-1-<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
Ọ<br />
<br />
1.1. Trƣớc yêu cầu hiện đại hóa, công nghiệp hóa nền sản xuất, phát triển kinh<br />
tế và hội nhập ở Việt Nam, trong khi thực trạng đào tạo đại học của các trƣờng đại học<br />
ở nƣớc ta vẫn còn có những bất cập, dẫn đến tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”, chƣa đáp<br />
ứng đƣợc nguồn nhân lực cho đất nƣớc; Đảng và Chính phủ đã chỉ đạo ngành Giáo dục<br />
phải có những giải pháp quyết liệt và cụ thể để khắc phục tình trạng trên. Điều đó thể<br />
hiện rõ trong Luật Giáo dục (2005) ở điều 39 (mục 4, chƣơng II) về mục tiêu đào tạo<br />
đại học: “Đào tạo trình độ đại học phải giúp sinh viên nắm vững kiến thức chuyên môn<br />
và có kĩ năng thực hành thành thạo, có khả năng làm việc độc lập sáng tạo và giải<br />
quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo”.<br />
Về mặt phƣơng pháp dạy học (PPDH), yêu cầu đổi mới PPDH ở bậc đại học<br />
cao đẳng đã thể hiện trong Luật Giáo dục (2005) là “PP đào tạo trình độ cao đẳng,<br />
trình độ đại học phải coi trọng việc bồi dưỡng ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự<br />
học, tự nghiên cứu, phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện khả năng thực hành, tạo điều<br />
kiện cho người học tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng”. (Điều 40, mục 4,<br />
chƣơng II).<br />
Trong khi đó, thực tế tình hình đào tạo kỹ sƣ của các trƣờng đại học thuộc khối<br />
kỹ thuật, trong đó có các trƣờng Đại học Công nghiệp (ĐHCN) cho thấy vẫn chƣa đáp<br />
ứng đƣợc mục tiêu trên. Phần lớn sinh viên (SV) của các trƣờng ĐHCN sau khi tốt<br />
nghiệp ra trƣờng còn yếu trong thực hành vận dụng kiến thức, trình độ tay nghề chƣa<br />
đáp ứng đƣợc nhu cầu của công việc trong thực tế lao động sản xuất. Do đó để nâng<br />
cao chất lƣợng đào tạo thì việc đổi mới mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp (PP) dạy và<br />
học ở các trƣờng ĐHCN là một nhu cầu tất yếu và cần phải đƣợc thực hiện ngay càng<br />
sớm càng tốt.<br />
Nhƣ vậy, lý luận và thực tiễn đã chỉ ra rằng:<br />
Đổi mới PPDH trong các trƣờng Đại học và Cao đẳng cần tiến hành theo hƣớng<br />
phát huy tính tích cực, năng lực tự học, nghiên cứu và sáng tạo của SV đối với tất cả<br />
các môn khoa học cơ bản và môn khoa học chuyên ngành; đặc biệt là tăng cƣờng tính<br />
thực tiễn của kiến thức và kỹ năng mà SV đƣợc trang bị.<br />
1.2. Mục tiêu của trƣờng ĐHCN là đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao có<br />
năng lực sáng tạo phục vụ cho việc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nƣớc. Tuy<br />
nhiên, muốn có những kỹ sƣ giỏi thì ngay từ những học kỳ đầu của quá trình học tập<br />
(HT) tại trƣờng ĐHCN, SV cần phải có nền tảng kiến thức khoa học tự nhiên (Toán học,<br />
Vật lý học, ...) để hiểu và nắm bắt đƣợc nguyên lí hoạt động của các thiết bị kỹ thuật; sử<br />
<br />
-2-<br />
<br />
dụng những công cụ có đƣợc từ nền tảng khoa học cơ bản để có thể giải quyết những vấn<br />
đề thiết kế chế tạo các thiết bị kỹ thuật, cải tiến và sáng tạo quy trình công nghệ, ...<br />
1.3. Thực trạng dạy học (DH) môn Toán cao cấp (TCC) hiện nay ở các trƣờng<br />
ĐHCN cho thấy còn nhiều tồn tại hạn chế. Qua thực tiễn DH và qua nghiên cứu khảo sát tại<br />
các trƣờng ĐHCN Hà Nội, ĐHCN thành phố Hồ Chí Minh, ĐHCN Thái Nguyên, ĐHCN<br />
Việt Trì, ĐHCN Việt Hung, ĐHCN Quảng Ninh, chúng tôi nhận thấy thực trạng sau:<br />
Việc DH TCC còn mang nặng tính lý thuyết, nhẹ tính ứng dụng. PPDH chủ yếu<br />
vẫn là giảng viên (GV) thuyết trình, SV nghe và ghi chép, ... làm cho các tiết học TCC<br />
trở nên nặng nề, mang tính lý thuyết một cách hàn lâm; GV chủ yếu tập trung dạy giải<br />
bài tập TCC một cách thuần túy toán học, làm cho họ chỉ đƣợc giải những bài tập loại<br />
này một cách máy móc, không hiểu nguồn gốc cũng nhƣ ứng dụng thực tiễn ... ; và<br />
đặc biệt là thiếu những tình huống ứng dụng vào thực tế học nghề của SV.<br />
Mặc dù SV trƣờng ĐHCN đƣợc trang bị hệ thống kiến thức TCC khá đầy đủ,<br />
nhƣng khả năng vận dụng kiến thức toán để giải quyết các bài toán thực tế đơn giản<br />
của môn khoa học chuyên ngành còn rất hạn chế, thậm chí còn không thực hiện đƣợc.<br />
Về phía ngƣời dạy, đa số các GV DH TCC đều nhất trí rằng: DH ở bậc đại học<br />
không phải là quá trình truyền đạt kiến thức một chiều, mà phải là một quá trình phát<br />
huy tính chủ động tự học và sáng tạo của SV. Trong một bài giảng thì ngƣời dạy phải<br />
tìm tòi suy nghĩ nêu ra các vấn đề để SV nghiên cứu, đồng thời ngƣời dạy cũng phải<br />
biết khêu gợi để SV tự nêu các vấn đề cần phải nghiên cứu giải đáp. Việc DH phải<br />
chuyển từ chỗ dựa vào cách tiếp cận “dạy” là chính sang cách tiếp cận “tự học” là<br />
chính, nghĩa là ngƣời dạy chủ yếu đóng vai trò hƣớng dẫn, còn ngƣời học phải chủ<br />
động trong việc tiếp thu các tri thức khoa học. Việc DH không phải là nói lại những<br />
kiến thức đã có ở trong giáo trình, mà phải làm cho SV hiểu sâu sắc kiến thức đó, nhất<br />
là biết vận dụng vào thực tiễn không chỉ của TCC mà còn của những môn học khác đặc biệt là môn học chuyên ngành.<br />
Hầu hết GV đều thấy: Lẽ ra, khi DH TCC cho SV ĐHCN, GV cần đƣa ra những<br />
ví dụ có tính chắt lọc, điển hình, cụ thể và sinh động gắn kết với ứng dụng của toán học<br />
trong thực tế đa dạng. Từ đó làm nổi bật đƣợc nội dung về tính ứng dụng của kiến thức<br />
toán trong bài giảng đó đối với SV, tránh khuynh hƣớng DH Toán một cách "hàn lâm",<br />
thiên về những vấn đề lý thuyết suông mang tính hệ thống nội bộ của toán học mà<br />
không gắn với thực tiễn học nghề của SV.<br />
Tuy các GV đều ý thức đƣợc việc DH TCC cho SV theo hƣớng liên hệ với thực<br />
tiễn và gắn với nghề nghiệp là hết sức cần thiết trong tình hình hiện nay, nhƣng trong<br />
thực tế DH thì họ lại chƣa làm đƣợc điều này, mà nguyên nhân là do GV gặp phải khá<br />
<br />
-3-<br />
<br />
nhiều khó khăn. Trong đó, khó khăn lớn nhất chính là họ thiếu hiểu biết về cách thức<br />
và kỹ năng tích hợp - liên môn, cũng nhƣ tài liệu, phƣơng tiện và điều kiện để tìm hiểu,<br />
khai thác và mở rộng kiến thức về ứng dụng của TCC vào các bài toán thực tiễn của<br />
môn khoa học chuyên ngành ... Vì thế, nội dung và PPDH TCC chƣa đáp ứng đƣợc yêu<br />
cầu làm rõ ứng dụng của TCC, không rèn luyện đƣợc kỹ năng cho SV vận dụng TCC<br />
vào thực tiễn của các môn học ở trƣờng ĐHCN.<br />
Với nhận thức TCC là một môn khoa học công cụ ở trƣờng ĐHCN, hỗ trợ đắc<br />
lực cho các môn khoa học chuyên ngành thuộc lĩnh vực kỹ thuật công nghiệp; trong khi<br />
việc giảng dạy và học tập ở các trƣờng ĐHCN vẫn còn rất nhiều vấn đề cần đƣợc quan<br />
tâm nghiên cứu để có những giải pháp góp phần nâng cao hơn chất lƣợng đào tạo nghề<br />
cho SV; chúng tôi đã trăn trở suy nghĩ trong nhiều năm về câu hỏi: Phải DH TCC như<br />
thế nào để SV liên hệ được với thực tiễn và gắn với quá trình học nghề của họ? Qua thực<br />
tiễn DH cho thấy, khi chúng tôi thực hiện cải tiến nội dung và PPDH TCC cho SV theo<br />
hƣớng này đã mang lại cho các em sự hứng thú trong học tập, giúp các em biết vận dụng<br />
TCC vào thực tiễn, biết sử dụng TCC để giải quyết các bài toán của môn chuyên ngành.<br />
Vì vậy, đây là vấn đề cần đƣợc tiếp tục quan tâm nghiên cứu để trả lời câu hỏi nói trên.<br />
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn vấn đề “ ạy học<br />
<br />
cho<br />
<br />
SV đại học công nghiệp theo hướng gắn với nghề nghiệp” làm đề tài nghiên cứu<br />
của luận án.<br />
Trong phạm vi luận án này, để thuận lợi cho việc diễn đạt tên đề tài, đề mục,<br />
tiêu đề, ... trong những ngữ cảnh và nội dung khác nhau, chúng tôi có sử dụng những<br />
cụm từ "gắn với nghề nghiệp", "gắn với thực tiễn nghề nghiệp", "định hƣớng nghề<br />
nghiệp", ... Tuy nhiên, hƣớng nghiên cứu và mục đích của luận án vẫn là nhằm vào<br />
việc DH TCC ở trƣờng ĐHCN gắn với thực tiễn đào tạo nghề cho SV (quan niệm cụ<br />
thể đƣợc làm rõ ở mục 1.3.3.).<br />
Mặt khác, chúng tôi dùng cách diễn đạt "PPDH" trong việc trình bày những lý<br />
luận dạy học môn Toán nói chung, còn đối với các trƣờng Đại học và Cao đẳng thì<br />
đƣợc hiểu là phƣơng pháp giảng dạy - với một số đặc điểm riêng của hoạt động giảng<br />
dạy ở bậc đại học, cao đẳng. Cũng tƣơng tự nhƣ vậy khi dùng từ GV để nói về giảng<br />
viên - cán bộ giảng dạy ở các trƣờng chuyên nghiệp.<br />
V<br />
<br />
Ệ<br />
<br />
V<br />
<br />
Ứ<br />
<br />
Mục đích: Xây dựng biện pháp DH TCC gắn với đào tạo nghề cho SV trƣờng ĐHCN.<br />
Nhiệm vụ:<br />
Nghiên cứu cơ sở lí luận về DH TCC ở bậc đại học gắn với thực tiễn đào<br />
tạo nghề nghiệp.<br />
<br />
-4-<br />
<br />
Nghiên cứu cơ sở thực tiễn về thực trạng dạy và học TCC ở trường ĐHCN.<br />
Xây dựng giải pháp thể hiện qua những biện pháp sư phạm trong DH TCC<br />
cho SV trường ĐHCN.<br />
Thực nghiệm sƣ phạm kiểm nghiệm tính đúng đắn của giả thuyết khoa học<br />
và tính khả thi của giải pháp đề xuất.<br />
V<br />
<br />
V<br />
<br />
Ứ<br />
<br />
Đối tƣợng nghiên cứu là quá trình DH TCC cho SV trƣờng ĐHCN. Nghiên<br />
cứu đƣợc thực hiện đối với SV hai nhóm ngành Cơ khí và Điện trong các trƣờng<br />
ĐHCN ở Việt Nam.<br />
Ứ<br />
<br />
Trong luận án, chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau<br />
- Nghiên cứu lí luận: Tập hợp, phân tích các nghiên cứu trên thế giới và ở Việt<br />
Nam về các vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài đồng thời nghiên cứu mục<br />
tiêu, nội dung, chƣơng trình môn TCC ở các trƣờng ĐHCN và ứng dụng của TCC<br />
vào thực tiễn đời sống cũng nhƣ thực tiễn nghề nghiệp, để từ đó xây dựng cơ sở lí<br />
luận cho đề tài luận án.<br />
- Điều tra, quan sát: Điều tra thực trạng việc dạy học TCC cho SV trƣờng ĐHCN,<br />
khả năng vận dụng TCC trong việc học nghề và thực hành nghề của SV trƣờng<br />
ĐHCN, quan điểm và nhận thức của GV toán ở một số trƣờng đại học kỹ thuật về<br />
việc dạy TCC cho SV theo hƣớng gắn với nghề nghiệp.<br />
- Thực nghiệm sƣ phạm: Xây dựng giáo án cho một số bài học trong nội dung<br />
chƣơng trình môn TCC theo hƣớng gắn với nghề nghiệp và tổ chức dạy thực nghiệm<br />
để kiểm nghiệm giả thuyết, tính khả thi và hiệu quả của các BPSP đã đề xuất.<br />
- Thống kê toán học: Sử dụng thống kê toán học để xử lý, phân tích các số liệu<br />
thu đƣợc trong các mẫu điều tra và thực nghiệm.<br />
Ọ<br />
<br />
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, nếu xây dựng đƣợc các biện pháp dạy học<br />
TCC cho SV trƣờng ĐHCN theo hƣớng gắn với nghề nghiệp và sử dụng hợp lí các<br />
biện pháp đó trong quá trình dạy học thì sẽ nâng cao năng lực vận dụng kiến thức<br />
TCC vào thực tiễn nghề nghiệp của SV.<br />
Ó<br />
<br />
Ó<br />
<br />
Ớ<br />
<br />
Ủ<br />
<br />
Ậ<br />
<br />
+Về lí luận: Làm rõ quan niệm về dạy học TCC cho SV ở trƣờng ĐHCN theo<br />
hƣớng gắn với nghề nghiệp và ý nghĩa của việc dạy học TCC theo hƣớng gắn với<br />
nghề nghiệp.<br />
<br />
-5-<br />
<br />
+Về thực tiễn: Đề xuất đƣợc một số biện pháp dạy học TCC cho SV trƣờng<br />
ĐHCN (ngành Cơ khí và ngành Điện) theo hƣớng gắn với nghề nhiệp. Những biện<br />
pháp này có tính khả thi và hiệu quả.<br />
V<br />
<br />
7<br />
<br />
VỆ<br />
<br />
Quan niệm về DH TCC gắn với thực tiễn đào tạo nghề ở trường ĐHCN;<br />
Mục tiêu, nội dung và PPDH môn TCC gắn với thực tiễn đào tạo nghề ở<br />
trường ĐHCN;<br />
Những biện pháp sƣ phạm (BPSP) DH TCC gắn với thực tiễn đào tạo nghề<br />
cho SV trƣờng ĐHCN;<br />
Ủ<br />
<br />
8<br />
<br />
Ậ<br />
<br />
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án gồm ba<br />
chƣơng:<br />
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn<br />
Chƣơng 2: Biện pháp dạy học TCC gắn với thực tiễn đào tạo nghề cho SV<br />
trường ĐHCN.<br />
Chƣơng 3: Thực nghiệm sư phạm.<br />
<br />