Kỹ thuật lấy máu tĩnh mạch
lượt xem 5
download
Tài liệu "Kỹ thuật lấy máu tĩnh mạch" nhằm giúp học viên trình bày được mục đích, chỉ định của việc lấy máu tĩnh mạch. Thực hiện được kỹ thuật lấy máu tĩnh mạch. Trình bày được triệu chứng, nguyên nhân, cách xử trí và phòng ngừa tai biến khi lấy máu tĩnh mạch. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kỹ thuật lấy máu tĩnh mạch
- KỸ THUẬT LẤY MÁU TĨNH MẠCH 1. MỤC TIÊU - Nêu được mục đích, chỉ định của việc lấy máu tĩnh mạch. - Thực hiện được kỹ thuật lấy máu tĩnh mạch. - Trình bày được triệu chứng, nguyên nhân, cách xử trí và phòng ngừa tai biến khi lấy máu tĩnh mạch. 2. MỤC ĐÍCH - Lấy máu tĩnh mạch để làm xét nghiệm giúp cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh chính xác và hiệu quả. - Đánh giá tình trạng bệnh nhân thông qua các thông số cận lâm sàng. 3. CHỈ ĐỊNH - Bệnh nhân mới vào viện. - Bệnh nhân trước khi phẫu thuật, trước khi có chỉ định làm thủ thuật liên quan đến các thành phần của máu. - Bệnh nhân nặng cần theo dõi huyết động học liên tục. - Khám sức khỏe định kỳ tầm soát các bệnh lý liên quan đến các thành phần trong máu. 4. CHỐNG CHỈ ĐỊNH - Không có chống chỉ định. - Thận trọng trong các trường hợp bệnh nhân bị rối loạn đông máu. 5. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH 5.1. Dụng cụ 5.1.1. Dụng cụ vô khuẩn - Ống tiêm phù hợp với lượng máu cần lấy. - Kim bướm/bơm kim tiêm 3ml/5ml. - Hộp gòn. - Băng keo cá nhân. - Ống xét nghiệm. 500
- Kỹ thuật lấy máu tĩnh mạch 5.1.2. Dụng cụ sạch - Mâm sạch. - Găng sạch. - Dây ga rô. - Băng keo. 5.1.3. Dụng cụ khác - Thùng đựng chất thải thông thường. - Thùng đựng chất thải lây nhiễm. - Thùng đựng vật sắc nhọn. - Giá để mẫu xét nghiệm. - Phiếu chỉ định xét nghiệm. 5.1.4. Dung dịch sát khuẩn - Dung dịch sát khuẩn tay nhanh. - Cồn 70o. 5.2. Tiến hành kỹ thuật BƯỚC CÁC BƯỚC KỸ THUẬT Ý NGHĨA - Văn hóa giao tiếp. Chào bệnh nhân, thân nhân. 1 - Tôn trọng. Giới thiệu tên điều dưỡng. - Tạo sự thân thiện. Kiểm tra họ tên bệnh nhân, ngày sinh, giới tính, địa chỉ, kiểm tra Đảm bảo xác định đúng bệnh 2 thông tin bệnh nhân với vòng nhân. đeo tay và hồ sơ bệnh án. - Dùng từ ngữ phù hợp theo độ tuổi của trẻ để giải thích Báo và giải thích cho bệnh (nếu có thể). 3 nhân, thân nhân. - Để bệnh nhân và thân nhân biết việc điều dưỡng sắp làm, giúp bệnh nhân, thân nhân bớt lo lắng. - Phòng ngừa chuẩn. Điều dưỡng mang khẩu trang, 4 - Làm giảm sự lây lan của vi rửa tay thường quy. sinh vật gây bệnh. Chuẩn bị dụng cụ, để trong Tổ chức sắp xếp hợp lý, khoa 5 tầm tay. học, quản lý thời gian hiệu quả. - Tránh nhầm lẫn bệnh nhân. - Đối chiếu lại bệnh nhân. 6 - Giúp bệnh nhân và thân - Báo và giải thích lại lần nữa. nhân an tâm, hợp tác tốt. 501
- KỸ THUẬT ĐIỀU DƯỠNG NHI KHOA 2020 Rửa tay với dung dịch sát Làm giảm sự lây lan của vi 7 khuẩn tay nhanh. sinh vật gây bệnh. Chuẩn bị tư thế bệnh nhân Thực hiện thủ thuật được 8 thích hợp. thuận tiện và an toàn hơn. Dán nhãn mã vạch (họ tên bệnh nhân, mã vạch, số hồ sơ, Đảm bảo mẫu máu đúng với 9 ngày tháng năm sinh, giới tính) bệnh nhân. lên ống xét nghiệm. Tránh lấy máu ở những vị trí đã lấy trước đó vì vết sẹo của Bộc lộ vị trí lấy máu và chọn lần lấy máu trước sẽ gây khó 10 tĩnh mạch to rõ, ít di động. khăn trong việc đâm kim và có khả năng làm thay đổi kết quả xét nghiệm. Làm giảm sự lây lan của vi sinh vật gây bệnh. Rửa tay với dung dịch sát 11 khuẩn tay nhanh, mang găng sạch. Mang găng sạch Cột ga rô cách vị trí lấy máu 6-8cm. Lưu ý: không cột ga rô lâu Tăng áp lực lên tĩnh mạch để 12 quá 1 phút tránh gây tán huyết, nhìn thấy rõ mạch máu. ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm Đối với trẻ lớn, yêu cầu trẻ nắm 13 Giúp cho tĩnh mạch nổi rõ hơn. bàn tay lại. - Làm sạch vi sinh vật trên da nơi đâm kim. - Đủ thời gian để chất sát khuẩn có tác dụng. - Sát khuẩn vị trí lấy máu theo chiều xoắn ốc từ trong ra ngoài rộng ra 5cm, sát khuẩn 14 đến khi sạch. - Chờ cồn khô tự nhiên ít nhất 30 giây. Sát khuẩn tại vị trí lấy máu 502
- Kỹ thuật lấy máu tĩnh mạch Dùng ngón cái bàn tay không Giúp giữ mạch máu không di thuận căng da phía dưới và giữ chuyển. cố định chi. Tay thuận cầm kim bướm để mặt vát hướng lên trên, song song với tĩnh mạch. 15 Đâm kim qua da vào tĩnh mạch 1 góc 300 - 400, hạ góc kim 150 luồn vào tĩnh mạch, kéo lui nòng pít-tông, kiểm tra thấy có máu, rút đủ lượng máu vào bơm tiêm. Đâm kim qua da - Ngăn ngừa sự vỡ tĩnh mạch - Giúp máu ngừng chảy. Độ cao sẽ đẩy mạnh áp suất Tháo ga rô, rút kim bướm. âm trong tĩnh mạnh và thúc Dùng gòn khô vô khuẩn ấn vào đẩy sự đông máu. nơi tiêm 5 – 10 phút. Nâng cao nơi lấy máu cao hơn mức tim 16 (nếu có thể). Lưu ý: không yêu cầu bệnh nhân gập khuỷu tay vì có thể tạo thành huyết khối (nếu lấy máu ở khuỷu tay). Ấn gòn nơi lấy máu Hạn chế sự mất máu, đảm Rút lượng máu trong dây kim 17 bảo đủ lượng máu để làm xét bướm vào bơm tiêm. nghiệm. Ngăn ngừa đâm kim vào tay Bỏ kim bướm vào thùng đựng 18 người lấy máu, tránh lây nhiễm vật sắc nhọn mầm bệnh do máu. Bơm máu với áp lực mạnh hay lắc mạnh ống xét nghiệm có thể - Thứ tự bơm máu vào các làm vỡ hồng cầu và thay đổi loại ống. kết quả. Chai cấy máu vi sinh → ống đỏ (không chứa bất kỳ hóa chất gì) → ống citrate (xanh lá) → ống VS (máu lắng) → ống đỏ (có hạt) → ống co cục máu → ống heparin (đen) → 19 ống edta (xanh dương) → ống NaF (xám) - Bơm nhẹ nhàng đủ lượng máu vào thành ống xét nghiệm. - Sau khi đủ thể tích máu cần trong ống xét nghiệm, cần lắc trộn theo bảng đính kèm. Bơm máu vào lọ xét nghiệm 503
- KỸ THUẬT ĐIỀU DƯỠNG NHI KHOA 2020 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Ống đỏ Ống đỏ Ống Chai cấy (không Ống Ống VS Ống Ống Ống EDTA máu vi chứa bất Citrate (máu co cục Heparin NaF (xanh sinh kì hóa (xanh lá) lắng) (có hạt) máu (đen) (xám) dương) chất gì) Lắc trộn Không Lắc trộn Lắc trộn Lắc trộn Không Lắc trộn Lắc trộn Lắc trộn 8 lần lắc trộn 3-4 lần 3-4 lần 5 lần lắc trộn 8 lần 8 lần 8 lần Dán băng keo cá nhân lên vị trí Ngăn ngừa nhiễm khuẩn 20 lấy máu. qua lỗ chân kim. Tháo bỏ găng. Rửa tay. - Phòng ngừa chuẩn. 21 - Giảm sự lây lan của vi sinh vật gây bệnh. Tháo bỏ găng - Giúp bệnh nhân về tư thế - Tạo sự thoải mái và an tiện nghi. toàn. - Dặn dò thân nhân bệnh nhân - Phát hiện, xử trí kịp thời những điều cần thiết, theo các tai biến. dõi tại vị trí lấy máu: + Tình trạng chảy máu hoặc 22 đau nhiều ở vị trí lấy máu. + Dấu hiệu nhiễm trùng (sưng, nóng, đỏ, đau). + Nơi lấy máu có bầm tím không? - Cảm ơn bệnh nhân, thân - Tôn trọng bệnh nhân, tạo nhân vì sự hợp tác. sự thân thiện. 504
- Kỹ thuật lấy máu tĩnh mạch - Đặt mẫu máu vào hộp đựng mẫu xét nghiệm. - Gửi mẫu máu và phiếu chỉ - Giảm sai lệch kết quả định về khoa xét nghiệm trước khi phân tích do vận càng sớm càng tốt. chuyển. 23 - Vận chuyển mẫu: đối với xét - Mẫu máu để quá lâu sẽ làm nghiệm NH3: mẫu giữ lạnh và ảnh hưởng đến kết quả xét đến phòng xét nghiệm trước nghiệm. 30 phút. Các xét nghiệm còn lại: mẫu đến phòng xét nghiệm trước 2 tiếng. 24 Dọn dẹp dụng cụ, rửa tay. Phòng ngừa chuẩn. Ghi hồ sơ: - Yếu tố an toàn cho bệnh - Ngày giờ lấy máu. nhân. - Vị trí lấy máu. - Yếu tố pháp lý. 25 - Số lượng máu mất. - Phương tiện để theo dõi, - Loại xét nghiệm. đánh giá và bàn giao giữa - Phản ứng bệnh nhân (nếu có). các nhân viên y tế. - Tên điều dưỡng thực hiện. 6. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ DẤU TAI NGUYÊN NHÂN STT XỬ TRÍ PHÒNG NGỪA HIỆU BIẾN CÓ THỂ - Cột dây ga rô vừa - Cột dây ga rô quá phải, không nên chặt và quá lâu. cột dây ga rô quá - Rút máu nhanh, 1 phút. lắc mạnh ống - Không rút máu xét nghiệm gây quá nhanh, không tán huyết. lắc mạnh ống xét - Mẫu máu lẫn với nghiệm. dung dịch sát - Chờ dung dịch sát khuẩn chưa khô. khuẩn khô rồi mới - Đầu ống tiêm đâm kim lấy máu. tiếp xúc với - Nếu cùng lúc lấy Kết quả ống xét nghiệm Báo bác máu cho vào 2 không Sai có chất chống sĩ, thực ống xét nghiệm thì phù lệch đông, sau đó 1 hiện nên ưu tiên bơm hợp kết bơm máu vào theo chỉ máu vào ống xét với lâm quả. ống xét nghiệm định. nghiệm không có sàng. máu không chất chống đông có chất chống trước rồi bơm đông. máu vào ống xét - Điều dưỡng tự ý nghiệm có chất vớt cục máu đông chống đông sau. trong ống xét - Nếu máu bị đông nghiệm có chất thì nên lấy lại. chống đông ra. - Nên gửi mẫu máu - Không đưa mẫu lên phòng xét máu đến phòng nghiệm càng sớm xét nghiệm càng tốt trong ngay. vòng 1 giờ. 505
- KỸ THUẬT ĐIỀU DƯỠNG NHI KHOA 2020 Ấn chặt cho đến Chảy khi máu Máu máu Dùng gòn khô vô ngưng chảy nơi Không ấn chặt sau khuẩn ấn nơi tiêm 2 chảy nơi tiêm khi rút kim. 5 – 10 phút sau khi hoặc tiêm. kéo lấy máu. băng dài. ép cầm máu. BẢNG KIỂM THỰC HÀNH STT NỘI DUNG ĐẠT CHƯA ĐẠT Chào bệnh nhân, thân nhân. Giới thiệu tên 1 điều dưỡng. Kiểm tra họ tên bệnh nhân, ngày sinh, giới 2 tính, địa chỉ, kiểm tra thông tin bệnh nhân với vòng đeo tay và hồ sơ bệnh án. 3 Báo và giải thích cho bệnh nhân, thân nhân. 4 Mang khẩu trang, rửa tay thường quy. 5 Chuẩn bị dụng cụ. - Đối chiếu lại bệnh nhân. 6 - Báo và giải thích lại lần nữa. 7 Rửa tay nhanh. 8 Chuẩn bị tư thế bệnh nhân thích hợp. 9 Dán nhãn mã vạch lên ống xét nghiệm. 10 Bộc lộ vị trí lấy máu. 11 Rửa tay nhanh, mang găng sạch. 12 Cột ga rô cách vị trí lấy máu 6-8cm. 13 Đối với trẻ lớn, yêu cầu trẻ nắm bàn tay lại. Sát khuẩn vị trí lấy máu theo chiều xoắn ốc từ trong ra ngoài rộng ra 5cm, sát khuẩn đến 14 khi sạch. Chờ cồn khô tự nhiên ít nhất 30 giây. 506
- Kỹ thuật lấy máu tĩnh mạch Dùng ngón cái bàn tay không thuận căng da phía dưới và giữ cố định chi. Tay thuận cầm kim bướm để mặt vát hướng lên trên, song song với tĩnh mạch. Đâm kim qua da 15 vào tĩnh mạch 1 góc 300 - 400, hạ góc kim 150 luồn vào tĩnh mạch, kéo lui nòng pittông, kiểm tra thấy có máu, rút đủ lượng máu vào bơm tiêm. Tháo ga rô, rút kim bướm. Dùng gòn khô vô khuẩn ấn vào nơi tiêm 5 – 16 10 phút. Nâng cao nơi lấy máu cao hơn mức tim (nếu có thể). Rút lượng máu trong dây kim bướm vào bơm 17 tiêm. 18 Bỏ kim bướm vào thùng đựng vật sắc nhọn. 19 Bơm máu vào thành ống xét nghiệm. 20 Dán băng keo cá nhân lên vị trí lấy máu. 21 Tháo găng tay. Rửa tay. - Giúp bệnh nhân về tư thế tiện nghi. - Dặn dò thân nhân bệnh nhân những điều 22 cần thiết. - Cảm ơn bệnh nhân, thân nhân. - Đặt mẫu máu vào hộp đựng mẫu xét nghiệm. 23 - Gửi mẫu máu và phiếu chỉ định về phòng xét nghiệm. 24 Dọn dẹp dụng cụ, rửa tay. Ghi hồ sơ: - Ngày giờ lấy máu. - Vị trí lấy máu. 25 - Số lượng máu mất. - Loại xét nghiệm. - Phản ứng bệnh nhân (nếu có). - Tên điều dưỡng thực hiện. 507
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Động mạch quay: Giải phẫu ứng dụng và các kỹ thuật lấy mạch ghép
14 p | 208 | 29
-
Bài giảng Kỹ thuật lấy máu làm xét nghiệm
20 p | 46 | 6
-
LẤY DỊ VẬT TRONG LÒNG MẠCH MÁU BẰNG DỤNG CỤ QUA DA
15 p | 122 | 4
-
Chăm sóc và theo dõi bệnh nhân đặt catheter tĩnh mạch trung ương
5 p | 42 | 3
-
Siêu âm can thiệp - sinh thiết hạch ổ bụng, u tụy
2 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn