Kiểm toán hoạt động: Một loại hình kiểm toán
lượt xem 27
download
Luật Kiểm toán nhà nước (KTNN) đã được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua vào ngày 14/6/2005 và có hiệu lực thi hành lừ ngày 1/1/2006. Luật KTNN bao gồm 8 chương, 76 điều quy định về tổ chức và hoat động của KTNN, trong đó, chương IV (gồm 29 điều) quy định về nội dung hoạt động kiểm toán của KTNN.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kiểm toán hoạt động: Một loại hình kiểm toán
- Kiểm toán hoạt động: Một loại hình kiểm toán Nhà nước Luật Kiểm toán nhà nước (KTNN) đã được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua vào ngày 14/6/2005 và có hiệu lực thi hành lừ ngày 1/1/2006. Luật KTNN bao gồm 8 chương, 76 điều quy định về tổ chức và hoat động của KTNN, trong đó, chương IV (gồm 29 điều) quy định về nội dung hoạt động kiểm toán của KTNN. Mục 2 của chương này (từ điều 36 tới điều 40) quy định về các loại hình kiểm toán. Một trong những loại hình kiểm toán được đề cập thu hút nhiều sự quan tâm, đó là loại hình kiểm toán hoạt động. Các loại hình kiểm toán Điều 36, Luật KTNN quy định có ba loại hình kiểm toán, đó là kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt
- động. Tổng Kiểm toán Nhà nước có quyền quyết định loại hình kiểm toán đối với từng cuộc kiểm toán. Điều 39, Luật KTNN quy định nội dung của kiểm toán hoạt động, đó là kiểm toán viên phải kiểm tra tình hình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ hoạt động của đơn vị; Việc bảo đảm, quản lý và sử dụng các nguồn lực; Hệ thống kiểm soát nội bộ; Các chương trình, dự án, các hoạt động của đơn vị được kiểm toán và tác động của môi trường bên ngoài đối với tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả hoạt động của đơn vị được kiểm toán. Quy định về các loại hình kiểm toán của Luật này hoàn toàn phù hợp với cách tiếp cận của Tổ chức Quốc tế các cơ quan Kiểm toán tối cao (INTOSAI) tại tuyên bố Lima tháng 10/1977. Trong Tuyên bố Lima, kiểm toán được chia làm hai loại hình : kiểm toán tính tuân thủ theo pháp luật, quy định của hệ thống quản lý tài chính, kế toán và kiểm toán hoạt động. INTOSAI cho rằng tính tuân thủ pháp luật và quy định, tính kinh tế, tính hiệu quả, tính hiệu lực có mức độ quan trọng như nhau và Tổng Kiểm
- toán sẽ quyết định thứ tự ưu tiên đối với từng trường hợp cụ thể. Luật KTNN của Việt Nam cũng quy định các tiêu thức để đánh giá các nội dung hoạt động của đơn vị được kiểm toán (tại Điều 4). Theo đó, kiểm toán hoạt động là loại hình kiểm toán để kiểm tra, đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý và sử dụng ngân sách, tiền và tài sản của nhà nước. Kiểm toán hoạt động hay kiểm toán BCTC Kiểm toán BCTC và kiểm toán tuân thủ vẫn là hai loại hình kiểm toán chủ yếu được KTNN thực hiện bởi nhiều nguyên nhân. Kiểm toán BCTC và kiểm toán tuân thủ trực tiếp đạt được mục đích kiểm toán. Mục đích kiểm toán, theo quy định tại Điều 5, Luật KTNN Việt Nam là nhằm phục vụ việc kiểm tra, giám sát của Nhà nước trong quản lý và sử dụng ngân sách, tiền và tài sản của Nhà nước. Thông thường, kiểm toán BCTC sẽ trả lời ngay cho câu hỏi, liệu ngân sách nhà nước có được sử dụng đúng với mục đích như đã được Quốc hội phê duyệt hay không và việc chi tiêu có tuân thủ các quy định của nhà nước hay không. Trình độ và
- kiến thức của đội ngũ kiểm toán viên nói chung và của cơ quan Kiểm toán Nhà nước nói riêng từ trước đến nay đều được xây dựng và tích luỹ với trọng tâm và định hướng là để thực hiện các cuộc kiểm toán BCTC và kiểm toán tuân thủ. Vấn đề kiểm toán hoạt động chỉ mới được đặt ra trong thời gian gần đây và do vậy cần phải có một khoảng thời gian nhất định để bồi dưỡng đội ngũ kiểm toán viên có khả năng thực hiện các cuộc kiểm toán hoạt động. Bên cạnh đó, chi phí của mỗi một cuộc kiểm toán hoạt động thường cao hơn rất nhiều so với cuộc kiểm toán BCTC hay kiểm toán tuân thủ. Phạm vi kiểm toán hoạt động cũng rộng hơn, cần nhiều cán bộ kiểm toán cấp cao hơn, có kiến thức, hiểu biết và kinh nghiệm tốt hơn về đơn vị được kiểm toán, từ đó mới đánh giá được đúng đắn hơn tính kinh tế, hiệu lực/hiệu suất và hiệu quả của đơn vị được kiểm toán. Trong nhiều trường hợp, do không đủ chuyên môn, cơ quan kiểm toán bắt buộc phải thuê chuyên gia ngành để giúp đánh giá chính xác hơn hoạt động của đơn vị kiểm toán, do vậy, chi phí kiểm toán tăng lên rất nhiều.
- Mặc dù phức tạp hơn các loại hình kiểm toán khác, kiểm toán hoạt động sẽ ngày càng giữ vai trò quan trọng và trong tương lai sẽ là loại hình kiểm toán được thực hiện chủ yếu không chỉ trong khu vực công mà còn tại các đơn vị kinh doanh do các hãng kiểm toán chuyên nghiệp độc lập thực hiện. Chỉ có kiểm to án hoạt động mới đưa ra được kết luận thực sự về việc ngân sách, tiền và tài sản của nhà nước có được sử dụng một cách có hiệu quả hay không cũng như đưa ra các đề xuất tăng cường tính hiệu quả của việc sử dụng ngân sách. Ví dụ, kiểm toán BCTC và kiểm toán tuân thủ có thể đưa ra xác nhận về việc tỉnh A sử dụng đúng 10 tỷ đồng để xây dựng 10 ngôi trường (300 phòng học) theo đúng như ngân sách đã được duyệt và tuân thủ các quy chế của nhà nước về xây dựng và đấu thầu. Tuy nhiên, bằng chứng thu được từ kiểm toán BCTC và kiểm toán tuân thủ vẫn chưa phản ánh được tính hiệu suất/hiệu lực (có thể xây được hơn 300 phòng học với 10 tỷ đồng này hay không), tính hiệu quả (chất lượng của các ngôi trường được xây như thế nào, tồn tại qua được mấy mùa lũ) và rộng hơn là tính kinh tế (liệu 10 tỷ đồng đó có được sử
- dụng một cách tốt nhất trong việc nâng cao chất lượng giáo dục hay không - nghĩa là có thể sử dụng 10 tỷ đồng đó vào mục đích khác việc xây trường - ví dụ nâng cao chất lượng giáo viên - để từ đó đạt được mục tiêu là nâng cao chất lượng giáo dục hay không). Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ kiểm toán sẽ được nâng cao, nếu kiểm toán hoạt động có được sự quan tâm và đầu tư thích đáng của cơ quan kiểm toán nhà nước. Khi trình độ chuyên môn, kiến thức hiểu biết cũng như kinh nghiệm và đơn vị được kiểm toán trở nên sâu rộng hơn, chi phí cho mỗi cuộc kiểm toán hoạt động sẽ giảm đi và do vậy việc áp dụng kiểm toán hoạt động vào thực tế sẽ đảm bảo được tính kinh tế, hiệu suất/ hiệu lực và hiệu quả và mang tính thực tiễn hơn, thực sự mang lại giá trị cho các đơn vị được kiểm toán . Kiểm toán hoạt động (Performance Audit) còn được gọi là kiểm toán giá trị tiền tệ (tạm dịch từ nguyên văn tiếng Anh là Value-for- money Audit) là một loại hình kiểm toán đang trở thành phương pháp tiếp cận quan trọng đối với KTNN cũng như các hãng kiểm
- toán độc lập chuyên nghiệp trên thế giới. Hiện tại, loại hình kiểm toán này đang được thực hiện nhằm hỗ trợ cho loại hình kiểm toán BCTC, kiểm toán tuân thủ và ngày càng có vị trí đặc biệt quan trọng khi vấn đề cải cách khu vực công trở nên cấp thiết với trọng lâm là nâng cao tính kinh tế, hiệu suất và hiệu quả của những đơn vị này.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Trắc nghiệm bài tập và lý thuyết kiểm toán
11 p | 2213 | 859
-
Một số câu hỏi trắc nghiệm kiểm toán chọn lọc
0 p | 531 | 226
-
BỘ ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM MÔN KIỂM TOÁN
23 p | 628 | 179
-
Đề tài : Hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp và mục đích nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ của kiểm toán viên độc lập
7 p | 939 | 145
-
Hạch toán theo quyết định 15 - loại tài sản 9
13 p | 268 | 139
-
Tìm hiểu về Kiểm toán hoạt động
31 p | 422 | 113
-
KIẾN THỨC VỀ KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG
46 p | 225 | 78
-
Đọc nhanh Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
2 p | 139 | 35
-
Quy trình kiểm toán trong kiểm toán nội bộ ở Việt Nam
10 p | 109 | 15
-
Bài giảng Kiểm toán: Phần 1 - CĐ Kinh tế Kỹ thuật Vĩnh Phúc
54 p | 119 | 9
-
Tổng quan về kiểm toán - Đinh Thế Hùng
36 p | 62 | 8
-
Tác động của hệ thống thông tin kế toán đến mức độ tồn tại gian lận và sai sót trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Hà Nội
9 p | 125 | 7
-
Giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kiểm toán nội bộ tại công ty cổ phần tập đoàn đầu tư xây dựng và du lịch Bảo Sơn
10 p | 111 | 7
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán nhằm kiểm soát chi hoạt động tại các đơn vị giáo dục công lập
4 p | 55 | 5
-
Phân loại chi phí kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại
4 p | 52 | 4
-
Về triển khai kế toán chi phí theo phương pháp ABC tại các doanh nghiệp dịch vụ kiểm toán
3 p | 33 | 3
-
Kiểm toán hoạt động và việc đào tạo của các trường đại học tại Việt Nam
15 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn