Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Chính sách tiền lương trong khu vực nhà nước ở Việt Nam
lượt xem 17
download
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng chính sách tiền lương trong khu vực nhà nước ở Việt Nam và một số kinh nghiệm từ các nước trên thế giới, đề tài đưa ra được một số giải pháp phù hợp cho cải cách chính sách tiền lương trong khu vực này ở Việt Nam trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Chính sách tiền lương trong khu vực nhà nước ở Việt Nam
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ PHẠM MINH THU CHÍNH SÁCH TIỀN LƢƠNG TRONG KHU VỰC NHÀ NƢỚC Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI – 2008
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ PHẠM MINH THU CHÍNH SÁCH TIỀN LƢƠNG TRONG KHU VỰC NHÀ NƢỚC Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: KINH TẾ CHÍNH TRỊ Mã số: 60.31.01 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN NGỌC THANH HÀ NỘI – 2008
- MỤC LỤC Mở đầu 3 Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về chính sách tiền 8 lương trong khu vực nhà nước trong nền kinh tế thị trường 1.1 Tiền lương 8 1.1.1 Khái niệm 8 1.1.2 Chức năng - đặc điểm của tiền lương 12 1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến tiền lương 16 1.2. Chính sách tiền lương trong khu vực nhà nước 17 1.2.1 Khái niệm 17 1.2.2 Nội dung chính sách tiền lương 23 1.2.3 Vai trò và tác động của chính sách tiền lương trong khu 30 vực nhà nước đối với nền kinh tế 1.3 Kinh nghiệm của một số nước về chính sách tiền lương 33 1.3.1. Kinh nghiệm của một số nước 33 1.3.2. Những bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam 42 Chương 2: Thực trạng chính sách tiền lương trong khu vực 45 nhà nước ở Việt Nam trong giai đoạn từ 1993 đến nay 2.1. Bối cảnh kinh tế xã hội và tính cấp thiết của việc cải cách 45 chính sách tiền lương 45 2.1.1 Bối cảnh kinh tế xã hội 47 2.1.2 Sự cần thiết đổi mới chính sách tiền lương 2.2 Thực trạng chính sách tiền lương trong khu vực nhà nước ở Việt Nam trong giai đoạn từ 1993 đến nay 48 2.2.1 Quá trình cải cách chính sách tiền lương trong khu vực nhà nước 48 2.2.2 Một số vấn đề về tiền lương trong khu vực nhà nước ở 58 Việt Nam 67 2.3 Đánh giá chung về chính sách tiền lương trong khu vực nhà 1
- nước ở Việt Nam 67 2.3.1 Thành tựu 68 2.3.2 Hạn chế 70 Chương 3: Quan điểm và giải pháp cải cách chính sách tiền lương trong khu vực nhà nước ở Việt Nam trong thời gian tới 70 3.1 Dự báo triển vọng của nền kinh tế và quan điểm cải cách chính sách tiền lương ở Việt Nam 70 3.1.1 Triển vọng kinh tế Việt Nam 73 3.1.2 Quan điểm cải cách chính sách tiền lương 75 3.2 Một số giải pháp cải cách chính sách tiền lương 75 3.2.1 Những giải pháp chung 77 3.2.2 Những giải pháp cải cách chính sách tiền lương khu vực doanh nghiệp Nhà nước 78 3.2.3 Những giải pháp cải cách chính sách tiền lương khu vực HCSN 80 KÕt luËn 82 Danh môc tµi liÖu tham kh¶o 2
- CÁC TỪ VIẾT TẮT AFTA Khu vực mậu dịch tự do Đông Nam Á APEC Diễn đàn Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á BHXH Bảo hiểm xã hội CPI Chỉ số giá cả hàng tiêu dùng CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNTB Chủ nghĩa tư bản ĐTNN Đầu tư nước ngoài FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Tổng sản phẩm quốc nội HCSN Hành chính sự nghiệp KHKT Khoa học kỹ thuật ILO Tổ chức Lao động quốc tế LĐ-TB-XH Lao động – Thương binh – Xã hội NSLĐ Năng suất lao động WTO Tổ chức Thương mại thế giới 3
- Mở đầu 1. Sự cần thiết của đề tài: Việt Nam đang tham gia tích cực vào quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO và tổ chức hội nghị cấp cao lãnh đạo kinh tế APEC 14 vào tháng 11/2006 đánh dấu một bước tiến vượt bậc của quốc gia trên con đường phát triển và hội nhập kinh tế toàn cầu. Đóng góp đáng kể trong tiến trình đó không thể không kể đến vai trò của Nhà nước trong quản lý điều hành các chính sách vĩ mô: chính sách đầu tư, chính sách thương mại, chính sách xoá đói giảm nghèo, chính sách việc làm,.. . Tuy nhiên, chính sách tiền lương - một trong những chính sách vĩ mô còn nhiều bất cập - đang đứng trước những thách thức lớn lao đòi hỏi bắt buộc phải cải cách nhằm bảo đảm tính cạnh tranh của thị trường lao động, đồng thời bảo đảm được quyền lợi của người lao động trong bối cảnh toàn cầu hoá. Bắt đầu từ năm 1993 đến nay, chính sách tiền lương đã qua nhiều lần cải cách trong đó có thay đổi mức tiền lương tối thiểu và điều chỉnh lại cơ cấu thang lương, bảng lương nhưng vẫn chưa đáp ứng được những mục tiêu đặt ra. Tiền lương tối thiểu trên thực tế chưa đảm bảo được mức sống tối thiểu như đúng ý nghĩa của nó, còn có sự phân biệt giữa tiền lương tối thiểu giữa các loại hình doanh nghiệp - điều này mâu thuẫn với nguyên tắc “đối xử quốc gia của WTO”. Hệ thống thang bảng lương phức tạp nhưng vẫn chưa đủ đáp ứng tất cả các ngành nghề mới xuất hiện ngày càng nhiều trong nền kinh tế thị trường. Tiền lương vẫn còn mang tính bình quân chưa thực sự gắn với năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh, chưa trở thành nguồn thu nhập chính của người lao động. Cơ chế quản lý tiền lương còn chứa đựng nhiều yếu tố bất hợp lý, tiền lương tối thiểu do Nhà nước công bố chưa trở thành lưới an toàn bảo đảm lợi ích cho người lao động nói chung. Lương trong khu vực 4
- công mặc dù đã được cải thiện đáng kể vẫn có xu hướng bị kìm nén hơn khu vực ngoài Nhà nước. Trước những yêu cầu thay đổi cấp bách, Đảng và Nhà nước đã chủ trương về đổi mới chính sách tiền lương theo hướng kinh tế thị trường, trong đó phải coi tiền lương là giá cả sức lao động, được hình thành trên thị trường theo nguyên tắc thoả thuận, tiền lương phải là động lực đối với người lao động và là điều kiện để doanh nghiệp hạch toán đúng, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Để có thể thực hiện sự đổi mới này một cách có hiệu quả cần có cái nhìn tổng quát về tình hình thực trạng, học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia khác cũng như đề ra được các giải pháp và kiến nghị có tính khả thi để cải cách chính sách tiền lương trong khu vực nhà nước trong thời gian tới. Đó là lý do mà tác giả lựa chọn đề tài này làm luận văn tốt nghiệp. 2. Tình hình nghiên cứu: Trên thế giới, các nghiên cứu về chính sách tiền lương khá đa dạng và phong phú. Có thể điểm qua những nghiên cứu như: “The impact of the minium wage” của Jared Bernstein và John Schmitt, Viện chính sách kinh tế, Washington, Mỹ; “Wage policy, employee turnover and productivity” của Arnaud Chevalier, W. S. Siebert, Tarja Viitanen, Viện Nghiên cứu thay đổi xã hội, Trường Đại học Dublin và Viện Nghiên cứu Lao động Đức; v.v… Tuy nhiên phần lớn các nghiên cứu này mới tập trung ở lĩnh vực tiền lương tối thiểu. Điều này chưa đủ để áp dụng tại Việt Nam, nơi rất cần vai trò quản lý Nhà nước về tiền lương để đưa luật pháp lao động được thực thi đầy đủ. Trên thực tế, tại Bộ LĐTB&XH – cơ quan thay mặt Chính phủ quản lý và điều hành chính sách tiền lương, cũng đã có nhiều đề tài nghiên cứu thực trạng chính sách tiền lương. Tuy nhiên những đề tài này thường chỉ đi sâu vào một khía cạnh hoặc một phạm vi nhỏ của chính sách tiền lương. Ví dụ: Đề tài cấp Bộ năm 1998 “Cơ chế quản lý tiền lương/tiền công đối với doanh nghiệp có 5
- vốn đầu tư nước ngoài” do PTS. Nguyễn Quang Huề, Trưởng phòng Tiền lương-Tiền công-Mức sống – Viện Khoa học Lao động và Xã hội làm chủ nhiệm; Đề tài cấp Bộ năm 1997 “Cơ chế trả lương và quản lý Nhà nước về tiền lương đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh” cũng do PTS.Nguyễn Quang Huề làm chủ nhiệm; Đề tài cấp Bộ 1994 “Nghiên cứu tiền lương tối thiểu theo vùng” do TS Nguyễn thị Lan Hương, Phó Viện trưởng Viện KHLĐ&XH làm chủ nhiệm, Đề tài cấp Bộ 2003 “Xác định mức lương tối thiểu trong thời kỳ 2006-2010 và các biện pháp giám sát để điều chỉnh mức lương tối thiểu phù hợp với phát triển kinh tế xã hội, với thị trường lao động” do Hoàng Minh Hào, Phó Vụ trưởng Vụ tiền lương-tiền công làm chủ nhiệm, Đề tài cấp Bộ 2003 “Xác định những nguyên tắc cơ bản xây dựng thang lương, bảng điểm, định mức lao động trong các doanh nghiệp” do Phạm Minh Huân, Vụ trưởng Vụ tiền lương-tiền công làm chủ nhiệm, v.v... Ngoài ra, những đề tài này ít có sự tổng hợp kinh nghiệm từ các nước trên thế giới, những nước có cùng trình độ phát triển với Việt Nam. Đề án cải cách tiền lương do Bộ LĐTBXH chủ trì vẫn còn trong giai đoạn triển khai từng bước và vẫn chưa đặt được mức độ thành công như mong muốn bởi những tác động kinh tế xã hội mà nó tạo nên. Như vậy cần thiết có một đề tài nghiên cứu chính sách tiền lương một cách tổng quát với đầy đủ ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Đề tài đi sâu nghiên cứu về cơ sở lý luận liên quan đến chính sách tiền lương, các bài học kinh nghiệm trên thế giới, cùng với việc đánh giá những sự hợp lý cũng như bất cập trong chính sách tiền lương hiện hành ở khu vực nhà nước của Việt Nam sẽ đưa ra những khuyến nghị, giải pháp cho chính sách tiền lương trong thời gian tới. 3. Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng chính sách tiền lương trong khu vực nhà nước ở Việt Nam và một số kinh nghiệm từ các nước trên thế giới, đề tài 6
- đưa ra được một số giải pháp phù hợp cho cải cách chính sách tiền lương trong khu vực này ở Việt Nam trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng : Luận văn nghiên cứu thực trạng chính sách tiền lương trong khu vực nhà nước ở Việt Nam. - Phạm vi: Trong khoảng thời gian 1993-2007. Khu vực nhà nước trong luận văn này chỉ bao gồm khu vực hành chính, sự nghiệp, và các doanh nghiệp nhà nước, không bao gồm các lực lượng vũ trang (Quân đội và công an). 5. Phương pháp nghiên cứu: Dựa trên những nguyên tắc cơ bản của phép duy vật biện chứng và phép duy vật lịch sử, Luận văn sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như: phương pháp thống kê, phương pháp phân tích-tổng hợp, đối chiếu, so sánh. Số liệu sử dụng trong luận văn sẽ được lấy từ các bộ số liệu điều tra doanh nghiệp của Tổng cục thống kê và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội. 6. Dự kiến đóng góp của đề tài: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài, khảo cứu kinh nghiệm của nước ngoài về chính sách tiền lương. Làm rõ thực trạng chính sách tiền lương trong khu vực nhà nước ở Việt Nam trong giai đoạn 1993-2007. Đề ra một số giải pháp và khuyến nghị nhằm cải cách chính sách tiền lương trong khu vực nhà nước ở Việt Nam trong thời gian tới. 7. Cấu trúc luận văn: Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm 3 chương như sau: Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận chung về chính sách tiền lƣơng trong khu vực nhà nƣớc trong nền kinh tế thị trƣờng 7
- Chƣơng 2: Thực trạng chính sách tiền lƣơng trong khu vực nhà nƣớc ở Việt Nam trong giai đoạn từ 1993 đến nay Chƣơng 3: Phƣơng hƣớng và giải pháp về cải cách chính sách tiền lƣơng trong khu vực nhà nƣớc ở Việt Nam trong thời gian tới Mặc dù đã hết sức nỗ lực và được sự giúp đỡ của các thày cô, đồng nghiệp và gia đình, do còn hạn chế về tài liệu, số liệu và thời gian nghiên cứu, luận văn của tôi vẫn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết cần sửa đổi và bổ sung hoàn thiện. Tôi mong nhận được sự quan tâm và góp ý của các thày cô, đồng nghiệp và tất cả những bạn đọc quan tâm đến chủ đề này. 8
- CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN LƢƠNG TRONG KHU VỰC NHÀ NƢỚC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG 1.2 Tiền lương 1.2.1 Khái niệm : 1.2.1.1 Tiền lương/tiền công Trong xã hội tư sản, sức lao động biến thành hàng hoá nên tiền công chính là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, là giá cả của sức lao động. Song dưới CNTB, tiền công che dấu sự bóc lột của nhà tư bản đối với công nhân làm thuê. C.Mác viết: "Tiền công không phải là giá trị hay giá cả của sức lao động, mà chỉ là một hình thái cải trang của giá trị hay giá cả sức lao động"1. Như vậy, tiền công mà nhà tư bản trả cho công nhân nhìn bề ngoài như rất sòng phẳng song kỳ thực nó đã che dấu một phần lao động thặng dư mà nhà tư bản cướp không của công nhân, do giá cả sức lao động (biểu hiện qua tiền công) thường nhỏ/thấp hơn giá trị sức lao động bởi luôn có nạn thất nghiệp. Sức lao động là yếu tố quyết định trong các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất nên tiền công là vốn đầu tư ứng trước quan trọng nhất, là giá cả sức lao động và là một phạm trù của sản xuất, yêu cầu phải tính đúng, tính đủ trước khi thực hiện quá trình lao động sản xuất. Sức lao động là hàng hoá, cũng như mọi hàng hoá khác, nên tiền công là phạm trù của trao đổi, nó đòi hỏi phải ngang với giá cả các tư liệu sinh hoạt cần thiết nhằm tái sản xuất sức lao động. Sức lao động là một yếu tố của quá trình sản xuất cần phải bù đắp sau khi đã hao phí, nên tiền công cần phải được thực hiện thông qua quá trình phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân, dựa trên hao phí lao động, hiệu 1 C.Mác-F.Ănghen: Tuyển tập, tập 2, NXB Sự thật, Hà Nội, 1962, tr.31. 9
- quả lao động của người lao động. Do đó, tiền công là một phạm trù của phân phối. Sức lao động cần phải được tái sản xuất thông qua việc sử dụng các tư liệu sinh hoạt cần thiết, thông qua quỹ tiêu dùng cá nhân và do đó tiền công là một phạm trù của tiêu dùng. Theo từ điển giải nghĩa Kinh tế - kinh doanh (Anh – Việt), NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, 1996, các khái niệm tiền lương, tiền công, giá cả sức lao động và thu nhập từ công ăn việc làm là những khái niệm đồng nghĩa (Wages), gọi chung là giá cả sức lao động, một trong những yếu tố đầu vào của sản xuất. Tuy nhiên, khái niệm tiền lương thường được dùng để trả cho lao động là công chức, viên chức khu vực hành chính sự nghiệp, còn khái niệm tiền công là khoản tiền trả cho lao động trong khu vực làm công ăn lương (có quan hệ lao động) gắn với thị trường lao động. Tiền lương và tiền công trong kinh tế thị trường liên quan đến quan hệ lao động (labour relation) hay hẹp hơn là quan hệ công nghiệp (industrial relation), quan hệ chủ - thợ. Nói một cách khác, tiền lương và tiền công thuộc quan hệ lao động (hay quan hệ công nghiệp), giữa một bên là người sử dụng lao động (chủ) và một bên là người lao động (thợ) trên thị trường lao động. Theo Einkommen, tiền lương và tiền công được coi là sự trả công cho việc làm đã được thực hiện. Tức là khoản tiền người sử dụng lao động trả cho người lao động dưới hình thức tiền lương, tiền công sau khi người lao động đã thực hiện một công việc nào đó mà người chủ thuê. Theo khái niệm này, tiền lương, tiền công chỉ giới hạn trong quan hệ thuê mướn lao động (có quan hệ lao động), theo nghĩa rộng hoặc trong quan hệ làm công ăn lương (quan hệ chủ - thợ), theo nghĩa hẹp. Theo David Begg, Stanley Fischer và Rudiger Dornbusch, tiền lương, tiền công trả cho người lao động trong kinh tế thị trường (thị trường lao động) phụ thuộc vào quan hệ cung cầu lao động, bao gồm 2 phần: tiền công tối thiểu và tiền công kinh tế. Tiền công tối thiểu của yếu tố lao động được dùng làm 10
- một việc nào đó là tiền trả tối thiểu cần thiết để thu hút yếu tố lao động vào làm công việc đó. Còn tiền công kinh tế là tiền trả thêm cho yếu tố lao động, thêm vào tiền công tối thiểu để thu hút lao động cung ứng sự phục vụ của mình khi sử dụng làm công việc đó. Tiền công tối thiểu trả cho người lao động khi đường cung lao động là đường nằm ở trạng thái cân bằng với đường cầu lao động, mọi người lao động đều chấp nhận mức tiền công tối thiểu này. Nhưng nếu đường cung lao động không nằm ngang, mà là đường cung dốc lên, tức cầu lao động đòi hỏi cung lao động ở trình độ cao hơn, cung trở nên khan hiếm hơn, thì người lao động phải trả thêm tiền công cao hơn cộng vào tiền công tối thiểu, đó chính là tiền công kinh tế. Như vậy, tiền công kinh tế phát sinh mỗi khi đường cung của yếu tố lao động không nằm ngang, lúc này tiền công phải trả cao hơn vì cầu dẫn suất cao hơn để thu hút lao động vào làm công việc đó. Mặc dù tiền lương, tiền công phụ thuộc vào quan hệ cung - cầu lao động, nhưng mức tiền lương, tiền công phải dựa trên giá trị lao động và có xu hướng là phải trả đúng giá trị lao động. Đó là những quan niệm rất cơ bản về tiền lương, tiền công trong kinh tế thị trường và phản ánh quan hệ cá nhân giữa người chủ sử dụng lao động và người lao động. Theo Durkhein, nhà xã hội học nổi tiếng của Pháp cho rằng trong xã hội công nghiệp hiện đại tiền lương, tiền công còn được coi như là một quan hệ kinh tế - xã hội. ủng hộ quan niệm này, các nhà kinh tế thị trường xã hội cho rằng tiền lương, tiền công là kết quả của các bên thỏa thuận thường có tác dụng như một giá tối thiểu nằm bên trên mức cân bằng của trật tự thị trường lao động. Như vậy, trên thị trường lao động, tiền lương, tiền công không được ấn định bằng tương tác tự do giữa cung và cầu, mà là thông qua thỏa thuận tiền lương tiêu chuẩn giữa giới thợ (công đoàn) và giới chủ sử dụng lao động. Từ các quan niệm trên có thể khái quát bản chất của tiền lương, tiền công trong kinh tế thị trường gồm 3 trụ cột sau: 11
- - Tiền lương, tiền công là giá cả lao động, hay biểu hiện bằng tiền của giá trị lao động mà người chủ sử dụng lao động trả cho người lao động làm thuê. - Tiền lương, tiền công phụ thuộc vào quan hệ cung - cầu lao động trên thị trường lao động, nhưng không được trả thấp hơn mức tiền lương, tiền công tối thiểu cần thiết. - Tiền lương, tiền công hình thành thông qua cơ chế thỏa thuận về tiền lương tiêu chuẩn (tối thiểu) giữa giới thợ và giới chủ sử dụng lao động. 1.2.1.2 Tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế Tiền lương là một phạm trù kinh tế tổng hợp quan trọng trong nền sản xuất hàng hoá nhiều thành phần hiện nay. Tiền lương danh nghĩa là số tiền mà người sử dụng sức lao động trả cho người bán sức lao động. Tiền lương thực tế, biểu hiện qua số lượng hàng hoá tiêu dùng và các loại dịch vụ mà họ mua được thông qua tiền lương danh nghĩa của họ. Do đó, tiền lương thực tế không những liên quan đến tiền lương danh nghĩa mà còn phụ thuộc chặt chẽ vào sự biến động của giá cả hàng hoá và dịch vụ. Mối quan hệ giữa tiền lương thực tế, tiền lương danh nghĩa với giá cả hàng hoá và các công việc phục vụ có thể biểu thị qua công thức sau đây: I TCDN I TCTT = I GC Trong đó: I TCTT - Chỉ số tiền lương thực tế I TCDN - Chỉ số tiền lương danh nghĩa I GC - Chỉ số giá cả Qua công thức trên ta thấy chỉ số tiền lương thực tế thay đổi tỷ lệ thuận với chỉ số tiền lương danh nghĩa và tỷ lệ nghịch với chỉ số giá cả. 1.2.1.3 Tiền lương tối thiểu 12
- Trong nền kinh tế thị trường, do tiền lương bị chi phối bởi quy luật cung-cầu lao động, việc tìm kiếm các biện pháp để bảo đảm mức tiền lương thoả đáng cho người lao động đã từ lâu là mối quan tâm của Chính phủ các nước. Năm 1919, trong hiến chương thành lập của Tổ chức Lao động quốc tế đã khuyến cáo “Bảo đảm mức tiền lương đủ sống cho người lao động” là một trong những nội dung nhằm hoàn thiện các điều kiện lao động, an sinh xã hội và thúc đẩy hoà bình. Công ước 131 về tiền lương tối thiểu do Tổ chức lao động quốc tế ban hành năm 1970 và khuyến nghị 135 kèm theo đã xác định “bảo đảm cho những người làm công ăn lương một sự đảm bảo xã hội cần thiết dưới dạng mức tiền lương tối thiểu đủ sống”. Hay nói cách khác, tiền lương tối thiểu là mức tiền lương duy trì cuộc sống ở mức tối thiểu cho người lao động. Ở Việt Nam, điều 56 Bộ Luật Lao động chỉ rõ: “Mức lương tối thiểu được ấn định theo giá sinh hoạt, bảo đảm cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường bù đắp sức lao động giản đơn và một phần tích luỹ tái sản xuất mở rộng và được dùng làm căn cứ để tính các mức lương cho các loại lao động khác”. Như vậy, tiền lương tối thiểu (hay mức lương tối thiểu) là số lượng tiền mà Nhà nước quy định để trả công cho lao động giản đơn nhất trong xã hội trong điều kiện lao động bình thường. Đó là số tiền đảm bảo cho người lao động có thể mua được tư liệu sinh hoạt và tiêu dùng thiết yếu cho tái sản xuất sức lao động cá nhân và dành một phần bảo hiểm tuổi già và nuôi con. Tuỳ thuộc phạm vi áp dụng mà tiền lương tối thiểu có thể là tiền lương tối thiểu chung, tiền lương tối thiểu vùng và tiền lương tối thiểu ngành. 1.2.2 Chức năng - đặc điểm của tiền lƣơng Theo lý thuyết kinh tế thị trường, tiền lương có các chức năng cơ bản sau: 13
- 1.1.2.1 Thước đo giá trị của lao động: Cũng như các yếu tố khác, lao động là yếu tố đầu vào quan trọng, thậm chí quyết định của sản xuất. Trong kinh tế thị trường, sức lao động là hàng hóa (loại hàng hóa đặc biệt), nên nó có giá trị. Người lao động khi bán sức lao động của mình cho người sử dụng lao động, thì trong quá trình sử dụng sức lao động đó nó có khả năng tạo ra giá trị mới của hàng hóa và dịch vụ lớn hơn giá trị của bản thân nó. Người sử dụng lao động sau khi bán hàng hóa và dịch vụ, trích một phần để trả lương cho người lao động tương ứng với giá trị của lao động theo nguyên tắc trao đổi ngang giá. Đây là chức năng cơ bản nhất của tiền lương và cũng thể hiện bản chất của tiền lương như là giá cả sức lao động. Tuy nhiên, trong kinh tế thị trường, tiền lương phụ thuộc và chịu sự điều tiết của quy luật giá trị hàng hóa, quy luật cạnh tranh, quy luật cung – cầu lao động… Do đó, nó có thể lên xuống, xoay xung quanh giá trị lao động. Trong thực tế, trả đúng giá trị lao động là xu thế khách quan và cũng là thực hiện nguyên tắc công bằng trong tiền lương. Đặc biệt, trong kinh tế thị trường tiền lương được coi là sự hoàn trả giá trị lao động được phản ánh thông qua giá trị việc làm đã được thực hiện. Giá trị việc làm phụ thuộc vào tính chất kỹ thuật và công nghệ áp dụng cao hay thấp; tính chất kinh tế của việc làm như thế nào (vị trí của việc làm trong quan hệ lao động, trong hệ thống phân công lao động xã hội: quản lý (việc làm bậc cao), công nhân kỹ thuật (việc làm bậc trung), nhân viên (việc làm bậc thấp)… Tương ứng với nó là các yêu cầu về tri thức, năng lực nghề nghiệp (nhất là kỹ năng) và phẩm chất của người lao động. Giá trị việc làm càng cao thì các mức trả lương càng cao. 1.1.2.2 Duy trì và phát triển sức lao động: Đây thực chất là chức năng tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng sức lao động. Người lao động làm thuê cho người sử dụng lao động và nhận được tiền lương không những phải đủ thỏa mãn các nhu cầu vật chất và 14
- tinh thần để duy trì cuộc sống của bản thân và gia đình họ, mà còn phát triển sức lao động. Và do đó, tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị lao động, mang tính khách quan và phải là điểm xuất phát trong mọi bài toán của sản xuất hàng hóa nói chung, của người sử dụng lao động nói riêng. Từ đó, tiền lương không những phải đảm bảo đủ sống, mà còn phải được coi là đầu tư cho phát triển con người, đầu tư cho phát triển. 15
- 1.1.2.3 Kích thích lao động: Tiền lương là bộ phận cấu thành quan trọng trong giá trị hàng hóa và dịch vụ. Tiền lương cũng là bộ phận thu nhập chính của người lao động nhằm thỏa mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần của bản thân và gia đình. Do vậy, nó gắn chặt với lợi ích thiết thân, sống còn của người lao động làm thuê và trở thành động cơ trực tiếp kích thích người lao động làm việc. Khi độ lớn của tiền lương phụ thuộc vào năng suất lao động cá nhân (mức đóng góp) và hiệu quả sản xuất chung sẽ kích thích người lao động quan tâm nhiều hơn đến năng suất, chất lượng và kết quả sản xuất cuối cùng. Do đó, người sử dụng lao động thường sử dụng công cụ tiền lương như là đòn bẩy kinh tế quan trọng để thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình trong kinh tế thị trường. 1.1.2.4 Thúc đẩy chuyển dịch và phân bố nguồn lực lao động hợp lý: Trong kinh tế thị trường, thị trường lao động tham gia vào điều chỉnh các dòng di chuyển lao động, phân bố hợp lý nguồn lực lao động theo ngành, khu vực trên phạm vi vùng, quốc gia và quốc tế, thực hiện phân công lao động nhằm sử dụng có hiệu quả vốn nhân lực. Trong đó, tiền lương là một trong những yếu tố cấu thành quan trọng của thị trường lao động (giá cả lao động) và là lực hút mạnh mẽ thúc đẩy chuyển dịch lao động đến các ngành, khu vực, vùng, nơi có tiền lương cao hơn, hấp dẫn hơn. Chức năng này thể hiện mức tiền lương trả cho lao động được tính trên cơ sở giá trị cận biên, tức là phụ thuộc vào tổng sản phẩm tiêu thụ và mức giá cả trên thị trường (giá trị sản phẩm cận biên bằng sản phẩm cận lao động lao động nhân với giá của sản phẩm cuối cùng). Mặt khác, tổng mức tiền lương quyết định tổng cầu về hàng hóa và dịch vụ cần thiết phải sản xuất ra cũng như giá cả của nó. Do đó, tăng các mức tiền lương phải dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động (sản phẩm cận biên). Việc tăng năng suất lao động luôn dẫn đến sự tái phân bố lao động. 16
- Theo quy luật thị trường, lao động sẽ di chuyển và tái phân bố theo các ngành, khu vực và vùng có năng suất lao động cao hơn để nhận được các mức tiền lương cao hơn. 1.1.2.5 Tạo điều kiện phát triển nguồn nhân lực: Phát triển nguồn nhân lực trong kinh tế thị trường phản ánh trình độ phát triển cao của nền kinh tế. Phát triển nguồn nhân lực là tạo cơ hội và năng lực cho mọi người lao động trong phát triển, trở thành vốn nhân lực. Theo các nhà kinh tế, vốn nhân lực là toàn bộ trình độ chuyên môn kỹ thuật mà một người lao động có được do được đào tạo và tích lũy trong cuộc sống, trong làm việc, là kết quả đầu tư trong quá khứ với mục đích tạo ra thu nhập trong tương lai. Theo lý thuyết về hoàn trả tiền lương trong đào tạo dựa trên cơ sở vốn con người, vốn nhân lực thì trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động càng cao, càng có khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động và có cơ hội việc làm giá trị cao, làm việc có năng suất cận biên và hiệu quả lao động cao hơn, do đó, sẽ có mức tiền lương cao hơn. Chính vì vậy, tiền lương được trả đúng với giá trị lao động, phụ thuộc vào năng suất lao động cá nhân và kết quả đầu ra của sản xuất sẽ trở thành động lực thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực. 1.1.2.6 Chức năng xã hội của tiền lương: Trong kinh tế thị trường, chức năng xã hội của tiền lương thể hiện rất rõ ở mức tiền lương tối thiểu đủ sống cho bản thân và gia đình người lao động. Đó là mức sàn thấp nhất đảm bảo duy trì cuộc sống của bản thân người lao động và gia đình với tư cách là một con người khi làm công việc giản đơn, trong điều kiện lao động bình thường. Tiền lương còn có chức năng xã hội rất lớn khi chính sách tiền lương được đặt trong tổng thể chính sách việc làm và giải quyết vấn đề thất nghiệp. Trong kinh tế thị trường, cạnh trạnh việc làm là rất quyết liệt và phụ thuộc vào quan hệ cung – cầu lao động trên thị trường lao động. Một mức tiền 17
- lương linh hoạt và theo mô hình hướng cầu sẽ tạo cơ hội việc làm cho nhiều người với giá tiền lương đang thịnh hành và góp phần giảm thất nghiệp. Với chức năng này, tiền lương được coi là một trong các giải pháp kích cầu để giải bài toán xã hội về việc làm và thất nghiệp, nhất là trong một thị trường lao động không hoàn hảo (thị trường dư thừa lao động). Hơn nữa, xét về mặt xã hội, một mặt tiền lương thuộc quan hệ lao động. Cùng với việc kích thích, không ngừng nâng cao năng suất lao động, tiền lương là yếu tố kích thích xây dựng và phát triển, hoàn thiện quan hệ lao động hài hòa, đồng thuận giữa các bên và vì lợi ích phát triển chung thông qua đối thoại, thương lượng và thỏa thuận tiền lương giữa các bên. Mặt khác, việc gắn tiền lương với năng suất lao động và hiệu quả kinh tế sẽ thúc đẩy mối quan hệ hợp tác, cải thiện năng lực làm việc theo nhóm, trong môi trường đa văn hóa, đa tôn giáo…, tạo tiền đề cho sự phát triển toàn diện con người và thúc đẩy xã hội phát triển theo hướng tiến bộ, dân chủ, công bằng và văn minh hơn. 1.2.3 Các yếu tố ảnh hƣởng đến tiền lƣơng Như đã phân tích ở trên, tiền lương phụ thuộc vào quan hệ cung - cầu lao động trên thị trường lao động và tiền lương tối thiểu. Vì vậy những yếu tố ảnh hưởng đến tiền lương chính là cung, cầu lao động và tiền lương tối thiểu. 1.2.3.1 Cung lao động Cung lao động là lượng lao động mà người làm thuê có thể chấp nhận được ở mỗi mức giá (tiền lương) nhất định. Ở mỗi mức giá có một lượng cung nhất định. Cung lao động tỷ lệ thuận với giá cả. Khi giá tăng thì lượng cung lao động sẽ tăng và ngược lại. Cung trên thị trường lao động phụ thuộc vào tổng số lao động có thể cung cấp, hay cụ thể hơn phụ thuộc vào quy mô dân số, tỷ lệ tham gia vào lực lượng lao động, độ dài thời gian làm việc và chất lượng của lực lượng lao động. 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1461 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 844 | 193
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 597 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 556 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 404 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 450 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 401 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 342 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 350 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 225 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 236 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 232 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 224 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 185 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 254 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn