intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kiến thức về bệnh dạ dày

Chia sẻ: ManhCong ManhCong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:37

111
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo nội dung tài liệu "Kiến thức về bệnh dạ dày" dưới đây để nắm bắt được 5 dấu hiệu nhận biết bệnh đau dạ dày, cách phòng và bài thuốc trị viêm dạ dày hiệu quả tại nhà, ảnh hưởng bia rượu tới dạ dày và cách phòng ngừa nó,... Đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn chuyên ngành Y dược.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kiến thức về bệnh dạ dày

  1. 5 Dấu Hiệu Nhận Biết Bệnh Đau Dạ Dày ................................................................................ 3 1. Đau thượng vị .............................................................................................................. 3 2. Ăn kém là dấu hiệu nhận biết bệnh đau dạ dày ................................................................. 3 3. Dấu hiệu nhận biết bệnh đau dạ dày là ợ chua, ợ hơi ......................................................... 3 4. Buồn nôn và nôn ........................................................................................................... 3 5. Chảy máu tiêu hóa ........................................................................................................ 3 Ăn gì khi bị ĐAU DẠ DÀY ..................................................................................................... 5 1. Nhóm thức ăn bảo vệ niêm mạc dạ dày ............................................................................ 5 2. Tôm cá tốt cho người bệnh loét dạ dày ............................................................................ 5 3. Viêm dạ dày – Nên ăn bắp cải ........................................................................................ 5 4. Các loại món ăn tốt cho hệ tiêu hóa ................................................................................. 5 Cách phòng và bài thuốc trị viêm dạ dày hiệu quả tại nhà ....................................................... 6 Cách phòng ngừa và bài thuốc trị viêm dạ dày ....................................................................... 6 1. Cách phòng bệnh viêm dạ dày ........................................................................................ 6 2. Một số bài thuốc trị viêm dạ dày ..................................................................................... 7 Đau dạ dày có được uống vitamin C và Sữa Chua ................................................................... 8 1. vitamin C .................................................................................................................... 8 NÔN KHI ĐÁNH RĂNG CÓ PHẢI BẠN ĐÃ BỊ ĐAU DẠ DÀY.............................................. 9 Giải đáp: ........................................................................................................................ 9 NHỮNG SAI LẦM TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐAU DẠ DÀY .............................................. 11 1. Không xét nghiệm vi khuẩn HP .................................................................................... 11 Viêm dạ dày do vi khuẩn HP ................................................................................................ 12 Ảnh hưởng bia rượu tới dạ dày và cách phòng ngừa nó ......................................................... 14 1. Tác hại của bia rượu tới dạ dày và cách phòng ngừa nó ................................................... 14 Bệnh đau dạ dày và những thực phẩm cần thiết vào buổi sang............................................... 16 1. Bữa ăn sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày ........................................................... 16 2. Viêm dạ dày nên ăn gì vào buổi sáng? ........................................................................... 16 3. Ăn sáng bằng thức ăn lỏng ........................................................................................... 16 4. Ăn sáng bằng thức ăn đặc ............................................................................................ 16 Chữa bệnh đau viêm loét dạ dày hiệu quả bằng đông Y ......................................................... 18 1. Nguyên nhân gây bệnh đau và viêm loét dạ dày. ............................................................. 18 2. Những biến chứng nguy hiểm của bệnh dạ dày ............................................................... 19 3. Các phương pháp điều trị bệnh dạ dày hiện nay .............................................................. 19 http://quangminhpharma.com/
  2. 4. Thuốc của nhà thuốc Đ ông Y Thầy Trần điều trị bệnh về dạ dày rất hiệu quả .................... 19 5. Đánh giá hiệu quả của bài thuốc qua nghiên cứu kiểm nghiệm lâm sàng cho thấy: .............. 20 Đau dạ dày ở trẻ em ............................................................................................................. 21 Trước đây, viêm loét dạ dày, tá tràng là bệnh rất hiếm gặp ở trẻ em nên đau bụng ở trẻ thường được chẩn đoán là do rối loạn tiêu hóa hoặc đau bụng giun ................................................. 21 1. Gia tăng viêm dạ dày ở trẻ ........................................................................................... 21 2. Dễ bị bỏ sót ................................................................................................................ 21 Nguyên nhân và triệu chứng ung thư dạ dày ......................................................................... 22 1.Nguyên nhân gây bệnh ung thư dạ dày ........................................................................... 22 2.Các triệu chứng chính của bệnh ung thư dạ dày ............................................................... 22 Phân biệt ung thư dạ dày và viêm dạ dày .............................................................................. 24 Viêm loét dạ dày tá tràng dễ gây bệnh ung thư ...................................................................... 25 1. Viêm loét dạ dày tá tràng gây biến chứng ung thư ........................................................... 25 Ăn chung mâm dễ lây bệnh dạ dày ....................................................................................... 27 Biện pháp phòng tránh bệnh trào ngược dạ dày thực quản .................................................... 28 1. Phát hiện sớm và đúng bệnh ......................................................................................... 28 2. Tinh thần thoải mái ..................................................................................................... 28 3. Cân bằng bài tiết axit HCl ............................................................................................ 28 4. Thể dục đều đặn và thức ăn lành mạnh .......................................................................... 29 Đau Dạ Dày và Các Nguyên Nhân ........................................................................................ 32 Nguyên nhân gây đau dạ dày ............................................................................................ 32 1. Thuốc lá .................................................................................................................... 32 2. Thói quen ăn uống ...................................................................................................... 32 3. Stress căng thẳng ........................................................................................................ 32 4. Bia rượu .................................................................................................................... 33 Người nhóm máu A dễ bị ung thư dạ dày .............................................................................. 34 Thực phẩm cần tránh khi bị đau dạ dày ............................................................................... 36 Các chuyên gia dinh dưỡng, khyên những người mắc bệnh dạ dày không nên ăn một số nhóm thức ăn. ............................................................................................................... 36 1. Thức ăn có hại có niêm mạc dạ dày ............................................................................... 36 2. Các loại chất kích thích................................................................................................ 36 http://quangminhpharma.com/
  3. 5 Dấu Hiệu Nhận Biết Bệnh Đau Dạ Dày Đau dạ dày là bệnh lý về đường tiêu hóa, đây là biểu hiện của dạ dày bị tổn thương dẫn đến những cơn đau khó chịu, âm ỉ cho người bệnh nhất là những lúc dạ dày no quá hoặc đói quá. Bệnh thường chủ yếu xảy ra với những người thường xuyên phải thức đêm, uống nhiều bia rượu và đây cũng là những nguyên nhân chính gây ra bệnh. Chính vì thế bạn muốn biết mình có bị mắc phải bệnh đau dạ dày hay không thì nên tham khảo bài viết dưới đây để biết được 5 dấu hiệu nhận biết bệnh đau dạ dày cơ bản để từ đó bạn có phương pháp điều trị bệnh sớm và kịp thời.Dấu hiệu nhận biết bệnh đau dạ dày 1. Đau thượng vị Đây là dấu hiệu cơ bản của bệnh và thường có ở tất cả những người bị mắc các bệnh lý tá tràng. Người bệnh bị đau thượng vị có thể đau vùng dưới hoặc cách xa mũi ức. Cảm giác đau thường là do tùy từng người đau âm ỉ, tức bụng, nóng rát khó chiu… nhưng không có cảm giác đau quằn quại và cơn đau thường xảy ra khi cơ thể đói quá hoặc có thể no quá. 2. Ăn kém là dấu hiệu nhận biết bệnh đau dạ dày Người có biểu hiện này có thể kém ăn do hệ tiêu hóa không tiêu, tức bụng, căng bụng dẫn đến ăn không ngon, kém ăn. Lưu ý: Tất cả những người có biểu hiện kém ăn không phải ai cũng mắc bệnh dạ dày, mà đây có thể do các bệnh lý khác có liên quan đến đường tiêu hóa như nhiễm khuẩn, đặc biệt là rối loạn tâm thần 3. Dấu hiệu nhận biết bệnh đau dạ dày là ợ chua, ợ hơi Đây là dấu hiệu rất quan trọng của bệnh đau dạ dày do sự vận động của dạ dày bị rối loạn làm thức ăn bị khó tiêu dẫn tới lên men và sinh ra hơi. Bệnh nhân có thể bị ợ hơi, ợ chua và ở lên nửa chừng và kèm theo đó là các dấu hiệu đau sau mũi ức hoặc sau xương ức ( dấu hiệu đau thượng vị) 4. Buồn nôn và nôn Buồn nôn và nôn là hiện tượng các thức ăn trong dạ dày bị đẩy ra ngoài qua đường miệng . Nếu việc này tiếp diễn nhiều thương xuyên sẽ dẫn tới những hậu quả như: rách thực quản, rách niêm mạc thực quản vùng tâm vị dẫn đến chảy máu (Hội chứng Mallory Weiss). Ngoài ra khi nôn nhiều cơ thể sẽ bị lầm vào tình trạng bị mất nước và kéo theo là tụt huyết áp. Triệu chứng này là biểu hiện của các bệnh có liên quan tới dạ dày gây ra nôn như: viêm dạ dày cấp, loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày, hẹp môn vị, chảy máu dạ dày. 5. Chảy máu tiêu hóa Chảy máu tiêu hóa hay còn gọi là chảy máu dạ dày là hiện tượng máu thoát ra khỏi thành mạch và chảy vào lòng ống tiêu hóa. Biểu hiện này rất nguy hiểm, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng cho con người trong thời gian ngắn vài giờ thậm chí có thể trong vài phút chính vì thế cần đưa người bệnh có triệu chứng này đến các cơ sở y tế ngay để được điều trị. Những http://quangminhpharma.com/
  4. biểu hiện cơ bản dễ nhận thấy của chảy máu tiêu hóa là như bị nôn ra máu đỏ tươi, máu đen hoặc đi ngoài ra máu. Khi người bệnh có hiện tượng này là do những bệnh lý về dạ dày như loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày…. Trên đây là 5 dấu hiệu nhận biết bệnh đau dạ dày giúp cho bạn có thể dễ dàng nhận biết được để từ đó bạn có những cách khắc phục, điều trị bệnh đau dạ dày sớm và dễ dàng hơn. Chúc bạn luôn có một sức khỏe tốt http://quangminhpharma.com/
  5. Ăn gì khi bị ĐAU DẠ DÀY Đau dạ dày hoạt động tốt nếu như người bệnh có một chế độ ăn uống hợp lý, kiêng cữ các thức ăn gây hại cho dạ dày. Sau đây sẽ hướng dẫn cho bạn thức ăn nào tốt cho dạ dày, thức ăn nào có hại và sẽ trả lời các câu hỏi xung quanh chuyện ăn uống đúng cách nếu đã lỡ mắc bệnh viêm dạ dày. Nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý về dạ dày là do chế độ ăn uống không hợp lí. Chính vì vậy, một thong những phương pháp chữa đau dạ dày là thay đổi chế độ ăn uống. Bài viết sau sẽ cung cấp thông tin bệnh dạ dày nên ăn gì và không nên ăn gì? Cuộc sống hiện đại cùng áp lực công việc làm cho số người mắc các bệnh về dạ dày ngày càng tăng và trẻ hóa. Bên cạnh những loại thuốc đặc trị, các bài thuốc chữa đau dạ dày trong dân gian thì chế độ ăn uống là liệu pháp có hiệu quả cao. Tuy nhiên, không phải loại thức ăn nào người đau dạ dày có thể ăn được nên bạn cần biết những kiến thức về bệnh dạ dày. 1. Nhóm thức ăn bảo vệ niêm mạc dạ dày Theo các chuyên gia, bệnh nhân đau dạ dày nên ăn các loại thức ăn có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, chống lại các vi khuẩn gây viêm loét dạ dày. Các loại thực phẩm nên dùng: Trứng, sữa, gạo nếp, …Việc uống sửa với chế độ hợp lí sẽ có tác dụng tốt đối với bệnh nhân đau dạ dày. 2. Tôm cá tốt cho người bệnh loét dạ dày Để trả lời câu hỏi: Bệnh dạ dày nên ăn gì? Các bác sĩ khuyên bạn nên ăn nhiều tôm cá và các loại thực phẩm chứa nhiều đạm và can xi. Trong tôm cá giàu can xi, protein và đặc biệt là có chứ nhiều kẽm – các chất cần thiết để lành vết loét. 3. Viêm dạ dày – Nên ăn bắp cải Theo nghiên cứu, bắp cải không chỉ là loại thực phẩm tốt, giàu chất xơ mà còn là loại thực phẩm dành cho bệnh nhân dạ dày. Trong bắp cải có các chất dinh dưỡng giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, kích thích tiêu hóa, đặc biệt vitamin U có trong bắp cải giúp nhanh chóng lành viết loét trên thành dạ dày. 4. Các loại món ăn tốt cho hệ tiêu hóa Bên cạnh một số món ăn trên, chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên ăn những loại thức ăn mềm, dễ tiêu, nhuận tràng: các loại tinh bột như: khoai tây, khoai lang…Ngoài ra, không nên để thức ăn biến chất, để lâu trong tủ lạnh, nên ăn các món ăn hấp, ninh… Ngoài những băn khoăn về bệnh dạ dày nên ăn gì, người bệnh cần tạo cho mình thói quen ăn uống đúng giờ, không ăn các loại thức ăn khó tiêu, các loại thức ăn chứa nhiều axit, tránh xa các chất kích thích…. http://quangminhpharma.com/
  6. Cách phòng và bài thuốc trị viêm dạ dày hiệu quả tại nhà Viêm dạ dày được xem là một bệnh khá phổ biến trong thời đại công nghiệp hiện nay, là một căn bệnh dễ phòng ngừa và điều trị, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách phòng ngừa sao cho tốt và điều trị sao cho hiệu quả khiến bệnh kéo dài ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống. Dưới đây là cách phòng và bài thuốc trị viêm dạ dày hiệu quả tại nhà mà các bạn nên biết. Cách phòng ngừa và bài thuốc trị viêm dạ dày 1. Cách phòng bệnh viêm dạ dày Từ bỏ những thói quen ăn uống không tốt có thể dẫn đến bệnh viêm dạ dày như: – Hạn chế ăn nhanh, uống vội. – Không nên vừa ăn, vừa làm việc. – Không ăn quá no hoặc để bụng quá đói, nên ăn nhiều bữa trong ngày, tránh ăn một bữa quá no sẽ khiến dạ dày bị quá tải hoạt động. – Không ăn khuya quá nhiều, trước khi đi ngủ nếu cảm thấy đói bụng chỉ nên uống một ly sữa ấm vùa không hại dạ dày lại vừa giúp bạn ngủ ngon. – Đảm bảo ăn uống hợp vệ sinh, ăn chín uống sôi để tránh cho dạ dày không bị nhiễm khuẩn gây viêm. – Hạn chế sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn và tuyệt đối không uống rượu bia khi bụng đói thì nguy cơ bị viêm dạ dày càng cao hơn nữa đấy. – Không ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, đây còn là biện pháp giúp bạn bảo vệ hàm răng chắc khỏe nữa đấy. – Ăn uống điều độ, đảm bảo giờ giấc để tạo ra cho dạ dày nhịp sinh học ổn định, khi bạn ăn sẽ tiết nhiều dịch vụ để tiêu hóa và ngược lại, như thế bạn đã tạo điều kiện để dạ dày thư giãn, nghỉ ngơi chuẩn bị cho các hoạt động tiếp theo rồi đấy. Tránh xa các loại thực phẩm không tốt cho dạ dày: – Thực phẩm có vị chua: cóc, xoài, dưa muối, chanh,…khi ăn vào làm cho lượng a xit trong dạ dày tăng lên gây viêm dạ dày. – Thực phẩm cay nóng: Ớt, tiêu, mù tạt, hành, … là những thực phẩm kích thích dạ dày tiết nhiều dịch vị gây tổn thương dạ dày. – Cà phê: Kích thích dạ dày tiết axit làm tăng nồng độ axit trong khoang dạ dày. – Thức uống có gas: Khi uống vào sinh khí nhiều làm dạ dày phình to ra, gây trướng bụng đồng thời kích thích dạ dày tiết a xit nhiều hơn. – Muối: hạn chế ăn mặn nếu có thể vì những người ăn mặn có nguy cơ mắc bệnh viêm dạ dày cao hơn. Duy trì cân nặng hợp lý, những người béo phì, thừa cân có nguy cơ mắc bệnh viêm dạ dày cao hơn đấy. Không hút thuốc lá. Thả lỏng cơ thể thoải mái, hạn chế stress và những căng thẳng đầu óc để dạ dày được hoạt động bình thường và hiệu quả, tránh trường hợp dạ dày bị quá tải gây viêm dạ dày và các biến chứng khác. http://quangminhpharma.com/
  7. Hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, nếu cần thiết phải sử dụng hãy dùng loại ít gây hại dạ dày đồng thời tuyệt đối không uống thuốc khi bụng đang đói nhé. Không thức quá khuya, hãy đi ngủ sớm ít nhất là trước 23 giờ để cơ thể được nghỉ ngơi và tái tạo sức khỏe. Tập luyện thể dục thể thao điều độ mỗi ngày: Để nâng cao sức khỏe, tăng cường khả năng đề kháng giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động tốt, nhịp nhàng, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa hoạt động tốt sẽ là điều kiện quan trọng thúc đẩy sức khỏe của dạ dày bạn đấy. 2. Một số bài thuốc trị viêm dạ dày Nước ép bắp cải: Mỗi ngày uống 20ml nước ép bắp cải vào buổi sáng và trước khi đi ngủ bệnh sẽ giảm rõ rệt và nếu kiên trì sử dụng sẽ khỏi hẳn; Bột nghệ và mật ong: Sử dụng bột nghệ (nghệ đen hay nghệ vàng đều tốt) trộn đều với mật ong và ăn 3 thìa mỗi ngày có tác dụng điều trị bệnh viêm dạ dày rất hiệu quả; Bạn có thể trộn thêm viên nang vitamin E để uống để tăng thêm hiệu quả của bài thuốc nhé; Nhựa của cây nha đam (lô hội): ép lấy nhựa của cây nha đam, đun với nước sối uống thay nước mỗi ngày có tác dụng kích thích tiêu hóa, nhuận tràng, làm lành vết viêm dạ dày; Khoai tây: Rửa sạch, gọt vỏ, thái nhỏ, ép lấy nước, đun sối uống ngày 3 lần, mỗi lần 50ml cũng có tác dụng rất tốt đối với bệnh viêm dạ dày; Cam thảo: Nhai và uống cam thảo hàng ngày có tác dụng giảm lượng a xit có trong dạ dày, giúp các tế bào thành dạ dày tăng thêm sức đề kháng; Chè xanh: Uống nước chè xanh hàng ngày có tác dụng diệt các vi khuẩn gây hại trong dạ dày; Uống nhiều nước ấm và nước ép tái cây tươi mỗi ngày để làm dịu dạ dày và tăng cường sức đề kháng của dạ dày nhé. Những tư vấn về cách phòng và bài thuốc trị viêm dạ dày hiệu quả tại nhà trên đây sẽ giúp bạn đẩy lùi được căn bệnh khó chịu này trong giai đoạn đầu mới có triệu chứng và bệnh đang nhẹ. Nếu bạn có những triệu chứng biểu hiện chứng bệnh đã nặng hãy đến ngay bệnh viện để có những tư vấn điều trị phù hợp và hiệu quả nhưng cũng đừng quên những bài thuốc trên đây sẽ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn đấy. Nhưng quan trọng trước hết bây giờ bạn hãy “nạp” cho mình những kinh nghiệm phòng ngừa căn bệnh này đã nhé, “phòng bệnh hơn chữa bệnh mà”. Chúc bạn luôn có một sức khỏe tốt mỗi ngày. http://quangminhpharma.com/
  8. Đau dạ dày có được uống vitamin C và Sữa Chua 1. vitamin C Nhiều người đau dạ dày do viêm, loét thường được khuyên không nên ăn chua để tránh tăng acid dịch vị gây ra các cơn đau do kích thích các ổ viêm loét. Vitamin C có vị chua nên nhiều người lầm tưởng là bệnh dạ dày thì không được dùng thuốc này. Tuy nhiên, vitamin C (acid ascorbic) là một sinh tố cần thiết cho sức khỏe và có tác dụng tốt bảo vệ thành mạch. Hơn nữa, vitamin C không chỉ là thuốc và không phải chỉ có trong những trái cây chua như chanh, cam… mà nó cũng còn có nhiều trong những trái cây ngọt như đu đủ, dưa hấu… cũng như trong nhiều loại rau cải như bông cải trắng, bông cải xanh, ớt chuông, rau dền, măng tây, giá, hành tây…Người bị đau dạ dày vẫn cần ăn đủ các thức ăn trên để cơ thể tăng sức đề kháng và không bị thiếu sinh tố C. Dùng vitamin C không những không hại đến dạ dày mà còn giúp giảm nguy cơ bị nhiễm vi trùng H.Pylori là nguyên nhân thường nhất gây viêm , loét dạ dày. Vitamin C có tác dụng bảo vệ dạ dày nế u tiêu thu ̣ trong mức cho phé p. Duy trì hàm lượng vitamin C bình thường trong dịch dạ dày có thể phát huy hiệu quả chức năng của dạ dày, bảo vệ bụng và tăng cường sức đề kháng cho dạ dày . Tốt nhất nên bổ sung vitamin C từ các loa ̣i rau củ quả . 2. Sữa Chua Sữa chua là sữa được cho lên men nhờ một loại vi khuẩn đặc biệt họ lactobacteriacae. Đường đôi (lactose) có nhiều trong sữa khi lên men sẽ chuyển hóa thành các đường đơn glucose và galactose, cuối cùng chuyển thành axit lactic. Một phần axit này tác dụng với canxi cazeinat có trong sữa, tạo ra axit cazeinic và canxi lactat dễ tiêu hóa. Một số vi khuẩn trong sữa chua còn tạo nên enzym proteaza, có tác dụng thủy phân protein thành các axit amin tự do dễ hấp thụ. Mặt khác, axit của sữa chua còn kiềm chế sự phát triển của vi khuẩn gây lên men thối trong ruột. Trước đây, những người bị loét dạ dày – tá tràng được khuyến cáo kiêng tất cả các thức ăn chua vì sợ nó làm tăng lượng axit, gây viêm loét nặng hơn. Song nhiều nghiên cứu gần đây đã chứng minh, sữa chua lại có ích trong việc phòng và chữa bệnh dạ dày. Số lượng và nồng độ axit trong sữa chua không đáng kể so với lượng axit trong dịch vị. Axit lactic (được chuyển hóa từ sữa chua) lại có tác dụng kìm hãm sự phát triển của Helicobacter pylori (thủ phạm gây viêm loét dạ dày – tá tràng). Ngoài ra, các vi khuẩn lên men chua sẽ bám vào niêm mạc đường tiêu hóa, tiết ra chất kháng sinh tự nhiên, tăng cường miễn dịch tại chỗ, qua đó kìm hãm sự phát triển của Helicobacter pylori. Theo cuốn “Chỉ dẫn về thức ăn chữa bệnh” của bác sĩ David Kessler, vi khuẩn lên men chua có thể làm tăng số interferon gamma, giúp hệ miễn dịch đấu tranh chống lại bệnh tật. Như vậy, người bệnh đau dạ dày có thể dùng vitamin C sữa chua mà không sợ có hại cho dạ dày. http://quangminhpharma.com/
  9. NÔN KHI ĐÁNH RĂNG CÓ PHẢI BẠN ĐÃ BỊ ĐAU DẠ DÀY Chào bác sĩ! Cháu là Hoàng Yến, cháu muốn nhờ nhà thuốc tư vấn giùm cháu về một triệu chứng thường xuyên xảy ra mà không biết là bệnh gì? Mỗi khi đánh răng vào mỗi sáng hay nói chuyện bình thường thì cháu luôn có cảm giác buồn nôn, nôn có thể ra dịch vàng hoặc không. Nhưng thường dịch vàng rất nhiều, chua và nóng rát cổ rất khó chịu. Cháu đang nghi mình bị dư axid dịch vị hoặc mắc bệnh về đau dạ dày. Xin hỏi nhà thuốc triệt chứng đó của cháu nói lên điều gì? vì sao cháu lại bị chứng kì lạ này. Cháu chưa lấy chồng nên không thể do ốm nghén nhé. Mong sớm nhận được lời tư vấn của nhà thuốc. Xin chân thành cảm ơn! Giải đáp: Chào bạn! Trường hợp của bạn mô tả chúng tôi nghi bạn đã mắc chứng bệnh về đường tiêu hóa có thể là về dạ dày, tá tràng. Viêm loét dạ dày, tá tràng là bệnh tiêu hoá phổ biến, thường diễn biến dai dẳng, dễ phát triển thành mãn tính, với các thời kỳ đau cấp xen kẽ các đợt lùi bệnh. Bệnh thường gây đau đớn cho bệnh nhân, ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ và sinh hoạt của người bệnh, dễ gây biến chứng nguy hiểm như xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, ung thư dạ dày. Loét hành tá tràng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp ở nam giới trẻ tuổi từ 18-40. Triệu chứng chính là đau bụng lúc đói (sau khi ăn từ 2-3 giờ), hoặc đau vào ban đêm, cường độ thay đổi từ ê ẩm đến từng cơn dữ dỗi, có tính chất chu kỳ rõ rệt, theo thời gian, theo mùa trong năm. Nôn và buồn nôn cả lúc đói ợ chua trong thời kỳ tiến triển, người bệnh thấy đói cồn cào nếu ăn một chút vào thấy dễ chịu hơn. Về nguyên nhân gây bệnh: Người ta nêu lên hơn 40 nguyên nhân gây bệnh, nhưng có một số nguyên nhân chủ yếu và yếu tố thúc đẩy bệnh phát triển: - Quá căng thẳng về thần kinh, tâm lý do chấn thương về tâm thần tình cảm hay lo nghĩ buồn phiền. Do rối loạn chức năng của các tuyến nội tiết. http://quangminhpharma.com/
  10. - Rối loạn nhịp điệu và tính chất của thức ăn: dùng nhiều rượu, các chất chua cay, thuốc lá, ăn thiếu dinh dưỡng, vitamin. - Có những vấn đề về thể tạng và di truyền. Ông bà, bố mẹ bị mắc viêm loét dạ dày, tá tràng thì con cháu cũng có thể mắc bệnh này. - Ảnh hưởng của môi trường bên ngoài: độ ẩm, áp lực, nhiệt độ. Thời tiết có ảnh hưởng đến thời kỳ tiến triển của bệnh. Ở Việt Nam bệnh thường tiến triển vào mùa rét. - Lạm dụng khi dùng rượu, thuốc lá. - Trong những năm gần đây, nhiều công trình nghiên cứu đã cho rằng xoắn khuần H.Pylori làm thoái hoá lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, gây độc tố cho tế bào dạ dày … Đối với trường hợp của cháu bạn thì tốt nhất nên tới gặp các bác sĩ để làm các xét nghiệm cụ thể để phát hiện ngăn ngừa bệnh sớm. Chúc bạn có sức khỏe tốt! http://quangminhpharma.com/
  11. NHỮNG SAI LẦM TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐAU DẠ DÀY Bệnh đau dạ dày là căn bệnh phổ biến tại Việt Nam cũng như các nước trên thế giới. Tình trạng bệnh diễn biến rất phức tạp, khó lường. Người bệnh khi gặp phải căn bệnh này thường có thái độ thờ ơ với bệnh coi thường bênh. Nhưng thực tế bệnh diễn biến không hề đơn giản như các quý vị nghĩ. Sau đây là những sai lầm phổ biến khi điều trị bệnh đau dạ dày do vi khuẩn Hp và cách khắc phục những sai lầm đó. 1. Không xét nghiệm vi khuẩn HP Do có rất nhiều nguyên nhân gây đau dạ dày như đặc điểm di truyền, thói quen ăn uống, hút thuốc lá… gây tăng tiết axit trong dạ dày hay do khuẩn HP… nhưng khi đau dạ dày, nhiều người nghĩ đến do căng thẳng quá mức, ăn quá nhiều đồ có tính axit… Từ đó tự tìm cách điều trị. Trong khi đó, khuẩn HP có thể là 1 yếu tố gây bệnh. Và nếu do nguyên nhân này thì việc chỉ điều trị triệu chứng sẽ không giải quyết được bệnh. Bạn cần nhớ: Khi khám bệnh đau dạ dày, bác sỹ có thể kiểm tra xem bạn có nhiễm khuẩn Hp không. Nếu có thì bác sỹ sẽ cho bạn phác đồ để diệt vi khuẩn Hp, đấy mới là cách điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh. 2. Cho rằng đau dạ dày không lây Mặc dù triệu chứng của bệnh đau dạ dày không lây nhiễm, nhưng nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn Hp thì rất dễ dàng lây qua đường vệ sinh ăn uống. Bác sỹ Bùi Hữu Hoàng, Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh cũng cho rằng, việc điều trị vi khuẩn Hp nếu chỉ tiến hành trên người bệnh mà không có biện pháp bảo vệ cho các thành viên trong gia đình thì sẽ trở nên vô nghĩa vì sau đó vi khuẩn Hp sẽ lại tái nhiễm và gây bệnh trở lại. Bạn cần nhớ: Vi khuẩn Hp rất dễ lây nhiễm từ người sang người. Các thành viên trong gia đình là những đối tượng dễ lây truyền vi khuẩn Hp nhất. Chính vì vậy, vệ sinh ăn uống, tiệt trừ Hp cho cả gia đình, tiệt trừ Hp triệt để… là cách để bệnh đau dạ dày do vi khuẩn Hp không tái phát. 3. Sử dụng lại đơn thuốc bác sỹ khi bị đau dạ dày tái phát. Rất phổ biến ở Việt Nam từ thành thị tới nông thôn, tập trung nhất vào nhóm người trung niên trở lên, là thói quen sử dụng lại đơn thuốc cũ. Thói quen này gây ra tác hại sau: Bệnh nhân không được chẩn đoán đúng bệnh khi điều trị. Nhờn thuốc, trong đó có việc vi khuẩn Hp đề kháng kháng sinh. Gây khó khăn cho bác sỹ khi điều trị bệnh bị tiến triển nặng các lần tiếp theo. Bạn cần nhớ: Tuyệt đối không sử dụng đơn thuốc cũ để mua thuốc tự điều trị bệnh cho những lần sau này. Không mượn hoặc cho mượn đơn thuốc để điều trị bệnh. http://quangminhpharma.com/
  12. Viêm dạ dày do vi khuẩn HP Bệnh viêm dạ dày ngoài việc do ăn uống không hợp lý, do uống nhiều nia rượu, thuốc lá thì một nguyên nhân hết sức quan trọng đó là do nhiễm vi khuẩn HP. Khi bị viêm da dày người bệnh nên đi kiểm tra xem mình có nhiễm vi khuẩn HP không để có biện pháp điều trị và phòng ngừa thích hợp. Vi khuẩn HP rất nguy hiểm, nó có thể lây cho người khác qua đường nước bọt và có thể gây ung thư dạ dày. Vậy khi nhiễm vi rút HP thì phải làm sao? Bệnh viêm dạ dày thể trợt với HP dương tính, bệnh này có thể lây qua đường ăn uống, qua đường miệng – miệng do vi trùng HP theo dịch tiết dạ dày qua đường nước bọt. Do vậy, vi trùng dễ lây từ người này sang người khác thông qua nước bọt từ đồ dùng vệ sinh cá nhân, dùng chung chén bát đũa muỗng, hôn trực tiếp, mẹ nhai cho con ăn… và đường phân miệng do vi trùng theo phân lây sang người khác qua trung gian côn trùng như ruồi, gián… khi thức ăn không đậy kỹ Bệnh này có thể dẫn đến ung thư dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP. Vi khuẩn HP được xếp vào nhóm đứng đầu gây ung thư dạ dày hiện nay. Bệnh có thể điều trị dứt điểm nếu được điều trị sớm bằng cách dùng thuốc và chế độ ăn uống hợp lý. Để điều trị viêm dạ dày với vi khuẩn HP (+) hiệu quả, bạn cần thực hiện năm điều Ăn chín với đồ dùng cá nhân chén bát mới riêng, ăn thức ăn dễ tiêu, giảm mỡ béo. Kỵ ăn chua, cay, ăn thức ăn nguội hoặc quá nóng và đồ khô rắn, khi ăn phải nhai chậm, nhai kỹ. Ăn đúng giờ, tránh để đói hoặc no quá. Kiêng rượu, bia, cà phê, thuốc lá, giảm stress… tránh thức uống ảnh hưởng dạ dày như thuốc vitamine C, axít folic điều trị thiếu máu, các thuốc dạng sủi bọt, thuốc giảm đau kháng viêm và corticoide. Chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức, căng thẳng lo âu kéo dài, phiền muộn quá đáng, không thức khuya. http://quangminhpharma.com/
  13. Phải dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ vì có thuốc phải uống trước bữa ăn, có thuốc uống sau ăn mới phát huy tác dụng, uống thuốc phải đủ liều lượng, đủ thời gian, không được thấy hết đau tự ý ngưng thuốc. Thời gian điều trị trung bình khoảng sáu tuần. Các loại thuốc thường được sử dụng thuốc trung hòa acid dịch vị, thuốc băng niêm mạc dạ dày, thuốc giảm tiết axít dịch vị. Nhiễm HP thì các thầy thuốc sẽ dùng thêm các thuốc kháng sinh để diệt HP, sẽ chọn lựa phác đồ nào phù hợp, người bệnh tuyệt đối không được tự dùng kháng sinh, lý do hiện nay vi trùng này kháng nhiều loại kháng sinh – đặc biệt ở người hay dùng kháng sinh tùy tiện trước đây mà trong cơ thể đã nhiễm HP không biết, do đó dễ gây kháng thuốc thất bại trong điều trị. Sau thời gian dùng đủ thuốc, bắt buộc phải ngưng thuốc hai tuần kiểm tra lại vì khuẩn HP đã hết chưa, kết quả mới chính xác, khi vi trùng âm tính, tức không còn trong dạ dày, mới chắc chắn khỏi bệnh. Chúng ta cần nhớ nếu sau khi điều trị viêm dạ dày chưa ngưng thuốc, không nên thử ngay do không chính xác. Việc kiểm tra vi khuẩn HP có còn hay không do bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn bạn cần soi hay không cần soi tùy tổn thương trên nội soi trước đó. Cần nhớ sau khi lành bệnh, để tránh tái phát nên thực hiện nghiêm túc các chỉ định điều trị ở trên, hạn chế dùng các chất, các thuốc gây ảnh hưởng dạ dày. Đặc biệt cần chý ý kiểm tra xem trong gia đình có ai nhiễm HP không vì có thể trước đó bạn đã lây cho người thân trong gia đình, sau này họ có thể là nguồn lây ngược lại cho bạn làm bệnh tái phát . Bạn nên đến khám bệnh tại một bác sĩ chuyên khoa nội tiêu hóa để xác định ngoài bệnh viêm dạ dày do HP đã có, bạn còn kèm theo bệnh lý khác kèm theo không, để chẩn đoán chính xác và điều trị khỏi bệnh hoàn toàn tránh tái phát sau này http://quangminhpharma.com/
  14. Ảnh hưởng bia rượu tới dạ dày và cách phòng ngừa nó Trong bưã ăn của nhiều quý ông Việt luôn luôn có sự hiện diện của rượu bia. Đây dường như đã trở thành thói quen không thể xóa bỏ. Tuy nhiên bên cạnh thói quen này thì còn nhiều vấn đề về bệnh tật luôn trực chờ những đối tượng này. Rượu bia không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà nhiều trường hợp còn ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày. Đau dạ dày, viêm loét dạ dày... do rượu là một trường hợp rất hay gặp của bác sỹ chuyên khoa tiêu hóa. Thế nhưng lối sống và công việc giao tiếp hàng ngày thật khó tránh khỏi việc tiếp xúc thường xuyên với rượu bia. Vì thế biện pháp duy nhất chúng ta có thể bảo vệ da dày của mình là tìm cách phòng ngừa tác hại của nó. Bài viết này sẽ giúp các bạn có những thông tin bổ ích về việc này. 1. Tác hại của bia rượu tới dạ dày và cách phòng ngừa nó Trước hết chúng ta cùng tìm hiểu tác hại của bia rượu tới dạ dày con người: Theo nghiên cứu khoa học, các thức uống chưa cồn có tác động ức chế sự tạo thành chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, mặt khác rượu bia còn kích thích tiết ra nhiều axit dịch vị có thể tăng khả năng gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Hậu quả sau khi uống nhiều là bệnh nhân thấy bụng bị trướng, nóng rát trong bụng, hơi thở nóng, gấp gáp, đau thắt vùng thượng vị. Các triệu chứng ban đầu dễ bị người bệnh bỏ qua, tuy nhiên càng uống nhiều rượu bia, tổn thương tại dạ dày càng nặng và lâu dài có thể dẫn tới biến chứng nghiêm trọng như viêm loét hay thậm chí ung thư dạ dày. 2. Bảo vệ dạ dày ngay từ bây giờ Bệnh đau dạ dày không dễ để chữa trị dứt điểm, nên ngay cả đối với những người chưa bị triệu chứng nhưng thường xuyên tiếp xúc rượu bia cũng cần phải nghĩ đến giải pháp để bảo vệ sức khỏe dạ dày của mình ngay từ lúc này. Còn nếu bạn đã có những biểu hiện như đầy bụng, ợ chua, nóng rát dạ dày hoặc các cơn đau nhói, co thắt vùng thượng vị thì đã có thể http://quangminhpharma.com/
  15. nghĩ tới viêm dạ dày. Người bệnh nên thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ để có phương án điều trị hiệu quả. Hạn chế uống các loại rượu nặng thay vào đó hãy uống các loại rượu nhẹ, rượu vang hoặc bia. Tuyệt đối không uống rượu bia khi bụng đói thì nguy cơ bị viêm dạ dày càng cao hơn nữa đấy. Cần tránh ăn một số thực phẩm sau vì nó sẽ khiến dạ dày bạn thêm tồi tệ hơn: - Thực phẩm có vị chua: cóc, xoài, dưa muối, chanh,…khi ăn vào làm cho lượng a xit trong dạ dày tăng lên gây viêm dạ dày. - Thực phẩm cay nóng: Ớt, tiêu, mù tạt, hành, … là những thực phẩm kích thích dạ dày tiết nhiều dịch vị gây tổn thương dạ dày. - Cà phê: Kích thích dạ dày tiết axit làm tăng nồng độ axit trong khoang dạ dày. - Thức uống có gas: Khi uống vào sinh khí nhiều làm dạ dày phình to ra, gây trướng bụng đồng thời kích thích dạ dày tiết a xit nhiều hơn. - Muối: hạn chế ăn mặn nếu có thể vì những người ăn mặn có nguy cơ mắc bệnh viêm dạ dày cao hơn. Không thức quá khuya, hãy đi ngủ sớm ít nhất là trước 23 giờ để cơ thể được nghỉ ngơi và tái tạo sức khỏe. Tập luyện thể dục thể thao điều độ mỗi ngày: Để nâng cao sức khỏe, tăng cường khả năng đề kháng giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động tốt, nhịp nhàng, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa hoạt động tốt sẽ là điều kiện quan trọng thúc đẩy sức khỏe của dạ dày bạn đấy. http://quangminhpharma.com/
  16. Bệnh đau dạ dày và những thực phẩm cần thiết vào buổi sang Đau dạ dày hoạt động tốt nếu như người bệnh có một chế độ ăn uống hợp lý, kiêng cữ các thức ăn gây hại cho dạ dày. Sau đây sẽ hướng dẫn cho bạn thức ăn nào tốt cho dạ dày, thức ăn nào có hại và sẽ trả lời các câu hỏi xung quanh chuyện ăn uống đúng cách nếu đã lỡ mắc bệnh viêm dạ dày. 1. Bữa ăn sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày Sau khi thức dậy là thời điểm bạn cần phải có năng lượng nhiều nhất của cả ngày. Tại sao? Bởi vì trong đêm, bạn đồng hóa tất cả các chất dinh dưỡng của bữa ăn ngày hôm trước để sẵn sàng tống khứ ra khỏi cơ thể hết vào buổi sáng. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều cảm thấy cơ thể chậm chạp khi mới thức dậy! Điều này là do chế độ ăn quá kinh khủng của bản thân bạn. Nếu bạn ăn đúng cách thì bạn sẽ thức dậy sớm hơn và nhận được nhiều năng lượng hơn. 2. Viêm dạ dày nên ăn gì vào buổi sáng? Viêm dạ dày xảy ra khi có một loại vi rút tấn công vào đường tiêu hóa khiến bạn bị nôn mửa kèm theo tiêu chảy. Khi bị viêm dạ dày, cơ thể bạn không chỉ không hấp thu nhiều chất dinh dưỡng cần thiết mà còn mất nhiều khoáng chất cần cho sự sống. Do đó, bạn cần lựa chọn thực phẩm cẩn thận nếu bạn bị viêm dạ dày theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng để việc phục hồi chức năng dạ dày được tốt hơn. Rotavirus là loại vi phổ biến gây ra viêm dạ dày ở trẻ nhỏ trong khi norovirus gây ra viêm dạ dày ở người lớn. Còn có một số loại vi rút khác như adenovirus, astrovirus và sapovirus cũng gây viêm dạ dày. Ngoài nôn mửa và tiêu chảy, bạn cũng sẽ bị đau bụng, nhức đầu và sốt trong thời gian bệnh, có thể kéo dài từ 1- 20 ngày. Mối nguy hiểm nhất của chứng viêm dạ dày là mất khoáng chất. Tuy nhiên, bạn có thể giảm thiểu các rủi ro bằng cách lựa chọn các món ăn lỏng hoặc rắn vào buổi sáng và các buổi ăn trong ngày. 3. Ăn sáng bằng thức ăn lỏng Nôn mửa và tiêu chảy đều dẫn đến mất nước và mất các chất dịch trong cơ thể. Các chất lỏng bạn tiêu thụ vào bữa sáng là rất quan trọng nếu cả đêm qua bạn chưa ăn uống gì. Tuy nhiên, dạ dày và ruột của bạn cần nghỉ ngơi để phục hồi và bữa sáng với các món ăn lỏng sẽ giúp hệ tiêu hóa cân bằng và cung cấp các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần. Bạn có thể uống các loại nước súp, nước ép trái cây pha loãng hoặc uống nước dành cho các vận động viên thể thao, vừa có thể cung cấp nước vừa cung cấp muối khoáng cho cơ thể. Nếu như sự phục hồi của bạn tiến triển nhanh, bữa ăn sáng của bạn có thể bao gồm các loại thực phẩm đặc hơn. 4. Ăn sáng bằng thức ăn đặc http://quangminhpharma.com/
  17. Các loại thức ăn đặc dễ tiêu hóa có lợi khi bạn bị viêm dạ dày. Tuy nhiên, bạn chỉ nên kết hợp với các loại thực phẩm này chỉ khi cơ thể có thể chịu được và không bị nôn ra trong vòng vài giờ. Sự lựa chọn tốt nhất là bánh mì khô, bánh quy, cơm, chuối và táo. Những thực phẩm giàu tinh bột giúp hệ tiêu hóa của bạn nhẹ nhàng hơn và có thể cung cấp được năng lượng và khoáng chất. Khi hệ tiêu hóa của bạn được cải thiện thì bạn có thể bổ sung gelatin, lòng trắng trứng nấu chín, thịt nạc để cung cấp protein hỗ trợ phục hồi cho dạ dày tốt hơn. *Lưu ý: – Cần tránh các thức ăn nhiều chất béo, thức ăn cay, các loại sữa và các loại thức ăn có nhiều đường vì những thực phẩm này khó tiêu hóa, gây khó chịu cho dạ dày và ruột. – Không sử dụng rượu và cafein vì chúng làm cơ thể mất nước. – Nếu các loại thực phẩm bạn ăn trong quá trình phục hồi làm cho hệ tiêu hóa của bạn tệ hơn, hãy dùng lại các thực phẩm lỏng đến khi các triệu chứng hết hẳn. http://quangminhpharma.com/
  18. Chữa bệnh đau viêm loét dạ dày hiệu quả bằng đông Y Đau dạ dày, viêm loét dạ dày - tá tràng là bệnh khá phổ biến trên thế giới và Việt Nam. Ở các nước đang phát triển, tỷ lệ người bệnh ước tính khoảng 10%, hàng năm tăng khoảng 0,2%. Ở Việt Nam, theo điều tra trong những năm gần đây, bệnh chiếm khoảng 26% và thường đứng đầu trong các bệnh ở đường tiêu hóa và có chiều hướng ngày càng gia tăng. Theo Hội Khoa học Tiêu hóa Việt Nam, 70% người Việt có nguy cơ bị đau dạ dày. Đó thực sự là một con số đáng báo động và góp phần làm gánh nặng xã hội tăng lên. Bệnh ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, khả năng lao động và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh, thậm chí nhiều trường hợp bệnh nặng hoặc biến chứng sẽ gây ra tử vong. Vì vậy việc phòng ngừa và điều trị bệnh là tối quan trọng, càng phát hiện và điều trị sớm thì bệnh càng dễ chữa. Tuy nhiên việc không có đầy đủ kiến thức về bệnh cũng như tin vào những lời quảng cáo rầm rộ trên báo đài hiện nay khiến cho người bệnh loay hoay trong vòng luẩn quẩn tốn tiền, mất nhiều thời gian mà bệnh vẫn không khỏi thậm chí còn nặng hơn. Nhằm giúp cho hàng ngàn bệnh nhân đang khổ sở vất vả chống chọi với căn bệnh dạ dày, bài viết dưới đây được tổng hợp từ cuộc trao đổi với Lương y, Bác sĩ Phùng Hải Đăng, Phó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam đồng thời là thành viên của Dự án Nghiên cứu và Điều trị bệnh dạ dày bằng phương pháp Đông y của Trung tâm. Thông qua những chia sẻ của Lương y, Bác sĩ Phùng Hải Đăng, độc giả sẽ phần nào có thêm những kiến thức cần thiết về bệnh và đặc biệt là tìm ra cho mình được giải pháp toàn diện tối ưu nhất để chữa dứt điểm căn bệnh dạ dày. 1. Nguyên nhân gây bệnh đau và viêm loét dạ dày. Do sử dụng thuốc tây: Có 3 loại thuốc chủ yếu dễ gây ra tổn thương cho niêm mạc dạ dày, đó là: nhóm axit acetylsalicylic; hai là các loại thuốc chống viêm, chữa khớp; ba là thuốc hormone như sterol. Vì vậy nên hạn chế tránh dùng những loại thuốc này. Nếu cần thiết phải dùng thì nên uống đúng liều lượng và liệu trình theo chỉ định của bác sĩ. Căng thẳng kéo dài: Trạng thái căng thẳng, buồn phiền, tức giận sẽ nhanh chóng được khuếch tán tới các cơ quan trong cơ thể, ảnh hưởng đến hệ thần kinh thực vật gây mất cân bằng cho chức năng dạ dày, đường ruột; axit hydrochloric và pepsin tăng tiết khiến cho huyết quản dạ dày, môn vị co thắt, tầng bảo vệ niêm mạc dạ dày bị thương tổn, hình thành bệnh viêm loét dạ dày. Người bệnh thường bị đau khi công việc căng thẳng, lo lắng nhiều, buồn rầu, tức giận hoặc sợ hãi. No đói không đều: Khi đói, axit hydrochloric và các chất xúc tác trong dạ dày ở nồng độ khá cao dẫn tới tình trạng “tự tiêu hóa” niêm mạc. Khi ăn quá no lại dễ làm tổn thương “cơ chế” tự bảo vệ của dạ dày vì vỏ dạ dày nở to, thời gian thức ăn lưu lại trong dạ dày lâu. Khi ăn uống thất thường, không đúng bữa, không được nghỉ ngơi, bệnh sẽ dễ phát và tái phát. Ăn tối quá no: Có một số người thường xuyên bổ sung dinh dưỡng tập trung vào buổi tối vì cả ngày đi làm, buổi trưa không có thời gian, hoặc có người quen ăn thêm gì đó trước lúc đi ngủ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ, ngủ không an giấc, dễ tăng cân. Đồng thời còn có thể kích thích niêm mạc dạ dày bài tiết quá nhiều axit hydrochloric, gây viêm loét dạ dày. Ăn nhanh hoặc vừa ăn vừa xem ti vi: Thức ăn sau khi vào dạ dày sẽ trải qua các giai đoạn “ngâm mềm”, nghiền nát, tiêu hoá. Nếu khi ăn nhai không kỹ, ăn nhanh nuốt vội, thức ăn http://quangminhpharma.com/
  19. chưa được nghiền nhỏ thì sẽ tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, kéo dài thời gian lưu giữ thức ăn trong dạ dày, dẫn tới tổn thương niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, nhai chậm, nhai kỹ có thể tăng tiết dịch tụy, từ đó làm cho dịch mật và axit hydrochloric giảm, rất có lợi cho dạ dày. Uống quá nhiều rượu: Rượu tác động trực tiếp lên niêm mạc dạ dày. Ngoài ra còn có thể gây ra xơ gan và viêm tuyến tuỵ mãn tính, từ đó làm cho dạ dày tổn thương nặng thêm. Ngoài ra, bệnh còn bị gây nên bởi sử dụng các hoá chất và do các bệnh tự miễn khác. 2. Những biến chứng nguy hiểm của bệnh dạ dày - Chảy máu dạ dày (nôn ói ra máu tươi hay đi tiêu phân màu đen mùi rất hôi...) Đây là tình trạng nguy cấp có thể ảnh hưởng tính mạng. - Thủng dạ dày gây viêm màng bụng (đau bụng dữ dội, bụng gồng cứng, sốt, tim đập nhanh, huyết áp hạ thấp...) Đây cũng là tình trạng nguy cấp ảnh hưởng tính mạng). - Gây ung thư dạ dày, là tình trạng khá phổ biến ở bệnh nhân viêm dạ dày mãn tính. 3. Các phương pháp điều trị bệnh dạ dày hiện nay Theo Lương y, Bác sĩ Phùng Hải Đăng thì hiện nay cơ bản có những phương pháp điều trị bệnh dạ dày như sau: Điều trị bằng Tây y Thuốc Tây tuy trị bệnh đau dạ dày tác dụng nhanh, giảm đau tốt song lại có nhược điểm chỉ điều trị phần ngọn không điều trị tận gốc do đó bệnh hay tái đi tái lại. Hơn nữa thuốc Tây dùng nhiều sẽ có tính nhờn thuốc, dễ tổn thương niêm mạc dạ dày. Thời gian kéo dài có thể gây nên tác hại lớn đối với cơ thể. Điều trị bằng Đông Y Điều trị bằng phương pháp Đông y nhằm vào căn nguyên của bệnh mà không chữa triệu chứng như Tây y. Mặc dù liệu trình điều trị dài, hiệu quả chậm song lại không gây tác hại cho cơ thể, hiệu quả điều trị kéo dài và không có tác dụng phụ. Ngoài ra còn một số cách khác như sử dụng các phương pháp dân gian: mật ong, nghệ, dạ dày nhím… hoặc sử dụng thực phẩm chức năng… Những cách này có ưu điểm là dễ mua, dễ sử dụng. Tuy nhiên, hầu hết các phương pháp này đều không có hiệu quả hoặc chỉ giảm nhẹ, đến khi ngưng sử dụng thì các triệu chứng lại xuất hiện. Một số trường hợp còn biến chứng nặng hơn khiến cho quá trình điều trị sau đó trở lên phức tạp hơn. 4. Thuốc của nhà thuốc Đ ông Y Thầy Trần điều trị bệnh về dạ dày rất hiệu quả - Chữa viêm dạ dày cấp tính, mãn tính, điều trị viêm loét dạ dày, hành tá tràng. - Chữa đau thượng vị, chống trào ngược dạ dày thực quản. - Điều trị viêm trợt hang vị, viêm xung huyết dạ dày. http://quangminhpharma.com/
  20. - Điều trị chứng ăn uống khó tiêu, đầy hơi, ợ chua, ăn uống kém. - Giúp bổ tỳ và tăng cường hệ tiêu hóa. - Giảm tiết axit dạ dày. - Tái tạo niêm mạc dạ dày sau khi đã bị viêm loét. - Cân bằng chức năng dạ dày. - Trị dứt điểm viêm họng, hôi miệng nguyên nhân do trào ngược dạ dày, thực quản. Với thành phần 100% thảo dược tự nhiên nên bài thuốc rất an toàn và không gây tác dụng phụ. 5. Đánh giá hiệu quả của bài thuốc qua nghiên cứu kiểm nghiệm lâm sàng cho thấy: - Trong 15 ngày đầu dùng thuốc: Bệnh nhân giảm hẳn các triệu chứng đau nhức dạ dày. - 30 ngày tiếp theo: Khỏi hoàn toàn đối với bệnh nhân cấp tính hoặc mới chuyển sang mãn tính. - 60 ngày sau: Bệnh khỏi hẳn kể cả mãn tính, không còn ợ chua, đầy hơi, đau thắt ruột khi đói hoặc no. - Bệnh nhân cảm thấy cuộc sống thoải mái hơn và yêu cuộc sống hơn rất nhiều vì không còn lo bệnh tật. http://quangminhpharma.com/
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2