ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA<br />
<br />
NGUYỄN NGỌC THẮNG<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA KHOÁNG VẬT<br />
MONTMORILLONITE ĐẾN CƯỜNG ĐỘ CHỊU NÉN CỦA<br />
TRỤ ĐẤT XI MĂNG<br />
<br />
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT<br />
<br />
TP. HỒ CHÍ MINH NĂM 2017<br />
<br />
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA<br />
<br />
NGUYỄN NGỌC THẮNG<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA KHOÁNG VẬT<br />
MONTMORILLONITE ĐẾN CƯỜNG ĐỘ CHỊU NÉN CỦA<br />
TRỤ ĐẤT XI MĂNG<br />
<br />
Chuyên ngành: ĐỊA KỸ THUẬT XÂY DỰNG<br />
Mã số chuyên ngành: 62.58.60.01<br />
<br />
Phản biện độc lập 1: PGS. TS. Nguyễn Phi Lân<br />
Phản biện độc lập 2: PGS. TS. Tô Văn Lận<br />
<br />
Phản biện 1: GS. TS. Trần Thị Thanh<br />
Phản biện 2: PGS. TS. Trần Tuấn Anh<br />
Phản biện 3: PGS. TS. Võ Phán<br />
<br />
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC<br />
1. PGS. TS. Lê Văn Nam<br />
2. PGS. TS. Nguyễn Minh Tâm<br />
<br />
LỜI CAM ĐOAN<br />
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả. Các kết quả<br />
nghiên cứu và các kết luận trong luận án này là trung thực và không sao chép từ bất kỳ<br />
một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã<br />
được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.<br />
<br />
Tác giả luận án<br />
<br />
Nguyễn Ngọc Thắng<br />
<br />
i<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN<br />
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là đồng bằng lớn nhất Việt Nam được phủ bởi<br />
trầm tích Holocence do sự lắng đọng trầm tích của hệ thống sông Mekong. Đất sét<br />
trong vùng này thông thường gồm có các thành phần khoáng vật là Montmorillonite<br />
(MMT), Illite, Chlorite, Kaolinite. Khoáng vật MMT trong đất sét ảnh hưởng đáng kể<br />
đến tính trương nở và co ngót của đất. Áp lực trương nở hoặc tính co ngót phát triển có<br />
thể phá hoại sự làm việc ổn định của các công trình có tải trọng nhẹ và kết cấu mặt<br />
đường.<br />
Luận án này tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng MMT đến cường độ chịu<br />
nén của mẫu đất xi măng bằng thí nghiệm nén một trục nở hông kết hợp với phương<br />
pháp phân tích bằng tia X. Tất cả mẫu được bảo dưỡng trong môi trường nước ngọt<br />
với thời gian bảo dưỡng là 7, 14 và 28 ngày. Đầu tiên, thí nghiệm được thực hiện trên<br />
mẫu đất xi măng được chế tạo bằng sét Kaolinite với hàm lượng xi măng 20%, độ ẩm<br />
khi trộn là 80% và hàm lượng MMT thay đổi từ 0%, 3,3%, 6,5% đến 9,8%. Kết quả thí<br />
nghiệm cho thấy cường độ chịu nén và giá trị CT-value của mẫu đất xi măng giảm khi<br />
tăng hàm lượng MMT. Kết quả tương tự cũng được tìm thấy trong mẫu đất xi măng sử<br />
dụng đất sét ở ĐBSCL. Kết quả nghiên cứu này cũng giúp tìm ra hàm lượng xi măng<br />
thích hợp cho đất sét ở ĐBSCL có hàm lượng MMT khác nhau.<br />
Ngoài ra, mô hình nghiên cứu 1-g trong phòng thí nghiệm cũng được thực hiện để<br />
đánh giá ảnh hưởng của hàm lượng MMT trong đất sét đến khả năng chịu tải nén của<br />
nền đất yếu gia cố trụ đất xi măng. Kết quả nghiên cứu trên mô hình thu nhỏ phòng thí<br />
nghiệm cũng cho thấy với cùng một hàm lượng xi măng, khi tăng hàm lượng MMT,<br />
cường độ chịu nén của nền đất gia cố trụ đất xi măng giảm.<br />
<br />
ii<br />
<br />
ABSTRACT<br />
Mekong Delta, the largest delta in Vietnam, covered by Holocence sediment due to<br />
sedimentation of Mekong River system. The soft clay in this area usually contains<br />
minerals, including Montmorillonite (MMT), Illite, Chlorite, and Kaolinite. The<br />
presence of MMT in clay has been reported to significantly affect to the swelling<br />
properties of the soil. The development of swelling pressure or shrinkage of swelled<br />
soil could reduce the stability of light building constructs and macroscopic structures<br />
of road surface.<br />
This research study focused on the influence of MMT content onto the unconfined<br />
compressive strength of Cement Deep Mixing (CDM) by using the unconfined<br />
compression test, X-ray CT method and laboratory scale model. All samples were<br />
stabilized in fresh water for 7, 14 and 28 days before performing the test. The effect of<br />
MMT content on the unconfined compression property of CDM specimens has been<br />
performed using the standard samples (the diameter of 50 mm and the height of 100<br />
mm), which were made of Kaolinite clay, cement (20%) and different MMT content<br />
(0%, 3,3%, 6,5% and 9,8%) with 80% water content. From the experimental results,<br />
we found that the unconfined compressive strength of CDM specimens and the CTvalue of soil cement specimens decreased with increasing the MMT content. The<br />
similar behavior was also observed in the CDM specimens made of Mekong delta clay<br />
with different MMT contents. This study also provide a good reference chart to<br />
optimize the cement and MMT contents for improving the unconfined compressive<br />
strength of the CDM specimens made of clays, which contain different amount of<br />
MMT, including clay from Mekong River delta.<br />
In addition, the 1-g laboratory model has been used to evaluate the influence of MMT<br />
content in the clays on the compressive strength of soft ground supported CDM<br />
columns. The results proved that the compressive strength of soft ground improved by<br />
CDM columns when the MMT content increased.<br />
<br />
iii<br />
<br />