intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn nuôi trồng thủy sản: Tìm hiểu khả năng tăng trưởng bù của cá trê vàng

Chia sẻ: Nguyen Khanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:39

200
lượt xem
44
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nuôi trồng thủy sản: Tìm hiểu khả năng tăng trưởng bù của cá trê vàng. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm được nội dung kiến thức cần thiết và vận dụng vào làm bài luận cùng chủ đề của mình thật tốt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn nuôi trồng thủy sản: Tìm hiểu khả năng tăng trưởng bù của cá trê vàng

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN MÃ SỐ: 304 TÌM HIỂU KHẢ NĂNG TĂNG TRƯỞNG BÙ CỦA CÁ TRÊ VÀNG Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện Ts. NGUYỄN VĂN KIỂM LÊ HẠNH NHÂN MSSV: 06803027 ThS. NGUYỄN THÀNH TÂM LỚP: NTTS K1 1 i
  2. LỜI CẢM TẠ Sau 2 tháng thực tập từ tháng 4 năm 2010 đến tháng 6 năm 2010 tại nhà thầy Kiểm Quận Cái Răng – TP. Cần Thơ, áp dụng những kiến thức đã học kết hợp với kinh nghiệm thực tế, nay luận văn đã được chỉnh sửa và hoàn thành. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy Nguyễn Văn Kiểm – Khoa Thủy Sản – Trường Đại Học Cần Thơ đã tận tình chỉ dạy cho em trong suốt thời giai làm đề tài. Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô – Khoa Sinh Học Ứng Dụng – Trường Đại Học Tây Đô đã tận tình dạy bảo, truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong những năm học vừa qua, tạo dựng hành trang để em bước vào cuộc sống sau này. Xin cảm ơn tất cả các bạn trong nhà Thầy Kiểm đã tận tình giúp đỡ và đóng góp ý kiến bổ ích để được hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Với sự hiểu biết còn hạn hẹp và thu thập tài liệu còn hạn chế nên báo cáo tốt nghiệp không tránh khỏi những sai sót. Kính mong sự đóng góp ý kiến của quý Thầy Cô và các bạn. Em xin chân thành cám ơn và ghi nhớ! LÊ HẠNH NHÂN ii
  3. TÓM TẮT Thí nghiệm tìm hiểu khả năng tăng trưởng bù của cá trê vàng (Clarias macrocephalus), được tiến hành trong thời gian 5 tuần. Cá trê vàng sau 10 ngày tuổi cá khối lượng và chiều dài trung bình là (0,009 g/con và 0,75 cm/con). Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên gồm 3 nghiệm thức và 1 đối chứng mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần với mật độ 20 con/bể. Nghiệm thức đối chứng (ĐC) cá được cho ăn thỏa mãn liên tục hằng ngày trong suốt quá trình thí nghiệm, các nghiệm thức còn lại cho ăn thỏa mãn 1 ngày và bỏ đói 1 ngày (NT1), cho ăn thỏa mãn 2 ngày và bỏ đói 2 ngày (NT2), cho ăn thỏa mãn 3 ngày và bỏ đói 3 ngày (NT3), thức ăn được sử dụng trong thí nghiệm là trùn chỉ (turbifex). Những chỉ tiêu về khối lượng, chiều dài, tốc độ tăng trưởng tuyệt đối, tỷ lệ sống đều được ghi nhận trong thời gian tiến hành thí nghiệm. Kết thúc nhận thấy: cá ở nghiệm thức ĐC có khối lượng và chiều dài cao nhất, các nghiệm thức bỏ đói 1, 2 ngày thì có khối lượng và chiều dài tương đương nhau còn cá ở NT3 bỏ đói 3 ngày có khối lượng và chiều dài thấp nhất. iii
  4. MỤC LỤC LỜI CẢM TẠ........................................................................................................... i TÓM TẮT ...............................................................................................................ii MỤC LỤC ..............................................................................................................iii DANH SÁCH CÁC BẢNG .................................................................................... v DANH SÁCH CÁC HÌNH .................................................................................... vi CHƯƠNG 1 ............................................................................................................ 1 ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................... 1 1.1 Giới thiệu.................................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu của đề tài ..................................................................................... 1 1.3 Nội dung thực hiện..................................................................................... 1 CHƯƠNG 2 ............................................................................................................. 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ...................................................................................... 2 2.1 Đặc điểm sinh học cá trê vàng ................................................................... 2 2.1.1 Hệ thống phân loại và đặc điểm hình thái ...................................... 2 2.1.2 Một vài đặc điểm sinh học cá trê vàng ........................................... 4 2.2 Tình hình nghiên cứu ương nuôi cá trê trong và ngoài nước..................... 5 2.3 Một số nghiên cứu về tăng trưởng bù, phương pháp cho ăn và tăng trưởng của cá 6 CHƯƠNG 3 ........................................................................................................... 10 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................... 10 3.1 Vật liệu nghiên cứu .................................................................................. 10 3.1.1 Thời gian và địa điểm ................................................................... 10 3.1.2 Đối tượng nghiên cứu ................................................................... 10 3.1.3 Nguồn cá ....................................................................................... 10 3.1.4 Dụng cụ và trang thiết bị .............................................................. 10 3.2 Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 10 3.2.1 Bố trí thí nghiệm........................................................................... 10 3.2.2 Các chỉ tiêu theo dõi ..................................................................... 11 iv
  5. 3.3 Theo dõi các yếu tố môi trường ............................................................... 12 3.4 Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 12 CHƯƠNG 4 ........................................................................................................... 13 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................................. 13 4.1 Các yếu tố môi trường.............................................................................. 13 4.1.1 Nhiệt độ ........................................................................................ 13 4.1.2 Oxy hòa tan................................................................................... 14 4.1.3 pH ................................................................................................. 14 4.1.4 Nitrite (NO2-) ................................................................................ 15 4.1.5 TAN (NH3/NH4+).......................................................................... 16 4.2 Ảnh hưởng của thời gian bỏ đói đến sự tăng trưởng bù của cá trê vàng từ 10 ngày tuổi đến 45 ngày tuổi. .................................................................................... 17 4.2.1 Tăng trưởng về chiều dài và khối lượng trung bình của cá.......... 17 4.2.2 Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối của cá trên ngày ............................. 22 4.3 Tỷ lệ sống ................................................................................................. 26 PHẦN 5 .................................................................................................................. 27 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.................................................................................. 27 5.1 Kết luận .................................................................................................... 27 5.2 Đề xuất ..................................................................................................... 27 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 28 PHỤ LỤC A ........................................................................................................... A PHỤ LỤC B............................................................................................................ H PHỤ LỤC C .......................................................................................................... M v
  6. DANH SÁCH CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1 Một số đặc điểm hình thái của cá trê ........................................................ 3 Bảng 4.1 Biến động của nhiệt độ, Oxy và pH trong quá trình thí nghiệm............. 13 Bảng 4.2 Biến động Nitrite và TAN trong quá trình thí nghiệm............................ 15 Bảng 4.3 Tốc độ tăng trưởng về chiều dài trung bình của cá................................. 18 Bảng 4.4 Tốc độ tăng trưởng về khối lượng trung bình của cá.............................. 20 Bảng 4.5 Tốc độ tăng trưởng khối lượng tuyệt đối của cá ở các nghiệm thức ...... 22 Bảng 4.6 Tốc độ tăng trưởng chiều dài tuyệt đối của cá ở các nghiệm thức ......... 24 Bảng 4.7 Tỷ lệ sống của cá trê vàng ở các nghiệm thức ........................................ 26 vi
  7. DANH SÁCH CÁC HÌNH Trang Hình 2.1 Đặc điểm nhận dạng 4 loài cá trê .............................................................. 2 Hình 2.2 Hình dạng ngoài cá trê vàng ...................................................................... 4 Hình 3.1 Hệ thống thí nghiệm ................................................................................ 11 Hình 3.2 Phương pháp cân trực tiếp ....................................................................... 11 Hình 3.3 Phương pháp đo trực tiếp ........................................................................ 11 Hình 3.4 Dụng cụ test môi trường .......................................................................... 12 Hình 4.1 Biến động của NO2- trong môi trường nước ........................................... 16 Hình 4.2 Sự biến động hàm lượng TAN trong nước.............................................. 17 Hình 4.3 Tăng trưởng chiều dài của cá ở các nghiệm thức bỏ đói khác nhau ....... 19 Hình 4.4 Tăng trưởng chiều dài của cá trong suốt thời gian thí nghiệm................ 21 Hình 4.5Tốc độ tăng trưởng khối lượng tuyệt đối của cá ở các nghiệm thức........ 23 Hình 4.6 Tốc độ tăng trưởng chiều dài tuyệt đối trên ngày của cá ở các nghiệm thức ................................................................................................................................ 25 Hình 4.7 Tỷ lệ sống của cá ở các nghiệm thức....................................................... 26 vii
  8. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT NT: Nghiệm thức S: Sáng C: Chiều ĐC: Đối chứng TLSTB: Tỷ lệ sống trung bình viii
  9. CAM KẾT KẾT QUẢ Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả của nghiên cứu này chưa dùng cho bất cứ luận văn cung cấp nào khác. Ký tên LÊ HẠNH NHÂN Ngày .....tháng......năm2010 ix
  10. CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Giới thiệu Ngành nuôi trồng thủy sản nước ta phát triển rất nhanh và là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, góp phần lớn trong việc cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập người dân. Trong đó ngành nuôi trồng thủy sản nước ngọt đã có từ lâu đời và ngày càng phát triển. Bên cạnh những loài cá nuôi phổ biến hiện nay, cá trê là một trong những loài cá nuôi kinh tế quan trọng ở nước ta. Các loài cá trê đang được nuôi bao gồm: cá trê vàng (Clarias macrocephalus), cá trê phi (Clarias gariepinus) và cá trê lai giữa cá trê vàng cái và cá trê phi đực. Tất cả những loài cá này đều có sức chịu đựng cao, chu kỳ nuôi ngắn, ăn tạp, thịt ngon, giá bán ổn định, phù hợp với điều kiện nuôi hộ gia đình. Với những ưu điểm như vậy: nên cá trê vàng được nuôi phổ biến ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Mặc khác, cá trê vàng là đối tượng ăn tạp, thức ăn dễ tìm, có khi sử dụng được cả phế phẩm của nông nghiệp (Dương Nhựt Long, 2004). Chính vì những đặc điểm trên nên cá trê vàng đang thu hút được người nuôi hiện nay. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, cá trê vàng ít được người nuôi quan tâm (người nuôi cá thường tập trung vào nuôi cá trê lai), chính vì vậy mà những thông tin về kết quả ương nuôi cá trê vàng rất hạn chế. Còn một vấn đề khá mới được đặt ra là người nuôi chưa được biết các loài cá có khả năng nhịn đói rất tốt và có khả năng tăng trưởng bù khi bị bỏ đói với thời gian hợp lý. Nếu có kết quả nghiên cứu vấn đề này thì có thể giảm được chi phí nuôi cá. Vì vậy đề tài “Tìm hiểu khả năng tăng trưởng bù của cá trê vàng (Clarias macrocephalus)” được thực hiện. Nhằm làm cơ sở cho việc giảm chi phí thức ăn nuôi cá trê vàng thông qua việc giảm lượng thức ăn sử dụng. 1.2 Mục tiêu của đề tài Tìm ra được thời gian bỏ đói hợp lý với mức tăng trưởng bù tốt nhất đối với cá trê vàng. 1.3 Nội dung thực hiện • So sánh mức tăng trưởng bù và so sánh tỷ lệ sống của cá trê vàng ở thời gian bỏ đói khác nhau. 1
  11. CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 Đặc điểm sinh học cá trê vàng 2.1.1 Hệ thống phân loại và đặc điểm hình thái Theo Trương Thủ Khoa và csv (1993), cá trê vàng thuộc: Bộ: Siluriformes Họ: Clariidae Giống: Clarias Loài: Clarias macrocephalus Gunther,1864 Tên tiếng anh: Yellow catfish Tên địa phương: Cá trê vàng Họ Clariidae đặc trưng bởi cơ quan hô hấp phụ (Trương Thủ Khoa và csv 1993). Theo Dương Nhựt Long (2004) ở nước ta đang khai thác và nuôi 4 loài cá trê đó là cá Trê Đen (Clarias fucus), Trê Trắng (Clarias batracus), Trê vàng (Clarias macrocephalus), Trê phi (Clarias gariepinus) và cá Trê lai (Hybrid catfish) là con lai giữa cá Trê vàng cái và cá Trê phi đực. Theo Phạm Thanh Liêm (2006) có nhiều chỉ tiêu hình thái để phân biêt các loài cá Trê, tuy nhiên có 5 đặc điểm hình thái dễ nhận biết nhất giúp phân biệt nhanh các loài cá Trê đó là các đặc điểm về màu sắc cơ thể (1) hình dạng của thóp trán (2), xương chẩm (3), khoảng cách xương chẩm – vi lưng (4) và sau cùng là gai vi ngực(5). Hình 2.1 : Đặc điểm nhận dạng 4 loài cá trê ( Phạm Thanh Liêm, 2006) Ghi chú : A : Trê Trắng (Clarias batracus) ; B : Trê vàng (Clarias macrocephalus) ; C : Trê lai (Hybrid catfish) ; D : Trê phi (Clarias gariepinus) 2
  12. Bảng 2.1 Một số đặc điểm hình thái của cá trê (Phạm Thành Liêm, 2006) Đặc điểm Trê trắng Trê vàng Trê lai Trê Phi còn nhỏ thì màu màu sậm, đồng màu sậm, đồng sắc như cá Trê nhất, có nhiều đốm nhất, có nhiều vàng, có vài Không đồng nhất trắng sáng sắp đốm trắng sáng đốm trắng sáng mà có dạng bông Màu sắc thành những vạch sắp thành những trên cơ thể, trắng đen loang lỗ, ngang trên thân, và vạch ngang trên nhưng khi lớn không có các đốm rải rác ở mặt dưới thân, và rải rác ở lên lại giống cá trắng sáng thân mặt dưới thân Trê phi, màu sắc loang lỗ không có đặc điểm riêng, một số cá thể giống ngắn có hình tam dài, có dạng như Thóp trán ngắn, hình thoi cá Trê vàng, giác trái bầu kéo dài trong khi số khác lại giống cá Trê phi hình tam giác hình chữ M, Xương (đỉnh xương chẩm tròn đỉnh xương hình chữ M chẩm nhọn chứ không chẩm tròn tròn như cá Trê lai) Khoảng cách xương dài, 1/4 - 1/5,5 ngắn, 1/5 – 1/7 dài, 1/4 - 1/5 chiều chẩm - vi chiều dài đầu chiều dài đầu dài đầu lưng mặt trong xẻ răng cưa, sâu (rất dễ kẹt chỉ xẻ răng cưa ở Gai vi ngực vào trong lưới khi mặt ngoài đánh bắt) 3
  13. Hình 2.2. Hình dạng ngoài cá trê vàng (Nguồn Trích dẫn bởi Trần Quang Nhị, 2009) Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) thì cá trê vàng cá đầu rộng, dẹp bằng, da đầu ở sọ não mỏng, xương sọ nổi lên rõ ràng. Miệng cận dưới, không co duỗi được, rạch miệng thẳng, nằm ngang, răng trên hàm nhỏ, mịn, cứng chắc. Có 4 đôi râu khá phát triển : 1 đôi râu mũi, 1 đôi râu mép và 2 đôi râu cầm dưới, râu mép to và dài hơn các râu khác. Mắt nhỏ, nằm ở mặt lưng của đầu và gần chót mõm hơn điểm cuối nắp mang. Phần trán giữa hai mắt rộng. Đầu có hai lỗ thóp, một lỗ nằm phía sau đường ngang nối hai mắt, còn hai lỗ kia nằm phía trước gốc mấu xương chẫm. Mấu xương chẫm tròn, chiều rộng mốc mấu xương chẫm tương đương 3 – 5 lần chiều cao của nó. Lỗ mang hẹp, nằm ở mặt bụng của đầu, xương nắp mang kém phát triển. Thân dài, phần trước tròn, phần sau mỏng, dẹp bên. Cuống đuôi ngắn. Đường bên hoàn toàn chạy từ mép trên của lỗ mang và chấm dứt ở điểm giữa gốc vi đuôi, phần trước lệch xuống mặt bụng và phần sau nằm trên trục giữa của thân. Vi hậu môn rất dài, phần cuối gần chạm gốc vi đuôi. Cơ gốc vi phát triển, phủ lên gần tới ngọn các tia vi. Gai vi ngực cứng, nhọn, cả hai đầu đều cớ răng cưa hương xuống gốc, xương vi ngực lộ hẳn ra ngoài. Vi đuôi tròn không chẻ hai. Mặt lưng của thân và đầu có màu xám đến nâu đen và nhạt dần xuống bụng. Bụng và mặt dưới của đầu có màu vàng. Trên thân mỗi bên có khoảng 10 chấm nhỏ màu trắng nằm vắt ngang thân. 2.1.2 Một vài đặc điểm sinh học cá trê vàng Cá trê vàng (Clarias macrocephalus) hay các loài cá trê khác là loài sống trong môi trường nước ngọt ở vùng nhiệt đới. Cá được tìm thấy trong các thủy vực như ao, đìa, đầm lầy, mương vườn và cả trong ruộng lúa ở Thái lan, Campuchia, Lào… và Việt Nam (Trương Thủ Khoa và csv, 1993). Cá trê là loài ăn tạp, thiên về chất hữu cơ và xác chết động vật. Khi còn ở giai đoạn cá bột và cá hương, cá trê cũng thể hiện tính dữ như cá tra (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009). Thức ăn thích hợp của cá là tôm tép, cá con, phiêu sinh vật, động vật không xương sống, côn trùng và các phụ phẩm từ các trại chăn nuôi, các phế phẩm từ nhà máy chế biến thủy sản, cá rất thích ăn mồi là động vật thối rữa. Khả năng sử dụng và tiêu hóa thức ăn chế biến cũng rất cao (Nguyễn Văn Kiểm, 2004). 4
  14. Cá trê vàng có chất lượng thịt ngon, cá dễ nuôi nhưng tốc độ tăng trưởng của cá trê vàng ở mức trung bình. Ở giai đoạn cá bột lên cá giống, cá tăng nhanh về chiều dài. Khi kích thước từ 15cm trở lên thì trọng lượng cá tăng nhanh hơn (Đoàn Khắc Độ, 2008). Ngoài ra cá còn có thể sống được trong môi trường nước hơi phèn và trong điều kiện nước hơi lợ (độ mặn 5‰). Cá phát triển tốt trong môi trường nước có độ pH khoảng 5,5 – 8,0 (Bạch Thị Quỳnh Mai, 2004). Khả năng thích nghi với môi trường sống rất tốt, đặc biệt là cá có thể hô hấp khí trời nhờ cơ quan hô hấp phụ “ hoa khế ”. Nhờ đó mà cá có thể sống và phát triển trong điều kiện môi trường bất lợi như ao tù, mương rãnh cả những nơi có hàm lượng ôxy thấp (1 – 2 mg/l) (Đoàn Khắc Độ, 2008). Cá trê vàng có phạm vi nhiệt độ thích hợp từ 12 – 39 oC (Vũ Ngọc Út và csv, 1991). Theo Dương Nhựt Long (2004) mùa vụ sinh sản của cá trê bắt đầu vào mùa mưa từ tháng 4 – 9 tập trung chủ yếu vào tháng 5 – 7. Trong điều kiện nuôi cá có thể sinh sản nhiều lần (4 – 6 lần). Nhiệt độ đảm bảo để cá sinh sản từ 25 – 32 oC. Sau khi sinh sản xong ta có thể nuôi vỗ tái phát dục khoảng 30 ngày thì cá có thể tham gia sinh sản trở lại. Sức sinh sản của cá trê vàng từ 60.000 – 80.000 trứng/kg cá cái, đường kính trứng 1,1 – 1,2 mm, trứng cá có màu nâu nhạt, vàng nâu. Trứng cá trê thuộc loại trứng dính và cá có tập tính làm tổ đẻ dọc theo các bờ ao, mương nơi có mực nước khoảng 0,3 – 0,5 m. Nhiệt độ thích hợp cho sự sinh sản của cá 28 – 30 oC (Nguyễn Văn Kiểm, 2004). Về kỹ thuật ương nuôi các loại cá trê theo Võ Tòng Xuân và Bùi Lai, 1984 (trích bởi Danh Thanh Tùng, 2006): Cá sau khi nở ba ngày đầu dinh dưỡng bằng noãn hoàng đến ngày thứ tư cá bắt đầu dinh dưỡng ngoài, thức ăn tốt nhất giai đoạn này là trứng nước, sau đó là trùn chỉ, cắt ngắn, mật độ thả 100 cá bột/2 lít nước sẽ sang thưa dần khi cá lớn. Sau đó 10 – 12 cá đạt kích thước 2 – 3 con ương từ hương lên giống mật độ 5 con/ lít, theo Võ Tòng Xuân và Bùi Lai, 1984 - trích bởi Danh Thanh Tùng, 2006. Thức ăn phù hợp là trùn chỉ, thức ăn hổn hợp giữa bột cám và cá tạp sau 12 – 15 ngày cá có thể đạt tiêu chuẩn cá giống 4 – 6 con. Với cách ương này nếu thực hiện trên bể xi măng thì tỷ lệ sống đạt 80 – 90% còn ở ao đất 50 – 60%. 2.2 Tình hình nghiên cứu ương nuôi cá trê trong và ngoài nước Ở một số nước như : Thái Lan, Philippin, Ấn độ, Đài Loan… nghề nuôi cá Trê đã có từ lâu đời. Đặc biệt là ở Philippin, Thái Lan, nghề nuôi cá đã được phổ cập đến các gia đình (Theo Dương Nhựt Long, 2004). Ở nước ta có nhiều công trình nghiên cứu về các loại cá trê như: Từ năm 1972 – 1979 Phạm Báu (trích bởi Danh Thanh Tùng, 2006) tiến hành cho sinh sản và ương nuôi cá trê (Clarias fuscus) và nghiên cứu đặc tính sinh học của loài này. 5
  15. Năm 1982 Viện Nghiên cứu thủy sản II, Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố, Trường Đại Học Cần Thơ đã sản xuất nhân tạo và nuôi thành công cá trê phi (Clarias gariepinus). Năm 1988 Trường Đại Học Cần Thơ đã cho lai tao thành công hai loài cá trê vàng (Clarias macrocephalus) và cá trê phi (Clarias gariepinus) tạo được con lai F1, con lai thể hiện được đặc tính ưu việt của nó là lớn nhanh, phẩm chất thịt thơm ngon, chịu đựng được điều kiện khắc nghiệt của môi trường và từ đó phong trào nuôi cá trê được phát triển nhanh ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long (trích bởi Danh Thanh Tùng, 2006). Theo Nguyễn Thị Nga và csv (2000) đã nghiên cứu và ứng dụng hướng tạo tam bội cá trê vàng bằng phương pháp sốc nhiệt, kết quả cho thấy tăng trưởng của cá sốc nhiệt cao hơn cá không sốc nhiệt. Nguyễn Văn Triều và csv (1999) đã thực hiện thí nghiệm so sánh hiệu quả gây chín và rụng trứng của DOCA, HCG, LHRHa trên cá trê vàng. Kết quả phân tích cho thấy ở 3 loại kích thích tố đều có thể gây chín và rụng trứng tốt trên cá trê vàng, nhưng dùng DOCA thì đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Phạm Thành Liêm và csv (2008) đã thực hiện nghiên cứu về khả năng kháng bệnh của cá trê lai (Clarias macrocephalus x C. gariepinnus) thế hệ F1 và con lai sau F1 với vi khuẩn Aeromonas hydrophila, kết quả cá trê phi có sức chịu đựng cao nhất, tiếp theo là cá trê lai F1 và thấp nhất là cá trê vàng. Suy giảm số lượng hồng cầu và gia tăng về số lượng bạch cầu đặc biệt là bạch cầu đơn nhân và bạch cầu trung tính quan được trên tất cả các kiểu di truyền. 2.3 Một số nghiên cứu về tăng trưởng bù, phương pháp cho ăn và tăng trưởng của cá Tăng trưởng bù trên cá là hiện tượng cá tăng trưởng rất nhanh, xuất hiện sau khi cá được tái cho ăn sau một thời giai đoạn bị bỏ đói. Kèm theo sự tăng trưởng bù là gia tăng sự thèm ăn bất thường trên cá. Hiện tượng này được ghi nhận trên nhiều loài cá như cá hồi, cá chép, cá tuyết… Tăng trưởng bù của cá liên quan đến nhiều yếu tố như chất lượng nước, sự phân đàn, khẩu phần protein và năng lượng trong suốt thời gian cho ăn bù (Abdel et. al, 2009). Những loài cá khác nhau có những biểu hiện tăng trưởng bù khác nhau. Phụ thuộc vào khả năng phục hồi của cá, sự tăng trưởng bù có thể được chia thành 3 loại: Bù vượt (0ver – compensation), cá sau khi bị bỏ đói và cho ăn lại, có tốc độ tăng trưởng và trọng lượng cao hơn so với những cá được cho ăn liên tục (Hayward et. al, 1997). 6
  16. Bù hoàn toàn (Complete compensation), sau khi bị bỏ đói và cho ăn bù, cá phục hồi tốc độ tăng trưởng và đạt cùng trọng lượng so với cá được cho ăn liên tục (Jobing et. al, 1999 ; Kim et. al, 1995; Nicieza et. al, 1997). Bù một phần (Partial compensation), sau khi bị bỏ đói và cho ăn bù, cá có những biểu hiện tăng trưởng nhanh hơn song lại không đạt kích cỡ bằng với những cá được cho ăn liên tục (Weatherley et. al, 1987; Paul et. al, 1995), (trích bởi Nguyễn Thanh Tâm và csv, 2009). Trong đó tăng trưởng bù hoàn toàn đã được ghi nhận trong một vài nghiên cứu gần đây trên một số loài cá như cá hồi (Rainbow trout, Salmo gairdnieri), gibel carp, Rain bow trout Oncorhynchus mykiss, Oncor - hynchus nerka, cá chẽm (Lates calcarifer) (Tian et. al, 2003). Đối với tăng trưởng bù một phần lại được ghi nhận trên các loài như cá rô phi Mozambique Oreochromic mosambicus nuôi trong nước ngọt (Christensesn et. al, 1998), cá rô phi lai giữa O. mossambicus X O. nilotocus nuôi nước mặn (Wang et. al, 2005), cá tráp gilthead sea bream (Eroldogan et. al, 2008). Tuy nhiên thời gian ngừng ăn để mang lại hiệu quả tăng trưởng bù thì khác nhau giữa các loài cá. Như đối với cá Atlantic cod Gadusmorhua thì thời gian ngừng ăn ít hơn 3 tuần không đủ để khiến tạo bất kỳ hiện tượng tăng trưởng bù nào rõ rệt (Jobling et. al, 1999). Theo Tian và Qin (2003) thì những dấu hiệu tăng trưởng bù rõ rệt trên cá chẽm (Lates calcarifer) chỉ sau một tuần ngừng cho ăn và sau khi cá được ăn lại nó bắt kịp trọng lượng cơ thể của những cá không bị bỏ đói nhưng chỉ tăng trưởng bù một phần. Theo Nguyễn Thanh Tâm và csv (2009) thì mức độ tăng trưởng bù của cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus, Linnaeus, 1785) phụ thuộc vào khoảng thời gian bị bỏ đói. Cá tăng trưởng bù vượt với thời gian bỏ đói và cho ăn cách nhau một ngày, tăng trưởng bù hoàn toàn với thời gian bỏ đói trung bình (với 2, 3, 4 ngày) và tăng trưởng bù một phần với thời gian bỏ đói lâu nhất (5 ngày). Theo Wootton, 2003 (trích dẫn bởi Lê Thị Tiểu Mi, 2009), khi cho cá ăn gián đoạn thì tốc độ tăng trưởng của cá sẽ có 4 khả năng xảy ra. Một là tăng trưởng của cá có thể phục hồi lại đầy đủ như tăng trưởng bình thường. Hai là tăng trưởng của cá có thể tăng trưởng nhanh hơn tăng trưởng lúc đầu. Ba là tăng trưởng của cá chỉ phục hồi tăng trưởng một phần so với tăng trưởng lúc đầu. Và cuối cùng là cá không có khả năng phục hồi tăng trưởng khi cho ăn gián đoạn. Còn theo Amin et. al (2005) thì trọng lượng mất đi trong khoảng thời gian gián đoạn đó sẽ tăng cân trở lại hay có khả năng phục hồi tăng trưởng sau khi bị giới hạn nguồn thức ăn ăn vào. 7
  17. Nghiên cứu về cho cá ăn gián đoạn trên bể được thực hiện bởi Chatakondi et. al (2001) với cá nheo Mỹ (I. punctatus) giai đoạn giống, cá được cho ăn hằng ngày (đối chứng) theo nhu cầu và so sánh tăng trưởng với với cá được cho ăn gián đoạn 1, 2 và 3 ngày sau đó cho ăn trở lại thì tiêu thụ thức ăn cao hơn cá được cho ăn hằng ngày. Sau 10 tuần thí nghiệm, nhịp độ tăng trưởng trung bình của cá ở các nghiệm thức cho ăn gián đoạn 1, 2 và là 40%, 180% và 191%, cao hơn cá trong nghiệm thức đối chứng. Hơn nữa khối lượng cuối của cá cho ăn gián đoạn 3 ngày cao hơn so với các nghiệm thức khác và các nghiệm thức có hiệu quả sử dụng thức ăn cao hơn nghiệm thức đối chứng. Như vậy, thí nghiệm cho cá ăn gián đoạn trong ao làm gia tăng sản lượng, hiệu quả sử dụng thức ăn tăng thì người nuôi cá có thể giảm chi phí thức ăn và những vấn đề về chất lượng nước. Singh et. al (2005) thí nghiệm trong 8 tuần trên cá chép Ấn Độ (Cirrhinus mrigala) ở giai đoạn giống, so sánh tăng trưởng và thành phần cơ thể của cá giữa các chế độ cho ăn: cá được cho ăn hằng ngày (2 lần) và cá cho ăn gián đoạn 1, 2 hoặc 4 tuần sau đó được cho ăn trở lại theo nhu cầu của cá. Kết quả cho thấy, cá cho ăn gián đoạn 2 tuần có trọng lượng cơ thể cao hơn và FCR thấp hơn cá được cho ăn hằng ngày. Các thành phần chất đạm, chất béo, tro, độ ẩm sau khi kết thúc thí nghiệm không có sự khác nhau giữa các chế độ cho ăn (trừ thành phần chất đạm trong cá cho ăn gián đoạn 4 tuần thì thấp hơn). Kim et. al (1995), khi nghiên cứu trên cá nheo Mỹ (I. punctatus) thì khi không cho cá ăn 0, 3, 6, 9 tuần sau đó tiếp tục cho cá ăn trở lại hằng ngày theo nhu cầu thì sau 18 tuần thí nghiệm, cá ở nghiệm thức không cho ăn 3 tuần cho kết quả khối lượng như cá ở nghiệm thức được cho ăn hằng ngày và tăng trưởng cao hơn các nghiệm thức còn lại. Thí nghiệm của Amin et. al (2005) kéo dài 18 tuần được thực hiện trên cá tra (pangasius hypophthalmus). So sánh tăng trưởng, nhu cầu thức ăn hằng ngày, hệ số thức ăn của cá được cho ăn hằng ngày theo nhu cầu với nhóm cá được cho ăn gián đoạn theo chu kì: 1 ngày cho ăn : 1 ngày không cho ăn, 2 ngày cho ăn : 2 ngày không cho ăn, 5 ngày cho ăn : 5 ngày không cho ăn. Kết quả cho thấy trọng lượng cơ thể, tốc độ tăng trưởng của cá cho ăn ở chế độ cho ăn 1 ngày cho ăn : 1 ngày không cho ăn không có khác biệt so với cá được cho ăn hằng ngày và lớn hơn các chế độ cho ăn còn lại trong thí nghiệm. Hơn nữa cá được cho ăn hằng ngày có FCR lớn nhất. Từ kết quả thí nghiệm cho thấy nuôi cá tra có thể giảm được chi phí thức ăn với chế độ cho ăn 1 ngày cho : 1 ngày không cho ăn nhưng vẫn đảm bảo tăng trưởng, hạn chế ô nhiễm môi trường. Ali et. al (2006) thí nghiệm trên cá (Labeo rohita) giống trong thời gian 90 ngày với chế độ cho ăn như sau: cho ăn hằng ngày (1 lần/1 ngày, với 3% trong lượng thân); 5 8
  18. ngày cho ăn : 5 ngày không cho ăn; 10 ngày cho ăn : 10 ngày không cho ăn . Kết quả cho thấy không có sự khác biệt về thành phần hóa học của cơ thể cá giữa các chế độ cho ăn khác nhau. Nghiên cứu này khẳng định có sự phục hồi tăng trưởng ở cá Labeo rohita. 9
  19. CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Vật liệu nghiên cứu 3.1.1 Thời gian và địa điểm Đề tài được thực hiện từ tháng 04/2010 đến tháng 06/2010, tại nhà thầy Kiểm. 3.1.2 Đối tượng nghiên cứu Cá trê vàng (Clarias macrocephalus) 3.1.3 Nguồn cá Cá bố mẹ được mua từ chợ và tự cho cá sinh sản nhân tạo. 3.1.4 Dụng cụ và trang thiết bị Hệ thống bể ương. 12 bể ương (thùng xốp) để ương cá bột lên cá giống, diện tích (35 cm X 24 cm)/bể (V = 20 lít nước) Trang thiết bị khác. Nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ hàng ngày. Dùng bộ test môi trường để kiểm tra môi trường ương nuôi. Dùng cân kỹ thuật, thước kẻ để kiểm tra trọng lượng và chiều dài cá. Vợt thu cá. 3.2 Phương pháp nghiên cứu 3.2.1 Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được tiến hành trong bể với thời gian là 45 ngày tuổi. Trước khi bố trí thí nghiệm cá được bỏ đói một ngày. Tiến hành lựa chọn 240 con cá từ 1000 con cá đang ương được 10 ngày tuổi, đồng cỡ, không bị dị tật, không có dấu hiệu bệnh, thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức và 3 lần lập lại. Mật độ 20 con cá/bể. Khối lượng và chiều dài trung bình lần lượt là 0,009 g/con và 0,75 cm/con. 10
  20. Hình 3.1 Hệ thống thí nghiệm. Nghiệm thức1 : Bỏ đói 1 ngày và cho ăn thỏa mãn 1 ngày bằng thức ăn hoàn toàn là trùn chỉ (Turbifex) 2 lần/ngày, lúc 7h và 16h. Nghiệm thức 2: Bỏ đói 2 ngày và cho ăn thỏa mãn 2 ngày bằng thức ăn hoàn toàn là trùn chỉ (Turbifex) 2 lần/ngày, lúc 7h và 16h. Nghiệm thức 3: Bỏ đói 3 ngày và cho ăn thỏa mãn 3 ngày bằng thức ăn hoàn toàn là trùn chỉ (Turbifex) 2 lần/ngày, lúc 7h và 16h. Đối chứng (ĐC) : Cá được cho ăn mỗi ngày thức ăn hoàn toàn là trùn chỉ (Turbifex) 2 lần/ngày, lúc 7h và 16h. 3.2.2 Các chỉ tiêu theo dõi. Kiểm tra tăng trưởng về chiều dài và trọng lượng. Định kỳ 10 ngày/lần bất ngẫu nhiên 5 con/bể để kiểm tra tăng trưởng chiều dài và trọng lượng bằng cách cân đo trực tiếp bằng cân kỹ thuật và thước kẻ, sau đó thả trở lại. Hình 3.2 Phương pháp cân trực tiếp Hình 3.3 Phương pháp đo trực tiếp 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1