intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khảo cổ học: Di tích kiến trúc tại địa điểm Vườn Hồng, 36 Điện Biên Phủ, Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:189

52
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Khảo cổ học "Di tích kiến trúc tại địa điểm Vườn Hồng, 36 Điện Biên Phủ, Hà Nội" trình bày các nội dung chính sau: Nhận diện các di tích kiến trúc tại địa điểm Vườn Hồng Chương; Giá trị Lịch sử - Văn hóa của các di tích kiến trúc ở Vườn Hồng trong tổng thể kiến trúc Hoàng thành Thăng Long.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khảo cổ học: Di tích kiến trúc tại địa điểm Vườn Hồng, 36 Điện Biên Phủ, Hà Nội

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LƯU VĂN HÙNG LƯU VĂN HÙNG DI TÍCH KIẾN TRÚC TẠI ĐỊA ĐIỂM VƯỜN HỒNG, LUẬN VĂN THẠC SĨ KHẢO CỔ HỌC 36 ĐIỆN BIÊN PHỦ, HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHẢO CỔ HỌC KHÓA 2019 - 2021 Hà Nội, năm 2021 Hà Nội, năm 2021
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LƯU VĂN HÙNG DI TÍCH KIẾN TRÚC TẠI ĐỊA ĐIỂM VƯỜN HỒNG, 36 ĐIỆN BIÊN PHỦ, HÀ NỘI Ngành: KHẢO CỔ HỌC Mã số: 8.22.90.17 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. Nguyễn Gia Đối Hà Nội, năm 2021
  3. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài: “Di tích kiến trúc tại địa điểm Vườn Hồng, 36 Điện Biên Phủ, Hà Nội” ngoài sự nỗ lực của bản thân trong quá trình học tập và nghiên cứu, tôi còn nhận được sự giúp đỡ chỉ bảo của các thầy cô, các nhà khoa học, các đồng nghiệp và gia đình. Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đối với TS.Nguyễn Gia Đối, người không chỉ tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình làm luận văn, mà thầy còn là người vô cùng ân cần, nhẫn nại tỉ mỉ chỉ bảo tôi. Bên cạnh đó, luận văn cũng không thể hoàn thành nếu không có sự giúp đỡ của các đồng nghiệp trong Viện Khảo cổ học và sự hỗ trỡ của các đồng nghiệp trong Dự án nghiên cứu, chỉnh lý, bảo quản, xây dựng hồ sơ khoa học và phát huy giá trị giá trị lịch sử, văn hóa di tích, di vật địa điểm Đường hầm và bãi xe ngầm tại 36 Điện Biên Phủ trong suốt quá trình làm việc của tôi. Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy/cô giáo Khoa Khảo cổ học, Học Viện Khoa học xã hội Việt Nam. Xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè đồng môn và đồng nghiệp. Tuy đã cố gắng nhưng chắc chắn luận văn vẫn còn nhiều hạn chế thiếu sót, vì vậy tôi rất mong nhận được những ý kiến góp ý, bổ sung của các nhà nghiên cứu, các thầy cô và những người quan tâm tới đề tài luận văn để luận văn được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 02 tháng 03 năm 2021 Tác giả luận văn Lưu Văn Hùng
  4. Mục lục Tr. Lời cảm ơn Danh mục từ viết tắt Danh mục phụ lục bảng kê, sơ đồ, bản vẽ, bản ảnh Lời cam đoan Mở đầu 1 Chương 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 4 1.1. Khái quát về Lịch sử Kinh đô Thăng Long 5 1.2. Sơ lược về lịch sử khảo cổ học Hoàng thành Thăng Long và cuộc khai quật khảo cổ 10 học địa điểm Vườn Hồng. Chương 2. NHẬN DIỆN CÁC DI TÍCH KIẾN TRÚC TẠI ĐỊA ĐIỂM VƯỜN HỒNG 17 2.1. Di tích kiến trúc thời Đại La 17 2.2. Di tích kiến trúc thời Đinh – Tiền Lê 24 2.2. Di tích kiến trúc thời Lý 26 2.3. Di tích kiến trúc thời Trần 38 2.4. Di tích kiến trúc thời Lê sơ 41 2.5. Di tích kiến trúc thời Lê Trung hưng 50 Chương 3. GIÁ TRỊ LỊCH SỬ - VĂN HÓA CỦA CÁC DI TÍCH KIẾN TRÚC TẠI 68 ĐỊA ĐIỂM VƯỜN HỒNG 3.1. Đặc trưng, tính chất của các di tích kiến trúc Vườn Hồng 68 3.2. Giá trị Lịch sử - Văn hóa khu vực Vườn Hồng 76 KẾT LUẬN 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
  5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ba: Bản ảnh BN: Bó nền Bv: Bản vẽ DL: Đại La G: Hố khai quật H: Hình HTTL: Hoàng thành Thăng Long KCH: Khảo cổ học KT: Kiến trúc LS: Lê sơ LTH: Lê Trung hưng LY: Lý MT: Móng cột NK: Nền kiến trúc TR: Trần TV: Tầng văn hóa VH: Vườn Hồng VKCH: Viện Khảo cổ học VLXD: Vật liệu xây dựng
  6. DANH MỤC PHỤ LỤC BẢNG KÊ, SƠ ĐỒ, BẢN VẼ, BẢN ẢNH PHỤ LỤC BẢNG KÊ Thông số móng cột của kiến trúc12VH.DL.KT001. (Theo chiều từ Bắc đến Nam và từ Đông Bảng kê 1: sang Tây) Thông số móng cột của kiến trúc12VH.DL.KT002. (Theo chiều từ Bắc đến Nam và từ Đông Bảng kê 2: sang Tây) Bảng kê 3: Chi tiết các đặc điểm của các móng cột di tích 12.VH.LS.KT002 Bảng kê 4: Mặt cắt các lớp đầm móng cột di tích 12.VH.LS.KT002 (từ dưới lên trên) Bảng kê 5: Chi tiết các đặc điểm của các móng cột di tích kiến trúc 12.VH.LS.KT003 Bảng kê 6: Chi tiết các lớp đầm mặt cắt móng cột di tích kiến trúc 12.VH.LS.KT003 (từ dưới lên trên) Bảng kê 7: Chi tiết các đặc điểm của các móng cột di tích kiến trúc 12.VH.LTH.KT001 Bảng kê 8: Chi tiết các lớp đầm mặt cắt móng cột di tích kiến trúc 12.VH.LTH.KT001 (từ dưới lên trên) Bảng kê 9: Chi tiết các đặc điểm của các móng cột di tích kiến trúc 12.VH.LTH.KT002 Bảng kê 10: Chi tiết các lớp đầm mặt cắt móng cột di tích kiến trúc 12.VH.LTH.KT002 (từ dưới lên trên) Bảng kê 11: Chi tiết các đặc điểm của các móng cột di tích kiến trúc 12.VH.LTH.KT003 Bảng kê 12: Chi tiết các lớp đầm mặt cắt móng cột di tích kiến trúc 12.VH.LTH.KT003 (từ dưới lên trên) Bảng kê 13: Chi tiết các đặc điểm của các móng cột di tích kiến trúc 12.VH.LTH.KT003 Bảng kê 14: Chi tiết các lớp đầm mặt cắt móng cột di tích kiến trúc 12.VH.LTH.KT004 (từ dưới lên trên) PHỤ LỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1: Sơ đồ vị trí khu vực khai quật Vườn Hồng trong bản đồ Hà Nội, thời Nguyễn Sơ đồ 2: Sơ đồ định vị khu vực khai quật Sơ đồ 3: Sơ đồ vị trí các hố trong khu vực khai quật PHỤ LỤC BẢN VẼ Bản vẽ 1: Tổng thể mặt bằng di tích kiến trúc khu Trung tâm HTTL 18 Hoàng Diệu và địa điểm Vườn Hồng Bản vẽ 2: Mặt bằng hiện trạng di tích kiến trúc thời Đại La 12.VH.DL.KT001; 12.VH.DL.KT002 Bản vẽ 3: Mặt bằng di tích kiến trúc Đại La 12.VH.DL.KT001; 12.VH.DL.KT002 Bản vẽ 4: Mặt bằng di tích di tích móng tường thành thời Đại La hố G03 - G04. Bản vẽ 5: Mặt bằng di tích kiến trúc thời Lý 12.VH.LY.KT001; 12.VH.LY.KT002 Bản vẽ 6 - 7: Mặt bằng di tích kiến trúc tròn (tâm linh) thời Lý 12.VH.LY.KT004 Bản vẽ 8: Mặt bằng hiện trạng di tích kiến trúc thời Trần 12.VH.TR.KT001 Bản vẽ 9: Mặt bằng giả định di tích kiến trúc thời Trần 12.VH.TR.KT001 Bản vẽ 10: Dấu tích mặt bằng di tích kiến trúc thời Lê sơ 12.VH.LS.KT001 Bản vẽ 11: Dấu tích mặt bằng di tích kiến trúc thời Lê sơ 12.VH.LS.KT002; 12.VH.LS.KT003 Dấu tích mặt bằng di tích kiến trúc thời Lê Trung hưng 12.VH.LTH.KT001; Bản vẽ 12: 12.VH.LTH.KT002; 12.VH.LTH.KT003 Bản vẽ 13: Dấu tích mặt bằng di tích kiến trúc thời Lê Trung hưng 12.VH.LTH.KT004
  7. PHỤ LỤC BẢN ẢNH Bản ảnh 01: Di tích móng cột thời Đại La 12.VH.G01.L09.MT137 Bản ảnh 02: Di tích móng cột thời Đại La 12.VH.G01.L08.MT134 Bản ảnh 03: Di tích móng cột thời Đại La 12.VH.G01.L08.MT119 Bản ảnh 04: Di tích móng cột thời Đại La 12.VH.G01.L08.MT120 Bản ảnh 05: Di tích móng cột thời Đại La 12.VH.G01.L12.MT151 Bản ảnh 06: Di tích móng cột thời Đại La 12.VH.G02.L08.MT303 Bản ảnh 07: Di tích móng cột thời Đại La 12.VH.G02.L08.MT302 Bản ảnh 08: Di tích móng cột thời Đại La 12.VH.G02.L09.MT301 Bản ảnh 09: Di tích móng cột thời Đại La 12.VH.G02.MT285 Bản ảnh 10: Di tích móng cột thời Đại La 12.VH.G01.MT161 Bản ảnh 11: Di tích móng cột thời Đại La 12.VH.G01.MT162 Bản ảnh 12: Di tích móng cột thời Đại La 12.VH.G01.MT175 Bản ảnh 13: Di tích móng cột thời Đại La 12.VH.G01.MT149 Bản ảnh 14: Di tích móng cột thời Đại La 12.VH.G02.MT304 Bản ảnh 15: Dấu tích móng tường thành được đóng bởi cọc gỗ - gạch vụn thời Đại La Bản ảnh 16: Chi tiết cọc gỗ và lớp gạch ngói vụn dày đặc thời Đại La Bản ảnh 17: Chi tiết cọc gỗ được đóng kè móng tường thành thời Đại La Bản ảnh 18: Hệ thống kết cấu gỗ được dùng gia cố di tích kiến trúc thời Lý Bản ảnh 19: Dấu tích bó nền thời Lý Bản ảnh 20: Dấu tích bó nền thời Lý ở góc Đông Bắc KT001 và KT002 Bản ảnh 21: Hệ thống kết cấu gỗ được gia cố kiến trúc ở góc Đông Bắc KT001 và KT002 Bản ảnh 22: Dấu tích mặt bằng xuất lộ di tích kiến trúc 12.VH.LY.KT001; 12.VH.LY.KT002 Bản ảnh 23: Mô hình người đứng giả định di tích kiến trúc 12.VH.LY.KT001; 12.VH.LY.KT002 Bản ảnh 24: Di tích móng cột thời Lý 12.VH.G01.MT059 Bản ảnh 25: Di tích móng cột thời Lý 12.VH.G01.MT060 Bản ảnh 26: Di tích móng cột thời Lý 12.VH.G01.MT003 Bản ảnh 27: Di tích móng cột thời Lý 12.VH.G01.MT002 Bản ảnh 28: Di tích móng cột thời Lý 12.VH.G01.MT006 Bản ảnh 29: Di tích móng cột thời Lý 12.VH.G02.MT241 Bản ảnh 30: Di tích móng cột thời Lý 12.VH.G02.MT004 Bản ảnh 31: Di tích móng cột thời Lý 12.VH.G01.MT013 Bản ảnh 32: Di tích móng cột thời Lý 12.VH.G01.MT018 Bản ảnh 33: Di tích móng cột thời Lý 12.VH.G01.MT014 Bản ảnh 34: Di tích móng cột thời Lý 12.VH.G01.MT011 Bản ảnh 35: Di tích móng cột thời Lý 12.VH.G01.MT019 Bản ảnh 36: Di tích móng cột thời Lý 12.VH.G01.MT022 Bản ảnh 37: Di tích móng cột thời Lý 12.VH.G01.MT010
  8. Bản ảnh 38: Di tích móng cột thời Lý 12.VH.G01.MT008 Bản ảnh 39: Di tích móng cột thời Lý 12.VH.G01.MT031 Bản ảnh 40: Di tích móng cột thời Lý 12.VH.G02.MT001 Bản ảnh 41: Di tích móng cột thời Lý 12.VH.G02.MT187 Bản ảnh 42: Di tích móng cột thời Lý 12.VH.G02.MT179 Bản ảnh 43: Di tích móng cột thời Lý 12.VH.G02.MT219 Bản ảnh 44: Di tích móng cột thời Lý 12.VH.G02.MT005 Bản ảnh 45: Di tích móng cột thời Lý 12.VH.G02.MT132 Bản ảnh 46: Di tích móng cột thời Lý 12.VH.G02.MT177 Bản ảnh 47: Di tích móng cột thời Lý 12.VH.G02.MT178 Bản ảnh 48: Di tích móng cột thời Lý 12.VH.G02.MT137 Bản ảnh 49-50: Mặt bằng dắp nền thời Lý và di tích móng cột MT.280 di tích 12.VH.LY.KT003 Bản ảnh 51: Mặt bằng tổng thể kiến trúc tròn (tâm linh) 12.VH.LY.KT004 Bản ảnh 52: Hiện trạng kiến trúc trung tâm 12.VH.LY.KT004 Bản ảnh 53: Lớp gỗ kè liên kết bằng dây mây 12.VH.LY.KT004 Bản ảnh 54: Khối đá trụ xoay và các thanh gỗ liên kết 12.VH.LY.KT004. Bản ảnh 55: Hình ảnh scan 3D của khối đá trụ xoay, kiến trúc trung tâm 12.VH.LY.KT004 Bản ảnh 56: Dấu tích mặt bằng tổng thể di tích kiến trúc thời Trần 12.VH.TR.KT001 Bản ảnh 57: Dấu tích móng cột thời Trần MT005A Bản ảnh 58: Dấu tích móng cột thời Trần MT056A Bản ảnh 59: Dấu tích móng cột thời Trần MT005B Bản ảnh 60: Dấu tích móng cột thời Trần MT291 Bản ảnh 61: Dấu tích bó nền thời Lê sơ Bản ảnh 62: Dấu tích mặt bằng di tích kiến trúc thời Lê sơ 12.VH.LS.KT001 Bản ảnh 63: Dấu tích mặt bằng di tích kiến trúc thời Lê sơ 12.VH.LS.KT002 Bản ảnh 64: Dấu tích mặt bằng di tích kiến trúc thời Lê sơ 12.VH.LS.KT003 Bản ảnh 65: Dấu tích móng tường cấm thành thời Lê sơ tại địa điểm Vườn Hồng Bản ảnh 66: Dấu tích bó nền thời Lê Trung hưng Bản ảnh 67: Dấu tích bó nền thời Lê Trung hưng Bản ảnh 68: Dấu tích bó nền thời Lê Trung hưng Bản ảnh 69: Dấu tích mặt bằng di tích kiến trúc thời Lê Trung hưng 12.VH.LTH.KT001 Bản ảnh 70: Dấu tích mặt bằng di tích kiến trúc thời Lê Trung hưng 12.VH.LTH.KT002 Bản ảnh 71: Dấu tích mặt bằng di tích kiến trúc thời Lê Trung hưng 12.VH.LTH.KT003 Bản ảnh 72: Dấu tích mặt bằng di tích kiến trúc thời Lê Trung hưng 12.VH.LTH.KT004 Bản ảnh 73: Mặt cắt chi tiết thể hiện kỹ thuật xây dựng móng cột thời Lê Trung hưng tại địa điểm Vườn Hồng Mặt cắt di tích móng tường cấm thành thời Lê Trung hưng tại địa điểm Vườn Hồng đang Bản ảnh 74: thẳng hướng về phía Đoan Môn
  9. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn là công trình tổng hợp và nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực, khách quan, khoa học và được trích nguồn rõ ràng. Nếu không đúng sự thật, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Hà Nội, ngày 02 tháng 3 năm 2021 Tác giả luận văn Lưu Văn Hùng
  10. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài Nghiên cứu Lịch sử kiến trúc là một đối tượng trọng tâm của khảo cổ học lịch sử Việt Nam. Việc nghiên cứu lịch sử kiến trúc sẽ góp phần tìm hiểu lịch sử văn hóa, văn minh Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử. Trong việc nghiên cứu lịch sử kiến trúc Việt Nam, những tư liệu khảo cổ học được giới nghiên cứu hết sức quan tâm vì đó là những nguồn tư liệu mang tính xác thực cao. Trong các nguồn tư liệu khảo cổ học về kiến trúc, những dấu tích kiến trúc ở Kinh đô Thăng Long là quan trọng hàng đầu vì đó là trung tâm tiêu biểu các giá trị về kiến trúc của cả nước. Trong khoảng 3 thập kỷ qua, có nhiều đợt khai quật quy mô lớn phát hiện được nhiều di tích kiến trúc tại khu vực Hoàng thành Thăng Long. Một trong những cuộc khai quật lớn đem lại nhiều di tích quý là địa điểm Vườn Hồng (còn gọi là khu vực xây dựng Đường hầm và bãi xe ngầm Nhà Quốc hội). Cuộc khai quật đã làm phát lộ hệ thống mặt bằng các di tích đa dạng, phức tạp với nhiều loại hình, nhiều di tích kiến trúc lần đầu tiên phát hiện được tại Kinh đô Thăng Long nói riêng, trên phạm vi cả nước nói chung thậm chí có thể so với các kinh đô cổ trong khu vực và thế giới. Bước đầu nghiên cứu cho thấy khu vực xây dựng Đường hầm và bãi xe ngầm Nhà Quốc hội cũng là một bộ phận hữu cơ trong cấu trúc tổng thể của Hoàng thành Thăng Long xưa ở khu vực phía Nam. Tuy nhiên, cho đến nay các di tích này chưa được chỉnh lý và nghiên cứu chi tiết, nên việc nghiên cứu tổng thể các di tích kiến trúc ở đây chưa kết nối được với khu vực 18 Hoàng Diệu và khu vực Chính điện Kính Thiên. Điều đó làm hạn chế việc hiểu biết về các di tích tại địa điểm Vườn Hồng cũng như về kiến trúc tổng thể Kinh đô Thăng Long tại các khu vực đã khai quật. Từ năm 2012 - 2014, tác giả may mắn được trực tiếp tham gia khai quật, do đó đã có dịp được tiếp xúc và tham gia nghiên cứu mặt bằng các di tích kiến trúc qua các thời kỳ tại địa điểm Vườn Hồng. Chính vì vậy, với mong muốn góp phần nghiên cứu khu di tích, được sự gợi ý của các thầy/cô, đồng nghiệp, tác giả mạnh dạn chọn đề tài “Di tích kiến trúc tại địa điểm Vườn Hồng, 36 Điện Biên Phủ, Hà Nội” làm đề tài luận văn Thạc sỹ chuyên ngành khảo cổ học với hy vọng qua đó bước đầu nhận diện, đánh giá giá trị khu di tích kiến trúc Vườn Hồng trong tổng thể di tích Hoàng thành Thăng Long. 1
  11. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát - Tập hợp, hệ thống hóa tư liệu về di tích kiến trúc tại địa điểm Vườn Hồng, trong đó chú trọng vào việc nghiên cứu mặt bằng, vật liệu và kỹ thuật xây dựng nhằm cung cấp nguồn tư liệu tin cậy về các di tích kiến trúc phát hiện được tại khu vực này. - Nhận diện, phân loại, so sánh tổng hợp nhằm xác định đặc trưng, niên đại của từng di tích kiến trúc, bước đầu đưa ra các trật tự xây dựng của các kiến trúc qua các thời kỳ. - Từ kết quả nghiên cứu, kết hợp so sánh với các kết quả nghiên cứu di tích kiến trúc trong khu vực Hoàng thành Thăng Long đã công bố của các cuộc khai quật trước đây nhằm góp phần đánh giá bước đầu về giá trị của các di tích kiến trúc tại Vườn Hồng trong tổng thể các di tích kiến trúc đã xuất lộ ở Hoàng thành Thăng Long. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Mô tả, phân tích, nhận diện mặt bằng, quy mô và tính chất các di tích kiến trúc tại địa điểm Vườn Hồng trên cơ sở tư liệu về móng nền, bó nền, móng cột, v.v... của từng đơn nguyên kiến trúc. - Xác định đặc trưng cơ bản và niên đại của các di tích kiến trúc Hoàng thành Thăng Long tại địa điểm Vườn Hồng qua các thời kỳ lịch sử. - Đánh giá giá trị của các di tích kiến trúc ở địa điểm Vườn Hồng trong mối liên hệ với các di tích kiến trúc khác trong khu vực Hoàng thành Thăng Long. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các di tích kiến trúc tại địa điểm Vườn Hồng, 36 Điện Biên Phủ, Hà Nội qua các thời kỳ: Đại La, Lý, Trần, Lê sơ, Lê Trung hưng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: tập trung vào các di tích kiến trúc qua các thời kỳ tại địa điểm Vườn Hồng. - Về thời gian: các di tích kiến trúc xuất lộ tại địa điểm Vườn Hồng từ thời Đại La (thế kỷ VII - IX) đến thời Lê Trung hưng (thế kỷ XVII - XVIII). - Mở rộng nghiên cứu so sánh với các di tích kiến trúc tiêu biểu đã được nghiên cứu và đã công bố tại khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long. 4. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2
  12. 4.1. Cơ sở lý thuyết - Luận văn được xây dựng dựa trên cơ sở vận dụng quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử trong việc nghiên cứu, nhận diện, đánh giá các di tích kiến trúc và tìm hiểu quá trình biến đổi của các di tích đó trong lịch sử tại khu di tích Vườn Hồng. - Sử dụng lý thuyết cơ bản về khảo cổ học để phân tích, đánh giá các đặc trưng, tính chất của các di tồn khảo cổ học tại khu vực nghiên cứu. 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Sử dụng phương pháp nghiên cứu khảo cổ học truyền thống: điều tra, khai quật lấy tư liệu tại hiện trường, mô tả, chụp ảnh, phân tích so sánh các di tích, ứng dụng các phần mềm kỹ thuật để xử lý tư liệu số hóa, xây dựng các bản đồ, sơ đồ, biểu bảng thống kê…. - Sử dụng các phương pháp đa ngành, liên ngành như: Sử học, Dân tộc học, Ngôn ngữ học, Địa lý, Địa chất, Cổ sinh, Cổ nhân để xác định các bối cảnh về môi trường tự nhiên và xã hội đương đại. Đặc biệt là vận dụng tri thức môn Khảo cổ học kiến trúc để phân tích, so sánh, xác định các loại hình di tích kiến trúc để nhận diện cấu trúc, chức năng và sự biến đổi của chúng qua các thời kỳ lịch sử. 5. Kết quả và đóng góp của luận văn 5.1. Tập hợp và hệ thống hóa tư liệu về di tích kiến trúc trong phạm vi địa điểm Vườn Hồng (Khu G). 5.2. Tìm hiểu một số đặc trưng kỹ thuật và vật liệu xây dựng trong các di tích kiến trúc tại địa điểm Vườn Hồng (Khu G) trong bối cảnh lịch sử kiến trúc kinh đô. 5.3. Thông qua việc tập hợp hệ thống, tìm hiểu, xác định mặt bằng, kỹ thuật và vật liệu xây dựng của các di tích kiến trúc tại địa điểm Vườn Hồng bước đầu góp phần vào việc nghiên cứu mối quan hệ của các di tích này trong hệ thống di tích kiến trúc Hoàng thành Thăng Long. 6. Bố cục của Luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn có 3 chương: Chương 1. Tổng quan về đề tài Chương 2. Nhận diện các di tích kiến trúc tại địa điểm Vườn Hồng Chương 3. Giá trị Lịch sử - Văn hóa của các di tích kiến trúc ở Vườn Hồng trong tổng thể kiến trúc Hoàng thành Thăng Long 3
  13. Chương 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 1.1. Khái quát về Lịch sử Kinh đô Thăng Long Kinh đô Thăng Long nghìn xưa được mô tả gọn ghẽ trong ca dao cổ Hà Nội: “Nhị Hà quanh Bắc sang Đông Kim Ngưu, Tô Lịch là sông bên này”. Đây là hai câu ca dao cổ khi nói về Thăng Long nghìn xưa đã đi vào bao thế hệ người dân Hà Nội nói riêng và những người yêu Kinh đô Thăng Long nghìn xưa nói chung. Từ trước năm 1010 khi vua Lý Thái Tổ dời đô từ kinh đô Hoa Lư ra Thăng Long, đất Long Ðỗ - Thăng Long đã trải qua một quá trình biến đổi địa chất liên tục có tuổi hàng chục triệu năm về trước. Từ hàng chục triệu năm cách ngày nay, địa lý học lịch sử cho biết: khu vực Hà Nội khi đó còn là một vịnh biển sâu hàng trăm mét. Khoảng sau 4000 năm cách ngày nay, vùng đất Hà Nội hoàn toàn không còn chịu tác động của sự thay đổi mực nước biển nữa và có hình dạng cơ bản như ngày nay. Ðó là một vùng đất khá rộng rãi, bằng phẳng cao ráo (xấp xỉ +6m so với mực nước biển) với chi chít các đầm hồ: hồ Tây, hồ Gươm, hồ Văn Chương, hồ Trúc Bạch, hồ Chu Tước, hồ Voi, hồ Hải Trì, hồ Bảy Mẫu, hồ Bích Câu…. Trên lớp đất phù sa màu mỡ, ưu vật tuyệt vời của tạo hóa, hàng nghìn năm qua, các thế hệ người Việt dần dần khai phá, định cư tạo nên một vùng đất phong vật vô cùng tươi tốt. Nói theo Thượng Kinh phong vật chí (thế kỷ XIX): “Non nước có tình đâu bằng Thượng Kinh, phong vật phồn thịnh cũng không đâu hơn Thượng Kinh” [18]. Vị trí thuận lợi đó đã hấp dẫn con người định cư từ khá sớm. Người Việt cổ từ khoảng 3.500 năm trước đã định cư và để lại dấu tích ở các di chỉ Văn Ðiển, Gò Cây Táo, Ðàn Xã Tắc. Khoảng 3.000 năm cách ngày nay, người Việt cổ có mặt ở Gò Chùa Thông (Thanh Trì). Thời kỳ văn hóa Ðông Sơn của các vua Hùng, vua Thục dựng nước, khu vực Thăng Long đã tìm thấy dấu tích cư trú và di vật Ðông Sơn ở Cống Vị, Quần Ngựa, hồ Bảy Mẫu… Khoảng đầu Công nguyên đến thế kỷ X, người Việt lập các làng lớn ở khu vực Trung tâm nội thành Hà Nội mà dấu tích là mộ táng Việt tìm thấy ở Vườn Hồng, dấu tích di chỉ cư trú ở dưới lòng đất Văn Miếu, Ðàn Xã Tắc... Năm 544, Lý Nam Ðế đánh bại quân xâm lược Lương lập nước Vạn Xuân dựng thành gỗ ở cửa sông Tô Lịch, kiên quyết chống quân đô hộ để bảo vệ nền độc lập non trẻ của đất nước. Thời Tống Bình - Ðại La, khoảng từ thế kỷ VII, Hà Nội là trị sở hàng 4
  14. đầu của Giao Chỉ với tên gọi Tống Bình. Năm 621, Tổng quản Khâu Hòa xây Tử Thành bên bờ sông Tô Lịch chu vi là 1.674m. Năm 679, nhà Ðường lập An Nam đô hộ phủ. Năm 757, Trương Bá Nghi đắp La Thành. Năm 791 và 801, Triệu Xương sửa sang La Thành. Năm 808, Trương Châu sửa La Thành cao 6,82m. Năm 866, Cao Biền đắp La Thành chu vi 1.989 trượng tương đương với khoảng 6,139m. Ðây là quy mô lớn nhất của thành Ðại La thế kỷ IX. Ðầu thế kỷ X, với sức mạnh bất khuất kiên cường của người Việt, các hào trưởng Việt họ Khúc (Khúc Thừa Dụ, Khúc Hạo, Khúc Thừa Mĩ), họ Dương (Dương Ðình Nghệ)… đã quật khởi chiếm giữ phủ thành Ðại La, mở đầu thời kỳ độc lập tự chủ của Ðại Việt. Thời Ðinh - Tiền Lê, miền đất này là phủ trị hàng đầu của Ðại Cồ Việt mà sử sách gọi là Kinh Phủ Năm 1010, đức Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Ðại La - Kinh Phủ, đặt tên kinh đô là Thăng Long (Rồng bay). Kể từ đây các vương triều Việt Nam liên tục định đô và xây dựng Kinh đô Thăng Long Sử cũ cho biết ngay trong năm 1010, đức Lý Thái Tổ xây dựng thành Thăng Long, mở 4 cửa: Ðông (Tường Phù), Tây (Quảng Phúc), Nam (Ðại Hưng), Bắc (Diệu Ðức) [3]; [29]; [30]. Tên thành Thăng Long thời Lý đến thời Lê sơ được gọi tên là Hoàng thành Thăng Long. Năm 1014, Lý Thái Tổ xây dựng thành Ðại La [3]; [30]. Thành Ðại La được sửa chữa thêm trong các năm 1078 [3]; [29]; [30]. Thành Ðại La là vòng thành ngoài cùng bao bọc Hoàng thành Thăng Long. Năm 1029, Lý Thái Tông quy hoạch lại khu vực trung tâm đã cho đắp thêm một vòng thành mới gọi là Long Thành (Cấm Thành) [3]; [29]; [30]. Long Thành chính là Cấm Thành thời Lý và là vòng thành nằm gọn trong thành Thăng Long. Như vậy, đến năm 1029, Kinh đô Thăng Long đã hoàn thành trọn vẹn cấu trúc mặt bằng ba vòng thành bao bọc lẫn nhau (tam trùng thành quách). Trong các vòng thành, các vua Lý đã xây dựng các công trình kiến trúc của Hoàng đế, Hoàng gia và Triều đình. Trong 215 năm tồn tại, biên niên sử Việt Nam đã ghi được có 56 đợt và lần xây dựng với 200 kiến trúc có tên trong đó có 03 đợt xây dựng tiêu biểu là các năm 1010, 1029 và 1203. Tất cả các cung điện của thời Lý đều được châu tuần đăng đối quanh chính điện Càn Nguyên xây năm 1010 và sau đó là chính điện Thiên An xây năm 1029. 5
  15. Năm 1225, vương triều Trần thay vương triều Lý trong một chính biến hoà bình: Lý Chiêu Hoàng, vị vua nữ nhà Lý cuối cùng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh tại điện Thiên An, triều đại nhà Trần bắt đầu. Nhà Trần tiếp quản Thăng Long của nhà Lý một cách khá êm đẹp, do đó một số kiến trúc xây dựng dưới nhà Lý vẫn được sử dụng lại dưới thời Trần. Ðó là các vòng thành và một số kiến trúc tiêu biểu ở khu trung tâm như điện Thiên An, điện Ðại Minh, cung Lệ Thiên, cung Thái Thanh, cung Cảnh Linh [4: 10, 17, 21, 26]. Nhưng, do bị thiên tai và ngoại xâm đốt phá quá nhiều, nhà Trần đã quy hoạch, xây dựng mới Kinh đô Thăng Long. Về các công trình kiến trúc ở Thăng Long thời Trần, sử sách chép không kỹ và liên tục như thời Lý, nhưng cũng ghi được có 7 đợt xây dựng lớn trong các năm 1230, 1237, 1248, 1253, 1363, 1364, 1368 với 55 công trình kiến trúc. Tiêu biểu nhất là đợt xây dựng lớn vào năm 1230. Năm 1230, Ðại Việt sử ký toàn thư chép: “Trong thành dựng cung, điện, lầu, các và nhà lang vũ ở hai bên phía Ðông và phía Tây, bên tả là cung Thánh Từ (nơi Thượng hoàng ở), bên hữu là cung Quan Triều (nơi vua ở)” [4:12]. Năm 1397, đại thần Hồ Quý Ly quyết định chuyển đô từ Thăng Long vào trấn Thanh Hóa (nay là di tích Thành Nhà Hồ, Thanh Hoá), dỡ toàn bộ điện Thiên An, điện Thụy Chương vào kinh đô mới [4: 193]. Năm 1400, triều đại nhà Hồ thành lập, đặt tên kinh đô mới là Tây Ðô, đổi tên Thăng Long là Ðông Ðô. Năm 1407 - 1527, nhà Minh xâm lược Ðại Việt và sử dụng Thăng Long làm trị sở đô hộ. Ngày 15/4/1428, sau khi đánh đuổi giặc Minh, đức Lê Thái Tổ lên ngôi tại Ðông Ðô đổi tên là thành Ðông Kinh [4: 293], bắt đầu xây dựng mới ở Thăng Long. Năm 1428, Lê Thái Tổ cho xây dựng ở Thăng Long “điện Vạn Thọ, lại làm Tả Hữu điện, điện Kính Thiên, điện Cần Chính” [4: 298]. Tên gọi Hoàng thành Thăng Long lần đầu tiên chính thức ghi trong biên niên sử năm 1434 dưới thời Lê Thái Tông [4: 320]. Ðiện Kính Thiên là trung tâm Hoàng cung. Năm 1490, Lê Thánh Tông cho đắp rộng thêm Phượng Thành (tên gọi khác của Hoàng thành Thăng Long), hoàn thành bản đồ Ðông Kinh và địa hình đất nước. Theo bản đồ này, Hoàng thành Thăng Long thời Lê Thánh Tông hết sức lớn rộng như 6
  16. Phương Ðình Nguyễn Văn Siêu (1799 - 1872) mô tả: “ … Ðông Môn bắt đầu từ thôn Ðức Môn (trước là thôn Ðông Môn tổng Ðồng Xuân), theo hướng Bắc đến sông Tô Lịch, theo bờ bên tả qua Bắc Môn về phía Tây, đến phường Nhật Chiêu, thu về phía Nam là cửa Bảo Khánh, đến trước bên hữu Văn Miếu, lại qua phía Tả là Nam Môn, đi thẳng về phía Ðông. Ðây là dấu cũ thành Thăng Long” [31: 178]. Sử chép, năm 1514, vua Lê Tương Dực “đắp thành bao sông Tô Lịch làm điện Tường Quang” [5:74]. Cùng với việc mở rộng quy mô Hoàng thành dưới thời Lê Thánh Tông, các vua Lê sơ đã lần lượt cho xây dựng nhiều kiến trúc trong Hoàng thành. Tổng cộng, trong thời Lê sơ, sử ghi rõ tên ở Thăng Long có 52 công trình kiến trúc có tên như Chính điện Kính Thiên, điện Cần Chánh, điện Càn Ðức, điện Hội Anh, điện Thúy Ngọc, cung Bảo Quang, cung Thiên Hòa, cung Vĩnh Ninh, cung Minh Ðức, cung Ðoan Khang… Năm 1527, nhà Lê sơ suy yếu, đại thần Mạc Ðăng Dung lên ngôi tiếp tục đóng đô ở Thăng Long. Nhưng do nhà Mạc chú trọng tới việc xây dựng kinh đô mới ở quê hương Dương Kinh (Hải Phòng), mặt khác do có nội chiến Nam - Bắc triều, cho nên nhà Mạc xây dựng ở Kinh đô Thăng Long rất ít. Ðến khoảng cuối thế kỷ XVI, năm 1585, nhà Mạc mới “bàn việc tu sửa kinh thành, tiến hành xây dựng với quy mô lớn: nung gạch ngói, sai hạt An Bang và Ninh Sóc vận tải tre gỗ về bắt đầu từ năm Quang Hưng thứ 7 [1584], đến đây mới hoàn thành” [9: 344]. Năm 1587, “sai sửa chữa tầng ngoài thành Thăng Long và sửa sang các đường phố” [5: 162]. Năm 1588, nhà Mạc “lệnh quân dân các huyện trong bốn trấn đắp thêm ba lớp luỹ hào ngoài thành Ðại La, bắt đầu từ phường Nhật Chiêu, vượt qua Hồ Tây, qua cầu Dừa đến cầu Dền và suốt đến Thanh Trì cao hơn thành Thăng Long vài trượng, rộng 25 trượng, đào 3 lớp hào, trồng tre dài mấy mươi dặm để bọc lấy phía ngoài thành [5: 164]. Có thể nói đây là đợt thành Ðại La mở rộng nhất trong lịch sử Kinh đô Thăng Long. Sau chiến trận Trịnh - Mạc (1591 - 1592), có thể nói toàn bộ Kinh thành Thăng Long trở nên hoang tàn, đổ nát. Khoảng đầu thế kỷ XVII, nhà Lê - Trịnh bắt đầu xây dựng lại Kinh thành và Hoàng thành. Ðại La thành và Hoàng thành được thu nhỏ lại từ phía Tây chỉ còn khoảng nửa phía Ðông, trong đó khu vực trung tâm nơi có điện Kính Thiên được giữ lại. Một thể chế chính trị mới đã làm thay đổi diện mạo Hoàng thành nói riêng cũng như toàn bộ Kinh thành thời này. Ðó là chế độ vua Lê - chúa Trịnh trong đó 7
  17. vua Lê là hư vị, chúa Trịnh nắm toàn quyền điều hành đất nước. Ðể thể hiện quyền lực nhà chúa, chúa Trịnh đã không ở trong Hoàng thành mà lập riêng phủ Thái Vương (phường Phúc Lâm) bên tả cửa Nam thành Thăng Long [5:190]. Tại đây, dần dần mọc lên một hệ thống lầu, gác, phủ đệ hết sức lớn rộng, nguy nga tráng lệ. Trong Hoàng thành, năm 1630, Lê Thần Tông xây 3 toà cung điện và 10 gian hành lang [5: 229]. Nhưng đó gần như là lần xây dựng duy nhất được ghi chép trong Hoàng thành thời Lê Trung hưng. Tuy nhiên, dù ở vào hoàn cảnh lịch sử đặc biệt như vậy, nhưng trong khoảng thế kỷ XVII, Hoàng thành Thăng Long vẫn giữ được phần nào dáng vẻ huy hoàng tôn nghiêm của chốn Hoàng cung. Dưới con mắt của một số người phương Tây, các kiến trúc Hoàng cung thời này vẫn hiện lên khá đẹp. Năm 1786, Nguyễn Huệ tiến vào Thăng Long đánh đổ nhà Trịnh, phò tá vua Lê Hiển Tông, nhất thống thiên hạ. Năm 1788, Lê Chiêu Thống đưa quân Thanh vào chiếm đóng Thăng Long. Lúc này, Nguyễn Huệ đang đóng ở Phú Xuân. Từ Phú Xuân, “Tháng 11, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy năm đó làm năm Quang Trung thứ 1, lấy Phú Xuân làm Nam Kinh, Nghệ An làm Trung Kinh, Bắc Thành làm Bắc Kinh” [10: 85]. Liền đó, Quang Trung Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc, đại thắng quân Thanh, ngày mồng 5 tháng Giêng năm 1789 (âm lịch) giành lại Thăng Long. Dưới thời Tây Sơn, do thành thời Lê “lâu năm sụt đổ, đến đời Tây Sơn theo nền cũ đắp thành quách từ cửa Ðông Hoa đến cửa Ðại Hưng” [6: 201]. Ðiều đó chứng tỏ Thăng Long thời Tây Sơn vẫn được duy trì và sửa chữa trên cơ sở Hoàng thành Thăng Long cuối thời Lê Trung hưng. Năm 1799, các thế lực của chúa Nguyễn từ phía Nam bắt đầu mạnh lên. Năm 1802, nhà Nguyễn đánh bại nhà Tây Sơn, chiếm thành Thăng Long. Năm 1804, vua Gia Long phá bỏ Thăng Long xây thành Hà Nội theo kiểu thành Vô - băng (Vauban) theo phong cách phương Tây. Trên thực địa ngày nay, các tường thành Hà Nội thời Nguyễn được xác định ở các khoảng vị trí: Mặt Bắc: Tương đương với đường Phan Ðình Phùng hiện nay, hiện còn di tích cổng được xây bằng gạch vồ, phía trên có gắn biển đá khắc ba chữ Hán "Chính Bắc Môn”. Mặt Nam: Tương đương với đường Trần Phú. 8
  18. Mặt Tây: Tương đương với đường Hùng Vương. Mặt Ðông: Tương đương với đường Lý Nam Ðế. Khu vực trung tâm có một tường bao vòng quanh hình chữ nhật, dài 350m, rộng 120m bao quanh điện Kính Thiên, bên trong xây một số toà Nội điện. Khu vực này chính là trung tâm của di sản Thế giới Trung tâm Hoàng thành Thăng Long ngày nay. Cuối thế kỷ XIX, sau khi chiếm thành Hà Nội, thực dân Pháp phá bỏ tòa thành này để phục vụ việc xây dựng thành phố mới. Hà Nội trở thành thủ phủ của Ðông Dương và khu trục Trung tâm Hà Nội trong đó có khu vực Hành cung nhà Nguyễn (thường quen gọi là Thành cổ Hà Nội) trở thành trung tâm đầu não của quân đội Pháp. Năm 1954, sau đại thắng Ðiện Biên Phủ, Quân đội nhân dân Việt Nam đã tiếp quản toàn bộ khu vực này. Năm 1967, để phòng chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ, Bộ Quốc phòng đã cho xây dựng ở phía sau di tích điện Kính Thiên nhà D67 và hầm D67 làm nơi hội họp của các cấp lãnh đạo cao nhất của Ðảng, Nhà nước và quân đội trong việc đề ra các quyết sách tiến hành trong các cuộc chiến tranh vệ quốc, bảo vệ vững chắc chủ quyền độc lập dân tộc. Tháng 8/2010, UNESCO vinh danh khu Di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long bao gồm khu vực Trục di tích Trung tâm (Cột Cờ - Ðoan Môn - Kính Thiên - Bắc Môn) và khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu là Di sản Thế giới. 1.2. Sơ lược về lịch sử khảo cổ học Hoàng thành Thăng Long và cuộc khai quật khảo cổ học địa điểm Vườn Hồng. 1.2.1. Sơ lược lịch sử khảo cổ học Hoàng thành Thăng Long Thăng Long - Hà nội có lịch sử nghìn năm huy hoàng, nhưng qua thời gian và các biến cố lịch sử đã bị bị tàn phá hầu hết. Vì vậy, nhiệm vụ nghiên cứu tìm hiểu di tích Thăng Long còn lại dưới lòng đất chủ yếu thuộc về khảo cổ học. Khảo cổ học Thăng Long - Hà Nội được bắt đầu từ cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX khi mà người Pháp bắt đầu tiến hành phá bỏ thành Hà Nội, mở rộng xây dựng thành phố mới ở trung tâm khu vực phía Tây. Khu “Tứ giác Quần Ngựa” là một khu vực rộng lớn từ Bách Thảo đến Quần Ngựa, khi xây dựng người Pháp đã ngẫu nhiên phát hiện và thu thập được ở đây hàng nghìn di vật từ thời Tiền Thăng Long (thế kỷ VIII - IX) đến thời Nguyễn. Tuy nhiên, từ năm 1900 đến năm 1945 người Pháp không tiến hành một cuộc khai quật khảo cổ học nào ở Hà Nội. Tất cả chỉ là các tư liệu được sưu tập và công bố trong 2 công trình của L.Bezacier (1955) và H.Parmentier và R.Mercier (1952). 9
  19. Từ sau hòa bình lập lại năm 1954, phải đợi đến năm 1970 khảo cổ học Việt Nam mới từng bước chú ý đến việc nghiên cứu Thăng Long với nhịp độ ngày càng tăng tiến: Khai quật thăm dò Núi Trúc (1970), khai quật thăm dò Ðồng Gạch, Ðồng Giếng (1976), khảo cổ học khu vực Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (1973), khai quật thăm dò khu vực Quần Ngựa (1978), khai quật chữa cháy khu vực Giảng Võ trường (1983), khai quật thăm dò địa điểm số 5 Hoàng Diệu (1992), khai quật chữa cháy địa điểm 11 Lê Hồng Phong (1996), khai quật thăm dò khu vực Hậu Lâu (1998), khai quật thăm dò Ðoan Môn và Bắc Môn (1999), khai quật thăm dò Văn Miếu (1999), khai quật địa điểm Tràng Tiền Plaza và 47 Hàng Dầu (2000), khai quật địa điểm 62 - 64 Trần Phú (2002, 2008 - 2009), khai quật địa điểm 18 Hoàng Diệu (2002, 2008 - 2009), khai quật địa điểm Ðàn Xã Tắc (2006), khai quật địa điểm Ðàn Nam Giao (2007 - 2008), khai quật địa điểm Vườn Hồng (2012 - 2013), khai quật khu vực Chính điện Kính Thiên (2008, 2011 - 2020)... Việc phát lộ hệ thống di tích, di vật dày đặc có niên đại kéo dài từ thế kỷ VIII - IX đến thế kỷ XIX - XX tại đây đã góp phần quyết định đưa di sản Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long trở thành Di sản Thế giới năm 2010. 1.2.2 Khái quát về kết quả khai quật, nghiên cứu địa điểm Vườn Hồng 1.2.2.1. Vị trí địa điểm: Địa điểm khảo cổ học Vườn Hồng nằm ở phía Tây Nam của khu di tích Hoàng thành Thăng Long, được xác định rõ là một bộ phận nằm trong khu Hoàng thành Thăng Long. Khu vực khai quật được ký hiệu là khu G, thể hiện tính liên tục trong các khu khai quật thuộc địa điểm 18 Hoàng Diệu. Phạm vi khu vực khai quật bắt đầu từ đường Bắc Sơn, liền với khu vực xây dựng Nhà Quốc hội (Khu E) được khai quật năm 2008 - 2009, cách khu C hiện nay khoảng 10m về phía nam, kéo dài đến khu vực vườn hoa Kính Thiên (Xem: Sơ đồ 1,2,3). Toàn bộ khu vực khai quật nằm cách trục trung tâm Hoàng thành Thăng Long hiện nay khoảng 200m về phía Tây và cách nền điện Kính Thiên khoảng 100m về phía Nam. Hiện trạng, khu vực khai quật nằm trong khoảng vị trí: - Phía Bắc: giáp Nhà Quốc hội, và khu C - Phía Tây: giáp Bộ Ngoại giao - Phía Nam: giáp đường Điện Biên Phủ - Phía Đông: giáp nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp 10
  20. Theo bản đồ thời Lê, niên hiệu Hồng Đức, toàn bộ khu vực 18 Hoàng Diệu hiện nay nằm trong trung tâm của Cấm thành thời Lê, với trục trung tâm là cửa Đoan Môn và nền điện Kính Thiên với thành bậc chạm rồng bằng đá hiện còn. Tổng diện tích khai quật địa điểm Vườn Hồng (hay Đường hầm và bãi xe ngầm công trình Nhà Quốc hội, Ba Đình - Hà Nội) khoảng 10.000m2, được chia thành 21 hố, ký hiệu 12.VH.G01 đến 12.VH.G21. Kết quả khai quật đã phát lộ một quần thể di tích lịch sử lớn và mới về Thăng Long - Hà Nội với nhiều loại hình di tích kiến trúc chồng xếp lên nhau qua suốt hàng nghìn năm, từ thời Bắc thuộc, chống Bắc thuộc đến thời Lý - Trần - Lê sơ - Lê Trung hưng, Nguyễn phản ánh lịch sử lâu dài, độc đáo của Kinh đô Thăng Long, tiêu biểu cho lịch sử dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm của dân tộc. 1.2.2.2. Tầng văn hóa: So với các khu vực khác, địa tầng của khu G có những diễn biến khác nhất định. Từ thực tế trên hiện trường, tầng văn hóa của khu vực khai quật được ký hiệu theo trật tự niên đại từ trên xuống dưới như sau: + Tầng văn hóa thời hiện đại + TV01: Thời Nguyễn (TK XIX - XX) + TV02: Thời Lê (TK XV - XVIII) + TV03: Thời Trần (TK XIII - XIV) + TV04: Thời Lý (TK XI - XII) + TV05: Thời Đại La (TK VII - IX) Tuy nhiên địa tầng trong các hố đào không hoàn toàn đồng nhất, có sự xáo trộn nhất định, hoặc không ổn định do sự xâm hại của thời sau. Hơn thế nữa, nếu tính từ khu vực hố G3 có thể phân định thành 2 khu vực: + Khu vực phía Bắc: địa tầng ổn định và tương đồng với các khu A - B - C - D tại 18 Hoàng Diệu, với đặc trưng từ thời Đại La đến thời Lê. + Khu vực phía Nam: địa tầng kém ổn định hơn, đặc biệt là lớp văn hóa của thời Đại La. Ở đây, sự hình thành của các di tích thời sau về cơ bản đã phá hủy tầng văn hóa của các thời Lý, Trần. Tuy nhiên, dấu tích đắp nền của thời Lý Trần vẫn còn có thể nhận diện được ở một số vị trí, nhưng đã vắng bóng các di tích kiến trúc do không được xây dựng hoặc cũng có thể đã bị phá hủy. Theo diễn biến từ trên xuống dưới, tầng văn hóa có cấu tạo gồm các lớp như sau: 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0