Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mô hình dự báo giá vàng Việt Nam
lượt xem 11
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là xác định mô hình dự báo giá vàng Việt Nam dựa trên dữ liệu giá vàng từ năm 2008 đến tháng 07/2011. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung luận văn này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mô hình dự báo giá vàng Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---------- THÁI THỊ HẠNH NHI MÔ HÌNH DỰ BÁO GIÁ VÀNG VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN MÃ SỐ : 60.31.05 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS NGUYỄN TRỌNG HOÀI TP. Hồ Chí Minh - Năm 2011
- LỜI CAM ĐOAN ---------- − Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. − Các số liệu, kết quả được nêu trong Luận văn là hoàn toàn trung thực, được trích dẫn và có kế thừa, phát triển từ các tài liệu, tạp chí, công trình nghiên cứu đã được công bố và các nguồn từ internet. − Luận văn được hoàn thành với mong muốn xây dựng mô hình dự báo giá vàng trong nước có thể được sử dụng trong thực tế, góp phần hỗ trợ nhà đầu tư ra quyết định đầu tư. Tuy nhiên, việc hoàn thành luận văn không thể tránh khỏi sự thiếu sót, rất mong nhận được góp ý, đóng góp của Quý thầy cô, các bạn và các anh chị đồng nghiệp có quan tâm đến đề tài này. Xin chân thành cám ơn TP.HCM, tháng 12 năm 2011 Tác giả luận văn Thái Thị Hạnh Nhi Học viên cao học khoá 18 Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
- MỤC LỤC Lời cam đoan Mục lục Danh mục các bảng, các hình vẽ và đồ thị Lời mở đầu I. Tính cần thiết của đề tài II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu III. Mục tiêu nghiên cứu IV. Phương pháp nghiên cứu Các chương: CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ SỰ HÌNH THÀNH CỦA GIÁ VÀNG. 1 1.1. Các khái niệm liên quan đến giá vàng ..................................................... 1 1.1.1. Vai trò của vàng ................................................................................... 1 1.1.2. Đơn vị đo lường và cách niêm yết giá vàng ......................................... 2 1.1.3. Lý thuyết cung cầu thị trường .............................................................. 3 Cầu thị trường ..................................................................................... 3 Cung thị trường................................................................................... 4 1.2. Nghiên cứu có liên quan đến giá vàng ..................................................... 5 1.3. Khung phân tích ....................................................................................... 7 1.4. Các mô hình nghiên cứu........................................................................... 8 1.4.1. Mô hình hồi quy bội............................................................................. 8 1.4.2. Mô hình ARIMA ............................................................................... 10 1.4.3. Mô hình ARCH, GARCH và TGARCH: ........................................... 13 1.5. Tóm tắt phần 1.4 .................................................................................... 14 CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG GIÁ VÀNG VÀ CÁC NHÂN TỐ
- TÁC ĐỘNG ......................................................................................................... 15 2.1. Tình hình biến động giá vàng từ đầu năm 2008 đến tháng 07/2011..... 15 2.1.1. Biến động theo tỷ giá VND/USD ....................................................... 15 2.1.2. Biến động theo giá vàng thế giới ........................................................ 20 2.1.3. Biến động do tác động của chính sách nhà nước ban hành ................. 26 2.1.4. Biến động do mùa .............................................................................. 30 2.2. Các nhân tố tác động đến giá vàng trong nước ..................................... 32 2.2.1. Giá vàng thế giới ............................................................................... 32 2.2.2. Tỷ giá VND/USD .............................................................................. 33 2.2.3. Giá dầu .............................................................................................. 34 2.2.4. Sự kỳ vọng và hành vi của nhà đầu tư ................................................ 36 2.3. Tóm tắt chương ...................................................................................... 37 CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG MÔ HÌNH DỰ BÁO GIÁ VÀ KIỂM ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN GIÁ VÀNG VIỆT NAM .................................... 38 3.1. Mô tả dữ liệu ............................................................................................. 38 3.2. Kiểm định các nhân tố tác động đến giá vàng ......................................... 38 3.2.1. Kiểm định tác động của giá vàng thế giới, giá dầu và tỷ giá .................. 38 3.2.2. Kiểm định tác động của giá vàng trong nước trong quá khứ ................. 48 3.3. Xác định mô hình dự báo giá vàng ........................................................... 51 3.3.1. Mô hình hồi quy bội ............................................................................. 51 3.3.2. Mô hình ARIMA .................................................................................. 52 3.3.3. Mô hình hồi quy bội với tất cả các nhân tố đã chọn .............................. 53 3.3.4. Mô hình ARCH .................................................................................... 55 3.3.5. Mô hình GARCH ................................................................................. 58 3.3.6. Mô hình TGARCH ............................................................................... 60 3.4. Lựa chọn mô hình và kết quả dự báo....................................................... 60 3.4.1. Lựa chọn mô hình dự báo ..................................................................... 60 3.4.2. Kết quả dự báo ..................................................................................... 62 3.5. Tóm tắt chương ......................................................................................... 63
- Kết luận I. Kết quả nghiên cứu II. Ứng dụng của kết quả nghiên cứu III. Hạn chế của nghiên cứu IV. Gợi ý chính sách Tài liệu tham khảo Phụ lục
- DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH VẼ Hình 3.1: Biểu đồ thể hiện mối liên hệ giữa giá vàng giá vàng trong nước, tỷ giá và giá vàng thế giới năm 2008 ................................................................... Trang 16 Hình 3.2: Biểu đồ thể hiện mối liên hệ giữa giá vàng giá vàng trong nước, tỷ giá và giá vàng thế giới tháng 3 và tháng 4 năm 2009........................................ Trang 19 Hình 3.3: Biểu đồ thể hiện mối liên hệ giữa giá vàng giá vàng trong nước, tỷ giá và giá vàng thế giới cuối năm 2009 ............................................................. Trang 20 Hình 3.4: Biểu đồ thể hiện biến động của giá vàng trong nước và giá vàng thế giới năm 2008 .................................................................................................... Trang 21 Hình 3.5: Biểu đồ thể hiện biến động của giá vàng trong nước và giá vàng thế giới năm 2009 .................................................................................................... Trang 23 Hình 3.6: Biểu đồ thể hiện biến động của giá vàng trong nước và giá vàng thế giới năm 2010 .................................................................................................... Trang 24 Hình 3.7: Biểu đồ thể hiện biến động của giá vàng trong nước và giá vàng thế giới năm 2011 .................................................................................................... Trang 26 Hình 3.8: Biểu đồ thể hiện biến động của giá vàng trong nước và giá vàng thế giới tháng 3 và tháng 4 năm 2011 ............................................................. Trang 27 Hình 3.9: Biểu đồ thể hiện biến động của giá vàng trong nước và giá vàng thế giới cuối năm 2010 ............................................................................................ Trang 29 Hình 3.10: Biểu đồ thể hiện sự biến động theo mùa của giá vàng trong nước và giá vàng thế giới ...................................................................................... Trang 31 Hình 3.11: Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới từ năm 2008 đến tháng 07/2011 ......................................................... Trang 33 Hình 3.12: Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa giá vàng trong nước và tỷ giá VND/USD từ năm 2008 đến tháng 07/2011 ......................................................... Trang 34 Hình 3.13: Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa giá vàng trong nước và giá dầu từ năm
- 2008 đến tháng 07/2011 ..................................................................... Trang 35 Bảng 4.1: Ký hiệu, đơn vị và nguồn dữ liệu của các biến trong mô hình........... Trang 38 Bảng 4.2: Bảng hệ số tương quan giữa các nhân tố ............................................ Trang 39 Bảng 4.3: Kết quả hồi quy bội P_VN theo P_TG, P_O và TG........................... Trang 39 Hình 4.1: Giản đồ tự tương quan của P_VN ....................................................... Trang 42 Hình 4.2: Giá vàng trong nước sau khi lấy sai phân bậc hai .............................. Trang 44 Hình 4.3: Giản đồ tự tương quan của Sai phân bậc 2 giá vàng trong nước ........ Trang 45 Bảng 4.4: Kết quả ước lượng theo các biến trễ ................................................... Trang 49 Bảng 4.5: Kết quả hồi quy bội của DP_VN2 theo DP_TG2 và DTG2 .............. Trang 51 Bảng 4.6: Mô hình ARIMA ................................................................................ Trang 52 Bảng 4.7: Kết quả ước lượng DP_VN2 theo DP_TG2, TG2 và các biến trễ ..... Trang 54 Bảng 4.8: Kết quả ước lượng theo mô hình ARCH(1) ....................................... Trang 56 Bảng 4.9: Kết quả ước lượng theo mô hình GARCH(1,1) ................................. Trang 58 Bảng 4.10: Kết quả ước lượng theo mô hình TGARCH(1,1) ............................. Trang 60 Bảng 4.11: Bảng so sánh của các mô hình ước lượng ........................................ Trang 61 Bảng 4.12: Kết quả dự báo .................................................................................. Trang 62 Hình 4.4: Đồ thị thể hiện giá trị thực tế và giá trị dự báo ................................... Trang 63
- LỜI MỞ ĐẦU I. Tính cần thiết của đề tài: Theo quan niệm từ xưa của người Việt Nam, vàng là tài sản quý giá, cất giữ vàng “chỉ có lời và không sợ lỗ” với một phép so sánh thật “bình dân” như: Theo báo Sài Gòn Giải Phóng (2004, 2005), giá một chỉ vàng cuối năm 2004 là 832.000 đồng, năm 2005 là 948.000 đồng và theo số liệu công bố của ACB (2008, 2009, 2010), giá vàng cuối năm 2008 là 1.785.000 đồng, năm 2009 là 2.656.000 đồng, năm 2010 là 3.604.000 đồng trên một chỉ vàng. Bên cạnh đó, cất giữ vàng khiến người dân an tâm hơn bởi tính bền vững theo thời gian cả (từ thế kỷ này sang thế kỷ khác, từ chế độ này sang chế độ khác – vàng vẫn luôn là vàng) về giá trị (theo thực tế có xu hướng tăng theo thời gian) lẫn vật chất (kim loại, khó bị phá hủy); dễ dàng đổi thành tiền khi chi tiêu hoặc để làm chuẩn khi tiến hành mua bán các tài sản lớn cụ thể là nhà cửa, đất đai, … Và thực tế hiện nay, không ít các nhà đầu tư đều dành ra một khoản trong danh mục đầu tư của mình để đầu tư vào thị trường vàng với các lý do sau: - Vàng có tính thanh khoản cao, có thể chuyển đổi thành tiền một cách nhanh chóng. - Vàng là một công cụ đầu tư chống lạm phát hiệu quả: trường hợp chỉ số lạm phát quá cao, đồng tiền trong nước mất giá, các loại hình đầu tư khác không đủ tạo lòng tin ở nhà đầu tư thì vàng sẽ là công cụ giữ được giá trị tốt nhất. - Trường hợp tình hình chính trị bất ổn, vàng là loại tài sản tích trữ tin cậy duy nhất bởi giá trị đồng tiền có thể thay đổi theo diễn biến chính trị, trong khi vàng luôn giữ được giá trị của mình dưới bất kì hoàn cảnh nào. - Do việc dự trữ vàng ngày càng tăng của ngân hàng Trung ương các quốc gia trên thế giới: tại nhiều quốc gia trên thế giới, các ngân hàng trung ương đã và đang đưa vàng vào danh mục dự trữ của mình thay thế một
- phần cho việc dự trữ đô la Mỹ truyền thống trước đây. - Do việc khai thác vàng ngày càng hạn chế bởi số lượng vàng trong các mỏ vàng ngày càng giảm khiến giá vàng luôn đi theo chiều hướng tăng dài hạn. Tuy nhiên, do chi phi cơ hội để các nhà đầu tư khi nắm giữ vàng không phải là nhỏ. Do đó, tương tự như các loại hình đầu tư khác, các nhà đầu tư cần mua vào tại thời điểm giá vàng thấp và bán ra tại thời điểm giá vàng cao nhằm tìm kiếm lợi nhuận: - Nếu nắm bắt đúng thời cơ, lợi nhuận sẽ thuộc về các nhà đầu tư đã ra quyết định đúng đắn này. - Ngược lại, nếu chọn lựa thời điểm sai lầm, các nhà đầu tư sẽ phải gánh chịu lỗ và khoản lỗ này có thể sẽ khá lớn do biên độ dao động vàng là không có giới hạn (lý do không giới hạn có thể là: vàng không chịu sự chi phí của bất cứ chính quyền nào, như chứng khoán thì biên độ +5, ngoại tệ +1, ...) Do đó, các nhà đầu tư thường do dự khi đưa ra quyết định do sự biến động khó lường của giá vàng. Tác giả mong muốn xác định được "Mô hình dự báo giá vàng" nhằm hỗ trợ cho việc ra quyết định đầu tư vào loại kim loại quý này. II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Giá vàng Việt Nam – giá vàng trong nước có mối liên hệ mật thiết với giá vàng Thế giới do phần lớn vàng kinh doanh trên thị trường chủ yếu là từ nhập khẩu nên giá cả trong nước luôn chịu sự chi phối của biến động giá vàng thế giới. Tuy nhiên, có một số thời điểm, giá vàng trong nước lại không theo giá thế giới. Từ đó tác giả xác định: - Đối tượng là biến động của giá vàng trong nước - Phạm vi nghiên cứu: Giá vàng Việt Nam từ năm 2008 đến tháng 07/2011. III. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của bài viết là : Xác định mô hình dự báo giá vàng Việt Nam dựa trên dữ liệu giá vàng từ năm 2008 đến tháng 07/2011.
- Để xác định được mô hình dự báo phù hợp, bài viết cần giải quyết các câu hỏi sau: - Tình hình biến động giá vàng trong giai đoạn 2008 – 2011 chịu tác động của các nhân tố nào trong thực tế? - Các nhân tố nào tác động thực sự có ý nghĩa đến giá vàng trong nước? - Mô hình nào là mô hình tốt nhất dự báo giá vàng trong nước? IV. Phương pháp nghiên cứu: Bài viết áp dụng các phương pháp sau: - Phương pháp thống kê – mô tả: thu thập các dữ liệu trong quá khứ từ năm 2008 đến tháng 07/2011. Từ đó, dùng phương pháp thống kê – mô tả nhằm xác định các đặc điểm về xu hướng và xu thế biến động của giá vàng thế giới cũng như giá vàng trong nước. - Phương pháp phân tích kinh tế lượng: • Phương pháp dự báo chuỗi thời gian (cụ thể là mô hình ARIMA, và một số các mô hình khác có liên quan: các mô hình này được cho là phương pháp chủ yếu, được sử dụng khá phổ biến trong việc dự báo các biến có độ nhạy cao như lãi suất, chứng khoán, giá dầu, …) • Phương pháp hồi quy bội: nhằm xác định các yếu tố thực sự tác động đến sự thay đổi của giá vàng.
- CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ SỰ HÌNH THÀNH CỦA GIÁ VÀNG 1.1. Các khái niệm liên quan đến giá vàng 1.1.1. Vai trò của vàng Vàng là kim loại quý trong ngành trang sức, điêu khắc và trang trí kể từ khi được xuất hiện trong lịch sử. Nó xuất hiện dưới dạng quặng vàng hoặc dạng hạt nằm trong đá, mạch và mỏ sa khoáng và là một trong những kim loại được đúc tiền và hình thành nên cơ sở cho hệ thống bản vị vàng Bretton Woods trước khi nó sụp đổ vào năm 1971. Cho đến nay, vàng vẫn là kim loại duy nhất được con người sử dụng lâu dài từ thời tiền sử đến nay, có 2 vai trò cụ thể: Thứ nhất: Vàng đóng vai trò là nguyên liệu để sản xuất thành hàng hóa, được mua – bán và có giá trị sử dụng. Là kim loại dễ dát mỏng và dễ uốn nhất được biết : chỉ 1 gram vàng có thể dát mỏng thành 1 tấm 1m2, hoặc 1 ounce vàng có thể dát mỏng đến 300 feet vuông. Có tính dẫn nhiệt, dẫn điện tốt và phản ánh tia hồng ngoại rất mạnh. Không bị ảnh hưởng bởi không khí, hơi ẩm và thuốc thử ăn mòn mạnh nhất, ngoại trừ một số chất đặc biệt như thủy ngân, … Vàng tạo ra hợp chất với nhiều kim loại khác. Các hợp chất này được tạo ra để đảm bảo độ cứng và các đặc tính luyện kim khác, để kiểm soát điểm tan chảy hoặc để tạo ra màu sắc đẹp Vàng nguyên chất có màu vàng nhạt sáng đẹp. Do những lý do đó mà vàng rát được ưa chuộng và rất phù hợp được sử dụng để làm trang sức và được sử dụng trong nhiều ngành hiện đại như nha khoa và điện tử. Nguồn: Wikipedia, 2011 Thứ hai: Vàng đóng vai trò là một loại tiền tệ đặc biệt với đầy đủ các chức năng của tiền: Thước đo giá trị, phương tiện lưu thông, phương tiện thanh toán, 1
- phương tiện cất trữ và tiền tệ quốc tế. 1.1.2. Đơn vị đo lường và cách niêm yết giá vàng Trên thị trường thế giới, vàng thường được tính theo đơn vị là ounce hay troy ounce. 1 ounce tương đương 31.103476 gram. Thường được niêm yết như sau: o Đơn vị yết giá (thông thường): USD/ounce o 1 ounce = 1 troy ounce = 0.83 lượng o 1 lượng = 1.20556 ounce Trong ngành kim hoàn ở Việt Nam, khối lượng của vàng được tính theo đơn vị là cây (lượng hay lạng) hoặc là chỉ. Một cây vàng nặng 37,50 gram. Một chỉ bằng 1/10 cây vàng. Được niêm yết như sau: o Đơn vị yết giá: VND/lượng o Công thức quy đổi giá vàng từ đơn vị tính USD/Oz thành đơn vị tính VND/lượng: PVN= (PTG+ phí vận chuyển ) * 1.20556 * (1 + Thuế NK) * Tỷ giá + phí gia công. PVN : Giá vàng thành phẩm khi nhập khẩu về Việt Nam (VND/lượng) PTG : Giá vàng thế giới (USD/oz) Phí vận chuyển : Phí vận chuyển về đến Việt Nam (USD/oz) Tỷ giá : Tỷ giá quy đổi giữa USD và VND Thuế NK : Thuế nhập khẩu vàng do chính phủ Việt Nam quy định (%) Phí gia công : Phí gia công vàng nguyên liệu thành vàng thành phẩm (VND/lượng) Nguồn: ACB, 2008 Đây là công thức đơn giản để quy đổi giá vàng tính theo USD/oz thành giá vàng tính theo đồng/lượng, điều nảy cho thấy: giá vàng trong nước dao động và chịu ảnh hưởng bởi giá vàng thế giới. Tuy nhiên, công thức trên chỉ tính đến giá vàng thế giới có tác động đến giá vàng trong nước mà chưa tính đến cung cầu của thị trường vàng trong nước và một số yếu tố chi phối khác nên công thức trên chỉ có thể dùng để tính giá vàng quy đổi 2
- – một cách tính để hỗ trợ cho việc tính toán giá vàng trong nước dựa theo giá vàng thế giới. 1.1.3. Lý thuyết cung cầu thị trường: Lê Bảo Lâm (2010) diễn giải mô hình thị trường như sau: Người tiêu dùng có nhu cầu mua sắm các hàng hóa và dịch vụ cụ thể. Các công ty kinh doanh đáp ứng bằng cách sản xuất những hàng hóa và dịch vụ mà người tiêu thụ cần. Những số lượng mà tất cả những người tiêu thụ muốn mua và có khả năng mua ở các mức giá khác nhau, tạo nên cầu thị trường. Những số lượng mà tất cả các công ty kinh doanh muốn bán và có khả năng bán ở các mức giá khác nhau tạo nên cung thị trường. Sự kết hợp giữa cung và cầu thị trường đối với một hàng hóa hay dịch vụ cụ thể, hình thành nên một mô hình thị trường. Cầu thị trường: Biểu thị số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn sàng mua với các mức giá khác nhau tại một thời điểm xác định và trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Một số yếu tố có thể tạo nên sự thay đổi cầu thị trường: - Thu nhập: Thu nhập là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến các quyết định của những người tiêu dùng. Tùy theo tính chất hàng hóa, hành vi tiêu dùng được phân biệt như sau: • Hàng hoá thông thường là các loại hàng hóa khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên thì cầu về hàng hoá cũng sẽ tăng. • Hàng hoá thứ cấp: là các loại hàng hóa khi thu nhập tăng lên người tiêu dùng không muốn tiếp tục sử dụng làm cho cầu về hàng hóa bị sụt giảm. - Sở thích: phản ánh thái độ của người tiêu dùng đối với hàng hóa. Khi một hàng hoá được người tiêu dùng ưa chuộng hơn trước, cầu về nó trên thị trường sẽ tăng lên và ngược lại. - Giá cả của các hàng hoá khác có liên quan: được coi là một yếu tố nằm trong cụm từ “các yếu tố khác không đổi”. Khi loại giá cả này thay đổi, đường cầu 3
- về hàng hoá mà ta đang phân tích sẽ thay đổi và dịch chuyển tùy theo phân loại sau: • Hàng hóa thay thế: bao gồm các loại hàng hóa khi giá của hàng hóa này tăng lên sẽ làm giảm lượng cầu của nó và dẫn đến tăng lượng cầu của hàng hóa kia và ngược lại. • Hàng hóa bổ sung: bao gồm các loại hàng hóa khi giá của hàng hóa này tăng lên sẽ làm tăng lượng cầu của nó và đồng thời thúc đẩy làm cho lượng cầu của hàng hóa kia cũng tăng theo và ngược lại. - Giá kỳ vọng: Khi mức giá kỳ vọng thay đổi, cầu về hàng hoá hay lượng cầu của người tiêu dùng ở mỗi mức giá hiện hành sẽ thay đổi. Khi những người tiêu dùng kỳ vọng rằng giá hàng hoá sẽ còn gia tăng mạnh trong tương lai, họ sẽ cố gắng đi mua hàng ngay từ hôm nay nhằm có thể mua được nhiều hàng hoá hơn trong lúc giá của nó còn thấp khiến cho cầu về hàng hóa tăng và ngược lại. - Quy mô tiêu thụ của thị trường: đường cầu thị trường được hình thành trên cơ sở tổng hợp các đường cầu cá nhân. Do đó, càng có nhiều người tiêu dùng cá nhân tham gia vào thị trường, khi các yếu tố khác là không thay đổi thì cầu thị trường của loại hàng hoá càng cao. Cung thị trường Biểu thị số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người sản xuất sẵn sàng bán với các mức giá khác nhau tại một thời điểm xác định và trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Một số yếu tố có thể tạo nên sự thay đổi cung: - Chi phí sản xuất: Ẩn sau mỗi đường cung là chi phí sản xuất để tạo ra hàng hoá ở mỗi điểm sản lượng. Khi chi phí sản xuất tăng, nhà sản xuất buộc phải so sánh giữa chi phí và lợi ích khi quyết định số lượng hàng hoá cần sản xuất. Khi chi phí sản xuất tăng, nhà sản xuất thường có khuyên hướng điều chỉnh giảm lượng cung hàng hóa và ngược lại. - Trình độ công nghệ: Những thay đổi về công nghệ và kỹ thuật sản xuất luôn 4
- tác động mạnh đến chi phí sản xuất của một loại hàng hoá. Trong quá trình phát triển, con người luôn luôn tìm tòi, sáng tạo và đưa ra các phương pháp giúp nâng cao năng suất, tiết kiệm chi phí đầu vào để tạo ra lợi nhuận tốt nhất. Do đó, khi có tiến bộ trong khoa học, công nghệ, chi phí sản xuất giảm, khuyến khích nhà sản xuất tăng sản lượng khiến lượng cung tăng. - Chính sách nhà nước: Chính sách của nhà nước có ảnh hưởng to lớn đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Bằng chính sách của mình, nhà nước có thể điều chỉnh hành vi và tác động đến các điều kiện sản xuất của các doanh nghiệp. Khi mà các doanh nghiệp có thể tiến hành sản xuất trong những môi trường dễ dàng hay thuận lợi hơn, chi phí sản xuất của chúng thường hạ và cung về hàng hoá sẽ tăng. Ngược lại, những quy định chính sách khiến cho các quá trình sản xuất trở nên tốn kém hơn, ít thuận lợi hơn, chi phí sản xuất của các doanh nghiệp sẽ tăng lên và cung về hàng hoá sẽ giảm. Tác động trực tiếp đến chi phí sản xuất của các doanh nghiệp là chính sách thuế của nhà nước. Khi nhà nước tăng thuế đánh vào một loại hàng hoá, chi phí toàn bộ của việc sản xuất hàng hoá tăng theo. Cung về hàng hoá trong trường hợp này sẽ giảm và ngược lại. Ngoài chính sách thuế, hạn ngạch và các quy định khác nhau của nhà nước về tiêu chuẩn môi trường, tiêu chuẩn an toàn sản xuất và tiêu dùng, về thông tin sản phẩm v.v… đều ảnh hưởng đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp. 1.2. Nghiên cứu có liên quan đến giá vàng Theo Đặng Thị Tường Vân (2008) “Các giải pháp phát triển kinh doanh vàng tại Việt Nam" của tác giả với phương pháp phân tích, thống kê mô tả đã đưa ra các nhân tố tác động đến giá vàng như: cung vàng, cầu vàng, ảnh hưởng của giá dầu, chu kỳ lễ hội, tình hình kinh tế của các cường quốc như Mỹ và Châu Âu, lạm phát và ảnh hưởng của các chính sách tài chính – tiền tệ, … cùng với một số nhân tố tác động đặc trưng khiến cho giá vàng bị ảnh hưởng không tương ứng với giá vàng thế giới, … Kết luận từ mục 1.1 và 1.2: 5
- Liên hệ từ lý thuyết cung cầu thị trường và các yếu tố có thể làm thay đổi cung cầu đến sự hình thành giá vàng trong nước, tác giả đưa ra các nhân tố tác động đến giá vàng trong nước như sau: Về cầu vàng trong nước: Vàng vửa đóng vai trò là hàng hóa, vừa đóng vai trò là một loại tiền tệ đặc biệt nên nhu cầu vàng sẽ bao gồm: - Nhu cầu về trang sức: chịu ảnh hưởng của chất lượng đời sống và yếu tố mùa tương ứng với thu nhập, sở thích và quy mô tiêu thụ của thị trường: Khi thu nhập tăng, chất lượng đời sống khấm khá hơn, nhu cầu vàng nữ trang sẽ gia tăng nhằm đáp ứng sự thỏa mãn về đời sống tinh thần. Yếu tố mùa: khi đến mùa cưới hoặc các mùa lễ hội, mùa cưới, tết, … người tìm đến vàng cũng sẽ gia tăng làm cho nhu cầu vàng tăng vọt trong các dịp này. - Nhu cầu về đầu tư tương ứng với yếu tố giá cả hàng hóa có liên quan và giá kỳ vọng: trong thời đại công nghệ thông tin nhanh nhạy như hiện nay, các nhà đầu tư tỏ ra rất nhạy bén đối với các thông tin trên thị trường nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Dựa vào các thông tin này, nhà đầu tư có thể quyết định danh mục đầu tư của mình cũng như có quyết định có nên nắm giữ vàng hay không. Các thông tin này thường là các thông tin về tình hình chính trị, kinh tế - xã hội của các nền kinh tế lớn và của các nước có nguồn cung vàng chủ yếu trên thế giới, các thông tin về hành vi của các tổ chức ETFs như SDPR, IMF, … và dựa vào các dự báo của các chuyên gia để đưa ra dự báo tạm thời về giá vàng thế giới và trở thành một trong những căn cứ để xác định giá vàng có thể có trong tương lai. Về cung vàng trong nước: Nguồn cung vàng của Việt Nam phần lớn xuất phát từ nguồn nhập khẩu do sản lượng vàng trong nước không đủ để đáp ứng nhu cầu của người dân. Do vậy, giá vàng nhập khẩu chiếm phần lớn trong chi phí, ảnh hưởng đến việc hình thành giá vàng trong nước. 6
- Ngoài chi phí thu mua vàng thế giới, giá vàng trong nước còn được cộng thêm các chi phí khác như thuế nhập khẩu, phí vận chuyển, gia công như công thức: PVN= (PTG+ phí vận chuyển ) * 1.20556 * (1 + Thuế NK) * Tỷ giá + phí gia công. Vậy để xác định được giá vàng trong nước, về phía cung vàng, ta cần quan tâm đến các yếu tố như: giá vàng thế giới, tỷ giá VND/USD, hạn ngạch và thuế - một trong những công cụ chi phối thị trường vàng của nhà nước. Ngoài ra, dựa vào nghiên cứu của Đặng Thị Tường Vân (2008), tác giả đưa thêm yếu tố giá dầu vào khung phân tích. 1.3. Khung phân tích Từ các ý trên, các nhân tố tác động đến giá vàng trong nước có thể được phản ánh và lượng hóa thông qua hình vẽ sau: Dự trữ quốc gia Tình hình chính trị tại các nền kinh ETFs: SDPR, IMF, … tế lớn (Mỹ, Iran, … ) Nguy cơ bùng nổ chiến tranh… Giá vàng thế giới Sức khỏe nền kinh tế của Mỹ (lạm phát, thất nghiệp, lãi suất, …) Mùa lễ hội, lễ tết tại Trung Quốc, Sự lớn mạnh của các đồng tiền Ấn Độ, và các nước phương Tây, …..khác (đại diện là EUR) châu Á và các nước Hồi giáo. Kỳ vọng Giá vàng Biến động theo mùa Việt Nam Tỷ giá VND/USD Hạn ngạch, thuế NK Giá dầu Chi phối của nhà nước Nguồn: đề xuất của tác giả từ lược khảo lý thuyết 7
- 1.4. Các mô hình nghiên cứu 1.4.1. Mô hình hồi quy bội Theo Nguyễn Trọng Hoài (2009), phân tích hồi quy là một trong những công cụ vô cùng hữu ích để xác định mối quan hệ giữa các biến kinh tế, và dựa vào mối quan hệ đó mà chúng ta có thể suy luận được hành vi của một biến số nào đó khi đã có thông tin từ các biến số khác có liên quan. Mô hình hồi qui bội là mô hình trong đó biến phụ thuộc phụ thuộc vào ít nhất hai biến giải thích. Trong đó, biến phụ thuộc và biến độc lập phải có quan hệ với nhau. Từ mối quan hệ đó, mô hình hồi quy bội được sử dụng để xác định giá trị của biến phụ thuộc dựa vào giá trị đã có sẵn của các biến độc lập, được biểu diễn như sau: Yt = β1 + β 2 X 2t + β 3 X 3t + ... + β k X kt + ε t với t = 1, 2, 3, …, n [2.1] Trong đó, - Y : biến phụ thuộc - X2t, X3t, …, Xkt : các biến độc lập (biến giải thích) - β1 : hệ số cắt - β1, β2, …, βk : là các hệ số hồi qui riêng, cho biết mức độ ảnh hưởng của một biến độc lập lên biến phụ thuộc trong điều kiện các biến độc lập khác không đổi. Các hệ số hồi quy được xác định sao cho tổng bình phương phần dư là bé nhất (phương pháp OLS). Theo Gujarati (2003), phân tích hồi quy có thể giúp người phân tích: - Ước lượng giá trị trung bình của biến phụ thuộc khi cho trước giá trị một hay các biến giải thích - Kiểm định giả thiết về bản chất của sự phụ thuộc giữa biến độc lập và biến phụ thuộc. - Dự báo giá trị trung bình của biến phụ thuộc khi cho trước các giá trị của các biến giải thích - Dự báo tác động biên hoặc độ co dãn của một biến độc lập lên biến phụ thuộc thông qua hệ số hồi quy, 8
- Tiêu chí lựa chọn mô hình: Tiêu chí thường xuyên được sử dụng là hệ số xác định R2 – đo lường mức độ phù hợp của hàm hồi quy, nghĩa là, nó cho biết tỷ lệ phần trăm tổng biến thiên của biến phụ thuộc Y được giải thích bởi biến giải thích X. Tuy nhiên, R2 chỉ nên sử dụng khi so sánh giữa các mô hình có: - Cùng các biến độc lập - Biến phụ thuộc phải ở dạng giống nhau trong khi biến độc lập có thể ở bất cứ dạng nào. Ngoài hệ số xác định R2, có một số tiêu chí khác cũng thường được áp dụng để đánh giá mức độ phù hợp và lựa chọn mô hình hồi quy như AIC, FPE, SBC, HQC (có sẵn trong kết quả hồi quy trong Eviews) Kiểm định giả thiết: - Kiểm định giả thiết về các hệ số hồi quy riêng, kiểm định giả thiết đồng thời: nhằm xác định các biến độc lập trong mô hình có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc hay không. - Để chắc chắn mô hình được lựa chọn là mô hình tốt thì ta cần cần phải kiểm tra và khắc phục các hiện tượng khiến cho các hệ số hồi quy, hệ số xác định không có ý nghĩa như: o Hiện tượng tự tương quan: theo Nguyễn Trọng Hoài (2009), tự tương quan thường xảy ra trong khung phân tích chuỗi thời gian. Khi dữ liệu được thu thập theo thứ tự thời, thì hàng nhiễu ở gia đoạn này có thể ảnh hưởng đến hạng nhiễu ở giai đoạn kế tiếp (hoặc một số giai đoạn kế tiếp nhau). Để phát hiện hiện tượng tự tương quan, một trong các kiểm định có thể sử dụng là kiểm định LM của Breusch-Godfrey với giả thiết H0: không có tự tương quan. o Sai dạng mô hình: có 3 trường hợp hay gặp phải trong thực tế là bỏ sót hoặc thừa biến giải thích quan trọng, sử dụng sai dạng hàm, sai sót trong việc đo lường. Một trong các kiểm định sai dạng mô hình là kiểm định phân phối chuẩn phần dư. Kiểm định phân phối chuẩn của 9
- phần dư là một công cụ có ý nghĩa quan trọng trong phân tích hồi quy và dự báo. Phần dư không có phân phối chuẩn là một thông tin quan trọng cho biết mô hình hồi quy chưa tốt do có thể bị các lỗi như bỏ sót biến quan trọng, sai dạng hàm, phương sai thay đổi, tự tương quan, ... và làm cho các thống kê suy luận của mô hình không còn giá trị. Để xác định phần dư có phân phối chuẩn hay không, chúng ta sử dụng đồ thị tần suất của phần dư và thống kê JB của Jarque-Berra với giả thiết Ho: phần dư có phân phối chuẩn. o Hiện tượng phương sai thay đổi: đây là vấn đề đã được nhiều nhà kinh tế lượng tài chính quan tâm nghiên cứu từ thập niên 1970. Theo Nguyễn Trọng Hoài (2009), phân tích kinh tế lượng cổ điển đều giả định phương sai của sai số là không đổi theo thời gian. Tuy nhiên, các chuỗi dữ liệu về tài chính và kinh tế lượng thường có xu hướng dao động cao vào một số giai đoạn theo sau một số giai đoạn tương đối ít biến động. Trong tài chính, người ta cho rằng có sự dao động như vậy là do bất kỳ một chuỗi thời gian nào đều chịu ảnh hưởng ít nhiều của tin tức tốt và xấu có liên quan và các nhà đầu tư trên thị trường đều ứng xử theo kiểu hành vi đám đông. Cho nên, giả định phương sai không đổi theo thời gian thường không còn phù hợp đối với dữ liệu chuỗi theo thời gian. Vấn đề phương sai sẽ được nhắc lại trong phần các mô hình ARCH. 1.4.2. Mô hình ARIMA a. Giới thiệu mô hình ARIMA: Năm 1976 George Box và Gwilym Jenkins là những người đầu tiên giới thiệu các mô hình ARIMA (Autoregressive Integrated Moving Average - Tự hồi qui tích hợp Trung bình trượt) nhằm khai thác các thông tin sẵn có tích hợp trong bản thân một biến số để tìm hiểu sự biến thiên của biến số đó. Mô hình ARIMA là phương pháp dự báo chuỗi thời gian được sử dụng khá phổ biến trong việc dự báo các chỉ số kinh tế có độ nhạy cao như lãi suất, giá vàng, chỉ số chứng khoán, … 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 346 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 8 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 17 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 23 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 18 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 10 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 3 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 9 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn