năm 1986 đến nay ................................................................................................................ 18 1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật về chứng thực .......................................... 21 1.3. Thi hành pháp luật về chứng thực ............................................................................... 23 1.3.1. Khái niệm thi hành pháp luật về chứng thực ..................................................... 23 1.3.2. Đặc điểm của thi hành pháp luật về chứng thực ................................................ 24 1.3.3. Sự cần thiết thi hành pháp luật về chứng thực ................................................... 25 CHƯƠNG 02 ........................................................................................................................... 28 QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ CHỨNG THỰC .............................................. 28 VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ CHỨNG THỰC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN TÂY HỒ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI..................................................................... 28 2.1. Quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về chứng thực ............................................. 28 2.1.1. Một số văn bản pháp luật về chứng thực ........................................................... 28 2.1.2. Một số nội dung cơ bản của pháp luật Việt Nam hiện hành về chứng thực...... 29 2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về chứng thực của Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội ......................................................................................................................... 36 2.2.1. Khái quát về quận Tây Hồ và Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ........................... 36 2.2.2. Thực trạng thi hành pháp luật về chứng thực của Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ ...................................................................................................................................... 37 CHƯƠNG 03 ........................................................................................................................... 52 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ CHỨNG THỰC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN TÂY HỒ QUẬN TÂY HỒ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ........................................................................................... 52 3.1. Chủ trương, định hướng của Đảng Cộng sản Việt Nam có liên quan đến chứng thực... ............................................................................................................................................ 52 3.2. Một số giải pháp chung nhằm hoàn thiện pháp luật về chứng thực và thi hành pháp luật về chứng thực .............................................................................................................. 53 3.3. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong thi hành pháp luật về chứng thực của Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ ................................................................................................ 55 KẾT LUẬN .............................................................................................................................. 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chứng thực là hoạt động gắn liền với đời sống và là hoạt động được Nhà nước quan tâm, chú trọng và ngày càng hoàn thiện về pháp luật. Chứng thực mang lại sự bảo đảm về mặt pháp lý của các giấy tờ, văn bản được sử dụng trong các giao dịch, hoạt động khác nhau. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động chứng thực nên Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có những chủ trương, chính sách xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật về chứng thực từ rất sớm. Tính từ giai đoạn năm 2000 đến nay, Nhà nước đã xây dựng và ban hành rất nhiều các văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) về chứng thực để đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của người dân cũng như của xã hội như Nghị định 75/2000/NĐ – CP ngày 08 tháng 12 năm 2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực. Và tiếp theo những năm sau đó, Nhà nước ta tiếp tục sửa đổi, bổ sung, thay thế các VBQPPL về chứng thực nhằm bảo đảm các quy phạm pháp luật về chứng thực phù hợp với thực tiễn đời sống, đạt được hiệu quả khi áp dụng như Nghị định 79/2007/NĐ – CP của Chính phủ ngày 18 tháng 05 năm 2007 về cấp bản sao từ sổ gốc, bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký thay thế cho Nghị định 75/2000/NĐ – CP ngày 08 tháng 12 năm 2000 của Chính phủ trước đó. Đến năm 2012, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định 04/2012/NĐ – CP, Nghị định 06/2012/NĐ - CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 79/2007/NĐ – CP của Chính phủ để tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật về chứng thực. Hiện nay, VBQPPL mới nhất về chứng thực được Chính phủ ban hành là Nghị định 23/2015/NĐ – CP ngày ngày 16 tháng 02 năm 2015 về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng giao dịch. Nghị định trên đã khắc phục được những khuyết điểm của các VBQPPL về chứng thực trước đó và tiếp tục tạo ra cơ sở pháp lý cho các cá nhân, tổ chức thi hành pháp luật về chứng thực trên thực tiễn. Bên cạnh đó, tại Hà Nội nói chung và quận Tây Hồ thuộc thành phố Hà Nội nói riêng là một trong các quận trung tâm của thành phố Hà Nội có mật độ dân cư sinh sống (bao gồm cả người dân trong nước và người nước ngoài sinh sống tại đây) là rất lớn, nhu cầu chứng thực trên địa bàn cũng có số lượng không hề nhỏ và rất đa dạng, phức tạp. Trên thực tế trong quá trình thi hành pháp luật về chứng thực trên địa bàn quận Tây Hồ trong giai đoạn hiện nay cũng đã và đang xảy ra những khó khăn, vướng mắc nhất định cần phải khắc phục. Tuy nhiên, do tính chất phức tạp, đa dạng của hoạt động chứng thực trên địa bàn quận Tây Hồ dẫn đến việc nghiên cứu về vấn đề thi hành pháp luật về chứng thực trên phạm vi toàn bộ quận Tây Hồ là rất khó thực hiện. Thêm vào đó, trong thực tế có những hạn chế, bất cập chung mà có thể có nhiều cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực trên phạm vi địa bàn quận Tây Hồ cùng gặp phải. Do đó, trong khóa luận này đã lựa chọn đại diện một cơ quan có thẩm quyền chứng thực để nghiên cứu trong về vấn đề thi hành pháp luật về chứng thực trên địa bàn quận Tây Hồ đó là Ủy ban 1
  9. nhân dân (UBND) quận Tây Hồ. Vấn đề thi hành pháp luật về chứng thực của UBND quận Tây Hồ trong giai đoạn năm 2021 – 2023 bên cạnh những kết quả tốt cũng đang gặp phải một số vấn đề bất cập, hạn chế nhất định trong quá trình thi hành pháp luật về chứng thực. Những hạn chế, bất cập mà UBND quận Tây Hồ phải đối diện cũng có thể là những vướng mắc chung đã và đang tồn tại đối với các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực khác trên phạm vi địa bàn quận Tây Hồ. Việc nghiên cứu và đề xuất giải pháp cho vấn đề thi hành pháp luật về chứng thực của UBND quận Tây Hồ có ý nghĩa giúp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong khi thi hành pháp luật về chứng thực của UBND quận Tây Hồ đồng thời cũng sẽ góp phần vào quá trình hoàn thiện quy định của pháp luật về chứng thực cũng như góp phần nâng cao hiệu quả của trong thi hành pháp luật về chứng thực trên phạm vi địa bàn quận Tây Hồ nói chung. Như vậy, đó là những lý do để thực hiện đề tài “Thi hành pháp luật về chứng thực trên địa bàn quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội”. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Chứng thực là hoạt động có vai trò quan trọng trong xã hội và là vấn đề thu hút được nhiều sự quan tâm từ các nhà nghiên cứu. Do đó trong thực tiễn đã có rất nhiều bài nghiên cứu ở các khía cạnh khác nhau về chứng thực. Dưới đây là một số bài nghiên cứu nổi bật về đề tài chứng thực: 2.1. Các nghiên cứu về pháp luật về chứng thực Nghiên cứu pháp luật và việc thực hiện pháp luật trong thực tế nhằm mang lại sự đánh giá, nhận xét, tìm hiểu về các ưu điểm và nhược điểm của quy định pháp luật cũng như là ưu điểm, nhược điểm trong việc thực hiện pháp luật trên thực tế. Thông qua việc nghiên cứu đó có vai trò rất quan trọng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật trong giai đoạn hiện nay. Đối với lĩnh vực chứng thực, đã có một số bài nghiên cứu về pháp luật về chứng thực và thực hiện pháp luật về chứng thực dưới dạng luận văn như: Thứ nhất, luận văn “Pháp luật Việt Nam về chứng thực” của tác giả Nguyễn Thị Thu Hương tại Khoa Luật thuộc Đại học quốc gia Hà Nội thực hiện năm 2022[22]. Bài nghiên cứu có phạm vi nghiên cứu là tại Việt Nam nói chung. Thông qua luận văn, tác giả đã nghiên cứu về pháp luật thực định tại Việt Nam có liên quan đến chứng thực và thực trạng trong thi hành pháp luật về chứng thực. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về chứng thực. Thứ hai, luận văn “Thực hiện pháp luật về chứng thực ở UBND phường – Từ thực tiễn phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội” của tác giả Ngô Thị Hạnh tại Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội thực hiện năm 2018 [20]. Luận văn trên đã nghiên cứu dưới góc độ thực hiện pháp luật về chứng thực tại UBND phường Hàng Bài và nêu ra được ưu điểm, hạn chế trong thực hiện pháp luật về chứng thực tại UBND phường Hàng Bài để từ đó đưa ra các quan điểm thực hiện pháp luật về chứng 2
  10. thực và đề xuất một số giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về chứng thực tại UBND phường Hàng Bài. Thứ ba, luận văn “Áp dụng pháp luật về chứng thực qua thực tiễn huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội” của tác giả Nguyễn Thu Hương thực hiện tại Khoa Luật thuộc Đại học quốc gia Hà Nội năm 2018 [23]. Bài nghiên cứu trên đã nghiên cứu dưới góc độ áp dụng pháp luật về chứng thực trên phạm vi địa bàn huyện Phúc Thọ. Bên cạnh đó, nghiên cứu về hiệu quả của việc áp dụng pháp luật về chứng thực ở huyện Phúc Thọ và đánh giá về việc áp dụng pháp luật về chứng thực từ thực tiễn tại đó. Sau cùng, tác giả đã đưa ra những quan điểm và yêu cầu nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về chứng thực cùng với các giải pháp chung, cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về chứng thực ở huyện Phúc Thọ. Bên cạnh những công trình nghiên cứu dưới dạng luận văn thạc sĩ cũng có những công trình nghiên cứu của những chuyên gia trong lĩnh vực pháp lý dưới dạng những bài đăng tạp chí, đặc san,...Cụ thể gồm: Thứ nhất, bài viết nghiên cứu khoa học “Các quy định pháp luật về chứng thực – Một số hạn chế và kiến nghị sửa đổi, bổ sung” của tác giả Trần Việt Dũng đã được đăng trên tạp chí Pháp luật và thực tiễn số 50 năm 2022 [30]. Qua bài viết, tác giả nêu ra một số những hạn chế, bất cập trong các quy định của Nghị định 23/2015/NĐ – CP và Thông tư 01/2020/TT – BTP và kiến nghị nhằm hoàn thiện những quy định đó. Thứ hai, đặc san “Tuyên truyền pháp luật số 02 năm 2015 chủ đề pháp luật về chứng thực” [35]. Nội dung đặc san trên đã phân tích những quan niệm khác nhau trong và ngoài nước về chứng thực, quá trình hình thành và phát triển pháp luật về chứng thực tại Việt Nam,… Bên cạnh đó, phân tích nội dung quy định của Nghị định 23/2015/NĐ – CP. 2.2. Các nghiên cứu khác về chứng thực Ngoài những nghiên cứu về pháp luật về chứng thực và thực hiện pháp luật về chứng thực còn có các nghiên cứu dưới những góc độ khác như quản lý Nhà nước về chứng thực, xã hội hóa dịch vụ chứng thực,…Cụ thể như: Thứ nhất, luận văn “Quản lý Nhà nước về chứng thực, thực trạng và phương hướng đổi mới” của tác giả Chu Thị Tuyết Lan thực hiện tại khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội năm 2012 [15]. Luận văn đã tiếp cận dưới góc độ quản lý Nhà nước về chứng thực để làm rõ những thực trạng trong công tác quản lý Nhà nước về chứng thực như hạn chế về bố trí nhân lực làm công tác chứng thực, hạn chế về không thực hiện đúng quy định pháp luật về chứng thực tại một số địa phương, vướng mắc trong tổ chức thực hiện chứng thực theo cơ chế hành chính một cửa,…Trên cơ sở đó đã đưa ra những biện pháp nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về chứng thực. Thứ hai, luận văn “Quản lý Nhà nước về chứng thực từ thực tiễn huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam” của tác giả Đỗ Văn Thành tại Học viện Khoa học xã hội năm 2020 [19] . Luận văn đã thực hiện nghiên cứu về quản lý Nhà nước về chứng thực 3
  11. trên địa bàn huyện Núi Thành để làm rõ vấn đề thực tiễn trong: tổ chức bộ máy và bố trí nguồn nhân lực thực hiện chứng thực, thực hiện chứng thực theo thẩm quyền pháp luật quy định, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về chứng thực,…Từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về chứng thực tại huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Thứ ba, luận văn “Xã hội hóa dịch vụ công chứng, chứng thực qua thực tiễn thành phố Hà Nội” của tác giả Nguyễn Thị Thảo thực hiện tại Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2019 [21]. Luận văn đã nghiên cứu về vấn đề xã hội hóa dịch vụ chứng thực trong phạm vi địa bàn thành phố Hà Nội. Qua đó, làm rõ về thực trạng pháp luật về công chứng, chứng thực ở Việt Nam và thực trạng xã hội hóa dịch vụ công chứng, chứng thực ở thành phố Hà Nội. Các bài nghiên cứu trên tuy có điểm chung là nghiên cứu về lĩnh vực chứng thực nhưng định hướng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu có sự khác nhau. Hơn hết là chưa có bài nghiên cứu nào được nghiên cứu trên phạm vi địa bàn quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Thêm vào đó, các bài nghiên cứu nêu trên hầu hết được thực hiện nghiên cứu từ giai đoạn năm 2020 trở về trước. Trong giai đoạn từ 2021 - 2023 mới chỉ có một số ít bài nghiên cứu về chứng thực. Do đó khóa luận này sẽ đóng góp thêm cách tiếp cận mới trong vấn đề nghiên cứu về lĩnh vực chứng thực bằng cách nghiên cứu về vấn đề thi hành pháp luật về chứng thực của UBND quận Tây Hồ (thuộc phạm vi trên địa bàn quận Tây Hồ) trong giai đoạn từ năm 2021 - 2023. Thêm vào đó là góp phần thúc đẩy hoạt động nghiên cứu về vấn đề thi hành pháp luật về chứng thực trên địa bàn quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội nói chung. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Bài nghiên cứu hướng đến mục đích đề xuất một số giải pháp để nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập và góp phần nâng cao hiệu quả trong thi hành pháp luật chứng thực của UBND quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu, phân tích, làm rõ một số các vấn đề lý luận cơ bản có liên quan và các quy định của pháp luật hiện hành về chứng thực. - Đánh giá thực trạng qua việc phân tích tình hình thực tiễn về hoạt động chứng thực chứng thực của UBND quận Tây Hồ trong giai đoạn từ năm 2021 - 2023, làm rõ ưu điểm, khuyết điểm và nguyên nhân của những hạn chế đó. - Đề ra định hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần khắc phục những bất cập, hạn chế nhằm nâng cao hiệu quả trong thi hành pháp luật về chứng thực của UBND quận Tây Hồ. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của bài nghiên cứu là những vấn đề lý luận có liên quan 4
  12. đến chứng thực, các quy định pháp luật hiện hành về chứng thực và hoạt động chứng thực của UBND quận Tây Hồ trong thực tiễn giai đoạn năm 2021 – 2023. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Khóa luận tập trung nghiên cứu hoạt động thi hành pháp luật về chứng thực của UBND quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Về không gian: UBND quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Về thời gian: Giai đoạn từ năm 2021 – 2023. 5. Phương pháp nghiên cứu Bài nghiên cứu sử dụng một số phương pháp sau đây: Phương pháp thống kê: Thông qua các số liệu tiếp cận được trong quá trình nghiên cứu sẽ tiến hành thống kê lại các số liệu đó dưới dạng bảng, biểu nhằm phục vụ cho việc phân tích, đánh giá số liệu. Phương pháp nghiên cứu thông qua các tài liệu: Tiến hành nghiên cứu các tài liệu bao gồm sách, báo, bài viết khoa học,… có liên quan đến lĩnh vực chứng thực và vấn đề thi hành pháp luật về chứng thực trong thực tiễn. Phương pháp tổng hợp: Tiến hành khái quát, tổng hợp lại các nội dung đã nghiên cứu và đưa ra nhận xét, đánh giá và đưa ra các kết luận cụ thể. Phương pháp phỏng vấn: Thu thập thông tin có liên quan đến chủ đề nghiên cứu từ việc trao đổi, phỏng vấn với đội ngũ cán bộ, công chức phụ trách thực hiện chứng thực tại UBND quận Tây Hồ để qua đó có nhìn nhận, hiểu biết về những thực trạng đang gặp phải trong thực tiễn trong khi thi hành pháp luật về chứng thực của UBND quận Tây Hồ. Phương pháp so sánh: Tiến hành so sánh các số liệu, thống kê có sự tương đồng nhất định với nhau để nhằm phân biệt, đánh giá và đưa ra những kết luận cụ thể. Phương pháp duy vật biện chứng: Phân tích, làm rõ vấn đề nghiên cứu dưới các khía cạnh khác nhau để nhìn nhận được mối liên hệ giữa các vấn đề trong nội dung nghiên cứu. Và một số phương pháp khác như: Thống kê, phân tích, quan sát… để làm rõ các nội dung trong bài nghiên cứu. 6. Bố cục tổng quát của khóa luận Khóa luận tốt nghiệp gồm: Lời cảm ơn, lời cam đoan, mục lục, mở đầu, nội dung, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục. Phần nội dung của khóa luận tốt nghiệp gồm có ba chương, bao gồm: Chương 1:Những vấn đề lý luận cơ bản về chứng thực và thi hành pháp luật về chứng thực Chương 2: Quy định pháp luật hiện hành và thực tiễn thi hành pháp luật về chứng thực của Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về chứng thực của Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. 5
  13. Chương 01 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHỨNG THỰC VÀ THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ CHỨNG THỰC 1.1. Chứng thực 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm về chứng thực 1.1.1.1. Khái niệm Chứng thực là thuật ngữ phức tạp, hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau về thuật ngữ này. Trước đây, chỉ có thuật ngữ “công chứng”, phải đến khi các Nhà nước dân chủ phát triển, thuật ngữ “chứng thực” mới được hình thành và có sự tách bạch tương đối đối với thuật ngữ “công chứng”. Dưới góc độ ngôn ngữ, thuật ngữ “chứng thực” trong tiếng Anh là “attest” tạm dịch là “để hiển thị, nói hoặc chứng minh rằng một cái gì đó tồn tại hoặc là sự thật”[37]. Theo từ điển pháp luật và bách khoa toàn thư pháp lý WEX - Trung tâm Khoa học pháp lý - Trường Luật Cornell, chứng thực được hiểu là: “Attestation is a kind of testimony or confirmation. It is customary to sign a deed, make a will or sign other written documents in the presence of a witness who also signs the document to attest to its contents and the authenticity of the party's signature. In most cases, this practice is only for the purpose of preserving evidence and does not in itself constitute the substance of the document. For example, a witness attests a will by signing it; their signature may confirm, inter alia, that they witnessed the testator sign the will” [38] . Tạm dịch: Chứng thực là một loại lời khai hoặc xác nhận. Theo thông lệ, người ta sẽ ký chứng thư, lập di chúc hoặc ký các văn bản khác với sự có mặt của một nhân chứng, người này cũng ký vào văn bản để chứng thực nội dung của nó và tính xác thực của chữ ký của một bên. Trong hầu hết các trường hợp, cách làm này chỉ nhằm mục đích bảo quản bằng chứng và bản thân nó không phải là nội dung của tài liệu. Ví dụ, một nhân chứng chứng thực di chúc bằng cách ký tên vào đó, Chữ ký của họ có thể xác nhận, trong đó có những nội dung khác, rằng họ đã chứng kiến người lập di chúc ký di chúc. Ngoài ra, định nghĩa về chứng thực được định nghĩa trong từ điển tiếng Việt của Viện khoa học xã hội vùng Nam bộ đó là “Xác nhận là đúng sự thật” [34]. Dưới góc độ khoa học pháp lý, hiện nay các quan niệm về chứng thực trong khoa học pháp lý của các quốc gia có sự khác nhau. Do đó, để có thể hiểu khái niệm về chứng thực cần thông qua việc tìm hiểu các quan niệm về chứng thực cũng như là các khái niệm tương ứng trong khoa học pháp lý nước ngoài. - Quan niệm của khoa học pháp lý các nước về chứng thực: Trong khoa học pháp lý của một số nước dưới đây cũng có những khái niệm tương đồng với khái niệm “chứng thực” trong tiếng Việt và một số các quốc gia trên thế giới vẫn chưa có sự tách bạch rành mạch giữa pháp luật về công chứng và pháp 6
  14. luật về chứng thực như ở Việt Nam. Theo Luật Công chứng ngày 14/02/1991 của Cộng hà Ba Lan định nghĩa công chứng thị thực được hiểu là một dạng của thị thực hành chính, có nội dung như chứng thực tương tự với của Việt Nam, trong đó bao gồm: bản sao, chữ ký, bản sao trích từ bản gốc, ngày xuất trình tài liệu, một người còn sống, nơi ở của một người. Bên cạnh đó, khi công chứng viên thực hiện thị thực bản sao, công chứng viên đó phải thực hiện đối chiếu bản sao với bản gốc. Nếu trường hợp bản gốc có những chi tiết đặc biệt như: chữ bị gạch xóa, ghi nhớ bên lề hoặc bị khuyết thì công chứng viên phải ghi rõ những trường hợp đó [39]. Theo điều 39 của Luật công chứng ngày 28/09/1969 của Cộng hòa Liên bang Đức quy định về việc chứng thực đơn giản. Theo đó, khi thực hiện chứng thực chữ ký, dấu vân tay, tên hãng cũng như khi chứng thực thời điểm xuất trình giấy tờ cá nhân, chứng thực việc đã vào sổ đăng ký hoặc chứng thực các bản sao lục và các văn bản đơn giản khác thì chỉ cần một văn bản công chứng (không cần biên bản công chứng). Trong văn bản công chứng đó có chữ ký, dấu niêm phong và ghi rõ ngày, địa chỉ nơi lập văn bản đó. Ngoài ra, tại điều 40 của Luật công chứng kể trên tại khoản 1,2,3, cũng quy định về chứng thực chữ ký như sau: “Một chữ ký chỉ được chứng thực bởi công chứng viên biết chữ ký hoặc lấy được chữ ký đó; Công chứng viên chỉ cần kiểm tra lại văn bản xem có tồn tại lý do nào đó gây phương hại đến việc hành nghề của mình; Khi chứng thực phải khái quát nhân thân đương sự - người mà công chứng viên biết hoặc lấy được chữ ký và phải nói rõ là công chứng viên biết trước chữ ký hay vừa lấy chữ ký”.Bên cạnh đó,tại khoản 01 điều 42 của Luật trên cũng quy định về chứng thực bản sao: “ Khi chứng thực bản sao một văn bản cần xác định đó là bản chính” [35]. Có thể thấy rằng, tại Cộng hòa Liên bang Đức chỉ đưa ra được thuật ngữ về chứng thực gắn với những việc làm cụ thể và chưa đưa ra được cách hiểu về chứng thực nói chung. Tại Liên bang Nga, Luật Công chứng ngày 11/02/1993 quy định công chứng viên được thực hiện các hành vi sau: Xác thực việc thực hiện một ý chí, để thực hiện các biện pháp để bảo vệ di sản và quản lý phù hợp, chỉ ra các bản sao trung thành của tài liệu và các chiết xuất từ nó, cho biết tính xác thực của chữ ký trên tài liệu,... Đối với các Viên chức lãnh sự quán Nga được thực hiện các hành vi công chứng sau đây: Xác thực các giao dịch, trừ trường hợp hợp đồng chuyển nhượng bất động sản nằm trên lãnh thổ của Liên bang Nga, thực hiện các biện pháp để bảo vệ di sản, cấp giấy chứng nhận thừa kế, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với một phần khối tài sản chung của vợ chồng, xác nhận tính xác thực của các bản sao của tài liệu và các chiết xuất của nó, cho biết tính xác thực của chữ ký trên tài liệu, cho biết độ chính xác của bản dịch các văn bản từ một ngôn ngữ khác, xác nhận danh tính của công dân với người được miêu tả trong các bức ảnh,...[39]. Qua phân tích trên, có thể thấy rằng các quốc gia Liên bang Nga, Ba Lan, Đức 7
  15. có điểm chung là không tách bạch rõ ràng giữa công chứng và chứng thực. Biểu hiện qua việc Luật điều chỉnh đa phần đều có tên là Luật công chứng, chứng thực hoặc có luật có tên là công chứng nhưng nội dung điều chỉnh về cả công chứng lẫn chứng thực. Theo đó, thường người thực hiện công chứng và chứng thực có thể hoán đổi vị trí trong từng trường hợp cụ thể. Công chứng viên cũng được Bộ Tư pháp bổ nhiệm còn người đứng đầu xã hoặc nhân viên thư ký các xã thực hiện chứng thực. Các việc về chứng thực khá đa dạng, ngoài chứng thực bản sao, bản dịch, chữ ký còn có một số việc khác xác nhận rằng công dân đang sống, một công dân ở một nơi nhất định, xác nhận danh tính của một công dân với người được miêu tả trong bức ảnh, ngày xuất trình tài liệu,... Bên cạnh đó, đa phần các quốc gia cũng đều quy định công chứng viên hoặc người thực hiện chứng thực không được thực hiện hoạt động công chứng hoặc chứng thực đối với người thân ở tất cả các ngôi thứ thuộc hàng trực hệ và họ hàng trong phạm vi ba đời nếu là một trong các bên đương sự hoặc là một người có chung quyền lợi. - Thuật ngữ chứng thực tại Việt Nam từ năm 1945 đến trước khi Nghị định 23/2015/NĐ - CP được ban hành [35] Ở nước ta, trong giai đoạn năm 1945, thuật ngữ “chứng thực” chưa được sử dụng và được thay thế bằng thuật ngữ “thị thực”. Trong Sắc lệnh 59/SL ngày 15/11/1945 của Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ Cộng hòa về thể lệ việc thị thực các giấy tờ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng thuật ngữ “thị thực” mà không sử dụng thuật ngữ “chứng thực”. Theo quy định của Sắc lệnh trên: “Các Ủy ban có quyền thị thực tất cả các giấy má trong địa phương mình, bất kỳ người đương sự làm giấy má ấy thuộc về quốc tịch nào. Tuy nhiên, Ủy ban thị thực phải là Ủy ban ở trú quán một bên đương sự lập ước và về việc bất động sản phải là Ủy ban ở nơi sở tại bất động sản.” Sau này, thuật ngữ “chứng thực” lần đầu tiên được xuất hiện trong Thông tư số 858/QLTPK ngày 15/10/1987. Thông tư trên được ban hành nhằm hướng dẫn thực hiện các việc làm công chứng. Theo quy định của Thông tư trên: Công chứng viên có có thể chứng thực chữ ký của người lập ra các giấy tờ, đơn từ có nội dung không trái pháp luật và đạo đức xã hội chủ nghĩa. Công chứng viên không phải kiểm tra, xác nhận nội dung của việc trong giấy tờ, đơn từ đó mà chỉ phải xác định nội dung các giấy tờ, đơn từ đó có thuộc trường hợp trái quy định pháp luật hay không. Ngoài ra trường hợp thấy nội dung và các sự việc được nêu tại giấy tờ, đơn từ có thể gây hại cho người ký thì công chứng viên phải giải thích cho các bên đương sự hiểu về hậu quả pháp lý của vấn đề đó. Sau khi đã kiểm tra chữ ký của đương sự, công chứng viên phải yêu cầu đương sự ký vào giấy tờ, đơn từ và ghi chứng thực theo mẫu quy định. Đến giai đoạn năm 2000, Nghị định 75/2000/NĐ - CP về công chứng, chứng thực được ban hành, khái niệm về chứng thực đã được định nghĩa tại khoản 02 điều 02 của Nghị định trên: “chứng thực là việc Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã xác nhận sao y giấy tờ, hợp đồng, giao dịch và chữ ký của cá nhân trong các giấy tờ phục vụ 8
  16. cho việc thực hiện các giao dịch của họ theo quy định của Nghị định này.”. Tuy nhiên, khái niệm trên đã không còn phù hợp do Nghị định 75/2000/NĐ - CP đã hết hiệu lực thi hành. Bên cạnh đó, với những sự thay đổi trong quy định của pháp luật về chứng thực hiện hành cũng khiến cho khái niệm trên không bao hàm đầy đủ được ý nghĩa. Chẳng hạn như, thẩm quyền thực hiện chứng thực theo quy định của pháp luật về chứng thực hiện hành ngoài UBND cấp huyện và UBND cấp xã còn có tổ chức hành nghề công chứng và một số cơ quan, tổ chức khác. Sau đó, vào năm 2007, Nghị định 79/2007/NĐ - CP được ban hành nhằm thay thế cho Nghị định 75/2000/NĐ - CP đã không kế thừa khái niệm về chứng thực của Nghị định 75/2000/NĐ - CP mà chỉ định nghĩa một số khái niệm về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký tại khoản 04, 05, 06 điều 02 của Nghị định 79/2007/NĐ - CP. - Khái niệm về chứng thực theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành: VBQPPL về chứng thực đang có hiệu lực thi hành là Nghị định 23/2015/NĐ – CP đã đưa ra một số định nghĩa về chứng thực tại điều 02 của Nghị định trên. Theo đó: “Cấp bản sao từ sổ gốc là việc cơ quan hoặc tổ chức đang quản lý sổ gốc, dựa trên căn cứ từ sổ gốc để tiến hành cấp bản sao cho người yêu cầu (bản sao từ sổ gốc cần phải đáp ứng được một cách đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc). Chứng thực bản sao từ bản chính là việc cơ quan hoặc tổ chức có thẩm quyền theo quy định của Nghị định 23/2015/NĐ - CP dựa trên căn cứ từ bản chính để thực hiện chứng thực bản sao là đúng so với bản chính. Chứng thực chữ ký là việc cơ quan hoặc tổ chức có thẩm quyền theo quy định của Nghị định 23/2015/NĐ - CP chứng thực chữ ký trong văn bản, giấy tờ là chữ ký của người yêu cầu chứng thực chữ ký đó. Chứng thực hợp đồng, giao dịch là việc cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Nghị định 23/2015/NĐ - CP chứng thực về địa điểm, thời gian giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự của các bên tham gia hợp đồng giao dịch, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.” Các khái niệm trên về cơ bản là được kế thừa từ VBQPPL về chứng thực trước đó là Nghị định 79/2007/NĐ – CP nhưng đã bổ sung thêm khái niệm về chứng thực hợp đồng, giao dịch. Bên cạnh đó, có thể thấy rằng tại Nghị định 23/2015/NĐ – CP chưa đưa ra khái niệm về chứng thực nói chung mà chỉ đưa ra khái niệm chứng thực gắn liền với một hoạt động, công việc cụ thể. Do đó, từ Nghị định 79/2007/NĐ - CP đến nay, trong các VBQPPL của Việt Nam liên quan đến chứng thực vẫn chưa đưa ra được khái niệm về chứng thực nói chung. Tuy nhiên, trong một số tài liệu khoa học pháp lý tại Việt Nam đã đưa ra khái niệm về chứng thực dưới góc độ khoa học pháp lý, có giá trị tham khảo hoặc nhằm phục vụ cho các hoạt động nghiên cứu, phổ biến pháp luật,.... Nổi bật là “Đặc san tuyên truyền pháp luật số 02/2015” đã đưa ra khái niệm về chứng thực [35]. Theo đó, 9
  17. chứng thực có thể hiểu “là việc các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện chứng thực xác nhận tính chính xác, tính có thực của các giấy tờ, văn bản, chữ ký của cá nhân, các thông tin cá nhân, sự kiện pháp lý để phục vụ trong các quan hệ kinh tế, dân sự, hành chính,…” Bài khóa luận sẽ tiếp cận khái niệm về chứng thực theo khái niệm của đặc san trên. 1.1.1.2. Đặc điểm Hoạt động chứng thực mang một số các đặc điểm cơ bản gồm: Thứ nhất, hoạt động chứng thực là hoạt động mang tính chất hành chính do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện [24]. Hoạt động cấp bản sao từ sổ gốc được thực hiện bởi các cơ quan, tổ chức quản lý sổ gốc. Đối với hoạt động chứng thực bảo sao từ bản chính, chứng thực chữ ký (chữ ký người dịch) và chứng thực hợp đồng, giao dịch phải được thực hiện bởi các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền như UBND cấp xã, UBND cấp huyện, cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại nước ngoài,… hoặc các tổ chức được Nhà nước trao quyền (Văn phòng công chứng) thực hiện hoạt động chứng thực. Việc cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực các việc chứng thực do các cơ quan, tổ chức không có thẩm quyền thực hiện sẽ không mang lại giá trị pháp lý cho giấy tờ, văn bản. Cơ quan có thẩm quyền thực hiện cấp bản sao từ sổ gốc, thực hiện chứng thực phải được quy định trong các VBQPPL do Nhà nước ban hành theo trình tự, thủ tục của quy định pháp luật. Thứ hai, hoạt động chứng thực là hoạt động xác nhận giấy tờ, văn bản, chữ ký, thông tin cá nhân và sự kiện pháp lý theo quy định pháp luật [16]. Hoạt động, giao dịch trong đời sống rất đa dạng và phức tạp. Khi sử dụng các bản sao của các giấy tờ, văn bản để thực hiện giao dịch, để bảo đảm bản sao giống với bản chính cần phải có sự xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác nhận về việc bản sao là giống với bản chính. Bên cạnh đó, một số giấy tờ văn bản có chữ ký cần phải xác nhận chữ ký là của người ký. Đối với hợp đồng, giao dịch cần được bảo đảm tính chính xác, có thực của các sự kiện pháp lý, thông tin của các cá nhân trong hợp đồng, giao dịch nên hoạt động chứng thực hợp đồng, giao dịch được thực hiện để nhằm mục đích xác nhận về các sự kiện pháp lý, thông tin cá nhân trong hợp đồng, giao dịch đó. Hoạt động xác nhận trên chỉ nhằm mục đích xác nhận về tính chính xác, tính có thực đối với giấy tờ, văn bản là bản sao là đúng với bản chính hoặc chữ ký là đúng của người ký hoặc xác nhận về các thông tin cá nhân, sự kiện pháp lý trong hợp đồng, giao dịch của các bên khi thực hiện giao kết hợp đồng, giao dịch. Thứ ba, hoạt động chứng thực là hoạt động được thực hiện theo trình tự, thủ tục theo quy định pháp luật Người yêu cầu chứng thực và người thực hiện chứng thực cần phải tuân thủ đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về chứng thực. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực không được chứng thực một cách tùy tiện hoặc tự ý thêm, bớt trình tự, thủ tục ngoài quy định pháp luật để thực hiện chứng thực, gây khó khăn cho 10
  18. người yêu cầu chứng thực. Trình tự, thủ tục về chứng thực được quy định tại các VBQPPL do các cơ quan Nhà nước hoặc cá nhân có thẩm quyền ban hành. Hơn hết, trình tự, thủ tục về chứng thực được thực hiện thống nhất trên lãnh thổ Việt Nam và tại các cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài. Thứ tư, chủ thể của hoạt động chứng thực rất đa dạng, trong đó có cả những đối tượng đặc biệt Hoạt động chứng thực là hoạt động thiết yếu và phức tạp nên chủ thể trong hoạt động chứng thực cũng rất đa dạng . Người yêu cầu chứng thực trên lãnh thổ Việt Nam có thể là người Việt Nam hoặc là người nước ngoài,... Bên cạnh đó, có những người yêu cầu chứng thực đặc biệt như nhóm người yếu thế, dễ bị tổn thương (người già yếu, người khuyết tật) hoặc người đang bị tạm giam, tạm giữ,…. Ngoài ra còn có sự đa dạng đến từ cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện hoạt động chứng thực khi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước hướng đến xây dựng “Nhà nước nhỏ, xã hội lớn”, tích cực tăng cường xã hội hóa dịch vụ công, trong đó có hoạt động chứng thực. Do đó, trong giai đoạn hiện nay, khác với giai đoạn những năm 2000 khi Nghị định 75/2000/NĐ – CP chỉ quy định thẩm quyền thực hiện chứng thực thuộc về UBND cấp huyện hoặc cấp xã thì nay Nghị định 23/2015/NĐ – CP đã mở rộng thẩm quyền chứng thực cho cả khu vực ngoài Nhà nước như Văn phòng Công chứng. Vậy nên, trong xã hội hiện nay đã có rất nhiều Văn phòng Công chứng được thành lập có thể thực hiện hoạt động chứng thực và người yêu cầu chứng thực cũng có nhiều sự lựa chọn trong địa điểm để yêu cầu chứng thực, trừ một số trường hợp yêu cầu chứng thực có liên quan đến bất động sản hoặc nhà ở. Thứ năm, hoạt động chứng thực đòi hỏi về năng lực và ý thức trách nhiệm cao của người thực hiện chứng thực trong cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực Chứng thực là việc xác nhận giấy tờ, văn bản để sử dụng trong các giao dịch, hoạt động khác nhau. Vậy nên, khi có sai sót trong hoạt động chứng thực sẽ để lại nhiều hậu quả khó có thể khắc phục trong xã hội. Chẳng hạn như, người lập di chúc đang trong tình trạng không minh mẫn và di chúc đó vẫn được chứng thực sẽ gây ảnh hưởng đến quyền lợi của những đối tượng được hưởng di chúc. Do đó, người thực hiện chứng thực trong cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phải là người có đủ năng lực chuyên môn, cụ thể là hiểu biết sâu sắc về pháp luật về chứng thực, để có thể nhìn nhận, đánh giá và xác nhận giấy tờ, văn bản được yêu cầu chứng thực. Hơn hết, trách nhiệm, đạo đức của người thực hiện chứng thực cũng rất quan trọng nếu trường hợp người thực hiện chứng thực cố tình chứng thực trái pháp luật sẽ để lại các thiệt hại cho xã hội khi giấy tờ, văn bản được chứng thực trái pháp luật có thể có khả năng được sử dụng trong các giao dịch, hoạt động khác và các cá nhân, tổ chức trong xã hội nếu không có nhiều kiến thức về pháp luật về chứng thực sẽ khó có thể phân biệt được giấy tờ, văn bản đó đã bị chứng thực trái với quy định pháp luật. Thứ sáu, người thực hiện chứng thực không chịu trách nhiệm về nội dung, tính 11
  19. hợp lệ, hợp pháp của các giấy tờ, văn bản được yêu cầu chứng thực Theo quy định pháp luật về chứng thực hiện hành người yêu cầu chứng thực phải tự bảo đảm về nội dung của giấy tờ, văn bản, tính hợp lệ, hợp pháp của giấy tờ, văn bản. Tại khoản 02 điều 08 Nghị định 23/2015/NĐ – CP quy định “ Người yêu cầu chứng thực phải chịu trách nhiệm về nội dung, tính hợp lệ, hợp pháp của giấy tờ, văn bản mà mình yêu cầu chứng thực hoặc xuất trình khi làm thủ tục chứng thực theo quy định của Nghị định này.”. Tuy nhiên, theo quy định pháp luật về chứng thực thì người thực hiện chứng thực vẫn phải bảo đảm về nội dung của giấy tờ, văn bản đó có nội dung không trái với pháp luật, đạo đức xã hội, tuyên truyền, kích động chiến tranh chống lại chế độ XHCN của Việt nam, xuyên tạc lịch sử của dân tộc Việt Nam, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức,… hoặc bảo đảm giấy tờ, văn bản không thuộc các trường hợp không được chứng thực theo quy định của pháp luật về chứng thực. Chẳng hạn như, tại điều 22 Nghị định 23/2015/NĐ - CP đã quy định về những trường hợp không được chứng thực bản sao từ bản chính. Do dó, để có thể xác định được yêu cầu chứng thực bản sao từ bản chính có thuộc trường hợp không được chứng thực hay không, trên thực tế người thực hiện chứng thực vẫn phải kiểm tra về nội dung của bản chính giấy tờ,văn bản là căn cứ để thực hiện chứng thực bản sao từ bản chính. 1.1.2. Phân loại hoạt động chứng thực 1.1.2.1. Căn cứ theo thẩm quyền thực hiện chứng thực Chứng thực tại UBND cấp huyện, chứng thực tại UBND cấp xã, chứng thực tại cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan đại diện lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam tại nước ngoài (sau đây gọi chung là cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài) và chứng thực tại tổ chức hành nghề công chứng [31]. Khi phân loại theo cách trên, có thể nhận biết được những cơ quan, tổ chức nào có thẩm quyền thực hiện chứng thực. Bên cạnh đó, đối với mỗi cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực như trên sẽ có thẩm quyền thực hiện các việc chứng thực khác nhau. 1.1.2.2. Căn cứ theo nội dung chứng thực Căn cứ theo nội dung chứng thực gồm có: Cấp bản sao từ sổ gốc (chứng thực bản sao từ sổ gốc), chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch [31]. Cách thức phân loại này dựa trên nội dung của mỗi loại việc chứng thực. Mỗi nội dung chứng thực nêu trên có thẩm quyền, trình tự, thủ tục,... thực hiện khác nhau. Do đó, khi phân loại như vậy có thể giúp hiểu được nội dung của từng loại việc chứng thực, từ đó hoạt động chứng thực có thể được thực hiện trong thực tiễn một cách dễ dàng hơn. 1.1.3. Sự cần thiết của hoạt động chứng thực Hoạt động chứng thực là hoạt động giúp mang lại sự an toàn pháp lý trong khi thực hiện các giao dịch, hoạt động khác nhau. Bên cạnh đó, tại Việt Nam lĩnh vực 12
  20. chứng thực cũng là một trong các lĩnh vực được Đảng và Nhà nước Việt Nam quan tâm và chú trọng phát triển. Trong giai đoạn hiện nay, chứng thực là hoạt động ngày càng thể hiện vai trò thiết yếu, quan trọng đối với mọi người trong xã hội. Sự thiết yếu của hoạt động chứng thực được thể hiện ở một số nội dung gồm: Thứ nhất, hoạt động chứng thực là hoạt động nhằm mang lại sự bảo đảm về pháp lý Xã hội luôn luôn vận động không ngừng và ngày càng phát triển hơn, đồng thời với đó là nhu cầu của con người cũng ngày càng tăng cao. Để giảm thiểu những rủi ro về mặt pháp lý trong các giao dịch, hoạt động như: sử dụng giấy tờ, văn bản giả hoặc giả mạo chữ ký trong văn bản, giấy tờ hoặc giả mạo các sự kiện pháp lý, thông tin cá nhân trong hợp đồng giao dịch,...nên hoạt động chứng thực được thực hiện để bảo đảm sự xác nhận về tính chính xác, có thực của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với văn bản, giấy tờ để có thể sử dụng trong các giao dịch, hoạt động khác nhau trong xã hội. Thứ hai, hoạt động chứng thực nhằm đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân Hoạt động chứng thực giúp cho các cá nhân, tổ chức có được thêm sự an toàn pháp lý trong khi thực hiện giao dịch, hoạt động trong xã hội. Vậy nên trong thực tế có rất nhiều yêu cầu chứng thực đến từ các cá nhân, tổ chức khác nhau. Do đó, khi phần lớn các cá nhân, tổ chức trong xã hội có nhu cầu, có nguyện vọng đối với hoạt động chứng thực thì Nhà nước phải xây dựng, ban hành và bảo đảm thực hiện hoạt động chứng thực trong xã hội để đáp ứng các nhu cầu, nguyện vọng đó. Thứ ba, hoạt động chứng thực giúp Nhà nước nâng cao vai trò của quản lý hành chính Nhà nước Hoạt động chứng thực là hoạt động thuộc lĩnh vực hành chính tư pháp và cũng là một trong các lĩnh vực của quản lý hành chính Nhà nước. Qua hoạt động chứng thực, các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có thể kịp thời phát hiện các giấy tờ, văn bản có nội dung trái quy định pháp luật, trái với thuần phong mỹ tục, đạo đức xã hội,... từ đó có thể tiến hành xử lý hoặc chuyển cho cơ quan có thẩm quyền xử lý. Theo đó góp phần nâng cao hiệu quả của quản lý Nhà nước, ngăn ngừa tội phạm. Bên cạnh đó, thông qua hoạt động quản lý Nhà nước về chứng thực sẽ giúp cho Nhà nước điều chỉnh hoạt động chứng thực sao cho phù hợp với pháp luật, phù hợp với định hướng của Nhà nước. 1.2. Pháp luật về chứng thực 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật về chứng thực 1.2.1.1. Khái niệm pháp luật về chứng thực Pháp luật về chứng thực là một bộ phận nằm trong hệ thống pháp luật Việt Nam, điều chỉnh về hoạt động chứng thực. Để có thể hiểu khái niệm về pháp luật về chứng thực thì trước hết phải hiểu về khái niệm pháp luật. Khái niệm về pháp luật hiện nay vẫn đang tồn tại nhiều quan niệm khác nhau 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2