intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ thuật thay băng vết thương vô khuẩn

Chia sẻ: Nhậm Sơ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Kỹ thuật thay băng vết thương vô khuẩn" nhằm giúp học viên trình bày được mục đích, chỉ định của thay băng vết thương vô khuẩn. Thực hiện được kỹ thuật thay băng vết thương vô khuẩn. Trình bày được dấu hiệu, nguyên nhân, cách xử trí và phòng ngừa các tai biến khi thay băng vết thương vô khuẩn. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ thuật thay băng vết thương vô khuẩn

  1. KỸ THUẬT THAY BĂNG VẾT THƯƠNG VÔ KHUẨN 1. MỤC TIÊU - Trình bày được mục đích, chỉ định của thay băng vết thương vô khuẩn. - Thực hiện được kỹ thuật thay băng vết thương vô khuẩn. - Trình bày được dấu hiệu, nguyên nhân, cách xử trí và phòng ngừa các tai biến khi thay băng vết thương vô khuẩn. 2. MỤC ĐÍCH - Làm sạch vết thương, ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn. 3. CHỈ ĐỊNH - Vết thương vô khuẩn sau mổ 24 - 48 giờ. - Sau phẫu thuật 3 - 5 ngày hoặc khi cắt chỉ (tùy theo chỉ định của bác sĩ). - Thay băng trong trường hợp: tróc băng keo, băng bị dơ hoặc ướt, nghi vết may bị nhiễm khuẩn. 4. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH 4.1. Dụng cụ 4.1.1 Dụng cụ vô khuẩn - 1 kềm Kelly. - 1 chén chung. - Bình kềm tiếp liệu. - Gòn, gạc. 4.1.2. Dụng cụ sạch - Mâm. - Bồn hạt đậu. - Vải láng. - Găng sạch. - Băng keo. 377
  2. KỸ THUẬT ĐIỀU DƯỠNG NHI KHOA 2020 - Xe thay băng. - Thau đựng dung dịch ngâm dụng cụ dơ. 4.1.3. Dụng cụ khác - Thùng đựng chất thải lây nhiễm. - Thùng đựng chất thải thông thường. 4.1.4. Thuốc và dung dịch sát khuẩn - Dung dịch rửa vết thương: Natri clorid 0,9%. - Dung dịch sát khuẩn tay nhanh. 4.2. Tiến hành kỹ thuật BƯỚC CÁC BƯỚC KỸ THUẬT Ý NGHĨA Văn hóa giao tiếp. Chào bệnh nhân, thân nhân. 1 Tôn trọng. Giới thiệu tên điều dưỡng. Tạo sự thân thiện. Kiểm tra họ tên bệnh nhân, ngày sinh, giới tính, địa chỉ, kiểm tra Đảm bảo xác định đúng bệnh 2 thông tin bệnh nhân với vòng đeo nhân. tay và hồ sơ bệnh án. Dùng từ ngữ phù hợp theo độ tuổi của trẻ để giải thích nếu có thể. Báo và giải thích cho bệnh nhân, 3 Để bệnh nhân và thân nhân thân nhân. biết việc điều dưỡng sắp làm giúp bệnh nhân, thân nhân bớt lo lắng. Nhận định tình trạng vết thương: - Vị trí vết thương. - Kích thước vết thương. Dự liệu những tình huống - Số lượng, màu sắc, mùi của có thể xảy ra cho bệnh dịch vết thương. nhân, đánh giá tình trạng vết - Da xung quanh vết thương. thương để chuẩn bị dụng cụ, 4 Lưu ý: thuốc giảm đau (theo dung dịch rửa vết thương chỉ định của bác sĩ) được thực cho phù hợp. hiện trước khi thay băng 20 phút Đánh giá sự tiến triển của vết nhằm giúp bệnh nhân giảm đau thương. khi điều dưỡng thực hiện kỹ thuật. Phòng ngừa chuẩn. Điều dưỡng mang khẩu trang, 5 Giảm sự lây lan của vi sinh rửa tay thường quy. vật gây bệnh. 378
  3. Kỹ thuật thay băng vết thương vô khuẩn Chuẩn bị dụng cụ, để trong tầm tay Chuẩn bị bộ thay băng: Tổ chức sắp xếp hợp lý, - Mở bộ thay băng vô khuẩn. khoa học, quản lý thời gian - Dùng kềm tiếp liệu gắp chén hiệu quả. chung vào mâm vô khuẩn. 6 - Rót dung dịch Natri clorid Cẩn trọng: tránh choàng 0,9% vào chén chung. qua mâm vô khuẩn. - Sắp xếp dụng cụ tránh choàng mâm. - Đậy mâm vô khuẩn lại. Tránh nhầm lẫn bệnh nhân. Đối chiếu lại bệnh nhân. 7 Giúp bệnh nhân và thân nhân Báo và giải thích lại lần nữa. an tâm, hợp tác tốt. Rửa tay với dung dịch sát khuẩn Giảm sự lây lan của vi sinh 8 tay nhanh. vật gây bệnh. Chuẩn bị tư thế bệnh nhân thích Thực hiện thủ thuật được 9 hợp. thuận tiện và an toàn hơn. Phơi bày vết thương để 10 Bộc lộ vết thương chuẩn bị cho quá trình rửa vết thương. Tránh chất dịch dính vào tấm Lót vải láng dưới vết thương, để 11 trải giường và quần áo bệnh bồn hạt đậu nơi thuận tiện nhân. Phòng ngừa chuẩn. Rửa tay với dung dịch sát khuẩn 12 Giảm sự lây lan của vi sinh tay nhanh, mang găng sạch. vật gây bệnh. Nhẹ nhàng mở băng dơ. Nếu băng dính chặt có thể sử dụng một lượng nhỏ Natri clorid 0,9% vô khuẩn để giúp nới lỏng băng dơ. Tháo bỏ băng dơ giúp cho bệnh nhân thoải mái. Sử dụng Natri clorid 0,9% vô 13 khuẩn mở băng giúp loại bỏ băng dễ dàng, nhanh chóng và giảm đau cho bệnh nhân. Mở băng dơ Quan sát băng dơ, ghi nhận lại Đánh giá và ghi chú tình tình trạng vết thương (số lượng, trạng vết thương vào hồ sơ màu sắc và mùi của chất dịch 14 bệnh án. thấm băng). Phòng ngừa lan truyền vi Bỏ băng dơ vào thùng đựng chất khuẩn. thải lây nhiễm. Tháo bỏ găng dơ. Phòng ngừa chuẩn. 15 Rửa tay nhanh. Làm giảm sự lây lan của vi Mang găng sạch. sinh vật gây bệnh. 379
  4. KỸ THUẬT ĐIỀU DƯỠNG NHI KHOA 2020 Giảm nguy cơ lây nhiễm cho vết thương từ môi trường xung quanh. Việc rửa vết thương phải được thực hiện từ nơi ít nhiễm khuẩn đến Mở mâm vô khuẩn. Dùng kềm nơi nhiễm khuẩn cao và đảm gắp gòn viên thấm dịch Natri bảo những vùng đã làm sạch clorid 0,9% vừa đủ rửa lên 16 đường chỉ may, từ trên xuống nhiễm lại. bị nhiễm lại. không dưới, từ trong ra ngoài, rộng ra xung quanh 5cm, từ bên xa đến bên gần, chậm khô. Rửa từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới Che chở cho vết thương Đặt gạc che kín vết thương, rộng giảm nguy cơ tổn thương ở ra cách mép vết thương 3-5cm những vị trí dễ bị cọ xát. 17 (nếu cần). Việc tháo găng tay trước khi Giữ yên gạc trên vết thương, dán băng keo giúp dán băng tháo găng tay và dán băng keo. keo được dễ dàng. Rút bỏ vải láng, giúp bệnh nhân Tạo sự thoải mái và an toàn. về tư thế tiện nghi. Giải thích việc làm đã xong, dặn Phát hiện, xử trí kịp thời các dò thân nhân bệnh nhân những tai biến. điều cần thiết: - Dấu hiệu nhiễm trùng của vết 18 thương (sưng, nóng, đỏ, đau). - Tình trạng thấm dịch của băng vết thương. - Tình trạng đau tại vết thương. - Cảm ơn bệnh nhân, thân nhân Tôn trọng bệnh nhân, tạo sự đã hợp tác. thân thiện. Dọn dẹp và ngâm dụng cụ dơ 19 vào thau đựng dung dịch sát Phòng ngừa chuẩn. khuẩn, rửa tay. Ghi hồ sơ: - Ngày giờ thay băng - Tình trạng vết thương: + Vị trí vết thương + Kích thước của vết thương Yếu tố an toàn cho bệnh + Tình trạng nhiễm trùng của nhân. vết thương (sưng, nóng, Yếu tố pháp lý. 20 đỏ, đau) Phương tiện để theo dõi, + Số lượng, màu sắc, mùi đánh giá và bàn giao giữa của dịch vết thương các nhân viên y tế. + Da xung quanh vết thương - Dung dịch săn sóc vết thương. - Phản ứng bệnh nhân trong quá trình thay băng. - Tên điều dưỡng thực hiện. 380
  5. Kỹ thuật thay băng vết thương vô khuẩn 5. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ NGUYÊN DẤU TAI STT NHÂN XỬ TRÍ PHÒNG NGỪA HIỆU BIẾN CÓ THỂ Thay băng khi có chỉ định, tránh thay Vết Băng băng sớm. thương ép vết Theo dõi băng vết Băng chưa Chảy thương, thương thường vết khép máu vết theo dõi xuyên. 1 thương miệng. thương. Báo bác Điều trị bệnh lý bị thấm Bệnh sĩ kiểm đông máu trước máu. nhân có tra lại vết khi có chỉ định bệnh lý thương. phẫu thuật (đối với về máu. những phẫu thuật chương trình). Đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn khi Báo bác phẫu thuật và khi Vết sĩ, thực thay băng. Không thương hiện Dung dịch rửa vết đảm bảo đỏ, thuốc thương phải đảm nguyên sưng, theo chỉ bảo vô khuẩn và Nhiễm tắc vô đau, định. còn hạn sử dụng. 2 trùng vết khuẩn có thể Thoát Không phơi bày thương. khi phẫu có dịch dịch (nếu vết thương quá lâu thuật, chảy ra có) và khi thay băng. thay từ vết thay băng Nếu bệnh nhân có băng. thương cho bệnh nhiều vết thương nhân. thì ưu tiên thay băng vết thương vô khuẩn trước. Thoa vaseline Đắp gạc/gòn bao lên vùng để thấm hút dịch Da tiết, giữ cho vùng da bị rơm xung da xung quanh lở. quanh Vết luôn khô ráo, thay Đắp gạc/ vết thương băng ngay khi gạc gòn bao thương tiết nhiều thấm ướt dịch. Rơm lở để thấm bị ửng dịch tiết. da. hút dịch Tháo băng keo đỏ, có Bệnh 3 tiết. phải nhẹ nhàng, thể rỉ nhân bị Sử dụng tránh làm tổn dịch. dị ứng băng thương da. Bệnh với băng keo thích Thường xuyên nhân keo. hợp hoặc theo dõi vết không sử dụng thương và vùng thoải băng da xung quanh để mái. cuộn để phát hiện sớm tình cố định trạng rơm lở da. băng. 381
  6. KỸ THUẬT ĐIỀU DƯỠNG NHI KHOA 2020 BẢNG KIỂM THỰC HÀNH STT NỘI DUNG ĐẠT CHƯA ĐẠT Chào bệnh nhân, thân nhân. Giới thiệu tên 1 điều dưỡng. Kiểm tra họ tên bệnh nhân, ngày sinh, giới 2 tính, địa chỉ, kiểm tra thông tin bệnh nhân với vòng đeo tay và hồ sơ bệnh án. 3 Báo và giải thích cho bệnh nhân, thân nhân. Nhận định tình trạng vết thương của bệnh 4 nhân. 5 Mang khẩu trang, rửa tay thường quy. Chuẩn bị dụng cụ. Chuẩn bị bộ thay băng: - Mở bộ thay băng vô khuẩn. - Dùng kềm tiếp liệu gắp chén chung vào 6 mâm vô khuẩn. - Rót dung dịch Natri clorid 0,9% vào chén chung. - Sắp xếp dụng cụ tránh choàng mâm. - Đậy mâm vô khuẩn lại. Đối chiếu lại bệnh nhân. 7 Báo và giải thích lại lần nữa. 8 Rửa tay nhanh. 9 Chuẩn bị tư thế bệnh nhân thích hợp. 10 Bộc lộ vết thương. Lót vải láng dưới vết thương, để bồn hạt đậu 11 nơi thuận tiện. 12 Rửa tay nhanh, mang găng sạch. Nhẹ nhàng mở băng dơ. Nếu băng dính chặt 13 có thể sử dụng lượng nhỏ Natri clorid 0,9% vô khuẩn để nới lỏng băng dơ. Quan sát băng dơ, ghi nhận lại tình trạng vết thương. 14 Bỏ băng dơ vào thùng đựng chất thải lây nhiễm. Tháo bỏ găng dơ. 15 Rửa tay nhanh. Mang găng sạch. 382
  7. Kỹ thuật thay băng vết thương vô khuẩn Mở mâm vô khuẩn. Dùng kềm gắp gòn viên thấm dung dịch Natri clorid 0,9% vừa đủ rửa lên đường chỉ may, 16 từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, rộng ra xung quanh 5cm, từ bên xa đến bên gần, chậm khô. Đặt gạc che kín vết thương, rộng ra 3-5cm (nếu cần). 17 Giữ yên gạc trên vết thương, tháo găng tay và dán băng keo. Rút bỏ vải láng, giúp bệnh nhân về tư thế tiện nghi. 18 Giải thích việc làm đã xong, dặn dò thân nhân bệnh nhân những điều cần thiết. Cảm ơn bệnh nhân, thân nhân. Dọn dẹp và ngâm dụng cụ dơ vào thau đựng 19 dung dịch sát khuẩn, rửa tay. Ghi hồ sơ: - Ngày giờ thay băng. - Tình trạng vết thương. 20 - Dung dịch rửa vết thương. - Phản ứng bệnh nhân trong quá trình thay băng. - Tên điều dưỡng thực hiện. 383
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2