intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Quan niệm nghệ thuật về hoàn cảnh trong văn xuôi hiện thực (1930-1945) qua một số tác phẩm tiêu biểu của Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao

Chia sẻ: Phan Phan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:225

237
lượt xem
43
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án đi sâu tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về hoàn cảnh được thể hiện trong một số tác phẩm tiêu biểu của các nhà văn Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng và Nam Cao, để từ đó làm sáng rõ cơ sở lý thuyết thi pháp hoàn cảnh; trên cơ sở đó tiếp tục nghiên cứu hoàn cảnh trong tác phẩm văn học hiện thực ở một phương diện mới. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Quan niệm nghệ thuật về hoàn cảnh trong văn xuôi hiện thực (1930-1945) qua một số tác phẩm tiêu biểu của Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI<br /> <br /> PHẠM MẠNH HÙNG<br /> <br /> QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ HOÀN CẢNH TRONG<br /> VĂN XUÔI HIỆN THỰC (1930 -1945) QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM TIÊU BIỂU CỦA<br /> NGÔ TẤT TỐ, VŨ TRỌNG PHỤNG, NAM CAO<br /> <br /> CHUYÊN NGÀNH :LÝ THUYẾT VÀ LỊCH SỬ VĂN HỌC<br /> MÃ SỐ<br /> <br /> : 5.04.01<br /> <br /> LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN<br /> <br /> NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS TRẦN ĐÌNH SỬ<br /> <br /> HÀ NỘI 2001<br /> <br /> BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TÀO<br /> TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI<br /> <br /> PHẠM MẠNH HÙNG<br /> <br /> QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ HOÀN CẢNH TRONG<br /> VĂN XUÔI HIỆN THỰC (1930 -1945) QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM TIÊU BIỂU CỦA<br /> NGÔ TẤT TỐ,VŨ TRỌNG PHUNG, NAM CAO<br /> <br /> CHUYÊN NGÀNH: LÝ THUYẾT VÀ LỊCH SỬ VĂN HỌC<br /> MÃ SỐ<br /> <br /> :5.04.01<br /> <br /> LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN<br /> NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS TRẦN ĐÌNH SỬ<br /> <br /> HÀ NỘI 2001<br /> <br /> LỜI CAM ĐOAN<br /> Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu<br /> trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.<br /> <br /> Tác giả<br /> PHẠM MẠNH HÙNG<br /> <br /> MỤC LỤC<br /> MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 1<br /> NỘI DUNG .............................................................................................................................. 14<br /> CHƢƠNG 1: XÁC ĐỊNH NỘI DUNG NGHỆ THUẬT CỦA KHÁI NIỆM HOÀN<br /> CẢNH VÀ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ HOÀN CẢNH TRONG TÁC PHẨM VĂN<br /> HỌC HIỆN THỰC .............................................................................................................. 14<br /> 1.1.Về vấn đề khái niệm hoàn cảnh và sự cần thiết của việc xác định nội dung nghệ thuật<br /> của khái niệm hoàn cảnh trong văn học hiện thực ........................................................... 14<br /> 1.2. Quan niệm nghệ thuật về hoàn cảnh ......................................................................... 26<br /> 1.3.Cấu trúc nghệ thuật của hoàn cảnh trong văn học . ................................................... 40<br /> CHƢƠNG 2: QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỆ HOÀN CẢNH TRONG TẮT ĐÈN CỦA<br /> NGÔ TẤT TỐ ...................................................................................................................... 54<br /> 2.1. Hệ thống nhân vật tạo hoàn cảnh trong Tắt đèn ....................................................... 55<br /> 2.2. Mâu thuẫn, xung đột tạo hoàn cảnh trong Tắt đèn ................................................... 61<br /> 2.3. Cơ chế trấn áp bạo lực .............................................................................................. 71<br /> 2.4. Không khí náo loạn, căng thẳng ............................................................................... 75<br /> CHƢƠNG 3: QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ HOÀN CẢNH TRONG GIỐNG TỐ<br /> CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG ................................................................................................. 92<br /> 3.1. Hệ thống nhân vật tạo hoàn cảnh .............................................................................. 93<br /> 3.2. Mâu thuẫn, xung đột tạo hoàn cảnh trong Giống tố ............................................... 110<br /> 3.3. Cơ chế dâm loạn và cơ chế vạn năng của đồng tiền ............................................... 118<br /> 3.4. Không khí điên loạn, bão giông .............................................................................. 126<br /> CHƢƠNG 4: QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ HOÀN CẢNH TRONG SỐNG MÒN<br /> VÀ MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN TIÊU BIỂU CỦA NAM CAO ...................................... 139<br /> 4.1.Hệ thống nhân vật tạo hoàn cảnh trong tác phẩm Nam Cao .................................... 140<br /> 4.2. Những mâu thuẫn, xung đột tạo hoàn cảnh ............................................................ 157<br /> 4.3.Cơ chế lạnh lùng tàn nhẫn và cơ chế Sống mòn ...................................................... 164<br /> 4.4. Không khí ngột ngạt, bế tắc .................................................................................... 175<br /> KẾT LUẬN ............................................................................................................................ 195<br /> DANH MỤC CÔNG TRÌNH, BÀI BÁO CỦA TÁC GIẢ ................................................... 200<br /> THƢ MỤC THAM KHẢO.................................................................................................... 201<br /> <br /> 1<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA CỦA ĐỂ TÀI.<br /> Trào lƣu văn học hiện thực là một trong ba trào lƣu văn học hình thành và phát triển<br /> trên văn đàn Việt Nam thời kỳ 1930-1945. Nghiên cứu trào lƣu văn học này, một trong<br /> những vấn đề không thể bỏ qua là mối quan hệ giữa tính cách và hoàn cảnh. Bàn về chủ<br /> nghĩa hiện thực, trong thƣ gửi Mácgarít Háccơnetxơ năm 1888, Angglien cũng đã khẳng định<br /> vấn đề này. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, khái niệm hoàn cảnh, có khi vẫn đƣợc<br /> hiểu thiên về góc độ hoàn cảnh xã hội, mà chƣa đƣợc nhìn nhận nhƣ một cấu trúc nghệ thuật.<br /> Cho nên, vấn đề cần đặt ra là phải nghiên cứu hoàn cảnh từ phƣơng diện thẩm mỹ, nghĩa là<br /> cần phải nghiên cứu thi pháp hoàn cảnh. Trên cơ sở lý thuyết thi pháp hoàn cảnh, luận án sẽ<br /> mở rộng phạm vi nghiên cứu trên một bình diện mới với cấp độ mới. Tìm hiểu quan niệm<br /> nghệ thuật về hoàn cảnh trong văn xuôi hiện thực thời kỳ này là một cách tiếp cận hoàn cảnh<br /> từ phƣơng diện đó. Giải quyết đƣợc vấn đề này, qua ba tác phẩm tiêu biểu của Ngô Tất Tố,<br /> Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, luận án sẽ bổ sung cụ thể hóa thêm lý thuyết nghiên cứu thi pháp<br /> hoàn cảnh, từ đó góp phần nâng cao việc nghiên cứu văn học hiện thực. Những kết quả của<br /> luận án sẽ góp phần thiết thực vào việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập văn học hiện thực ở<br /> các cấp học từ phổ thông đến đại học.<br /> <br /> 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ.<br /> Về lịch sử vấn đề quan niệm nghệ thuật về hoàn cảnh trong văn học chúng tôi sẽ đề<br /> cập tới ở chƣơng 1 - chƣơng cơ sở lý thuyết của luận án bởi vậy ở đây chúng tôi chỉ điểm lại<br /> lịch sử vấn đề quan niệm nghệ thuật về hoàn cảnh trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố,<br /> Giống tố của Vũ Trọng Phụng Sống mòn và một số truyện ngắn tiêu biểu của Nam Cao.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2