Lập kế hoạch và ngân sách cho công tác nâng cấp đường giao thông nông thôn
lượt xem 71
download
Hoàn thành khóa học, học viên có thể. Lập kế hoạch giao thông trung hạn phù hợp với chính sách ưu tiên phát triển của tỉnh và của chính phủ. Lập chương trình công tác hàng năm theo mục tiêu của Kế hoạch giao thông trung hạn, theo thời kỳ và ngân sách thường niên.Áp dụng phương pháp luận, các bước giản đơn trong việc lập Kế hoạch giao thông trung hạn, kế hoạch công tác hàng năm.Thực hiện phân tích kinh tế và ưu tiên các tuyến đường thông qua mô hình tính toán bằng excel đơn giản....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Lập kế hoạch và ngân sách cho công tác nâng cấp đường giao thông nông thôn
- ĐỀ TÀI Lập kế hoạch và ngân sách cho công tác nâng cấp đường giao thông nông thôn
- Dự án Giao thông Nông thôn 3 Khóa đào tạo: Lập kế hoạch và ngân sách cho công tác nâng cấp đường GTNT MỤC LỤC KHÁI QUÁT .................................................................................................................3 B2-1 CHÍNH SÁCH/ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN TRUNG HẠN CỦA QUỐC GIA VÀ TỈNH ...............................................................................................................4 1.1 - Xem xét chiến lược và chính sách của Quốc gia và của Tỉnh.......................... 4 1.2 - Xem xét các ưu tiên trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh 6 1.3 - Xem xét chiến lược phát triển hệ thống đường giao thông nông thôn ............. 8 B2-2 LẬP DANH SÁCH DÀI ...........................................................................11 2.1. Mục tiêu phát triển đường bộ của tỉnh – Xác lập mục tiêu trung hạn ............. 11 2.2. Xác lập mục tiêu trung hạn .............................................................................. 14 2.3. Tham gia của cộng đồng .................................................................................. 15 2.4. Phân loại đường ............................................................................................... 18 2.5 - Sàng lọc danh sách tuyến đường đưa vào dự án GTNT3............................... 19 2.6 - Thu thập dữ liệu về đường.............................................................................. 19 2.7 - Các vấn đề về môi trường............................................................................... 22 2.8- Đánh giá tác động xã hội ................................................................................. 25 2.8.1 - Giải phóng mặt bằng và tái định cư ...................................... 25 2.8.2 - Phát triển dân tộc thiểu số ................................................... 29 B2-3 PHÂN TÍCH KINH TẾ ..............................................................................32 3.1 - Khái niệm cơ bản............................................................................................ 32 3.2 - Các bước tiến hành phân tích kinh tế ............................................................. 35 3.2.1 - Đánh giá giao thông.............................................................. 35 3.2.2 - Dự báo giao thông................................................................. 36 3.2.3- Dự toán chi phí Dự án............................................................ 36 3.2.4 - Dự tính các lợi ích của Dự án ............................................... 37 3.2.5 - Thực hiện phân tích kinh tế ................................................... 38 3.2.6 - Phân tích độ nhạy.................................................................. 39 3.3 - Phân tích ngưỡng ........................................................................................... 40 3.3.1 - Giới thiệu............................................................................... 40 3.3.2 - Đầu vào yêu cầu .................................................................... 40 3.3.3 - Phân tích ngưỡng .................................................................. 41 http://www.ebook.edu.vn 1
- Dự án Giao thông Nông thôn 3 Khóa đào tạo: Lập kế hoạch và ngân sách cho công tác nâng cấp đường GTNT 3.3.4 - Tính toán kết quả ................................................................... 42 3.4. Phân tích bằng bảng tính excel ........................................................................ 43 3.4.1 - Giới thiệu............................................................................... 43 3.4.2 - Mô hình khai thác.................................................................. 43 3.4.3 - Hạn chế.................................................................................. 47 3.5 - Minh họa – Phân tích ngưỡng và phân tích bằng bảng tính excel.................. 47 3.5.1 - Minh họa – Phân tích ngưỡng............................................... 47 3.5.2 - Minh họa phân tích bằng bảng tính excel ............................. 48 B2-4 XẾP THỨ TỰ ƯU TIÊN ..........................................................................61 4.1. Định nghĩa và khái niệm .................................................................................. 61 4.2. Các bước xếp thứ tự ưu tiên............................................................................. 61 4.3 - Ưu tiên đường tiếp cận cơ bản........................................................................ 63 4.4 - Ưu tiên đường nâng cấp, cải tạo ..................................................................... 63 4.5 - Cấu trúc danh mục đường ưu tiên .................................................................. 65 B2-5 KẾ HOẠCH XÂY LẮP TRUNG HẠN......................................................66 5.1 - Sự cần thiết của kế hoạch trung hạn ............................................................... 66 5.2. Các bước lập kế hoạch trung hạn..................................................................... 66 5.3 - Nguồn vốn và phân bổ vốn............................................................................. 68 5.3.1 - Nguồn vốn.............................................................................. 68 5.3.2. - Cơ cấu phân bổ vốn của tỉnh............................................... 69 5.4 - Các kịch bản phân bổ ngân sách và kế hoạch năm......................................... 70 5.4 - Lập kế hoạch trung hạn................................................................................... 72 5.5 - Các kế hoạch năm thứ nhất, thứ 2 & 3 ........................................................... 74 http://www.ebook.edu.vn 2
- Dự án Giao thông Nông thôn 3 Khóa đào tạo: Lập kế hoạch và ngân sách cho công tác nâng cấp đường GTNT KHÁI QUÁT Giới thiệu khóa học Lập kế hoạch và ngân sách cho công tác nâng cấp đường giao thông nông thôn. Mục đích Hoàn thành khóa học, học viên có thể: - Lập kế hoạch giao thông trung hạn phù hợp với chính sách ưu tiên phát triển của tỉnh và của chính phủ. - Lập chương trình công tác hàng năm theo mục tiêu của Kế hoạch giao thông trung hạn, theo thời kỳ và ngân sách thường niên. - Áp dụng phương pháp luận, các bước giản đơn trong việc lập Kế hoạch giao thông trung hạn, kế hoạch công tác hàng năm. - Thực hiện phân tích kinh tế và ưu tiên các tuyến đường thông qua mô hình tính toán bằng excel đơn giản. - Thiết lập cơ sở dữ liệu tại cấp tỉnh. Nội dung Chính sách, kế hoạch phát triển trung hạn của B2-1 Quốc gia và Tỉnh Lập danh sách dài B2-1 B2-1 Phân tích kinh tế B2-1 Xếp thứ tự ưu tiên B2-1 Kế hoạch xây lắp trung hạn http://www.ebook.edu.vn 3
- Dự án Giao thông Nông thôn 3 Khóa đào tạo: Lập kế hoạch và ngân sách cho công tác nâng cấp đường GTNT B2-1 CHÍNH SÁCH/ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN TRUNG HẠN CỦA QUỐC GIA VÀ TỈNH Mục đích Hoàn thành tiết học, học viên: - Hiểu cơ bản về chiến lược và chính sách Quốc gia và của Tỉnh về phát triển kinh tế xã hội - Nắm được các điểm cơ bản của quy hoạch phát triển vùng của Tỉnh - Nắm được các điểm cơ bản của chiến lược phát triển đường GTNT của Quốc gia và của Tỉnh 1.1 - Xem xét chiến lược và chính sách của Quốc gia và của Tỉnh Chính sách, kế hoạch và chiến lược quốc gia thiết lập nên chương trình phát triển kinh tế trong tương lai một cách nhất quán theo từng giai đoạn. Nó cho phép chuyển đổi các mục tiêu/mục đích dài hạn thông qua việc lập kế hoạch và thực hiện dự án trung hạn. Ví dụ, Chính phủ Việt Nam lập Chính sách và Chiến lược Kinh tế Xã hội dài hạn (10 năm) xác định các mục tiêu và chỉ ra các định hướng, các chiến lược. Nó là cơ sở cho chuẩn bị các kế hoạch phát triển của các ngành và địa phương. Chính phủ cũng thiết lập (trong chiến lược phát triển dài hạn của quốc gia), các Kế hoạch 5 năm Phát triển Kinh tế - Xã hội (1996-2000, 2001-2005 và 2006-2010) để làm cơ sở cho việc chuẩn bị các kế hoạch năm, các kế hoạch phát triển của tỉnh và thành phố. Thông qua việc thực hiện chiến lược, kế hoạch và chính sách trung tâm, Việt Nam sẽ có khả năng đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên Kỷ (MDGs), như là giảm 50% đói nghèo trong giai đoạn 1990-2015. Chính phủ đồng thời cũng ban hành các tài liệu chiến lược phát triển khác như là đường lối chiến lược phát triển bền vững như là Định hướng Chiến lược Phát triển bền vững Quốc gia (Chương trình Nghị sự Quốc gia 21), Chiến lược Bảo vệ Môi trường Quốc gia, Tầm nhìn 2020 (NSEP), và Chiến lược Tổng thể Tăng trưởng và Giảm nghèo (CPRGS). Một trong những định hướng phát triển ngành lĩnh vực, vùng kinh tế liên quan đến GTNT là tạo chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn vì trước mắt và trong nhiều năm nữa. Vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn vẫn có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng. Cụ thể là: http://www.ebook.edu.vn 4
- Dự án Giao thông Nông thôn 3 Khóa đào tạo: Lập kế hoạch và ngân sách cho công tác nâng cấp đường GTNT - Phải luôn coi trọng đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn, xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa đa dạng, phát triển nhanh và bền vững, có năng suất cao. - Tiếp tục đầu tư phát triển đồng bộ KCHT kinh tế, xã hội ở nông thôn. Thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn, chuyển mạnh sang sản xuất các loại sản phẩm có thị trường và hiệu quả kinh tế cao. - Đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn. - Tăng cường công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản, chú trọng phát triển kinh tế trang trại, phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Định hướng chính sách phát triển vùng Chính sách phát triển vùng được cụ thể hóa bằng những định hướng như sau: - Tạo điều kiện cho tất cả các vùng trong cả nước phát triển mạnh hơn trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lí mỗi vùng và liên vùng bằng các chính sách mang tầm vĩ mô từ chính phủ. - Tăng cường sự liên kết giữa các vùng và trong nội bộ từng vùng để khắc phục rỏ rệt tình trạng chia cắt theo địa giới hành chính. - Tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng, trước hết là mạng lưới giao thông, thủy lợi, cung cấp nước sạch, phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực đặc biệt đối với các vùng nông thôn khó khăn. - Phát triển quy hoạch tổng thể để hình thành các đô thị trung tâm cấp tỉnh. - Từng bước rút ngắn và tiến tới xóa bỏ khoảng cách về trình độ phát triển xã hội giữa các vùng. - Nâng dần vị thế kinh tế của các vùng nghèo trong tổng thể nền kinh tế cả nước, đẩy nhanh tốc độ xóa đói giảm nghèo trong phạm vi cả nước và đặt biệt ở các vùng khó khăn. - Có chính sách trợ giúp nhiều hơn về nguồn lực để phát triển các vùng khó khăn, nhất là vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. - Bổ sung chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế, kể cả các doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư kinh doanh tại các vùng khó khăn. Chiến lược đầu tư phát triển GTNT Chiến lược đầu tư phát triển giao thông nông thôn được tập trung vào các lĩnh vực chính như sau: - Xác định chức năng kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng của các khu vực nông thôn: Việc xác định đúng đắn chức năng kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng của các khu vực giúp hỗ trợ để đưa ra các quyết định đầu tư một cách đúng đắn, nâng cao hiệu quả đầu tư đối với phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc gia. http://www.ebook.edu.vn 5
- Dự án Giao thông Nông thôn 3 Khóa đào tạo: Lập kế hoạch và ngân sách cho công tác nâng cấp đường GTNT - Xóa bỏ khoảng cách chênh lệch phát triển kinh tế và đời sống xã hội giữa các vùng, miền: Để xóa bỏ khoảng cách chênh lệch về phát triển kinh tế và xã hội giữa các vùng, chiến lược phát triển GTNT cần phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội không những của từng vùng mà còn của các khu vực kinh tế phát triển khác nhau ngay trong một vùng. - Dự báo tiềm năng nhu cầu vận tải: Việc dự báo tiềm năng phát triển vận tải hàng hoá và hành khách ở khu vực nông thôn dựa trên dự báo nhu cầu vận tải hàng hoá và hành khách chung của toàn quốc, kết hợp với mức tăng trưởng GDP, mức tăng trưởng dân số, khả năng đô thị hoá của các vùng, các phân tích, đánh giá các nguồn số liệu khác. - Xác định rõ vai trò, chức năng của các phương thức vận tải Trong xây dựng chiến lược vai trò, chức năng của từng phương thức vận tải phải được định nghĩa và xác định rõ ràng, trong đó vai trò và chức năng (phục vụ) của hệ thống GTNT cần được xác định rõ trong mạng lưới GTVT tổng thể của quốc gia. Phát triển quy hoạch mạng lưới đường GTNT phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoạch định chiến lược đầu tư cũng như bảo trì hệ thống này. - Phân cấp mạng lưới GTVT theo chức năng Việc phân cấp mạng lưới GTVT theo chức năng đúng theo thông lệ quốc tế cũng đã được trình bày trong Chiến lược phát triển GTVT quốc gia. Theo đó mạng lưới cho các phương thức vận tải được chia làm 3 loại: chính yếu, thứ yếu và cấp 3. Loại chính yếu (loại 1) có tầm quan trọng quốc gia, trong đó loại thứ yếu (loại 2) liên kết các trung tâm phát triển của tỉnh với mạng lưới chính yếu. Mạng lưới loại 3 mang đến các tiếp cận phù hợp đến từ các khu vực còn lại. - Quy hoạch mạng lưới giao thông nông thôn Quy hoạch mạng lưới đường GTNT được thực hiện trên cơ sở để đảm bảo tính kết nối liên tục trong hệ thống mạng lưới đường, đảm bảo tỉ lệ phát triển phù hợp của các loại đường trong mạng lưới, và đảm bảo kết nối phù hợp theo quan điểm an toàn giao thông và thuận lợi trong quản lý mạng lưới đường. 1.2 - Xem xét các ưu tiên trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Trong một tỉnh qui hoạch đường giao thông nông thôn phải xét đến các ưu tiên phát triển được lập trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở cấp tỉnh và được cơ cấu để phù hợp với nhu cầu giao thông cấp tỉnh. Đối với mục đích lập kế hoạch, căn cứ vào yêu cầu đầu tư phát triển, các tuyến đường có thể được phân ra thành ba loại chính. • Các đường tiếp cận cơ bản http://www.ebook.edu.vn 6
- Dự án Giao thông Nông thôn 3 Khóa đào tạo: Lập kế hoạch và ngân sách cho công tác nâng cấp đường GTNT • Các đường phục vụ phát triển kinh tế xã hội (các đường kết nối với Dự án/ Khu qui hoạch phát triển đặc biệt) • Các đường cải tạo nâng cấp Các đường tiếp cận cơ bản Cung cấp các đường tiếp cận cơ bản là quyết định chiến lược của chính phủ với mục đích hướng tới sự phát triển toàn diện kinh tế xã hội của đất nước, yêu cầu cung cấp đường nối các thôn xóm với nhau và nối với các xã, đồng thời đảm bảo nối xã với các trung tâm của tỉnh. Các tuyến đường phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội (các đường kết nối với các Dự án/ Các khu qui hoạch phát triển đặc biệt) Để phát triển kinh tế xã hội tỉnh, giảm nghèo, kích thích sản xuất nông nghiệp và các hoạt động liên quan đến sản xuất nông nghiệp và phát triển công nghiệp nông thôn, một số vùng trọng điểm chính cần được xác định một cách liên tục. Nếu không phối hợp các hoạt động này với sự phát triển của mạng lưới đường thì sẽ có ảnh hưởng bất lợi đến sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Các ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội được thiết lập trong các kế hoạch phát triển tổng thể của một tỉnh sẽ là tiền đề cho công tác lập qui hoạch và cung cấp các tuyến đường tiếp cận/ đường kết nối. Các đường cải tạo nâng cấp Các tuyến đường hiện có cần cải tạo nâng cấp do điều kiện đường hiện tại và/ hoặc do sự tăng trưởng của giao thông vượt quá năng lực thiết kế của đường. Công tác cải tạo nâng cấp có thể là xây dựng lại tuyến đường, nâng cấp hay mở rộng đường. Việc cải thiện các tuyến đường sẽ mang lại các lợi ích về kinh tế do giảm các chi phí vận doanh của xe và tiết kiệm chi phí đi lại của hành khách và chi phí vận chuyển hàng hóa. Quyết định cho cải tạo các tuyến đường phụ thuộc vào tình trạng đường hiện tại và lưu lượng xe trên đường. Tuy nhiên, đối với từng tỉnh việc áp dụng phương pháp sắp xếp ưu tiên đầu tư tuyến đường GTNT cần kết hợp với các tiêu chí về kinh tế - xã hội sẽ giúp cho các tỉnh đưa ra được lộ trình đầu tư phát triển hợp lý mạng lưới đường GTNT, đem lại lợi ích cho người dân nông thôn có thể tiếp cận với các vùng KT-XH như: chợ, trạm y tế, giáo dục và thông tin đại chúng. Việc xem xét đến các kế hoạch chiến lược của Quốc gia và của Tỉnh với nhiều tiêu chí tổng hợp như vậy là một việc khó khăn phức tạp. Vì vậy, một cách làm được thống nhất chung đối với lập kế hoạch và phân bổ vốn cho hệ thống đường giao thông nông thôn, như sau: - Xác định lĩnh vực ưu tiên cho mỗi vùng, mỗi tỉnh: Xây dựng đường tiếp cận cơ bản cho các xã chưa có đường tới trung tâm xã, cụm xã. Đối với các xã cù lao, ưu tiên xây dựng các bến cho phà, ghe thuyền. - GTNT có tác dụng rất lớn đến đói nghèo và tăng trưởng, vì vậy lĩnh vực ưu tiên tiếp theo là các vùng kinh tế kém phát triển hơn để tối đa hóa số người hưởng lợi từ nền kinh tế, giúp họ vươn lên thoát nghèo. http://www.ebook.edu.vn 7
- Dự án Giao thông Nông thôn 3 Khóa đào tạo: Lập kế hoạch và ngân sách cho công tác nâng cấp đường GTNT - Đối với các vùng kinh tế phát triển hơn sẽ phải xem xét nhiều đến khía cạnh thương mại của các dự án (lưu lượng vận tải lớn, kích thích kinh tế phát triển) và khả năng có thể huy động được vốn từ dân hoặc các nguồn khác. - Tất cả các dự án phải nằm trong kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Xem xét cân đối giữa đầu tư phát triển và bảo trì. Thứ tự như được trình bày trên đây cũng chính là cơ sở sắp xếp ưu tiên cho các hoạt động xây dựng, nâng cấp và bảo trì cho mạng lưới đường GTNT. Các dự án được xếp ưu tiên cao hơn sẽ được đưa vào thực hiện trước. Với các dự án còn lại, kinh phí có đến đâu sẽ làm đến đó theo đúng thứ tự ưu tiên được xác định. 1.3 - Xem xét chiến lược phát triển hệ thống đường giao thông nông thôn Theo tính toán sơ bộ để thực hiện được mục tiêu đã đặt ra trong giai đoạn từ 2006- 2010 thì tổng kinh phí cho đầu tư phát triển và bảo trì đường bộ nông thôn là khoảng trên 41.728 tỷ đồng, trong đó đầu tư phát triển GTNT là 38.280 tỷ chiếm 91,6%. Chiến lược phát triển GTNT cho các xã khó khăn chưa có đường đến trung tâm xã, cụm xã Việc xây dựng đường đến các xã chưa có đường là ưu tiên cao nhất của chính phủ trong việc xoá đói giảm nghèo, xoá những vùng trắng về đường giao thông , hội nhập các khu vực nông thôn có nhiều điều kiện khó khăn (vùng sâu vùng xa, địa hình núi cao, hiểm trở hoặc bị chia cắt bởi các sông kênh) vào nền kinh tế. Ðây là các xã chủ yếu tập trung ở các vùng nghèo như Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Bắc, Ðông Bắc và Tây Nguyên, Ðồng bằng sông Cửu Long. Việc huy động sức dân sẽ trở thành gánh nặng cho những người nghèo và cũng sẽ vượt quá khả năng ngân sách của các tỉnh nghèo, thu không đủ chi. Chiến lược xây dựng GTNT khu vực kinh tế phát triển Sự phát triển kinh tế nông thôn nhanh tại các khu vực này sẽ gia tăng nhanh chóng lưu lượng vận tải và nhu cầu sử dụng các phương tiện vận tải có trọng tải lớn. Việc xây dựng hệ thống công trình cầu đường giao thông nông thôn cần đáp ứng nhu cầu này. Chiến lược phát triển giao thông nông thôn tại các vùng này tập trung vào: - Nâng cấp, cải tạo các đoạn tuyến tại các trung tâm đạt tiêu chuẩn đường cấpVI, V hoặc đường có cấp cao hơn phù hợp với lưu lượng vận tải, mặt đường nhựa hoá hoặc bê tông xi măng hoá. - Nâng cấp, cải tạo các tuyến đường giao thông nông thôn nối các cụm đô thị nông thôn, nối về các khu dân cư nông thôn đạt cấp tiêu chuẩn cấp A trở lên đảm bảo giao lưu hàng hoá và sinh hoạt của người dân nông thôn một cách thuận tiện nhất. - Nâng cấp cải tạo các trục đường thôn, xóm đảm bảo đạt tiêu chuẩn cấp B trở lên. - Xây dựng hệ công trình (cầu, cống, rãnh) đồng bộ, đặc biệt là hệ thống cầu trên đường huyện, đường xã chính yếu đạt tiêu chuẩn H13-X60 trở lên. http://www.ebook.edu.vn 8
- Dự án Giao thông Nông thôn 3 Khóa đào tạo: Lập kế hoạch và ngân sách cho công tác nâng cấp đường GTNT Giai đoạn 2006 - 2010: - Ðối với đường huyện: Nhựa hóa (hoặc bê tông xi măng hóa) 100%, trên 90% đường huyện đạt tiêu chuẩn cấp VI, V, hệ thống cầu cống có tải trọng thiết kế H13-X60 trở lên, hệ thống rãnh dọc hoàn chỉnh và đồng bộ. - Ðối với hệ thống đường xã: Nhựa hóa (hoặc bê tông xi măng hóa) 80%, đường xã đạt cấp A trở lên, hệ thống cầu cống trên đường xã có tải trọng thiết kế H8 trở lên, hệ thống rãnh dọc đồng bộ. - Ðối với hệ thống đường thôn, xóm: Ðường thôn xóm đạt cấp B trở lên, phục vụ tốt nhu cầu dân sinh của người dân địa phương. Giai đoạn 2011 - 2020 Ðây là một giai đoạn phát triển cao hơn của kinh tế nông nghiệp nông thôn. Vì vậy, hệ thống công trình giao thông nông thôn cần đạt được các chỉ số sau: - Ðối với đường huyện: tiếp tục nâng cấp hệ thống đường huyện về chất lượng mặt đường, 100% đường huyện đạt tiêu chuẩn cấp VI, V, hoàn chỉnh hệ thống cầu cống đạt tải trọng H13-X60 trở lên, tiếp tục nâng cấp hệ thống rãnh dọc hoàn chỉnh, đồng bộ. - Ðối với hệ thống đường xã: nhựa hóa (hoặc bê tông xi măng hóa) 100%, nâng dần chất lượng đường xã đạt tiêu chuẩn cấp VI trở lên khoảng 50%, tiếp tục nâng cấp, hoàn chỉnh hệ thống cầu cống và rãnh thoát nước. - Ðối với hệ thống đường thôn, xóm: nâng dần các đường thôn xóm đạt tiêu chuẩn cấp A trở lên (khoảng 50%), nâng cao chất lượng các công trình thoát nước (hệ thống cầu, cống, rãnh), đảm bảo thông thoát tốt, đáp ứng tốt nhu cầu dân sinh. Việc phát triển GTNT ở các khu vực kinh tế phát triển này sẽ chủ yếu dựa vào nguồn lực tại địa phương. Vì vậy cần có cơ chế huy động vốn bền vững phát triển và bảo trì GTNT. Chiến lược xây dựng GTNT khu vực kinh tế còn kém phát triển Chiến lược đầu tư phát triển giao thông nông thôn cần tập trung ưu tiên mở mới các tuyến đường tới các khu vực dân cư (cụ thể là đường loại B-GTNT trong giai đoạn ngắn hạn), nâng cấp, cải tạo các tuyến đường cốt yếu đạt tiêu chuẩn cấp A- GTNT trở lên, nối với các trung tâm phát triển (các thị trấn, thị tứ, các trục đường cấp cao của quốc gia) nhằm rút ngắn khoảng cách các vùng kém phát triển và các vùng phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu văn hóa, thúc đẩy buôn bán giữa các vùng. Ðể giảm gánh nặng về bảo dưỡng đường cho các khu vực còn nghèo, tùy theo từng điều kiện cụ thể và điều kiện địa chất, địa hình, các tuyến đường cốt yếu này cần xây dựng mặt đường nhựa hay bê tông xi măng, những khu vực bằng phẳng có thể làm đường cấp phối. Ðối với các tuyến đường nội xã, liên thôn, cần đầu tư xây dựng đường đạt tiêu chuẩn cấp A, B, kết cấu nhựa, bê tông xi măng và cấp phối tùy theo từng điều kiện cụ thể (địa hình, địa chất), hoàn chỉnh đồng bộ các công trình thoát nước (cống, rãnh). http://www.ebook.edu.vn 9
- Dự án Giao thông Nông thôn 3 Khóa đào tạo: Lập kế hoạch và ngân sách cho công tác nâng cấp đường GTNT Từng bước nâng cấp hệ thống đường nội thôn, xóm, đường ra đồng. Cụ thể lộ trình thực hiện theo các giai đoạn ngắn hạn và dài hạn như sau: Giai đoạn 2006-2010 Trong giai đoạn này, khi kinh tế của các vùng kém phát triển này còn thấp hơn nhiều so với mức bình quân chung trong cả nước, hệ thống giao thông nông thôn cần đạt được: - Ðối với đường huyện: nhựa hóa (hoặc bê tông xi măng hóa) 50%, khoảng 50% đường huyện đạt tiêu chuẩn cấp VI, V trở lên, hệ thống cầu cống trên đường huyện có tải trọng thiết kế H13-X60 trở lên, hệ thống rãnh dọc đồng bộ. - Ðối với hệ thống đường xã: nhựa hóa (hoặc bê tông xi măng hóa) 40%, đường xã đạt tiêu chuẩn cấp A trở lên, hệ thống cầu cống trên đường xã có tải trọng thiết kế H8 trở lên, hệ thống rãnh dọc đồng bộ. - Ðối với hệ thống đường thôn, xóm: đường thôn xóm đạt tiêu chuẩn cấp B trở lên, phục vụ tốt nhu cầu dân sinh. Giai đoạn 2011-2020 Ở giai đoạn này, hệ thống công trình giao thông nông thôn cần được phát triển như sau: - Ðối với đường huyện: 100% đạt tiêu chuẩn cấp VI, V, nhựa hóa (hoặc bê tông xi măng hóa) đạt 100%, hệ thống cầu cống trên đường huyện có tải trọng thiết kế H13-X60 trở lên, hệ thống rãnh dọc đồng bộ và hoàn chỉnh. - Ðối với hệ thống đường xã: nâng dần chất lượng khoảng 50% đạt tiêu chuẩn cấp VI trở lên, nhựa hóa (hoặc bê tông xi măng hóa) khoảng 70%, tiếp tục nâng cấp, hoàn chỉnh hệ thống cầu, cống và rãnh thoát nước. - Ðối với hệ thống đường thôn, xóm: khoảng 30% đạt tiêu chuẩn cấp A trở lên , nâng cao chất lượng các công trình thoát nước (hệ thống cầu, cống, rãnh), đảm bảo thông thoát tốt, đáp ứng tốt nhu cầu dân sinh. http://www.ebook.edu.vn 10
- Dự án Giao thông Nông thôn 3 Khóa đào tạo: Lập kế hoạch và ngân sách cho công tác nâng cấp đường GTNT B2-2 LẬP DANH SÁCH DÀI Mục đích Hoàn thành tiết học, học viên có thể: - Lập danh sách dài cho kế hoạch giao thông trung hạn phù hợp với chính sách ưu tiên phát triển của tỉnh và của chính phủ. - Lập danh sách dài cho chương trình công tác hàng năm theo mục tiêu của Kế hoạch giao thông trung hạn, theo thời kỳ và ngân sách thường niên. - Áp dụng phương pháp luận, các bước giản đơn trong việc lập Kế hoạch giao thông trung hạn, kế hoạch công tác hàng năm. 2.1. Mục tiêu phát triển đường bộ của tỉnh – Xác lập mục tiêu trung hạn Chuẩn bị một “danh sách dài” các tuyến đường là bước đầu tiên trong việc xây dựng kế hoạch phát triển trung hạn mạng lưới đường trong 5 năm, phù hợp với giai đoạn kế hoạch phát triển trung hạn của tỉnh và của quốc gia. Danh sách dài được chuẩn bị cơ bản dựa trên xem xét các ưu tiên phát triển của tỉnh, huyện, xã đã được xác định trong giai đoạn kế hoạch trung hạn của tỉnh. Ở giai đoạn chuẩn bị danh sách dài, tất cả các loại đường (đường tiếp cận cơ bản, đường nối các dự án/các vùng qui hoạch phát triển đặc biệt và đường cải tạo nâng cấp) đều được lựa chọn mà không có sự phân biệt, dựa trên mục tiêu phát triển được xác định trong kế hoạch trung hạn của tỉnh và sự tham vấn cộng đồng. Mục tiêu đầu tiên của công tác quy hoạch phát triển đường nông thôn là xác lập các mục tiêu và xây dựng các chiến lược để chuẩn bị một kế hoạch năm với nguồn ngân sách nhất định. Các công việc lập quy hoạch, kế hoạch và ngân sách cho Dự án GTNT3 phải phù hợp với Quy hoạch phát triển đường bộ và ưu tiên của Tỉnh. Quy hoạch phát triển đường nông thôn có thể được lập chung cho toàn tỉnh, kế hoạch năm có thể chia thành các hạng mục tùy theo mục tiêu và nguồn vốn. Mục tiêu phát triển của Dự án GTNT3 là nhằm giảm đói nghèo bằng cách cải thiện các tuyến đường của các xã đến các chợ, các khu vực dịch vụ kinh tế, xã hội. Điều này có thể đạt được bằng cách loại bỏ 2 sự yếu kém sau: (i) tiếp cận và (ii) sự yếu kém của hệ thống thể chế tỉnh trong việc lập kế hoạch và chương trình bảo dưỡng và cải tạo các tuyến đường. Loại bỏ sự yếu kém thứ nhất sẽ đảm bảo được rằng Dự án GTNT3 tạo ra lợi nhuận ngắn và trung hạn. Loại bỏ sự yếu kém thứ 2 sẽ tạo ra lợi nhuận trong thời hạn dài hơn và liên tục. http://www.ebook.edu.vn 11
- Dự án Giao thông Nông thôn 3 Khóa đào tạo: Lập kế hoạch và ngân sách cho công tác nâng cấp đường GTNT Dự án GTNT3 xây dựng dựa trên nền tảng công viêc đã được thực hiện trong 2 dự án GTNT trước đây, Dự án GTNT1 và Dự án GTNT2. Bằng cách cải thiện sự tiếp cận và đảm bảo sự liên tục của quá trình kế hoạch. Dự án GTNT3 sẽ chuẩn bị nền tảng cho việc áp dụng một khả năng tiếp cận lĩnh vực lớn, tránh được việc phải thực hiện song song cơ cấu thực hiện dự án với sự đầu tư toàn bộ ngân sách, mà ở đó vốn đầu tư của các nhà tài trợ không được xác định riêng rẽ với vốn của Nhà nước. Có 33 tỉnh hợp lệ tham gia Dự án GTNT3. Khung công việc lập quy hoạch, kế hoạch và ngân sách được trình bày trong hình sau. http://www.ebook.edu.vn 12
- Dự án Giao thông Nông thôn 3 Khóa đào tạo: Lập kế hoạch và ngân sách cho công tác nâng cấp đường GTNT Khung công việc lập quy hoạch, kế hoạch và ngân sách Quy hoạch tổng thể Số liệu kiểm kê và Số liệu kinh tế - xã hội các xã và ưu tiên của tỉnh tình trạng đường sơ bộ Đếm xe Không Ước tính lưu lượng giao Danh sách dài các Có số liệu tuyến đường thông (từ số liệu KTXH) đếm xe Có Chuẩn bị số liệu chạy mô hình phân tích kinh tế đường nông thôn Chuẩn bị số liệu phân tích bằ l ỡ Sàng lọc sơ bộ các tuyến đường cho Dự án GTNT3 Sàng lọc sơ bộ kinh tế Khái toán (EIRR >12%) hoặc phân tích ngưỡng Sàng lọc sơ bộ xã hội Sàng lọc sơ bộ môi trường Cân đối nguồn vốn Dự án GTNT3 Sơ bộ xếp thứ tự ưu tiên và của tỉnh lựa chọn tuyến Nghiên cứu khả thi các tuyến đường đã được sàng lọc cho Dự án GTNT3 Dự toán chi tiết Phân tích kinh tế sử dụng mô hình bảng tính Excel Số liệu kiểm kê và tình (IRR > 12%) trạng đường Đánh giá tác động xã hội Số liệu phương tiện và đếm Đánh giá tác động môi trường xe Chốt danh mục ưu tiên và chuẩn bị kế hoạch xây lắp năm Chọn các tuyến đường Xếp thứ tự ưu tiên theo khả thi về kinh tế và có chỉ số “Đường nâng cấp” khả năng triển khai Cân đối nguồn vốn Dự án GTNT3 của tỉnh Chương trình xây lắp năm Chính sách an toàn xã hội Chính sách an toàn môi trường Thực hiện chương trình xây lắp năm http://www.ebook.edu.vn 13
- Dự án Giao thông Nông thôn 3 Khóa đào tạo: Lập kế hoạch và ngân sách cho công tác nâng cấp đường GTNT Kế hoạch trung hạn 5 năm Chiến lược và ưu tiên phát triển quốc gia được đưa ra trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (Hiện đang thực hiện Kế hoạch Phát triển Kinh tế - Xã hội 5 năm 2006 - 2010). Kế hoạch này sẽ nêu rõ mục tiêu phát triển và chiến lược phát triển đối với tất cả các ngành. Tại cấp tỉnh, có các ưu tiên phát triển kinh tế xã hội cần phải được giải quyết và hỗ trợ bởi mạng lưới đường nông thôn tốt hơn. Giai đọan của các kế hoạch trung hạn của các tỉnh phải phù hợp với kế hoạch phát triển quốc gia. Kế hoạch phát triển giaot hông vận tải trung hạn cần được xây dựng bao gồm các nội dung cơ bản sau: • Các điểm chính của chiến lược và ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội quốc gia (theo ngành) trong giai đoạn 5 năm • Các điểm chính của chiến lược và ưu tiên phát triển kinh tế của tỉnh trong giai đoạn 5 năm và quan hệ với chiến lược và ưu tiên quốc gia • Cơ sở kinh tế - xã hội của tỉnh • Hiện trạng mạng lưới giao thông vận tải • Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh • Đánh giá nhu cầu giao thông (theo từng chuyên ngành: bộ, sắt, sông, biển, không) để đáp ứng nhu cầu đi lại hiện tại và tương lai. • Đánh giá khoảng cách cung – cầu đối với từng chuyên ngành vận tải và xây dựng một kế hoạch để đáp ứng nhu cầu của từng giai đoạn. • Đánh giá nhu cầu đầu tư và nguồn vốn. • Khung thể chế và chính sách để thực hiện kế hoạch Các tỉnh thuộc Dự án GTNT3 đã xây dựng kế hoạch phát triển giao thông vận tải trung hạn (5 năm) và dài hạn (10-20 năm). Đây phải là cơ sở để phát triển mạng lưới đường nông thôn trong kế hoạch trung hạn (5 năm) và danh sách (trong trường hợp Dự án GTNT3 là Danh sách dài) các tuyến đường nông thôn cần xây dựng, cải tạo. Trên cơ sở danh sách này, lập kế hoạch năm theo thủ tục lựa chọn đường được nêu trong các phần sau. 2.2. Xác lập mục tiêu trung hạn Nhiệm vụ lập chương trình và ngân sách trong Dự án GTNT3 nhằm lựa chọn được các tuyến đường và xây dựng một kế hoạch đầu tư trong nhiều năm trong khuôn khổ nguồn vốn Dự án phân bổ cho các tỉnh. Lập danh sách dài tuyến đường cho dự án GTNT3 Trên cơ sở danh sách các tuyến đường giao thông nông thôn trong Quy hoạch phát triển GTVT và nguồn vốn phân bổ cho 33 tỉnh thuộc Dự án GTNT3, tiến hành lựa chọn các tuyến đường đưa vào dự án GTNT3 theo phương pháp phân kỳ. Để làm việc này, thực hiện lựa chọn cần phải thực hiện theo các bước sao cho các tuyến đưa vào Dự án GTNT3 sẽ đảm bảo: http://www.ebook.edu.vn 14
- Dự án Giao thông Nông thôn 3 Khóa đào tạo: Lập kế hoạch và ngân sách cho công tác nâng cấp đường GTNT a) Lợi ích kinh tế lớn nhất cho nền kinh tế b) Tác động môi trường và xã hội nhỏ nhất; và c) Có thể thực hiện được trong phạm vi thời gian và nguồn vốn của Dự án Trong khuôn khổ Quy hoạch GTVT của tỉnh, nguyên tắc chung áp dụng cho việc chọn tuyến cho Dự án GTNT3 như sau: • Ưu tiên đầu tư nâng cấp, cải tạo mạng lưới đường nông thôn của tỉnh • Đảm bảo kết nối mạng lưới tốt nhất sẽ là một khía cạnh quan trọng trong khi lựa chọn tuyến • Tổng chi phí đầu tư 1 cầu không được lớn hơn 150.000USD • Xem xét các tuyến đường, đặc biệt đối với đường tiếp cận cơ bản, sẽ được ưu tiên đầu tư bằng nguồn vốn khác của Chính phủ như trái phiếu... Cân đối kế hoạch phân bổ nguồn vốn khác của Tỉnh. Các phần tiếp sau đây nêu rõ chi tiết các bước lựa chọn và xếp thứ tự ưu tiên và chốt danh sách các tuyến đường đưa vào Dự án GTNT3. 2.3. Tham gia của cộng đồng Một điều rất quan trọng là các yêu cầu của cộng đồng phải được đưa vào trong danh sách dài của các tuyến. Thông qua việc tham vấn và các thảo luận với đại diện của các thôn, xã và tỉnh, các tuyến đường/ các tuyến kết nối được họ yêu cầu phải được đưa vào danh sách dài tuyến. Quá trình tham vấn cộng đồng để lựa chọn tuyến có thể bắt đầu ở cấp xã và cuối cùng là ở cấp tỉnh. Mục đích của tham gia công đồng là hỗ trợ thực hiện Nghị Quyết 79 về Quy chế Dân chủ cơ sở và Nghị định 80 về Giám sát của cộng đồng trong đầu tư và giúp xây dựng. Đây là việc làm quan trọng giúp kết hợp nhu cầu của địa phương với ưu tiên phát triển đường nông thôn tại bước đầu lập kế hoạch (xây dựng kế hoạch trung hạn và lập danh sách dài), và tại bước sau của Dự án, khi hoàn thiện thiết kế và thi công dự án đường nông thôn. Do kế hoạch phát triển GTVT của tỉnh phải phù hợp ưu tiên kinh tế - xã hội của tỉnh và quốc gia nên sẽ áp dụng phương pháp lập kế hoạch từ trên – xuống dưới, trong khi sự tham gia của cộng đồng trong quá trình lập kế hoạch sẽ theo phương pháp từ dưới lên. Tại bước lập kế hoạch, sự tham gia của cộng đồng được thực hiện tại cấp huyện, tại tất cả các huyện trong tỉnh, Phòng Xây dựng – Công nghiệp/Hạ tầng huyện mời đại diện của nhân dân từ các huyện và xã đến để tham vấn lên danh sách tuyến đường cần xây dựng, nâng cấp, cải tạo trong vòng 5 năm tới. Danh sách tuyến phải được lập tại các cuộc họp này sau khi thảo luận về tầm quan trọng của các tuyến đường và sự cần thiết phải xây dựng, nâng cấp, cải tạo trong vòng 5 năm tới. Tất cả các tuyến đường đề xuất đều phải có số liệu sơ bộ: tên đường, chiều dài, loại mặt đường, tầm quan trọng của tuyến (kết nối các xã, huyện với xã, huyện với tỉnh, kết nối với khu công nghiệp, chợ nông sản, đường tiếp cận cơ bản,...) Đây là bước đầu tiên để thiết lập cơ sở dữ liệu các tuyến đường xem xét đưa vào kế hoạch 5 năm và cần đảm bảo rằng các tuyến đường đưa vào danh sách sẽ đóng góp cho phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Tại bước này, danh sách tuyến đề xuất cần được UBND http://www.ebook.edu.vn 15
- Dự án Giao thông Nông thôn 3 Khóa đào tạo: Lập kế hoạch và ngân sách cho công tác nâng cấp đường GTNT huyện phê duyệt và chuyển về Sở GTVT/Ban QLDA tỉnh rà soát, tập hợp đưa vào kế hạch trung hạn phát triển GTVT. Vì vậy, kế hoạch trung hạn phát triển GTVT sẽ bao gồm các tuyến đường phục vụ ưu tiên phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và quốc gia cũng như các tuyến đường do cộng đồng đề xuất. Hình trình bày Khuôn khổ tham gia của cộng đồng trong quá trình lập kế hoạch, lập và thực hiện kế hoạch năm. http://www.ebook.edu.vn 16
- Dự án Giao thông Nông thôn 3 Khóa đào tạo: Lập kế hoạch và ngân sách cho công tác nâng cấp đường GTNT khung sù tham gia cña céng ®ång trong dù ¸n GTNT3 nép kÕt qu¶ thùc Giai ®o¹n tham vÊn b−íc thùc hiÖn c«ng khai hiÖn tham dù ¸n vÊn/c«ng khai Thùc hiÖn lùa lËp chñ chän tuyÕn ®Çu LËp Danh s¸ch tuyÕn ®Çu t− t− trªn c¬ së qui n¨m tr×nh PMU5 sau khi cã Kh«ng yªu cÇu tr−¬ng Kh«ng yªu cÇu ho¹ch vμ nhu ý kiÕn cña UBND tØnh cÇu cña ®Þa ®Çu t− ph−¬ng M«i tr−êng Tham vÊn Sμng läc X· héi Sμng läc m«i kh«ng chÝnh - V¨n b¶n kh¼ng x· héi: KÕ ho¹ch T§C ®Çy tr−êng vμ thøc trong qu¸ Kü thuËt ®Þnh kÕ ho¹ch ®ñ hay rót gän hoÆc cam ChuÈn bÞ B¶n tr×nh ®iÒu tra, n¨m ®· ®−îc LËp Dù ¸n kÕt kh«ng cã GPMB; §¸nh cam kÕt b¶o vÖ kh¶o s¸t, thu c«ng khai t¹i trô ®Çu t− gi¸ ¶nh h−ëng XH vμ lËp m«i tr−êng së UBND tØnh. thËp th«ng tin, KH PTDTTS hoÆc kh«ng (Khung chÝnh T§C, MT s¸ch MT) Tham vÊn chÝnh Sμng läc GPMB Sμng läc DTTS lËp kÕ thøc nhãm ng−êi C«ng khai t¹iTrô - X¸c nhËn cña DTTS ®Ó lËp KH PT së UBND x· vμ ho¹ch l·nh ®¹o c¸c x·, DTTS (Môc 7.10.5 §¸nh trô së Së GTVT cña Së GTVT vÒ Khung chÝnh s¸ch gi¸ ¶nh n¨m PT DTTS) tr−íc khi tr×nh viÖc thùc hiÖn Kh«ng h−ëng c«ng khai th«ng ph¶i UBND HuyÖn x· héi Cam kÕt Tham vÊn chÝnh ®¸nh tin phª duyÖt LËp KH vμ lËp kh«ng thøc ng−ßi bÞ ¶nh gi¸ vμ T§C ®Çy KH cã h−ëng ®Ó lËp KH lËp KH ®ñ hay GPMB DTTS T§C ®Çy ®ñ hay rót DTTS - Biªn b¶n häp d©n rót gän gän (Môc 5.1 thùc hiÖn tham khung chÝnh s¸ch vÊn céng ®ång GPMB-T§C) KÕ ho¹ch n¨m tr×nh UBND Trô së UBND tØnh phª duyÖt tØnh Thùc hiÖn KÕ ho¹ch ph¸t triÓn d©n téc thiÓu sè ®−îc phª duyÖt ( tr×nh duyÖt vμ lùa chän ®¬n vÞ thùc hiÖn Häp d©n phæ c¸c kÕ ho¹ch hμnh ®éng) biÕn th«ng tin dù ¸n, c¸c t¸c ®éng m«i thùc C«ng khai b¶n dù tr−êng, c¸c - Biªn b¶n häp hiÖn kÕ T§C+GPMB: §o ®¹c kiÓm th¶o t¹i UBND chÝnh s¸ch vÒ d©n thùc hiÖn ®Õm chi tiÕt, ¸p gi¸, lËp PA x·, PPMU tr−íc ®Òn bï,. vμ ho¹ch tham vÊn céng bồi thường GPMB khi tr×nh UBND nghe ý kiÕn cña ®ång tØnh phª duyÖt n¨m ng−êi d©n (Môc5.2 khung chÝnh s¸ch GPMB-T§C) http://www.ebook.edu.vn 17
- Dự án Giao thông Nông thôn 3 Khóa đào tạo: Lập kế hoạch và ngân sách cho công tác nâng cấp đường GTNT 2.4. Phân loại đường Sở GTVT/Ban QLDA tỉnh sẽ chịu trách nhiệm lập Quy hoạch tổng thể phát triển GTVT tỉnh, và danh sách dài các tuyến đường đầu tư trong Dự án GTNT3. Có thể phân loại đường nông thôn trong Quy hoạch tổng thể phát triển GTVT tỉnh thành các loại sau: Các tuyến đường trong danh sách dài cần được phân loại thành 3 nhóm sau đây: a) Đường tiếp cận cơ bản (BAR) Một đường tiếp cận cơ bản (BAR) có thể được định nghĩa một cách chính xác hơn là đường mà cung cấp: Khả năng thông qua, (i) Có khả năng kết nối với mạng lưới đường cao hơn, (ii) Có đủ khả năng tiếp cận tới các điểm kinh tế và xã hội địa phương, (iii) Có đủ khả năng đáp ứng cho các hoạt động trong nội khu vực và (iv) Có khả năng đáp ứng cho các loại phương tiện phổ biến ở nông thôn. b) Đường phục vụ phát triển kinh tế - xã hội (phục vụ khu công nghiệp, chợ nông sản, kết nối với vùng sâu, vùng xa...); và c) Đường nâng cấp cải tạo (đường hiện tại cần nâng cấp, như đường đất lên đường cấp phối hoặc nhựa) Các tuyến đường thuộc loại (a) và (b) sẽ hoặc là đường xây dựng mới hoặc là đường nâng cấp cải tạo và lý do để đưa vào quy hoạch mang tính chất chính sách và phục vụ chiến lược kinh tế - xã hội nhiều hơn. Các tuyến đường nâng cấp cải tạo thuộc loại (c) thiên về lưu lượng giao thông trên tuyến và lợi ích của việc nâng cấp cải tạo đối với nền kinh tế. Vì thế, đường giao thông nông thôn (Đường huyện và xã) có lưu lượng giao thông cao hơn và cần nâng cấp cải tạo thì xếp vào loại (c). Cách phân loại như trên sẽ giúp ích cho việc lựa chọn thích đáng và có hệ thống, và quan trọng hơn nó sẽ đảm bảo rằng các đường rất cần thiết sẽ không bị đưa ra trong quá trình lựa chọn (như là do ngân sách hạn chế nên không thể chọn tất cả các đường trong danh sách dài trong giai đoạn lập kế hoạch trung hạn) chuẩn bị “danh sách ngắn” các tuyến đường. Để phục vụ và duy trì (chủ yếu trên quan điểm tài chính) sự phát triển cân đối của một tỉnh, đầu tư phát triển đường bộ phải vừa đem lại hiệu quả kinh tế vừa đóng góp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Sở GTVT/Ban QLDA tỉnh cần thực hiện các bước sau để lập danh sách dài các tuyến đường đề xuất cho Dự án GTNT3. a) Lập khái toán chi phí xây dựng tất cả các tuyến đường thuộc cả 3 loại nêu trên http://www.ebook.edu.vn 18
- Dự án Giao thông Nông thôn 3 Khóa đào tạo: Lập kế hoạch và ngân sách cho công tác nâng cấp đường GTNT b) Trên cơ sở kinh nghiệm các năm trước, dự đoán tổng ngân sách của tỉnh từ tất cả các nguồn vốn của Nhà nước (bao gồm cả trái phiếu) cho đường giao thông nông thôn trong gian đoạn triển khai dự án GTNT3. c) Xác định các tuyến đường có thể được đầu tư từ ngân sách tỉnh theo thứ tự ưu tiên – trước hết xem xét đường tiếp cận cơ bản, tiếp theo là đường phục vụ phát triển kinh tế xã hội và cuối cùng là đường nâng cấp, cải tạo. Trong trường hợp ngân sách tỉnh không đủ đầu tư hết các tuyến đường loại (a) và (b), các tuyến này có thể đưa cùng vào danh sách các tuyến loại (c) để xét đầu tư trong Dự án GTNT3. d) Sau khi loại trừ các tuyến đường đã được xác định đầu tư bằng nguồn ngân sách Nhà nước/trái phiếu chính phủ, lên danh sách các tuyến đường còn lại (Danh sách dài Dự án GTNT3) – Đây là các tuyến đường đề xuất đầu tư cho Dự án GTNT3. 2.5 - Sàng lọc danh sách tuyến đường đưa vào dự án GTNT3 Danh sách dài bao gồm các tuyến đường đề xuất thực hiện trong thời gian triển khai Dự án GTNT3 và có thể Dự án GTNT3 không đủ đầu tư hết các tuyến đường trong danh sách dài. Có thể lập nghiên cứu khả thi cho tất cả các tuyến trong danh sách dài rồi xếp thứ tự ưu tiên, lựa chọn tuyến đầu tư hoặc tiến hành sàng lọc để loại bớt các tuyến đường không đáp ứng được các tiêu chí sơ bộ về xã hội, môi trường và kinh tế. Cách làm thứ 2 thực tế hơn vì số lượng tuyến trong danh sách dài của các tỉnh thường rất nhiều và nằm rải rác trong phạm vi rộng, địa hình phức tạp, rất khó khăn và tốn kém để lập báo cáo khả thi cho tất cả các tuyến đường. Vì vậy, trước khi lập báo cáo khả thi (cần thu thập đủ số liệu và yêu cầu phải có kinh phí), các tuyến đường trong danh sách dài cần được sàng lọc sơ bộ về xã hội và môi trường tránh bị loại sau này trong bước nghiên cứu khả thi, làng phí thời gian và tiền của. Sau khi các tuyến đường đã qua sàng lọc sơ bộ môi trường và xã hội, tiến hành phân tích kinh tế sơ bộ để xếp thứ tự ưu tiên, phân kỳ đầu tư, làm cơ sở chọn tuyến lập báo cáo khả thi. 2.6 - Thu thập dữ liệu về đường Để lựa chọn các tuyến đưa vào danh sách ngắn, yêu cầu có bộ số liệu đủ và thích hợp. Các số liệu này cần được cập nhật thường xuyên. Bộ các số liệu cùng với các giải thích cần thiết được thể hiện trong bảng dưới đây. Bảng 2.1 - Dữ liệu về đường làm cơ sở lựa chọn tuyến Số Tên dữ liệu Giải thích hiệu 1 Tên đường Tên của tuyến đường cùng với điểm đầu và điểm cuối Đường được sử Đường có thể tiếp cận trong tất cả các tháng trong năm (Có - có dụng quanh 2 thể tiếp cận; Không - không thể tiếp cận được trong tất cả các năm (Có tháng trong năm) /Không) Phân loại theo Đường tiếp cận cơ bản - Đường phục vụ phát triển kinh tế, xã hội 3 chức năng - Đường cải tạo nâng cấp http://www.ebook.edu.vn 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận Marketing: Lập kế hoạch Marketing cho công ty dịch vụ quà tặng 2B
21 p | 811 | 129
-
Tiểu luận tốt nghiệp: Xử lý tình huống về cân đối thu,chi ngân sách nhà nước thành phố Hà Nội
42 p | 612 | 120
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện công tác lập dự toán và quyết toán ngân sách Nhà nước tại phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Đức Phổ
26 p | 257 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện công tác lập dự toán và quyết toán ngân sách nhà nước tại phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai
114 p | 24 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện công tác lập dự toán và quyết toán ngân sách nhà nước tại phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Đức Phổ
104 p | 35 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện công tác lập dự toán và quyết toán ngân sách Nhà nước tại phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bìn
26 p | 32 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện công tác lập dự toán chi ngân sách huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi
120 p | 13 | 6
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện công tác lập, phân bổ và giao dự toán ngân sách tỉnh Khánh Hòa
33 p | 9 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện công tác lập dự toán và quyết toán ngân sách nhà nước tại Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình
157 p | 25 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán ngân sách địa phương của tỉnh, thành phố tại Kiểm toán nhà nước khu vực III
125 p | 13 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện công tác lập dự toán chi ngân sách nhà nước tại Phòng Tài chính - Kế hoạch Huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
115 p | 14 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Hoàn thiện công tác lập dự toán và phân bổ ngân sách nhà nước cấp huyện tại Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam
152 p | 14 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện công tác lập dự toán chi Ngân sách huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi
26 p | 10 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn ngân sách trên địa bàn tỉnh Kon Tum
27 p | 22 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện công tác lập dự toán chi ngân sách nhà nước tại Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
26 p | 17 | 3
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước ở tỉnh Sa La Văn, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào
26 p | 34 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác lập kế hoạch ngân sách tại Tổng Công ty cổ phần Dệt may Hòa Thọ
24 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn