intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Hiệu quả can thiệp tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng ở 5 huyện của Nghệ An, 2008 - 2012

Chia sẻ: Hoa La Hoa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:147

179
lượt xem
52
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Hiệu quả can thiệp tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng ở 5 huyện của Nghệ An, 2008 - 2012 của học viên Nguyễn Văn Định nhằm mục tiêu mô tả hoạt động tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng và hành vi nguy cơ trước can thiệp tại 5 huyện của Nghệ An năm 2008; đánh giá hiệu quả can thiệp tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng, 2008 - 2012.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Hiệu quả can thiệp tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng ở 5 huyện của Nghệ An, 2008 - 2012

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG ------------ 0 ----------- NGUYỄN VĂN ĐỊNH HIỆU QUẢ CAN THIỆP TƯ VẤN, CHĂM SÓC, HỖ TRỢ NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS TẠI CỘNG ĐỒNG Ở 5 HUYỆN CỦA NGHỆ AN, 2008 - 2012 LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG HÀ NỘI - 2015
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Nguyễn Văn Định
  3. LỜI CẢM ƠN Hoàn thành luận này, trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Giáo sư - Tiến sỹ Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế và Phó giáo sư - Tiến sỹ Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh, là những người thầy trực tiếp hướng dẫn, truyền thụ kiến thức cho tôi, dẫn dắt tôi trên con đường nghiên cứu khoa học. Tôi xin trân trọng cảm ơn Giáo sư - Tiến sỹ Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương và Lãnh đạo Viện, Phòng Đào tạo sau đại học đã luôn quan tâm giúp đỡ, chỉ bảo tận tình trong quá trình thực hiện luận án và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho quá trình học tập của tôi. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến tập thể Khoa HIV - Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã trực tiếp giúp đỡ tôi tổ chức thực hiện nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc - Sở Y tế Nghệ An, Ban Giám đốc và tập thể cán bộ, nhân viên Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS Nghệ An đã động viên, cổ vũ và hỗ trợ nhiệt tình cho tôi trong suốt quá trình học tập. Xin trân trọng cảm ơn Ban giám đốc và các cán bộ Trung tâm Y tế 5 huyện/thành/thị, cán bộ các phòng khám ngoại trú đã hỗ trợ tôi trong triển khai nghiên cứu, thu thập số liệu cho luận án. Xin trân trọng cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của bạn bè và đồng nghiệp, những người luôn chia sẻ cùng tôi những khó khăn trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án này. Sau cùng, tôi xin cảm ơn những người thân trong gia đình, những người đã luôn động viên, chia sẻ và hết lòng ủng hộ tôi trong thời gian qua. Nguyễn Văn Định
  4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa i Lời cam đoan ii Lời cảm ơn iii Mục lục iv Danh mục các chữ viết tắt viii Danh mục các bảng x Danh mục các biểu đồ xii Danh mục các hình, sơ đồ xiii ĐẶT VẤN 1 ĐỀ........................................................................................................... Chương 1: TỔNG QUAN......................................................................................... 3 1.1. Một số thông tin cơ bản về HIV/AIDS.............................................................. 3 1.1.1. Khái niệm nhiễm HIV/AIDS.......................................................................... 3 1.1.2. Tác nhân gây bệnh.......................................................................................... 3 1.1.3. Nhiễm HIV là nhiễm suốt đời......................................................................... 4 1.1.4. Dịch HIV là một dịch ẩn................................................................................. 4 1.2. Tình hình nhiễm HIV trên Thế giới và Việt Nam.............................................. 5 1.2.1. Trên Thế giới................................................................................................... 5 1.2.2. Tại Việt Nam................................................................................................... 7 1.2.3 Tại Nghệ An.................................................................................................... 8 1.3. Hành vi nguy cơ lây truyền HIV của người nhiễm HIV/AIDS......................... 11 1.3.1. Tiêm chích ma túy không an toàn.................................................................. 11 1.3.2. Quan hệ tình dục không an toàn...................................................................... 12
  5. 1.3.3. Nguy cơ phối hợp............................................................................................ 13 1.4. Thực trạng tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS........................... 14 1.4.1. Trên Thế giới................................................................................................... 14 1.4.2. Tại Việt Nam................................................................................................... 19 1.4.3. Tại Nghệ An.................................................................................................... 23 1.5. Hoạt động tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS dựa vào cộng đồng................................................................................................................... 29 1.5.1. Khái niệm tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS dựa vào cộng đồng................................................................................................................. 29 1.5.2. Cơ sở hình thành chiến lược tư vấn, chăm sóc và hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS dựa vào cộng đồng........................................................................ 31 1.5.3. Nguyên tắc tư vấn, chăm sóc và hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS dựa vào cộng đồng........................................................................................................ 34 1.5.4. Nội dung tư vấn, chăm sóc và hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS dựa vào cộng đồng................................................................................................................. 34 1.5.5. Một số yếu tố bảo đảm sự thành công của hoạt động tư vấn, chăm sóc và hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS dựa vào cộng đồng........................................ 36 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………… 38 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu..................................................... 38 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………….... 38 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu………………………………………………………... 38 2.1.3. Thời gian nghiên cứu……………………………………………………….. 42 2.2. Phương pháp nghiên cứu…………………………............................................ 42 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu…………………………………………………………. 42 2.2.2. Điều tra cắt ngang lần 1……………….......................................................... 42 2.2.3. Điều tra cắt ngang lần 2…………………………………………………….. 43 2.2.4. Xây dựng nội dung biện pháp can thiệp...…………………………………... 44
  6. 2.2.5. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu…………………………………………. 53 2.2.6. Kỹ thuật thu thập thông tin và chỉ số nghiên cứu…………………………... 54 2.3. Phương pháp xử lý số liệu…………………...................................................... 57 2.4. Các biện pháp khống chế sai số………………………………………………. 58 2.5. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu…………………………………………. 58 2.6. Lực lượng tham gia và tổ chức thực hiện……………………………………... 59 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................................... 61 3.1. Thực trạng tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS và hành vi nguy cơ tại thời điểm trước can thiệp (2008)………………………………………. 61 3.1.1. Một số đặc điểm người nhiễm HIV/AIDS………………………………….. 61 3.1.2. Tư vấn xét nghiệm HIV…………………………………………………….. 64 3.1.3. Chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS…………………………………. 67 3.1.4. Biểu hiện lâm sàng và tiếp cận dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ của người nhiễm HIV/AIDS…………………………………………………………………... 71 3.1.5. Hành vi nguy cơ lây truyền HIV của người nhiễm HIV/AIDS...................... 74 3.2. Hiệu quả can thiệp tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng sau 4 năm triển khai (2008 - 2012)………………………………... 84 3.2.1. Hiệu quả hoạt động tư vấn xét nghiệm HIV ……………………………….. 84 3.2.2. Hiệu quả chăm sóc và hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS……………………... 85 3.2.3. Hiệu quả về tiếp cận dịch vụ của người nhiễm 86 HIV/AIDS…………………. 3.2.4. Thay đổi về hành vi nguy cơ lây truyền HIV của người nhiễm HIV/AIDS... 88 Chương 4: BÀN LUẬN............................................................................................ 91 4.1. Thực trạng tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS và hành vi nguy cơ tại thời điểm trước can thiệp............................................................…………… 91 4.1.1. Một số đặc điểm của người nhiễm HIV/AIDS............................................... 91 4.1.2. Tư vấn xét nghiệm HIV.................................................................................. 93
  7. 4.1.3. Chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS..................................................... 97 4.1.4. Tiếp cận dịch vụ của người nhiễm HIV/AIDS............................................... 105 4.1.5. Hành vi nguy cơ lây truyền HIV của người nhiễm HIV/AIDS...................... 109 4.2. Hiệu quả can thiệp tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng sau 4 năm can thiệp……………………………………………….. 117 4.2.1. Hiệu quả về tư vấn, xét nghiệm HIV.............................................................. 117 4.2.2. Chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS từ gia đình và cộng đồng 119 ............ 4.2.3. Tiếp cận dịch vụ của người nhiễm HIV/AIDS............................................... 120 4.2.4. Hành vi nguy cơ lây truyền HIV của người nhiễm HIV/AIDS...................... 121 4.2.5. Ưu điểm, hạn chế và khả năng áp dụng mô hình tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng........................................................... 124 KẾT LUẬN……………………………………………........................................... 128 KHUYẾN NGHỊ…………………………………………………………………... 130 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ………………... 131 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AIDS Acquired Immunodeficiency Syndrome Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ARV Anti Retro Virus Thuốc điều trị kháng retro vi rút BCS Bao cao su BKT Bơm kim tiêm BLTQĐTD Bệnh lây truyền qua đường tình dục. BTBC Bạn tình bất chợt BTTX Bạn tình thường xuyên CSHQ Chỉ số hiệu quả DPLTMC Dự phòng lây truyền mẹ con QHTD Quan hệ tình dục ESTHER Network for Therapeutic Solidarity in Hospitals Tổ chức liên đới mạng điều trị FHI Family Health International Tổ chức Sức khỏe Gia đình Quốc tế GDVĐĐ Giáo dục viên đồng đẳng GMD Gái mại dâm HIV Human Immunodeficiency Virus Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người Life - GAP Vietnam-USA Collaboration Project on HIV/AIDS Prevention and Care in Vietnam Dự án “Dự phòng và chăm sóc HIV/AIDS tại Việt Nam” MSM Men who have sex with men Quan hệ tình dục đồng giới nam
  9. NCMT Nghiện chích ma túy NTCH Nhiễm trùng cơ hội OR Odds Ratio - Tỷ suất chênh PEPFAR The United States President’s Emergency Plan for AIDS Relief Chương trình hỗ trợ khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ PKNT Phòng khám ngoại trú PNBD Phụ nữ bán dâm QTC Dự án "Quỹ Toàn cầu phòng chống HIV/AIDS" TCMT Tiêm chích ma túy TVCSHT Tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ TVXNTN Tư vấn xét nghiệm tự nguyện UNAIDS The Joint United Nations Programme on AIDS Chương trình phối hợp của Liên hiệp quốc về AIDS WHO World Health Organization Tổ chức Y tế Thế giới
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Phân bố lũy tích nhiễm HIV/AIDS tại Nghệ An tính đến 31/12/2013….. 8 Bảng 1.2. Phân bố bệnh nhân điều trị ARV tại các cơ sở điều trị tỉnh Nghệ An....... 25 Bảng 1.3. Ưu điểm và hạn chế của tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS dựa vào cộng đồng so với dựa vào cơ sở y tế......................... 33 Bảng 2.1. Liệt kê các hoạt động đào tạo tập huấn cho mạng lưới tham gia............... 49 Bảng 2.2. Liệt kê các hoạt động tư vấn, xét nghiệm tại các phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng.................................................................................................. 50 Bảng 2.3. Liệt kê các hoạt động tư vấn, hỗ trợ tại cộng đồng và dự phòng lây truyền mẹ - con.......................................................................................... 51 Bảng 2.4. Liệt kê các hoạt động truyền thông và can thiệp giảm hại........................ 52 Bảng 2.5. Phân bố đối tượng được chọn vào nghiên cứu tại các địa bàn………….. 54 Bảng 3.1. Phân bố người nhiễm HIV theo tuổi, giới tính và dân tộc……................ 61 Bảng 3.2. Phân bố theo tình trạng hôn nhân và người sống cùng…………………. 63 Bảng 3.3. Thời gian nhiễm HIV và nhận biết lý do nhiễm HIV…………………... 64 Bảng 3.4. Nội dung, chất lượng và loại hình tư vấn xét nghiệm HIV……………... 65 Bảng 3.5. Tần suất, nội dung tư vấn hỗ trợ sau nhiễm HIV và xét nghiệm HIV của bạn tình……………...…………………………………………………... 66 Bảng 3.6. Chăm sóc, hỗ trợ của gia đình đối với người nhiễm HIV/AIDS………... 68 Bảng 3.7. Các tổ chức, đơn vị chăm sóc tại nhà cho người nhiễm HIV/AIDS…….. 70 Bảng 3.8. Tiếp cận chăm sóc, điều trị trong vòng 6 tháng trước điều tra………...... 72 Bảng 3.9. Biểu hiện triệu chứng lâm sàng của người nhiễm HIV/AIDS…………... 73 Bảng 3.10. Tiếp cận dịch vụ giảm tác hại và thông tin phòng chống AIDS 6 tháng trước điều tra…………………………………………………………... 73 Bảng 3.11. Hành vi tiêm chích ma túy không an toàn của người nhiễm HIV/AIDS. 74 Bảng 3.12. Quan hệ tình dục và loại bạn tình của nam nhiễm HIV………………... 75
  11. Bảng 3.13. Hành vi quan hệ tình dục không an toàn của nữ nhiễm HIV/AIDS…… 76 Bảng 3.14. Các yếu tố liên quan đến hành vi dùng chung bơm kim tiêm của đối tượng nghiên cứu năm 2008.................................................................... 78 Bảng 3.15. Các yếu tố liên quan đến tỷ lệ luôn luôn sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục với các loại bạn tình của đối tượng nghiên cứu năm 2008… 81 Bảng 3.16. Phân tích đa biến các yếu tố liên quan đến tỷ lệ luôn sử dụng BCS khi QHTD với các loại bạn tình của đối tượng nghiên cứu năm 2008......... 83 Bảng 3.17. Thay đổi tiếp cận dịch vụ giảm tác hại và thông tin truyền thông……... 87 Bảng 3.18. Thay đổi về hành vi QHTD không an toàn của nam và nữ nhiễm với bạn tình thường xuyên…………………………………………………. 89 Bảng 3.19. Thay đổi về hành vi sinh con sau nhiễm 90 HIV…………………………..
  12. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Trình độ học vấn của người nhiễm HIV/AIDS………………………. 62 Biểu đồ 3.2. Phân bố nghề nghiệp của người nhiễm HIV/AIDS…………………... 62 Biểu đồ 3.3. Kết quả xét nghiệm HIV của bạn tình thường xuyên………………… 67 Biểu đồ 3.4. Tình trạng vệ sinh ăn uống của người nhiễm HIV/AIDS…………… 67 Biểu đồ 3.5. Thái độ của gia đình đối với người nhiễm HIV/AIDS……………….. 69 Biểu đồ 3.6. Thái độ của cộng đồng đối với người nhiễm HIV/AIDS…………….. 69 Biểu đồ 3.7. Mong muốn/nhu cầu của người nhiễm HIV/AIDS…………………. 71 Biểu đồ 3.8. Biểu hiện triệu chứng của người nhiễm HIV/AIDS………………… 71 Biểu đồ 3.9. Tình trạng không dùng BCS lần QHTD gần nhất và không thường xuyên dùng BCS 12 tháng qua với bạn tình của nam nhiễm HIV...... 75 Biểu đồ 3.10. Người gợi ý dùng BCS khi QHTD với bạn tình của nam nhiễm HIV 76 Biểu đồ 3.11. Tình trạng không dùng BCS lần QHTD gần nhất và không thường xuyên dùng BCS 12 tháng qua với bạn tình của nữ nhiễm HIV........ 77 Biểu đồ 3.12. Một số đặc điểm sinh con của người nhiễm HIV…………………… 78 Biểu đồ 3.13. Thay đổi chất lượng hoạt động tư vấn xét nghiệm HIV…………….. 84 Biểu đồ 3.14. Thay đổi nhu cầu tiếp cận dịch vụ tư vấn xét nghiệm và hành vi nguy cơ sau tư vấn xét nghiệm HIV……………................................ 84 Biểu đồ 3.15. Thay đổi thói quen và ý thức vệ sinh dinh dưỡng…………………... 85 Biểu đồ 3.16. Thay đổi thái độ của gia đình và cộng đồng………………………… 85 Biểu đồ 3.17. Thay đổi sự chăm sóc, hỗ trợ của gia đình và cộng đồng…………… 86 Biểu đồ 3.18. Thay đổi tiếp cận dịch vụ chăm sóc, điều trị của người nhiễm HIV... 86 Biểu đồ 3.19. Thay đổi hành vi tiêm chích ma túy không an toàn…………………. 88 Biểu đồ 3.20. Thay đổi hành vi QHTD không an toàn của nam nhiễm với GMD… 88 DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ Hình 1.1. Hình dạng HIV…………………………………………………………... 4 Hình 1.2. Ước tính số còn sống nhiễm HIV/AIDS toàn cầu đến cuối năm 2012….. 6 Sơ đồ 1.1. Khung lý thuyết các nội dung cơ bản của chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS tại cộng 35
  13. đồng……………………………………………….. Sơ đồ 2.1. Sơ đồ triển khai nghiên cứu……………………………………………. 43 Sơ đồ 2.2. Sơ đồ biện pháp can thiệp tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm tại cộng đồng…………………………………………………………………………... 45 ĐẶT VẤN ĐỀ Năm 1996 trường hợp nhiễm HIV đầu tiên tại Nghệ An được phát hiện và từ đó cho tới nay con số người nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn liên tục tăng. Tính đến 31/12/2013, số người nhiễm HIV/AIDS được phát hiện tại Nghệ An đã lên tới 7.294 người, trong đó 4.323 người biểu hiện AIDS và 2.571 người đã chết do AIDS. Hiện tại, Nghệ An là tỉnh xếp thứ 6 của cả nước về số người nhiễm HIV/AIDS còn sống với khoảng 5.545 người [82], [83]. Nhận thức được mối hiểm hoạ to lớn của đại dịch HIV/AIDS, nhằm ngăn chặn sự lan truyền của HIV. Trong những năm qua, nhiều hoạt động phòng chống HIV/AIDS đã được triển khai thực hiện. Đặc biệt, từ năm 2007, sau khi Nghệ An được đưa vào một trong 7 tỉnh trọng điểm của chương trình PEPFAR Hoa Kỳ thì các hoạt động phòng chống HIV/AIDS thực sự chuyển biến mạnh mẽ và thu được những kết quả bước đầu đáng khích lệ [82].
  14. Về hoạt động tư vấn, chăm sóc và điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS tại Nghệ An. Tính đến 31/12/2013, có 9 PKNT được triển khai ngoài cộng đồng (trong đó có 1 PKNT trẻ em), 2 cơ sở điều trị trong trung tâm 05 - 06 và 2 cơ sở điều trị trong trại giam. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có 11 phòng tư vấn, 12 nhóm GDVĐĐ, 5 câu lạc bộ người nhiễm và nhiều dịch vụ khác như dự phòng lây truyền mẹ - con, khám và điều trị BLTQĐTD, khám và điều trị Lao/HIV... Có thể nói với sự hỗ trợ tích cực của các chương trình, dự án, sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp ủy đảng, chính quyền, trong thời gian qua hoạt động tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS đã có sự chuyển biển mạnh mẽ với hàng ngàn người được TVXNTN, người nhiễm HIV/AIDS đã chủ động công khai danh tính để hưởng thụ các dịch vụ và tham gia vào các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, được quản lý và được tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ tại nhà, tham gia sinh hoạt tại các câu lạc bộ và nhiều hoạt động hỗ trợ khác từ các tổ chức, ban ngành, đoàn thể trên địa bàn. Tính đến cuối 2013, số người nhiễm HIV/AIDS đang được điều trị ARV tại các phòng khám ngoại trú là 2.223 người, trong đó có 105 là trẻ em [82]. Tuy nhiên, hoạt động phòng chống HIV/AIDS tại Nghệ An vẫn còn một số tồn tại, như: độ bao phủ của các dịch vụ chưa cao, nhiều huyện vùng xa, miền núi cao việc tiếp cận với các dịch vụ của người nhiễm HIV/AIDS còn nhiều khó khăn, hoạt động tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS còn nhiều bất cập; lây nhiễm HIV vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm, số người nhiễm HIV tiến triển thành AIDS và nhu cầu chăm sóc, điều trị ngày càng nhiều [82]. Thực trạng hành vi nguy cơ lây truyền HIV và tư vấn, chăm sóc, điều trị người nhiễm HIV/AIDS đã được một số nghiên cứu đề cập, nhưng chưa đầy đủ, chưa có tính đại diện để làm cơ sở cho việc chăm sóc người nhiễm và khống chế sự lan truyền HIV. Mặt khác, hoạt động phòng chống HIV/AIDS tại cộng đồng và hiệu quả của nó tại Nghệ An chưa có nghiên cứu nào phân tích, đánh giá. Từ thực tế trên, chúng tôi đề xuất nghiên cứu: "Hiệu quả can thiệp tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng ở 5 huyện của Nghệ An, 2008 - 2012" với các mục tiêu sau: 1. Mô tả hoạt động tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng và hành vi nguy cơ trước can thiệp tại 5 huyện của Nghệ An năm 2008. 2. Đánh giá hiệu quả can thiệp tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng, 2008 - 2012.
  15. Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. MỘT SỐ THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ HIV/AIDS 1.1.1. Khái niệm nhiễm HIV/AIDS HIV là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh " Human Immunodeficiency Virus", là vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người, làm cho cơ thể suy giảm khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh [68]. AIDS được viết tắt từ tiếng Anh "Acquired Immunodeficiency Syndrome", có nghĩa là "hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải" do nhiễm vi-rút gây suy giảm miễn dịch ở người - HIV (Human Immunodeficiency Virus). HIV tấn công, tiêu huỷ dần các tế bào miễn dịch và làm suy giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể. AIDS là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV, khi cơ thể không còn khả năng chống đỡ, nên dễ mắc thêm nhiều loại bệnh cơ hội dẫn đến tử vong [68]. 1.1.2. Tác nhân gây bệnh HIV có 2 týp huyết thanh HIV-1 và HIV-2 do Montagnier cùng cộng sự (Viện Pasteur Paris) tìm ra năm 1983 - 1986 tại Trung Phi. Đây là các Retrovius (vi rút sao mã ngược) có vật liệu di truyền ARN, thuộc họ Lentivirus (vi rút chậm). Đích tấn công của HIV là các tế bào miễn dịch có điểm tiếp nhận CD4 (tế bào Lympho T, niêm mạc ruột ưa crôm, niêm mạc đường hô hấp, đệm thần kinh và tế bào thượng bì). HIV lây nhiễm, nhân lên và tiêu diệt tế bào miễn dịch của cơ thể. Hàng ngày, có hàng tỷ HIV được tạo thành và cũng có hàng tỷ tế bào miễn dịch của cơ thể bị tiêu hủy [47], [86], [88], [110]. Trên kính hiện vi điện tử, HIV có cấu trúc hình cầu, đường kính trung bình khoảng 110 nm (dao động từ 70 - 130 nm). HIV có đặc điểm chung của họ Retroviridae. Hạt vi rút hoàn chỉnh (virion) có cấu tạo gồm 3 lớp: vỏ ngoài, vỏ trong và lõi [47], [88], [110].
  16. Hình 1.1. Hình dạng HIV 1.1.3. Nhiễm HIV là nhiễm suốt đời Đối với các nhiễm trùng thông thường, mầm bệnh chỉ tồn tại một thời gian ngắn trong cơ thể. Riêng HIV, một khi đã tích hợp vào bộ gen của tế bào chủ, sẽ tồn tại cùng với vật chủ suốt đời, vì vậy người nhiễm HIV/AIDS có thể truyền bệnh cho người khác suốt cả đời mình [45], [55], [106], [114]. 1.1.4. Dịch HIV/AIDS là một dịch ẩn Thời gian từ khi một người nhiễm HIV đến khi diễn biến thành AIDS trung bình khoảng 5 - 7 năm. Trong thời gian này, mặc dù không có triệu chứng gì trên lâm sàng, nhưng người nhiễm HIV vẫn luôn có khả năng lây nhiễm cho người khác. Đến khi có biểu hiện của AIDS thì người nhiễm đã có thể gây bệnh cho nhiều người. Do vậy, dịch HIV/AIDS là một dịch ẩn rất khó phòng, chống [7], [42]. 1.2. TÌNH HÌNH NHIỄM HIV TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 1.2.1. Trên thế giới Kể từ khi ca nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện tại Los Angeles, Hoa Kỳ vào năm 1981, đến 31/12/2012, UNAIDS và WHO đã công bố có khoảng 35,3 triệu người nhiễm HIV/AIDS còn sống, trong đó có 32,1 triệu người lớn và 3,3 triệu trẻ em. Riêng trong năm 2012, 3,3 triệu người nhiễm HIV/AIDS được phát hiện và 1,6 triệu người tử vong do AIDS, có gần 1/7 số chết là trẻ em. Mỗi ngày trôi qua, trên thế giới có thêm 6.300 người mới nhiễm HIV, 95% các trường hợp này ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Số người
  17. nhiễm HIV/AIDS hiện còn sống phần lớn ở các nước khu vực cận Sahara châu Phi (25 triệu), ở vùng Nam và Đông Nam Á (3,9 triệu) [116], [142]. Châu Phi là châu lục chịu tác động nặng nề nhất của đại dịch HIV/AIDS. Tại vùng cận Sahara châu Phi, với dân số chỉ chiếm 10% dân số thế giới, nhưng đã có khoảng 25 triệu người (23,5 - 26,6) đang sống bị nhiễm HIV, chiếm 70,8% tổng số người nhiễm HIV/AIDS còn sống toàn thế giới. Trong năm 2012, tại vùng cận Sahara, ước tính có khoảng 1,6 triệu (1,4 - 1,8) người mới bị nhiễm HIV [132], [133], [142]. Ước tính trong năm 2012, AIDS đã cướp đi sinh mạng của khoảng 1,2 triệu người dân châu Phi (1,1 - 1,3), chiếm 75% số người đã chết do AIDS trên toàn thế giới [134], [142]. Tại châu Á và Thái Bình Dương: ước tính có khoảng 5 triệu người đang sống bị nhiễm HIV/AIDS. Trong năm 2012, ước tính có 351.000 người mới bị nhiễm HIV và có khoảng 261.000 người bị chết do AIDS [132], [142]. Tại Ấn Độ, tỷ lệ hiện nhiễm HIV ở người trưởng thành là 0,27% với số lượng khoảng 2,1 triệu người đang sống bị nhiễm HIV/AIDS, trong đó 39% là phụ nữ và 7% là trẻ em. Nhìn chung, dịch HIV/AIDS của Ấn Độ đang chậm lại, với mức giảm 57% số ca nhiễm mới năm 2011 so với năm 2000, và giảm 29% các trường hợp tử vong liên quan đến AIDS năm 2011 so với 2007 [131], [132], [142]. Hình 1.2. Ước tính số còn sống nhiễm HIV/AIDS toàn cầu đến cuối năm 2012 Nguồn: Báo cáo của UNAIDS [142] Tại vùng Nam Á và Đông Nam châu Á, trong năm 2012, có khoảng 270.000 người mới bị nhiễm HIV, nâng tổng số người nhiễm HIV/AIDS còn sống ở vùng này lên 3,9 triệu
  18. người. Các nước trong vùng có tỷ lệ hiện nhiễm HIV cao là Thái Lan, Campuchia, Myanmar [131], [132], [142]. Tại châu Mỹ La tinh: mức độ lây nhiễm HIV ít thay đổi, ước tính có 86.000 người trong vùng bị nhiễm HIV trong năm 2012, nâng tổng số người đang sống bị nhiễm HIV/AIDS lên 1,5 triệu người. QHTD không an toàn giữa nam giới với nam giới và nam giới với gái mại dâm là con đường lây nhiễm HIV chủ yếu trong khu vực [142]. Tại vùng Caribe, tính đến năm 2012, ước tính có 250.000 người nhiễm HIV/AIDS đang còn sống. Trong năm 2012, có 12.000 người mới bị lây nhiễm HIV và 11.000 người đã chết do AIDS. Tỷ lệ nhiễm HIV trung bình ở người lớn vùng này là 1%. Con đường lây truyền chủ yếu vẫn là quan hệ tình dục khác giới không an toàn [132], [142]. Tại khu vực Đông Âu và Trung Á: ước tính có khoảng 1,3 triệu người đang sống bị nhiễm HIV, 90% số người này đang sống tại Nga và Ucraine. Trong năm 2012 có 130.000 người trong vùng mới bị lây nhiễm HIV và 91.000 người đã chết vì AIDS. Tiêm chích ma túy là con đường lây truyền HIV chủ yếu tại khu vực này với 62% những trường hợp mới nhiễm HIV là do TCMT [142]. Tại các nước phát triển ở Tây Âu và Bắc Mỹ: ước tính có khoảng 2,16 triệu người đang sống bị nhiễm HIV/AIDS, trong đó có khoảng 77.000 người mới bị nhiễm HIV trong năm 2012. Chỉ riêng tại Hoa Kỳ, trong năm 2012 ước tính có 49.000 ca nhiễm mới HIV, đưa tổng số người bị nhiễm HIV/AIDS còn sống lên 1,3 triệu người, tỷ lệ lây nhiễm qua tình dục đồng giới nam chiếm tới 38,8% tổng số nhiễm mới ở nam giới trong năm 2012 [112], [142]. 1.2.2. Tại Việt Nam Trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện tại Việt Nam vào tháng 12 năm 1990 ở thành phố Hồ Chí Minh. Tính đến hết năm 2012, số trường hợp nhiễm HIV hiện còn sống là 210.703, số bệnh nhân AIDS hiện còn sống là 61.669 và 63.372 trường hợp tử vong do AIDS. Tỷ lệ nhiễm HIV toàn quốc theo số báo cáo là 239 người trên 100.000 dân, tỉnh Điện Biên vẫn là địa phương có tỷ lệ nhiễm HIV trên 100.000 dân cao nhất cả nước (1.015,8), tiếp đến là thành phố Hồ Chí Minh (677), thứ 3 là Thái Nguyên (610,6) [4], [101].
  19. Về địa bàn phân bố dịch: tính đến hết năm 2012, toàn quốc đã phát hiện người nhiễm HIV/AIDS tại 79,1% xã/phường (tăng 1,6% so với cuối năm 2011), gần 98% quận/huyện và 63/63 tỉnh/thành phố [4], [101]. Riêng trong năm 2012, cả nước phát hiện 14.127 trường hợp nhiễm HIV, 6.734 bệnh nhân AIDS và 2.149 người tử vong do AIDS. So với năm 2011, số trường hợp nhiễm HIV phát hiện và báo cáo giảm 26%, số người tử vong giảm gần 2 lần. 10 tỉnh có số trường hợp xét nghiệm phát hiện dương tính lớn nhất trong năm 2012 và tỷ lệ tương ứng so với tổng số cả nước trong năm 2012, bao gồm thành phố Hồ Chí Minh: 2.721 trường hợp (chiếm 19,3%); Hà Nội: 751 trường hợp (chiếm 5,3%); Điện Biên: 671 (chiếm 4,8%); Nghệ An: 575 trường hợp (chiếm 4,1%); Thái Nguyên: 479 trường hợp (chiếm 3,2%); Cần Thơ: 422 trường hợp (chiếm 3,0%); Thanh Hóa: 335 trường hợp (chiếm 2,4%); Yên Bái: 328 trường hợp (chiếm 2,3%). Các tỉnh có số người nhiễm HIV/AIDS phát hiện trong năm 2012 tăng với năm 2011, bao gồm Đồng Nai (0,6%); Đắk Lắk (0,4%), Cần Thơ (0,3%); Tây Ninh (0,3%); Bình Định (0,1%); các tỉnh khác tăng nhẹ như Trà Vinh, Lào Cai [4]. 1.2.3. Tại Nghệ An. Trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện tại Nghệ An là vào năm 1996. Tính đến ngày 31/12/2013, lũy tích số người nhiễm HIV ở Nghệ An đã lên tới 7.294 người, với 4.323 người chuyển sang AIDS, 2.571 người đã chết do AIDS. Phân bố theo địa dư, 20/20 huyện/thành/thị, với 413/480 xã phường (86,0%) đã có người nhiễm HIV/AIDS. Hiện tại, Nghệ An là tỉnh xếp thứ 6 của cả nước về số người nhiễm HIV/AIDS còn sống [82], [83]. Bảng 1.1. Phân bố lũy tích nhiễm HIV/AIDS tại Nghệ An tính đến 31/12/2013 Thứ tự Địa phương Nhiễm HIV Chuyển AIDS Chết do AIDS 1 TP. Vinh 1.928 1.348 866 2 Quế Phong 1.073 324 152 3 Tương Dương 851 537 371 4 Quỳ Châu 497 233 130 5 Đô Lương 393 242 166 6 Diễn Châu 346 229 117
  20. Thứ tự Địa phương Nhiễm HIV Chuyển AIDS Chết do AIDS 7 TX Thái Hoà 312 189 91 8 Thanh Chương 262 159 94 9 Con Cuông 232 172 126 10 Quỳ Hợp 225 144 72 11 Nghĩa Đàn 177 109 51 12 Nghi Lộc 146 85 38 13 Yên Thành 145 93 39 14 Tân Kỳ 134 76 29 15 Nam Đàn 132 100 68 16 Hưng Nguyên 129 99 56 17 Quỳnh Lưu 124 77 32 18 TX Cửa Lò 79 47 35 19 Kỳ Sơn 63 32 24 20 Anh Sơn 46 28 14 Cộng 7.294 4.323 2.571 Nguồn: Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Nghệ An Theo số liệu báo cáo của Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Nghệ An: trong 5 năm từ 2009 đến 2013, số liệu người nhiễm HIV/AIDS mới phát hiện toàn tỉnh nằm trong khoảng từ 553 - 575, riêng năm 2013 là 510 người, giảm 65 người so với năm 2012. Thành phố Vinh hiện vẫn là địa phương có số người nhiễm cao nhất với 1.928 người. 3 huyện có tổng số người nhiễm tăng cao nhất trong 5 năm (2009-2013) là Quế Phong (818), Tương Dương (353), Quỳ Châu (308). Đây là 3 huyện nằm ở miền núi phía Tây của Nghệ An và giáp với biên giới Cộng hòa nhân dân Lào. Như vậy, mặc dù dịch HIV/AIDS ở Nghệ An có xu hướng chững lại, nhưng trong khi các huyện vùng trung tâm và đồng bằng có xu hướng giảm nhẹ, thì các huyện miền núi cao dịch lại tăng cao. Điều này phù hợp với thực tế là tình hình buôn bán ma túy và số người NCMT tại các huyện đang tăng nhanh trong những năm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2