intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kiểm toán độc lập Việt Nam

Chia sẻ: Phamthithu Truc | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

947
lượt xem
257
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tháng 5 năm 1991 hoạt động kiểm toán độc lập Việt Nam ra đời sau thời gian dài thai nghén và khi đó chỉ có 2 công ty được Bộ Tài chính thành lập với 15 người cũng như số lượng kiểm toán viên đếm trên đầu ngón tay. Hồi ấy, cụm từ kiểm toánkiểm toán độc lập còn mới lắm, nếu không muốn nói xa lạ đối với nhiều người, nhiều DN. Đó là mốc thời gian khó quên. Mới đây, phóng viên TBTCVN đã trò chuyện với ông Bùi Văn Mai Vụ trưởng Vụ Chế độ Kế toán...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kiểm toán độc lập Việt Nam

  1. Kiểm toán độc lập Việt Nam: 15 năm phát triển và tiếp nối  TCKT cập nhật: 31/05/2006  Tháng 5 năm 1991 hoạt động kiểm toán độc lập Việt Nam ra đời sau thời gian dài thai  nghén và khi đó chỉ có 2 công ty được Bộ Tài chính thành lập với 15 người cũng như số  lượng kiểm toán viên đếm trên đầu ngón tay. Hồi ấy, cụm từ kiểm toán­ kiểm toán độc  lập còn mới lắm, nếu không muốn nói xa lạ đối với nhiều người, nhiều DN. Đó là mốc  thời gian khó quên. Mới đây, phóng viên TBTCVN đã trò chuyện với ông Bùi Văn Mai ­  Vụ trưởng Vụ Chế độ ­ Kế toán (Bộ Tài chính) xung quanh nội dung này.  Thưa ông, sau 15 năm thành lập các công ty kế toán ­ kiểm toán này đang kỷ niệm ngày thành lập, đang chuẩn bị   chuyển đổi hình thức sở hữu ông đánh giá ra sao về thời gian đi qua, về sự ra đời và phát triển kiểm toán độc lập   Việt Nam? ­ Năm 2001, kiểm toán độc lập (KTĐL) tổng kết 10 năm ra đời. Trong bài phát biểu tại buổi kỷ niệm đó (với tư cách  là người có mặt từ ngày đầu thành lập) tôi có nói rằng: 10 năm ra đời KTĐL là 10 năm góp phần cho sự phát triển  không ngừng của nền kinh tế đất nước, về sự lành mạnh tài chính của hệ thống các doanh nghiệp, cả DN có vốn  đầu tư nước ngoài, các cơ quan đơn vị, các tổ chức quốc tế có nhu cầu trợ giúp, tư vấn của các công ty kiểm toán.  Điều quan trọng nữa là KTĐL góp phần hoàn thiện hoá chế độ, chuẩn mực kế toán, là kênh thông tin quan trọng  trong việc quảng bá, hướng dẫn ứng dụng thống nhất, rộng rãi chế độ đối với các DN, các tổ chức kinh tế. Bây giờ nhìn lại 15 năm ra đời và phát triển của KTĐL chúng ta càng thấy hết vai trò và vị trí của hoạt động kiểm  toán trong nền kinh tế quốc dân. Từ loại hình hoạt động chưa hề có ở Việt Nam nay được xã hội thừa nhận như một  nhu cầu tất yếu, góp phần duy trì và phát triển nghề nghiệp kiểm toán, kế toán Việt Nam. Nếu không có sự hiện  diện của KTĐL liệu các nhà đầu tư nước ngoài hiểu gì, biết gì về bức tranh toàn diện cũng như về các chuẩn mực  kế toán Việt Nam. Một khi họ chưa hiểu hoặc hiểu chưa đầy đủ, đương nhiên cơ hội đầu tư sẽ chậm đi ít đi. Và nữa,  thông qua hoạt động kiểm toán sẽ xác nhận về tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh của các đơn vị, DN thay  cho các hoạt động thanh tra, kiểm tra mang nặng tính hành chính. Tôi muốn nói, thông qua kiểm toán sẽ đảm bảo  thông tin một cách trung thực, khách quan, hợp lý khi công khai báo cáo tài chính nhất là trong cổ phần hoá DN,  đầu tư cổ phiếu, cổ phần như hiện nay... KTĐL Việt Nam đã làm được nhiều việc như vậy, khẳng định vai trò hiện  nay. Hiện cả nước có bao nhiêu công ty kiểm toán độc lập, cung cấp bao nhiêu loại hình dịch vụ, thưa ông? Từ 2 công ty ban đầu, đến nay cả nước có 95 công ty kế toán, kiểm toán trong đó có 3 công ty Nhà nước, 4 công ty  có 100% vốn nước ngoài, 16 công ty hợp danh, 14 công ty cổ phần, còn lại là TNHH. Trong đó có 87 công ty đủ  điều kiện hành nghề. 15 năm qua, Bộ Tài chính tổ chức 11 kỳ thi kiểm toán viên quốc gia và cấp chứng chỉ kiểm toán viên (KTV) cho  1.234 người. Hiện trong số này có 120 người đạt trình độ quốc tế, có chứng chỉ kiểm toán viên quốc tế, chiếm 10%, 
  2. đó là con số đáng chú ý. Theo thống kê, hiện có 868 người đang làm việc tại các công ty kiểm toán, cung cấp 20  loại hình nghiệp vụ chuyên môn, doanh thu của các công ty hằng năm tăng đáng kể, chẳng hạn năm 2005 là 542 tỷ  đồng. So với nhu cầu hiện nay, theo ông số kiểm toán viên đó là nhiều hay ít? ­ Theo tôi, so với sự phát triển của nền kinh tế, với nhu cầu hiện nay thì số lượng kiểm toán viên nói trên là chưa  nhiều, về chất lượng cũng vậy, chưa đồng đều, chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của DN, các tổ chức đơn vị... Gần  đây, điều đáng mừng nhiều người đã chú ý đến nghề kiểm toán bằng việc tham gia thi tuyển, tự nghiên cứu, học  tập, nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn. Các thí sinh dự thi KTV quốc gia ngày một đông. Năm 2004 là 400  thì năm 2005 là 700, và năm nay dự kiến có khoảng 1.000 thí sinh tham gia kỳ thi tuyển KTV. Tuy nhiên, gần đây  nhiều người được cấp chứng chỉ, chứng chỉ KTV và đăng ký hành nghề nhưng vì nhiều lý do khác nhau đã chuyển  đổi nghề nghiệp, điều này khiến cho số lượng KTV, chất lượng không đồng đều đã thiếu lại càng thiếu hơn. Đối với  nghề kiểm toán (có lẽ nhiều ngành nghề khác cũng vậy) chỉ sau một thời gian thì chất lượng chuyên môn sẽ khác đi  nhiều. Thực tế, từ năm 1994 đến nay, yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ đối với một KTV ngày một cao, kể cả trong  thi tuyển, càng về sau càng cao hơn, khó hơn, đó là lẽ đương nhiên. Hiện có một số công ty kiểm toán thuộc diện phải chuyển đổi hình thức sở hữu theo Nghị định 105 và Nghị định   133 của Chính phủ (từ DNNN sang công ty TNHH nhiều thành viên). Việc chuyển đổi này của các công ty KTĐL có   gì khác với so với việc chuyển đổi các DNNN theo hình thức cổ phần hoá hay không, thưa ông? ­ Về cơ bản là giống nhau. Điểm khác là cổ phần ­ phần vốn của các công ty kiểm toán này chỉ được bán trong nội  bộ công ty, người mua ở đây phải là người có chứng chỉ KTV, những người trực tiếp tham gia quá trình quản lý, điều  hành công ty... Vì sao vậy? Thế còn đối với những cán bộ, nhân viên khác của các công ty này thì sao? Họ có nhiều năm gắn bó,   cũng đóng góp công sức cho sự ra đời và phát triển công ty từ trước đến nay? ­ Hiện Bộ Tài chính chưa có quyết định cuối cùng, tất cả mới chỉ là những dự kiến. Riêng đối với cán bộ, nhân viên  không phải là là kiểm toán viên, nói chung không thuộc diện được tham gia mua cổ phần ­ phần vốn có thể do công  đoàn sẽ là đầu mối đứng ra đại diện quyền lợi cho họ, để mua cổ phần ­ phần vốn theo giá ưu đãi nào đó. Ví dụ  như vậy. Thưa ông, trong tiến trình chuyển đổi, hiện nay Bộ Tài chính đang có giải pháp nào nhằm tạo điều kiện cho hoạt   động kiểm toán độc lập ở Việt Nam tiếp tục phát triển? ­ Có nhiều việc, nhưng có thể nói gọn thế này: Hiện chúng tôi đã trình Bộ Tài chính chiến lược phát triển KTĐL từ  năm 2006 đến năm 2010 trong đó đề cập tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán kiểm toán, đảm bảo tuân  thủ các chuẩn mực quốc tế, được quốc tế thừa nhận, và phù hợp với tiến trình gia nhập WTO, mở cửa, hội nhập.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2