intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của các Ngân hàng thương mại Việt Nam - Nguyễn Trần Dũng

Chia sẻ: Thiên Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:94

23
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài không đóng góp lý thuyết mới về mặt khoa học nhưng đã tổng hợp một cách hệ thống các lý thuyết về tỷ suất sinh lợi của NHTM để hình thành nên khung lý thuyết chặt chẽ cho đề tài nghiên cứu. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của các Ngân hàng thương mại Việt Nam - Nguyễn Trần Dũng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRẦN DŨNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRẦN DŨNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THANH PHONG Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Nguyễn Trần Dũng, học viên lớp Cao học khóa K25, chuyên ngành Tài chính - Ngân Hàng, trường Đại Học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi xin cam đoan luận văn “Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của các Ngân hàng thương mại Việt Nam” là bài nghiên cứu của riêng cá nhân tôi. Các nguồn tài liệu trích dẫn, số liệu và nội dung sử dụng trong luận văn này được thu thập từ thực tế có nguồn gốc rõ ràng, trung thực, khách quan và không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về luận văn nếu có bất kỳ sự gian dối nào. Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2019 Học viên Nguyễn Trần Dũng
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TÓM TẮT ABSTRACT CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ...................................................................................... 1 1.1 Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 2 1.2.1 Mục tiêu tổng quát ..................................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể .......................................................................................... 2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................... 3 1.4 Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 3 1.5 Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 3 1.5.1 Phạm vi nghiên cứu về không gian ............................................................ 3 1.5.2 Phạm vi nghiên cứu về thời gian ............................................................... 3 1.6 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 4 1.7 Kết cấu của luận văn ......................................................................................... 4 1.8 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu .......................................................................... 5 1.8.1 Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 5 1.8.2 Ý nghĩa thực tiễn........................................................................................ 5 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ....................... 6 2.1 Tỷ suất sinh lợi và các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng .. 6 2.1.1 Tỷ suất sinh lợi của ngân hàng .................................................................. 6
  5. 2.1.1.1 Khái niệm ............................................................................................. 6 2.1.1.2 Các chỉ tiêu đo lường tỷ suất sinh lợi của ngân hàng .......................... 6 2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng thương mại ..... 9 2.1.2.1 Yếu tố thuộc về nội tại ngân hàng ....................................................... 9 2.1.2.2 Yếu tố kinh tế vĩ mô ........................................................................... 13 2.2 Lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng .................................................................................................................. 15 2.2.1 Nghiên cứu nước ngoài ............................................................................ 15 2.2.2 Nghiên cứu trong nước ............................................................................ 18 2.2.3 Tóm tắt các nghiên cứu trước đây ........................................................... 18 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ....................................................................................... 21 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ........................ 22 3.1 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 22 3.1.1 Mô hình nghiên cứu ................................................................................. 22 3.1.2 Đo lường biến .......................................................................................... 23 3.1.2.1 Biến phụ thuộc ................................................................................... 23 3.1.2.2 Biến độc lập ....................................................................................... 23 3.1.3 Phương trình hồi quy ............................................................................... 25 3.2 Quy trình nghiên cứu ...................................................................................... 25 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ....................................................................................... 27 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................. 28 4.1 Dữ liệu nghiên cứu.......................................................................................... 28 4.2 Kết quả mô hình nghiên cứu ........................................................................... 28 4.2.1 Thống kê mô tả ........................................................................................ 28 4.2.2 Ma trận tương quan .................................................................................. 30 4.2.3 Kết quả nghiên cứu .................................................................................. 30 4.2.3.1 Kết quả mô hình nghiên cứu đối với ROA ........................................ 30 4.2.3.2 Kết quả mô hình nghiên cứu đối với ROE......................................... 35 4.2.3.3 Tổng hợp kết quả nghiên cứu............................................................. 40
  6. 4.3 Thảo luận kết quả ............................................................................................ 41 4.3.1 Quy mô ngân hàng ................................................................................... 41 4.3.2 Quy mô vốn chủ sở hữu ........................................................................... 43 4.3.3 Dư nợ cho vay .......................................................................................... 45 4.3.4 Quy mô tiền gửi ....................................................................................... 46 4.3.5 Tăng trưởng kinh tế ................................................................................. 48 4.3.6 Lạm phát .................................................................................................. 48 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ....................................................................................... 50 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ...................................... 51 5.1 Kết luận ........................................................................................................... 51 5.2 Hàm ý chính sách ............................................................................................ 52 5.2.1 Đối với các nhà quản lý ngân hàng .......................................................... 52 5.2.2 Đối với các nhà hoạch định chính sách ................................................... 54 5.3 Hạn chế của bài nghiên cứu và gợi ý hướng nghiên cứu ................................ 54 TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ....................................................................................... 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT NỘI DUNG VIẾT TẮT NỘI DUNG VIẾT TẮT (TIẾNG VIỆT) (TIẾNG ANH) NHTM Ngân hàng thương mại TMCP Thương mại cổ phần CPI Chỉ số giá tiêu dùng Consumer Price Index FEM Phương pháp hồi quy OLS với hiệu Fixed effect model ứng cố định FGLS Phương pháp bình phương bé nhất Feasible Generalized tổng quát khả thi Least Squares GDP Tổng sản phẩm nội địa Gross Domestic Product GMM General Method of Moments NIM Thu nhập lãi cận biên Net Interest Margin NNIM Thu nhập ngoài lãi cận biên Non Interest Margin OLS Phương pháp bình phương nhỏ nhất Ordinary Least Squares REM Phương pháp hồi quy OLS với tác Random effect model động ngẫu nhiên ROA Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản Return on Asset ROCE Tỷ lệ thu nhập trên vốn sử dụng Return on Capital Employed ROE Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu Return on Equity ROS Tỷ suất sinh lợi trên thu nhập Return on Sales
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Tóm tắt các nghiên cứu trước đây…………………………………….......19 Bảng 3.1 Tóm tắt cách tính các biến và sự kỳ vọng dấu của các biến trong mô hình ..............................................……………………………………………………….24 Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến ………………………………………….........28 Bảng 4.2 Ma trận tương quan giữa các biến …………………………………..........30 Bảng 4.3 Kết quả hồi quy của các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi NHTM Việt Nam được đại diện bởi ROA........................…………………………………..........31 Bảng 4.4 Kết quả hồi quy của các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi NHTM Việt Nam được đại diện bởi ROA theo phương pháp FGLS …………………….............34 Bảng 4.5 Kết quả hồi quy của các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi NHTM Việt Nam được đại diện bởi ROE.........................………………………………….........36 Bảng 4.6 Kết quả hồi quy của các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi NHTM Việt Nam được đại diện bởi ROE theo phương pháp FGLS..............................................39 Bảng 4.7 Tổng hợp kết quả nghiên cứu.....................................................................40 Bảng 4.8 Tổng tài sản, ROA và ROE trung bình của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2009 - 2018................................................................................................................41 Bảng 4.9 Vốn chủ sở hữu, ROA và ROE trung bình của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2009 – 2018.....…………………………………………………………..........43 Bảng 4.10 Tỷ lệ cho vay (LOAN), ROA và ROE trung bình của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2009 – 2018.....................................………………………………..45 Bảng 4.11 Tỷ lệ tiền gửi (DEPOSITS), ROA và ROE trung bình của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2009 – 2018.......................................................................................47 Bảng 4.12 Tỷ lệ lạm phát, ROA và ROE trung bình của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2009 – 2018.......................................................................................................48
  9. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1 Kết quả kiểm định hausman (biến phụ thuộc là ROA).............................32 Hình 4.2 Kết quả kiểm định tính đa cộng tuyến......................................................33 Hình 4.3 Kết quả kiểm định phương sai thay đổi (biến phụ thuộc là ROA)...........33 Hình 4.4 Kết quả kiểm định tự tương quan (biến phụ thuộc là ROA)....................34 Hình 4.5 Kết quả kiểm định hausman (biến phụ thuộc là ROE).............................37 Hình 4.6 Kết quả kiểm định phương sai thay đổi (biến phụ thuộc là ROE)............38 Hình 4.7 Kết quả kiểm định tự tương quan (biến phụ thuộc là ROE).....................38
  10. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1 Thể hiện tương quan giữa tổng tài sản của NHTM Việt Nam với ROA và ROE trung bình của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu từ 2009 – 2018............42 Biểu đồ 4.2 Thể hiện tương quan giữa vốn chủ sở hữu của NHTM Việt Nam với ROA và ROE trung bình của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu từ 2009 – 2018...44 Biểu đồ 4.3 Thể hiện tương quan giữa dư nợ cho vay của các ngân hàng được đo lường bởi tỷ lệ giữa Cho vay trên tổng tài sản với ROA và ROE trung bình của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2009 – 2018...................................................................46 Biểu đồ 4.4 Thể hiện tương quan giữa tỷ lệ Tiền gửi trên tổng tài sản của các ngân hàng với ROA và ROE trung bình của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2009 – 2018...........................................................................................................................47 Biểu đồ 4.5 Thể hiện mối tương quan giữa tỷ lệ lạm phát với ROA và ROE trung bình của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2009 – 2018...............................................49
  11. TÓM TẮT Với sự tăng trưởng nhanh về số lượng của ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian qua đã đặt ra nhiều vấn đề cần quan tâm về chất lượng trong hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại. Các ngân hàng phải gia tăng lợi nhuận để tiếp tục tồn tại và phát triển. Mục đích của bài nghiên cứu này là tìm ra mối quan hệ giữa các yếu tố bên trong ngân hàng và các yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đến lợi nhuận của ngân hàng thông qua việc nghiên cứu 25 ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2009 - 2018. Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất, Phương pháp hồi quy OLS với hiệu ứng cố định, Phương pháp hồi quy OLS với tác động ngẫu nhiên, Phương pháp bình phương bé nhất tổng quát khả thi để xem xét ảnh hưởng của các yếu tố Quy mô tổng tài sản, Quy mô vốn chủ sở hữu, Quy mô cho vay, Tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản, Tốc độ tăng trưởng kinh tế, Lạm phát đến các chỉ số lợi nhuận ngân hàng thương mại Việt Nam như: Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản, tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ của cả yếu tố bên trong ngân hàng và yếu tố kinh tế vĩ mô đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng và qua đó hàm ý một số chính sách cho các nhà quản trị và hoạch định chính sách. Từ khóa: Ngân hàng, Lợi nhuận, Phương pháp bình phương nhỏ nhất, Việt Nam.
  12. ABSTRACT With the rapid growth in the number of Vietnam commercial banks in recent years, many issues need to be concerned about the quality of business activities of the Vietnam commercial banking system. Therefore, banks face the problem of increasing profits to continue to exist and develop sustainably. The purpose of this research is to examine the relationship between bank-specific and macro-economic characteristics over bank profitability by using data of twenty five Viet Nam commercial banks over the period 2009 - 2018. This paper uses the pooled Ordinary Least Square (Pooled OLS) model, fix effects model (FEM), random effect model (REM), feasible generalized least squares (FGLS) model to investigate the impact of assets, loans, equity, deposits, economic growth, inflation on major profitability indicators i.e., return on asset (ROA), return on equity (ROE). The paper will test the defects of the model to choose the right model. The empirical results have found strong evidence that both internal and external factors have a strong influence on the profitability. The results of the study are of value to both academics and policy makers. Key words: Banks, Profitability, Pooled OLS, Viet Nam.
  13. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Lý do chọn đề tài Ngân hàng thương mại Việt Nam là tổ chức tài chính trung gian đóng vai trò không thể thiếu trong tiến trình phát triển của một nền kinh tế, là nơi cung cấp và điều hòa vốn trong nền kinh tế, là nơi kết nối giữa khu vực tiết kiệm và khu vực đầu tư, sản xuất của một nền kinh tế. Cùng với đó thông qua hoạt động của NHTM, Ngân hàng Nhà nước có thể điều hành các chính sách tiền tệ theo các mục tiêu đã đề ra. Việc xây dựng một hệ thống ngân hàng tốt, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, ứng phó được trước các biến động, sẽ đóng góp rất nhiều tích cực vào sự ổn định và phát triển của hệ thống tài chính Việt Nam. Thời kỳ 2005 - 2009 là giai đoạn phát triển bùng nổ của các NHTM về số lượng, tín dụng và tài sản có. Cho đến cuối giai đoạn này, tổng số NHTM trong nước lên đến 42. Tuy nhiên khi Ngân hàng Nhà nước thắt chặt chính sách tiền tệ để chống lạm phát vào năm 2008 – 2009 đã khiến nhiều ngân hàng gặp khó khăn, hoạt động không hiệu quả. Kể từ năm 2011, Ngân hàng Nhà nước thực hiện đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam theo Quyết định số 254/2012/QĐ-CP, số lượng ngân hàng trong nước đã giảm xuống còn 35. Các ngân hàng hoạt động yếu kém, không hiệu quả đã bị xóa sổ trên bản đồ ngân hàng hoạt động tại Việt Nam thông qua các hình thức hợp nhất và sáp nhập; chứng tỏ sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam. Chính vì vậy, các ngân hàng phải đối diện với vấn đề gia tăng lợi nhuận để tiếp tục tồn tại và ngày càng phát triển bền vững hơn nữa. Lợi nhuận giúp các NHTM tăng cường vị thế tài chính cũng như có thể phân tán và giảm thiểu các rủi ro. Một ngân hàng có lợi nhuận tốt có thể tránh được những cú sốc bất lợi và đóng góp tích cực vào sự ổn định của nền kinh tế quốc gia. Hiện nay, tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu và tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản bình quân của ngân hàng Việt Nam thấp hơn so với cùng ngành ở các nước và trong khu vực (ROE < 15%, ROA < 1%). Với vai trò là mạch máu lưu thông tiền tệ của một nền kinh tế, nếu ngân hàng phá sản có thể gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế và kéo theo nhiều hệ lụy không tốt khác. Do đó, việc nghiên cứu tìm hiểu các yếu
  14. 2 tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi là một trong những bài toán hàng đầu được đặt ra cho các nhà quản trị ngân hàng hiện nay nhằm hoạch định những chính sách đúng đắn và lâu dài cho các NHTM Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới về các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng khá phổ biến và xuất hiện rất sớm. Ở Việt Nam, đề tài này cũng đã được một số nhà nghiên cứu chọn làm hướng đi sâu phân tích trong thời gian gần đây. Đa số các đề tài tập trung phân tích về mối quan hệ giữa cấu trúc vốn, cấu trúc tài chính hoặc quản trị tài sản, hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả hoạt động chung, chưa đánh mạnh về tỷ suất sinh lợi của ngân hàng. Với những thực tế cấp thiết được đặt ra, tác giả đã chọn đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của các Ngân hàng thương mại Việt Nam” để nghiên cứu trong luận văn thạc sĩ. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu tổng quát Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của NHTM để từ đó đưa ra những hàm ý chính sách góp phần nâng cao tỷ suất sinh lợi của NHTM Việt Nam. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam. Xác định các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của các NHTM. Xây dựng mô hình kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của các NHTM. Ứng dụng mô hình hồi quy dựa trên dữ liệu của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2009 – 2018 để kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của các NHTM Việt Nam. Từ phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của NHTM Việt Nam kết hợp với việc kiểm định bằng mô hình nghiên cứu, tác giả đóng góp những hàm ý chính sách nhằm nâng cao tỷ suất sinh lợi của các NHTM Việt Nam.
  15. 3 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Từ mục tiêu nghiên cứu đã trình bày ở trên, bài nghiên cứu này lần lượt tiến hành trả lời những câu hỏi sau: - Tình hình hoạt động kinh doanh của NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2009 – 2018 như thế nào? - Những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của các NHTM? - Mô hình nào được xem là phù hợp để kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của các NHTM? - Để cải thiện tỷ suất sinh lợi, các NHTM Việt Nam phải làm gì? 1.4 Đối tượng nghiên cứu Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả đi vào nghiên cứu các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của các NHTM Việt Nam. 1.5 Phạm vi nghiên cứu 1.5.1 Phạm vi nghiên cứu về không gian Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả thu thập dữ liệu của 25 ngân hàng thương mại (xem Phụ lục 01 – Danh sách các NHTM trong mẫu nghiên cứu). Việc lựa chọn dữ liệu của 25 NHTM Việt Nam này do yếu tố thuận tiện về việc thu thập dữ liệu nhưng vẫn đảm bảo đại diện cho hệ thống NHTM Việt Nam với đầy đủ các đại diện thuộc nhóm ngân hàng thương mại chi phối của nhà nước và ngân hàng thương mại cổ phần, và khác nhau cả về quy mô tại Việt Nam. 1.5.2 Phạm vi nghiên cứu về thời gian Bài nghiên cứu sử dụng mẫu dữ liệu dạng bảng từ báo cáo tài chính của các NHTM Việt Nam trong thời kì nghiên cứu là giai đoạn 2009 - 2018. Ngoài việc thu thập báo cáo tài chính của ngân hàng, bài nghiên cứu sử dụng số liệu về các chỉ số kinh tế vĩ mô như tốc độ tăng trưởng GDP và tỷ lệ lạm phát theo số liệu thống kê của Ngân hàng thế giới (WorldBank) và tổng cục thống kê. Các thông tin đã được sàng lọc, loại bỏ các trường hợp giá trị bị thiếu đối với một vài biến trong mẫu. Các NHTM có ít hơn 10 năm quan sát liên tục cũng bị loại
  16. 4 bỏ. Cuối cùng kết quả thu được một bảng dữ liệu gồm 25 NHTM trong giai đoạn từ 2009 - 2018, đại diện cho 250 quan sát theo năm. 1.6 Phương pháp nghiên cứu Nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu, bài ngiên cứu của tác giả sử dụng 2 phương pháp là phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. - Phương pháp định tính: bao gồm tổng hợp, thống kê, so sánh từ dữ liệu thứ cấp để làm cơ sở giải thích bổ sung cho kết quả của phương pháp định lượng. - Phương pháp định lượng: được vận dụng trong việc kiểm định các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của các NHTM Việt Nam qua phân tích hồi quy từ dữ liệu bảng bằng các phương pháp Pooled OLS, FEM, REM, FGLS để xem xét tác động của Quy mô tổng tài sản (SIZE), Quy mô vốn chủ sở hữu (CAPITAL), Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (LOAN), Tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản (DEPOSITS), Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP), Lạm phát (INF) đến các chỉ số lợi nhuận NHTM Việt Nam như: ROA, ROE. Kết quả mô hình sẽ được kiểm định để lựa chọn mô hình Pooled OLS hay mô hình hồi quy tác động cố định (FEM) là phù hợp, và giữa mô hình hồi quy tác động cố định (FEM) hay mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên (REM) là phù hợp. Nếu mô hình bị các khuyết tật phương sai thay đổi, tự tương quan thì mô hình bình phương bé nhất tổng quát khả thi (FGLS) là phù hợp. Phương trình hồi quy có dạng như sau: Yit= β0 + β1SIZEit + β2CAPITALit + β3LOANit + β4DEPOSITSit + β5GDPit + β6 INFit + εit Trong đó: Yit được đại diện bởi ROA, ROE. Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi tại NHTM Việt Nam bao gồm: + Các yếu tố bên trong: Quy mô tổng tài sản (SIZE), Quy mô vốn chủ sở hữu (CAPITAL), Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (LOAN), Tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản (DEPOSIT). + Các yếu tố bên ngoài: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP), Tỷ lệ lạm phát (INF). 1.7 Kết cấu của luận văn Luận văn kết cấu thành 05 chương như sau:
  17. 5 Chương 1: Giới thiệu Chương 2: Tổng quan lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng thương mại Chương 3: Mô hình và phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách. 1.8 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 1.8.1 Ý nghĩa khoa học Đề tài không đóng góp lý thuyết mới về mặt khoa học nhưng đã tổng hợp một cách hệ thống các lý thuyết về tỷ suất sinh lợi của NHTM để hình thành nên khung lý thuyết chặt chẽ cho đề tài nghiên cứu. 1.8.2 Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu cung cấp bổ sung bằng chứng thực nghiệm các yếu tố tác động đến khả năng sinh lợi của NHTM, cập nhật số liệu của các NHTM Việt Nam đến năm 2018. Qua đó giúp cho các nhà nghiên cứu, các nhà quản trị ngân hàng tại Việt Nam có một bức tranh đầy đủ và toàn diện hơn về một phương pháp tiếp cận trong đo lường và đánh giá lợi nhuận của ngân hàng. Qua việc phân tích các yếu tố bên ngoài và các yếu tố nội tại, bài nghiên cứu sẽ cung cấp các thông tin hữu ích để các nhà quản trị ngân hàng có thể đưa ra những chính sách, những chiến lược kinh doanh hợp lý nhằm nâng cao lợi nhuận của các ngân hàng trong bối cảnh hiện nay.
  18. 6 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2.1 Tỷ suất sinh lợi và các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng 2.1.1 Tỷ suất sinh lợi của ngân hàng 2.1.1.1 Khái niệm Tỷ suất sinh lợi của ngân hàng là một tỷ số tài chính đo lường khả năng sinh lợi, liên quan đến lượng thu nhập đạt được với các nguồn lực sử dụng chúng, kết quả là một số tương đối trong đó tử số là các biến lợi nhuận còn mẫu số là các nguồn hình thành nên lợi nhuận. Tỷ suất sinh lợi được tính bằng phần trăm, giúp đánh giá đúng đắn kết quả kinh doanh của ngân hàng hơn so với con số lợi nhuận tuyệt đối, đánh giá chất lượng công tác của ngân hàng dựa trên quy mô kinh doanh của ngân hàng. Tỷ suất sinh lợi là chỉ tiêu, thước đo đánh giá thành quả hoạt động của ngân hàng, thước đo cho phép so sánh giữa thành quả và rủi ro giữa ngân hàng với các tổ chức tín dụng khác và khả năng thành công của ngân hàng. Tỷ suất sinh lợi giúp các nhà quản trị đo lường hiệu quả ở các khía cạnh kỹ năng, xoay sở, khéo léo trước tình hình kinh tế và là động lực thúc đẩy nhà điều hành trong việc hoạch định các chiến lược, quyết định tài trợ, đầu tư, kinh doanh trong một giai đoạn. Tỷ suất sinh lợi cũng thể hiện sức mạnh tài chính dài hạn của ngân hàng được đánh giá thông qua kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán. 2.1.1.2 Các chỉ tiêu đo lường tỷ suất sinh lợi của ngân hàng Vì lợi nhuận là số tuyệt đối nên nếu so sánh số tuyệt đối giữa các ngân hàng không cùng quy mô sẽ không chuẩn xác vì vậy phải dùng tỷ suất sinh lợi để so sánh trong trường hợp này. Trong rất nhiều chỉ tiêu đo lường tỷ suất sinh lợi, tác giả chỉ tập trung hai chỉ tiêu chính sau:  Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản (ROA) ROA = Lợi nhuận ròng/Tổng tài sản
  19. 7 ROA là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý của ngân hàng, nó chỉ ra khả năng trong quá trình chuyển tài sản của ngân hàng thành thu nhập ròng. ROA cung cấp cho các nhà đầu tư thông tin về khoản lãi được tạo ra từ lượng tài sản của ngân hàng. Đây là chỉ tiêu được sử dụng trong hầu hết các bài nghiên cứu đo lường khả năng sinh lợi của các ngân hàng. ROA thể hiện khả năng của ngân hàng trong việc sử dụng các tài sản để tạo ra lợi nhuận. ROA càng cao thể hiện khả năng quản lý của Ban quản trị ngân hàng trong việc chuyển tài sản của ngân hàng thành lợi nhuận ròng, và cho thấy cơ cấu tài sản của ngân hàng hợp lý. Do đó, ROA càng cao thì khả năng sinh lợi của ngân hàng càng cao. Ngoài phụ thuộc vào các yếu tố nội tại bên trong ngân hàng, ROA còn phụ thuộc vào những yếu tố vĩ mô. Mặc dù ROA không tính đến các yếu tố ngoại bảng ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng nhưng ROA vẫn được xem là chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lợi tốt nhất, do ROA không bị ảnh hưởng bởi sự tăng cao của nguồn vốn và ROA thể hiện khả năng tạo ra lợi nhuận của ngân hàng từ danh mục tài sản của chính ngân hàng đó.  Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE) ROE = Lợi nhuận ròng/Vốn chủ sở hữu ROE thể hiện 1 đồng vốn chủ sở hữu của ngân hàng sẽ mang về bao nhiêu đồng lợi nhuận trong một thời gian nhất định (thường là 1 năm). Do đó, ROE sẽ đánh giá lợi ích mà cổ đông (chủ sở hữu ngân hàng) có được từ nguồn vốn bỏ ra nên việc nghiên cứu ROE sẽ giúp ngân hàng đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của chính ngân hàng. ROE càng cao chứng tỏ ngân hàng sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, cơ cấu nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn của ngân hàng hợp lý và hiệu quả. Do đó, khi ROE càng cao thì cổ phiếu ngân hàng đó sẽ được đánh giá cao và thu hút các nhà đầu tư. Các nhà điều hành ngân hàng luôn muốn tăng ROE để đáp ứng và làm hài lòng yêu cầu của cổ đông thông qua các biện pháp như quản trị rủi ro, kiểm soát nợ xấu,… ROA hay ROE đều đóng góp vào việc phân tích, đánh giá khả năng sinh lợi của ngân hàng. Mỗi chỉ số đều có những mặt ưu điểm và hạn chế riêng, có ý nghĩa khác
  20. 8 nhau nên việc đánh giá đồng thời hai chỉ số này sẽ giúp ta có một cái nhìn toàn diện về hiệu quả sử dụng vốn cũng như tài sản của ngân hàng.  Các chỉ số khác Ngoài hai chỉ số ROA và ROE, cũng có một chỉ số khác đánh giá TSSL của các NHTM như sau: + Tỷ suất sinh lợi trên thu nhập (ROS): ROS = Lợi nhuận ròng/Tổng thu nhập ROS phản ánh nếu ngân hàng thu được 100 đồng thu nhập thì có được bao nhiêu đồng lợi nhuận, phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận ròng dành cho nhà đầu tư và thu nhập của ngân hàng. ROS phụ thuộc vào chiến lược, mục tiêu trong các giai đoạn của từng ngân hàng, nên ROS chủ yếu được dùng để đánh giá từng ngân hàng đối với mặt bằng trung bình của cả ngành. + Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM): NIM được xác định bằng chênh lệch giữa tổng thu nhập từ lãi và tổng chi phí trả lãi trên cho tổng tài sản có sinh lời bình quân. Trong đó, tổng tài sản có sinh lời bình quân được xác định theo các khoản mục tiền gửi tại Ngân hàng nhà nước, các TCTD, cho vay khách hàng, cho vay các tổ chức tín dụng khác, chứng khoán đầu tư. Khi tỷ lệ thu nhập lãi cận biên này càng cao thì khả năng sinh lời của ngân hàng càng cao. Do đó, NIM cho thấy được khả năng của toàn thể cán bộ nhân viên ngân hàng cũng như năng lực quản trị, điều hành của Hội đồng quản trị trong việc duy trì tăng trưởng nguồn thu so với mức tăng trưởng chi phí. Tuy nhiên, NIM vẫn chưa phải là một chỉ số tối ưu, toàn diện khi NIM vẫn còn một số hạn chế: thứ nhất đối với thu nhập thì NIM không tính đến thu nhập ngoài lãi và thu nhập từ phí dịch vụ, thứ hai đối với chi phí thì NIM không xét đến chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, chi phí tài sản, chi phí nhân sự. + Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên (NNIM): NNIM đo lường mức chênh lệch giữa nguồn thu ngoài lãi và chi phí ngoài lãi trên cho tài sản có sinh lời. Trong đó, nguồn thu ngoài lãi chủ yếu là nguồn thu phí
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2