intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ năng lắng nghe, tiếp nhận thông tin

Chia sẻ: Nguyen Vang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:36

575
lượt xem
33
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1. Lắng nghe thụ động: Chỉ nghe, không nhận thức, nhận xét 2. Lắng nghe có chọn lọc: Nghe những thông tin mà mình quan tâm 3. Lắng nghe chủ động: Nghe, hiểu, đánh giá, phản ứng và ghi nhớ 4. Lắng nghe có phản hồi: Lắng nghe và có phản hồi trở lại Lắng nghe thực sự là gì? 1. Nhận thông tin bằng tai (cả bằng mắt) 2. Hiểu nghĩa của thông tin 3. Hiểu, nghĩ hoặc cảm thấy gì về thông tin đó 4. Phản ứng với các thông tin...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ năng lắng nghe, tiếp nhận thông tin

  1. Giảng viên: Th.S. Nguyễn Ngọc Long Email: Lnguyen647@gmail.com Weblogs: LNGUYEN647.VNWEBLOGS.VN Mobile: 098 9966927
  2. Chương 3 – Các kỹ năng cơ bản 1. Kỹ năng lắng nghe 2. Kỹ năng thuyết phục 3. Kỹ năng đàm phán – thương lượng 4. Kỹ năng làm việc nhóm 5. Kỹ năng thuyết trình Kỹ năng lắng nghe là gì? “Nghe khó gấp đôi so với nói”?????
  3. Nghe là gì? Nghe Hiểu Nhận xét Nghe là gì? Hai chiếc xe Air Blade không giống nhau Nghe F Lặp lại được – nghe thành công Hai chiếc xe Air Blade không giống nhau Hiểu F Chắc khác nhau màu, hoặc khác biển số Hai chiếc xe Air Blade không giống nhau Nhận xét F Có chiếc cùng màu thì sao? Chưa có biển số sao lại khác nhau? Chắc chỉ khác số khung
  4. Các kiểu lắng nghe 1. Lắng nghe thụ động: Chỉ nghe, không nhận thức, nhận xét 2. Lắng nghe có chọn lọc: Nghe những thông tin mà mình quan tâm 3. Lắng nghe chủ động: Nghe, hiểu, đánh giá, phản ứng và ghi nhớ 4. Lắng nghe có phản hồi: Lắng nghe và có phản hồi trở lại Lắng nghe thực sự là gì? 1. Nhận thông tin bằng tai (cả bằng mắt) 2. Hiểu nghĩa của thông tin 3. Hiểu, nghĩ hoặc cảm thấy gì về thông tin đó 4. Phản ứng với các thông tin
  5. Lắng nghe “Lắng nghe là sự chú ý đến những gì được ẩn chứa sau những ngôn từ mà chúng ta nghe thấy” • Tốc độ mà tai nghe được âm thanh chậm hơn nhiều so với tốc độ mắt nhìn thấy Vai trò của lắng nghe • Bryant: Kể từ khi có Radio và TV, ngôn ngữ nói đã khôi phục lại được vị trí quan trọng của nó. • Nichols: Hầu hết mọi người sẽ không chú ý đến quan điểm của bạn cho tới khi họ bị thuyết phục bởi những gì họ nghe và họ quý trọng. • Robison: Chủ yếu chúng ta học văn hóa thông qua nghe, chúng ta học cách nghĩ thông qua nghe, chúng ta yêu thông qua nghe, và chúng ta tự hiểu chúng ta cũng thông qua nghe.
  6. Lý do lắng nghe không tốt • Không chú ý tới thông điệp • Nghe thụ động • Bị âm thanh khác chen lấn • Người nghe bị ảnh hưởng bởi thể trạng cơ thể • Không cùng ngôn ngữ • Người nghe đã quá hiểu rõ về điều người nói đang nói Thói quen lắng nghe cần loại bỏ • Gián đoạn người nói • Không nhìn người nói • Hối thúc người nói và làm người nói cảm thấy như đang lãng phí thời gian của người nghe • Chú ý tới những vấn đề gây hứng thú khác hơn là cuộc giao tiếp • “Cầm đèn chạy trước ô tô” • Không phản ứng trước những yêu cầu của người nói • Quên những chi tiết vừa nói trước đó • Hỏi quá nhiều vào chi tiết
  7. Thói quen lắng nghe nên tập • Tóm tắt ý chính • Suy nghĩ các giả định • Bám sát những gì đang thảo luận • Ước lượng các bằng chứng được cung cấp • So sánh điều nghe được với sự hiểu biết của mình Tầm quan trọng của việc nghe • 85% những gì chúng ta học được là từ việc nghe • 45% thời gian của một người dành cho nghe • Một người hồi tưởng lại 50% những gì họ đã nghe • Chỉ 20% những gì nghe được sẽ được nhớ trong một khoảng thời gian nhất định • Những người được dạy cách lắng nghe chỉ dưới 2% • Người nghe giỏi là người làm chủ tình huống chứ không phải người nói giỏi.
  8. Phát triển kỹ năng lắng nghe 1. Chú ý • Nhìn người nói • Bỏ sang bên những ý nghĩ gây sao lãng • Loại bỏ những yếu tố gây ảnh hưởng từ bên ngoài • “Nghe” ngôn ngữ cơ thể của người nói 2. Thể hiện là bạn đang nghe • Thỉnh thoảng gật đầu • Cười hoặc dùng các vẻ mặt • Chú ý đến phong cách (thể hiện sự cởi mở & đón chào) • Khuyến khích bằng những ngôn từ như vâng, ừ, à… Phát triển kỹ năng lắng nghe 3. Phản hồi thông tin • Biểu thị điều bạn hiểu hoặc nghi ngờ: “Có phải là..?”, “Ý là…”, “cái đó nghĩa là…” • Hỏi lại chính xác khi thấy cần thiết • Tóm tắt ý của người nói trình bày trước đó 4. Lui lại những phán xét • Chờ người nói kết thúc • Không làm gián đoạn bằng ý kiến trái ngược
  9. Phát triển kỹ năng lắng nghe 5. Phản hồi thích đáng • Thật thà, cởi mở và ngay thẳng, không thiên vị khi phản hồi • Bộc lộ ý kiến một cách chân thành • Nói với người nghe theo cách mà mình muốn người nghe nói với mình Kỹ năng thuyết phục F Khái niệm F Kế hoạch diễn đạt để thuyết phục F Sự chú tâm của khách hàng F Tâm thế và sự tự tin trong thuyết phục
  10. Khái niệm Thuyết phục là nghệ thuật diễn đạt các ý tưởng để đạt được sự đồng thuận từ người nghe “Presenting ideas so you get yes” Kế hoạch • Xác định rõ mục tiêu • Hiểu rõ người nghe • Phát triển các điểm chính • Tạo một sự khởi đầu rộng mở • Sử dụng một sự kết thúc ấn tượng
  11. Xác định mục tiêu Nếu không biết mục tiêu của cuộc trao đổi là gì, bạn có thể sẽ đi lạc. • Nếu thành công, tôi sẽ…? • Nếu thất bại, tôi sẽ…? Hiểu rõ người nghe • Cách thức trình bày: “Mồi nào câu cá đó” • Công thức W.I.I.F.M. (What’s in it for me?)- “Lợi ích của tôi là gì?” • Thực tập trước khi thuyết trình
  12. Phát triển các điểm chính • Tạo một sơ đồ tư duy (mindmap) • Vạch ra các điểm chính • Tuân theo nguyên tắc “ba bước”: Ø Mở đầu: Các vấn đề của người nghe/Mục đích của người nói/Cách giải quyết của chúng ta Ø Thân: Chỉ ra các bằng chứng Ø Kết: “Đậy nắp” vấn đề/Đề xuất giải pháp/Kêu gọi hành động Tạo một sự khởi đầu rộng mở • Phát biểu rõ lý do • Mô tả ngắn gọn những gì sẽ trao đổi • Thiết lập lòng tin • Bắt đầu cuốn hút • Bộc lộ dấu hiệu mục tiêu
  13. Kết thúc ấn tượng • Nhắc lại mục đích • Tóm tắt những điểm chính • Kêu gọi hành động Sự chú tâm Ghi nhớ… Sau 3 ngày • Chỉ nghe 10% • Chỉ thấy 20% • Nghe và thấy 65%
  14. Tâm thế và sự tự tin trong thuyết phục • Sức mạnh của giao tiếp • Các thông điệp không lời • Các công cụ hỗ trợ ghi nhớ • Tập dợt, tập dợt và…tập dợt Ghi nhớ • Dành thời gian lập kế hoạch • Dùng nguyên tắc “ba bước” • Bắt đầu bằng sự tự tin • Kết thúc với lời kêu gọi hành động
  15. Kỹ năng đàm phán, thương lượng • Đàm phán là gì? • Một số công cụ đàm phán • Các tính cách đàm phán thường gặp • Các bước đàm phán Đàm phán là gì? ‘Đàm phán là một sự trao “‘là quá trình tìm đổi thương mại một cách kiếm các điều khoản tự nguyện, thẳng thắn để đạt được những giữa những người muốn gì ta muốn từ người một thứ gì đó của nhau’ đang muốn một cái gì đó từ chúng ta.” Gavin Kennedy Đàm phán là Gavin Kennedy trao đổi những gì ta có lấy những gì ta muốn. Là việc bàn bạc với người khác để đạt được một sự Anon thỏa thuận hoặc thỏa ước. Concise Oxford Dictionary
  16. Tại sao phải đàm phán? F Khi ta cần một sự ưng thuận từ ai đó F Khi thời điểm và nỗ lực đàm phán là hợp lý F Khi mà kết quả là không chắc chắn Một số công cụ đàm phán Thuyết phục: Sự quan tâm và sự thuyết phục gặp nhau. Chia sẻ: Là phương pháp không dễ vì phải chia sẻ lợi ích, sẽ không thực hiện được nếu lợi ích đạt được thấp hơn chi phí bỏ ra Ép buộc: Thường là sự đe dọa “tôi sẽ mua hàng chỗ khác”. Ép buộc dễ gây xung khắc và nhen nhúm mâu thuẫn Giải quyết vấn đề: Là cách tốt nhất khi cả hai có quan hệ chặt chẽ, sẵn sàng chia sẻ với nhau khó khăn, tin tưởng lẫn nhau
  17. Các tính cách đàm phán thường gặp Theo Gavin Kennedy trong cuốn “The New Negotiating Edge” đã mô tả ba loại tính cách thường gặp trong đàm phán Đỏ Xanh Tía Các tính cách đàm phán thường gặp • Dùng mánh lới Đỏ • Liên tục tấn công • Đe dọa • Luôn khai thác • Luôn tìm cái tốt nhất cho họ • Không để ý tới mong muốn của đối tác • Chiếm đoạt Cách này thường được dùng khi người đàm phán sợ bị khai thác và thể hiện sự tự vệ cao. Người ta thường không thích đối tác dùng cách này với mình
  18. Các tính cách đàm phán thường gặp • Cách tiếp cận Win – Win Xanh • Tính hợp tác cao • Dựa trên lòng tin • Đồng thuận giữa các bên • Quan hệ gắn bó • Cùng cho & cùng nhận Bạn có tin đối tác không? Tin ở mức nào? Tin người quá có thể gặp rủi ro vì đối tác tưởng ta là “nai”, nếu không có niềm tin vào đối tác thì giao dịch sẽ dẫn đến sự giả tạo và dối trá. Các tính cách đàm phán thường gặp • Cho tôi một chút thứ mà tôi muốn (Đỏ) Tía • Tôi sẽ cho anh một chút thứ mà anh cần (Xanh) • Suy nghĩ ngược lại về đối tác khi đàm phán • Mong muốn tích cực • Trao đổi hai chiều • Đàm phán “tía” kích thích đàm phán “tía” • Có qua, có lại hoặc “ăn miếng, trả miếng” • Cởi mở • Mỗi người hiểu vị thế của mình • Cùng sử dụng nguồn lực để giải quyết vấn đề “Tía là sự kết hợp cả “Xanh” và “Đỏ” trong đàm phán
  19. Các bước đàm phán Thỏa thuận Đề xuất Thảo luận Kế hoạch Kế hoạch đàm phán • Tôi muốn đạt được điều gì? • Họ muốn đạt được điều gì? Phải cố phán đoán các mục tiêu mà đối tác muốn đạt được, họ sẽ tranh luận gì để đạt được mục tiêu đó và cách thức mà chúng ta sẽ phản bác lại. • Cái gì tôi sẽ đổi/có thể đổi • Tìm hiểu kỹ các khả năng trao đổi có thể xảy ra • Tìm hiểu những ích lợi ngắn hạn, dài hạn cho các bên đối với từng khả năng có thể xảy ra • Đặt mục tiêu khả thi nhất mà cả hai bên có thể đồng thuận • Hình dung các mức độ đạt được
  20. Kế hoạch đàm phán • Nhận dạng các cách đàm phán mà mình sẽ sử dụng và cách thức mà đối phương sẽ phản bác và mình sẽ phản bác lại các phản bác như thế nào? • Bạn sẽ mang những điểm mạnh và điểm yếu gì lên bàn đàm phán? Làm cách nào để tối đa hóa thế mạnh và tối thiểu hóa thế yếu • Những điểm mạnh, yếu của đối phương là gì? • “Lá bài” đầu tiên là gì và dùng nó như thế nào? • Thời lượng của đàm phán là bao nhiêu? • Vị thế ban đầu là gì? Vị thế thứ cấp là gì? Vị thế cuối cùng là gì? Và điểm nào là điểm “từ bỏ”? Thảo luận • Tiến hành thảo luận những vấn đề mà một bên đang gặp phải • Tuân theo các nguyên tắc thảo luận • Sử dụng ngôn ngữ tiếng và ngôn ngữ cơ thể để thảo luận
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
26=>2