intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích mối quan hệ giữa giá vàng và lạm phát tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:123

28
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề cơ bản của vàng, giá vàng và lạm phát, đi sâu phân tích, kiểm định mối quan hệ giữa giá vàng và lạm phát tại Việt Nam, từ đó đề ra một số giải pháp nhằm ổn định giá vàng nhằm giải pháp kiềm chế lạm phát tại Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích mối quan hệ giữa giá vàng và lạm phát tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH LÊ THỊ THU HỒNG PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA GIÁ VÀNG VÀ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2013
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sỹ Kinh tế với đề tài “Phân tích mối quan hệ giữa giá vàng và lạm phát tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu của tôi, dưới sự hướng dẫn của TS. Thân Thị Thu Thủy. Các tài liệu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy và được xử lý khách quan, trung thực. Thành phố, Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 10 năm 2013 Học viên thực hiện Lê Thị Thu Hồng
  3. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................2 5. Kết cấu của đề tài................................................................................................2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA GIÁ VÀNG VÀ LẠM PHÁT TRONG NỀN KINH TẾ ................................................ 4 1.1 Tổng quan về giá vàng .....................................................................................4 1.1.1 Giới thiệu về kim loại vàng ...........................................................................4 1.1.1.1 Kim loại vàng .............................................................................................4 1.1.1.2 Ứng dụng của vàng ......................................................................................4 1.1.1.3 Vai trò của vàng trong nền kinh tế .............................................................6 1.1.1.4 Các hình thức kinh doanh vàng ..................................................................6 1.1.2 Giá vàng .........................................................................................................7 1.1.2.1 Cách tính giá vàng .......................................................................................7 1.1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng ..........................................................9 1.2 Tổng quan về lạm phát ....................................................................................13 1.2.1 Khái niệm về lạm phát ..................................................................................13 1.2.2 Phân loại lạm phát .......................................................................................14 1.2.3 Nguyên nhân gây ra lạm phát .......................................................................16 1.2.3.1. Lạm phát do chi phí đẩy ...........................................................................16
  4. 1.2.3.2. Lạm phát do cầu kéo.................................................................................17 1.2.3.3. Lạm phát tiền tệ ........................................................................................18 1.2.3.4. Lạm phát do mất cân đối cơ cấu kinh tế ...................................................18 1.2.4. Đo lường lạm phát .......................................................................................18 1.2.4.1. Đo lường lạm phát trên thế giới ...............................................................18 1.2.4.2. Đo lường lạm phát của Việt Nam ............................................................19 1.2.5. Tác động của lạm phát đến nền kinh tế .......................................................19 1.2.5.1. Tác động tích cực của lạm phát ...............................................................20 1.2.5.2. Tác động tiêu cực của lạm phát ...............................................................20 1.2.6. Kiềm chế lạm phát .......................................................................................21 1.3 Phân tích mối quan hệ giữa giá vàng và lạm phát trong nền kinh tế...............23 1.3.1 Giá vàng tác động đến lạm phát ...................................................................23 1.3.2 Lạm phát tác động đến giá vàng ...................................................................24 1.4 Sự cần thiết phải nghiên cứu mối quan hệ giữa giá vàng và lạm phát trong nền kinh tế ............................................................................................................25 1.5 Các nghiên cứu về giá vàng và lạm phát trong nền kinh tế trên thế giới. .......25 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .....................................................................................27 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA GIÁ VÀNG VÀ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM................................................................... 28 2.1 Thực trạng về biến động giá vàng tại Việt Nam .............................................28 2.1.1 Thực trạng biến động giá vàng tại Việt Nam giai đoạn từ năm 2000 đến 2006 ...............................................................................................................28 2.1.2 Thực trạng biến động giá vàng tại Việt Nam giai đoạn từ năm 2007 đến 2012 ................................................................................................................30 2.2 Thực trạng lạm phát tại Việt Nam ...................................................................41 2.2.1 Thực trạng lạm phát tại Việt Nam giai đoạn từ năm 2000 đến 2006 ...........41 2.2.2 Thực trạng lạm phát tại Việt Nam giai đoạn từ năm 2007 đến 2012 ...........41 2.3 Phân tích mối quan hệ giữa giá vàng và lạm phát tại Việt Nam .....................49 2.3.1 Mô hình nghiên cứu .....................................................................................49 2.3.2 Dữ liệu nghiên cứu ......................................................................................55 2.3.3 Phân tích mối quan hệ giữa giá vàng và lạm phát tại Việt Nam .................55
  5. 2.3.3.1 Kiểm định sự tác động của tỷ giá USD/VND đến giá vàng và lạm phát ..55 2.3.3.2 Kiểm định mối quan hệ giữa giá vàng và lạm phát ...................................58 2.4 Đánh giá mối quan hệ giữa giá vàng và lạm phát ...........................................63 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ......................................................................................65 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ỔN ĐỊNH GIÁ VÀNG NHẰM KIỀM CHẾ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM................................................................... 66 3.1 Định hướng kiềm chế lạm phát tại Việt Nam ..................................................66 3.2 Giải pháp ổn định giá vàng nhằm kiềm chế lạm phát tại Việt Nam................70 3.2.1 Ổn định tâm lý người dân .............................................................................70 3.2.2 Dự trữ vàng hợp lý và huy động vàng trong dân .........................................72 3.2.3 Tăng cường sự quản lý của Ngân hàng nhà nước đối với thị trường vàng .73 3.2.4 Tiến tới tự do hóa thị trường vàng ...............................................................74 3.2.5 Thành lập trung tâm giao dịch vàng ............................................................75 3.3 Giải pháp hổ trợ ..............................................................................................78 3.3.1 Đối với Chính phủ ........................................................................................78 3.3.2 Đối với doanh nghiệp ...................................................................................81 3.4 Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của các nước .....................................81 3.4.1 Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của Trung Quốc ...............................81 3.4.2 Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của Ấn Độ ........................................86 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ......................................................................................90 KẾT LUẬN ..............................................................................................................91
  6. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CP : Chính phủ CPI : Chỉ số giá tiêu dùng CSTT : Chính sách tiền tệ DTBB : Dự trữ bắt buộc ETFs : Quỹ đầu tư tín thác FED : Federal Reserve System : Cục dự trữ liên bang của Mỹ FOMC : Ủy ban Thị trường mở Liên bang GDP : Tổng thu nhập quốc nội GDP: Tổng sản phẩm quốc nội IMF : Quỹ tiền tệ quốc tế MSCI : Các chỉ số chứng khoán cho các thị trường quốc gia và quốc tế NFP : Một báo cáo về tình hình kinh tế của Mỹ được thông báo hàng tháng NHNN : Ngân hàng Nhà nước Việt Nam OTC : Over-The-Counter Market – Thị trường tự do PCE : Persional consumption Expenditure – Chỉ tiêu tiêu dùng cá nhân PPI : Producer Price Index – Chỉ số đo lường mức độ lạm phát S&P : Chỉ số cổ phiếu SJC: Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn TCTD : Tổ chức tín dụng TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh TTCK : Thị trường chứng khoán TTTC : Thị trường tài chính TTV : Thị trường vàng VIFA : Hiệp hội đầu tư tài chính Việt Nam VN : Việt Nam WGC : Hội đồng vàng thế giới WTO : World Trade Organization- Tổ chức thương mại thế giới
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Tên bảng Trang 1.1 Kết quả các nghiên cứu sự ảnh hưởng của lạm phát lên giá vàng 26 2.1 Tốc độ cung tiền và tín dụng giai đoạn 2007-2012 42 2.2 Kết quả kiểm định đồng liên kết giữa giá vàng, lạm phát và tỷ giá 56 USD/VND 2.3 Kết quả kiểm định LR cho giả thuyết tỷ giá USD/VND tác động 57 đến lạm phát 2.4 Kết quả kiểm định LR cho giả thuyết tỷ giá USD/VND tác động 58 đến sự thay đổi giá vàng 2.5 Ma trận hiệp phương sai giữa giá vàng và lạm phát 58 2.6 Hệ số tương quan giữa giá vàng và lạm phát 59 2.7 Kết quả kiểm định đồng liên kết giữa giá vàng và lạm phát 59 2.8 Kết quả kiểm định LR cho giả thuyết giá vàng tác động đến lạm 60 phát 2.9 Kết quả kiểm định LR cho giả thuyết lạm phát tác động đến giá 61 vàng 2.10 Kết quả kiểm định quan hệ nhân quả giữa giá vàng và lạm phát 62 3.1 Dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội từ năm 2013-2015 70
  8. DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ Đồ thị Tên đồ thị Trang 2.1 Giá vàng Việt Nam và giá vàng thế giới từ năm 2000 đến năm 2006 28 2.2 Giá dầu thế giới từ năm 2000 đến năm 2006 29 2.3 Tỷ giá USD/VND từ năm 2000 đến năm 2006 30 2.4 Giá vàng Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2012 31 2.5 Tốc độ tăng giá vàng tại Việt Nam từ năm 2007-2012 31 2.6 Giá vàng thế giới từ năm 2007 đến năm 2012 32 2.7 Giá dầu thế giới từ năm 2007 đến năm 2012 32 2.8 Tỷ giá USD/VND giai đoạn 2007-2012 33 2.9 Giá vàng tại Việt Nam năm 2010 38 2.10 Tỷ lệ lạm phát Việt Nam từ năm 2000-2006 41 2.11 Lạm phát tại Việt Nam từ năm 2007-2012 42 2.12 Chỉ số CPI và chỉ số giá vàng từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2011 tại Việt 64 Nam DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu Tên biểu đồ Trang đồ 1.1 Tổng cung vàng thế giới từ năm 1973 đến 2012 9 1.2 Tổng cầu vàng thế giới từ năm 1973 đến 2012 11
  9. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1/ Lý do chọn đề tài Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn trải nghiệm những thách thức quan trọng nhất của cơ chế thị trường và toàn cầu hóa. Sau khi gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào cuối năm 2006, độ mở của nền kinh tế tăng vọt. Do đó, những biến động trong nền kinh tế thế giới sẽ tác động, ảnh hưởng đến nền kinh tế các nước nói chung và Việt Nam nói riêng. Trong những năm gần đây giá vàng thế giới liên tục phá kỷ lục, bắt đầu từ năm 2002 đến nay. Mức tăng mạnh nhất xuất phát từ khi khủng hoảng thế giới nổ ra từ năm 2008. Khủng hoảng tài chính lan rộng đẩy nền kinh tế thế giới vào suy thoái. Khủng hoảng tín dụng, khởi đầu từ thị trường bất động sản ở Mỹ, nhanh chóng lan rộng sang nhiều nước, nhiều khu vực, cùng với khủng hoảng giá lương thực, biến động giá dầu. Bong bóng tài chính và bất động sản bùng nổ làm cho cả thế giới chao đảo. Hệ lụy từ cuộc khủng hoảng tài chính này đã làm cho kinh tế thế giới trì trệ đáng kể nhất đó là cuộc khũng hoảng nợ công Châu Âu lan rộng từ Hy Lạp đến nhiều nước trong khu vực Euro zone làm cho vàng trở thành lựa chọn tối ưu cho các nhà đầu tư. Giá vàng thế giới trong xu thế tăng mạnh từ năm 2000 đến năm 2012, mức tăng 481% (nguồn www.kitco.com), điều này làm cho giá vàng tại Việt Nam cũng tăng nhanh. Do vàng ở Việt Nam chủ yếu là từ nguồn nhập khẩu, giá vàng Việt Nam liên thông với giá vàng thế giới thông qua tỷ giá USD. Tuy vậy, mức tăng của giá vàng Việt Nam có lúc vượt xa mức tăng của giá vàng thế giới là do yếu tố tâm lý làm cho người dân đổ xô đi mua vàng, làm cho cầu tăng, cung không đáp ứng, dẫn đến nạn nhập lậu vàng xảy ra. Điều này đã gây khó khăn cho các nhà hoạch định chính sách tiền tệ. Bên cạnh đó, diễn biến lạm phát trong giai đoạn này cũng phức tạp, năm 2008 lạm phát ở mức 19.87%, giảm xuống còn 6.52% vào năm 2009 sau đó có đà tăng lên năm 2010 là 11.75% và tiếp tục tăng lên 18.13% trong năm 2011. Trước tình hình đó, Chính phủ ban hành Nghị Quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 nhằm đưa những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Trong số những giải pháp kiềm chế lạm phát có giải pháp thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, trong đó có việc kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh vàng; Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng
  10. 2 theo hướng tập trung đầu mối nhập khẩu vàng, tiến tới xóa bỏ việc kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do; ngăn chặn hiệu quả các hoạt động buôn lậu vàng qua biên giới. Giải pháp kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh vàng trong gói giải pháp kiềm chế lạm phát mà Chính phủ đưa ra chứng tỏ giữa giá vàng và lạm phát có mối quan hệ. Để kiểm chứng vấn đề này, tôi đã lựa chọn đề tài “ Phân tích mối quan hệ giữa giá vàng và lạm phát tại Việt Nam”. Thông qua việc kiểm định mối quan hệ này tại Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2012 sẽ góp phần đánh giá được hiệu quả, tác động của các chính sách mà chính phủ đang triển khai đối với thị trường vàng góp phần làm giảm lạm phát và bình ổn kinh tế vĩ mô. 2. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề cơ bản của vàng, giá vàng và lạm phát, đi sâu phân tích, kiểm định mối quan hệ giữa giá vàng và lạm phát tại Việt Nam, từ đó đề ra một số giải pháp nhằm ổn định giá vàng nhằm giải pháp kiềm chế lạm phát tại Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài : Nghiên cứu về giá vàng, lạm phát. Phạm vi nghiên cứu của đề tài : Chỉ nghiên cứu các vấn đề liên quan đến giá vàng, lạm phát. Phạm vi nghiên cứu về không gian: Phân tích dữ liệu giá vàng và lạm phát tại Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Số liệu nghiên cứu được sử dụng từ năm 2000 đến năm 2012. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu định tính : Phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích số liệu. Phương pháp nghiên cứu định lượng : Từ số liệu thống kê, tiến hành phân tích số liệu bằng hồi quy chuỗi dữ liệu thời gian và kiểm định nhân quả Granger thông qua phần mềm Eviews 8.0. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, kết cấu của luận văn gồm 3 chương chính :
  11. 3 Chương 1: Tổng quan về mối quan hệ giữa giá vàng và lạm phát trong nền kinh tế. Chương 2: Phân tích mối quan hệ giữa giá vàng và lạm phát tại Việt Nam. Chương 3: Giải pháp ổn định giá vàng nhằm giải pháp kiềm chế lạm phát tại Việt Nam.
  12. 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA GIÁ VÀNG VÀ LẠM PHÁT TRONG NỀN KINH TẾ 1.1 Tổng quan về giá vàng 1.1.1Giới thiệu về kim loại vàng 1.1.1.1 Kim loại vàng Vàng cùng với bạc, đồng là 3 kim loại đầu tiên được tìm thấy đầu tiên trên thế giới, năm 5000 trước công nguyên. Vàng được xem là kim loại quý, biểu tượng của quyền lực và sự giàu có. Vàng có sức chịu đựng oxi hóa cao, lâu bị hư hao. Vàng có thể kết hợp với nhiều chất khác để cho những sản phẩm phục vụ cho công nghiệp. Một năm thế giới tiêu thụ khoảng 450 tấn vàng trong ngành công nghiệp chiếm 11% nhu cầu thế giới. Nhu cầu trang sức chiếm 70% và 13% còn lại là nhu cầu đầu tư. Mỏ vàng nằm rải rác ở 60 quốc gia. Vì vàng trong thiên nhiên có kết hợp với một ít kim loại khác, nên không tinh khiết, cần phải qua quá trình tinh lọc. Nam Phi là nước có nhiều mỏ vàng nhất thế giới khoảng 40.000 tấn. Cả thế giới ước tính có khoảng 145.000 tấn vàng, vàng có dưới dạng vàng hạt hoặc vàng thỏi. Ấn Độ là nước tiêu thụ vàng nguyên liệu nhiều nhất thế giới, với nhu cầu hàng năm lên đến 800 tấn, chiếm ¼ nhu cầu vàng vật chất của thế giới. Do đó nếu tính luôn vàng nữ trang thì Ấn Độ là nước có nhiều vàng nhất thế giới. Các hộ gia đình ở nước có nền kinh tế lớn thứ 3 Châu Á này tích lũy 20.000 tấn vàng qua nhiều thế hệ. Ở Ấn Độ, vàng là món quà thông dụng nhất trong các kỳ lễ hội và là một phần không thể thiếu trong của hồi môn. Do đó nhu cầu vàng trang sức sẽ tăng mạnh trong mùa lễ hội và mùa kết hôn bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 hàng năm. Nước Mỹ là nước có dự trữ ngoại hối bằng vàng lớn nhất thế giới, tiếp theo là Đức và quỹ tiền tệ IMF. Vàng cũng như ngoại tệ được giao dịch trên toàn thế giới, và gần như 24/24. 1.1.1.2 Ứng dụng của vàng Vàng là một nguyên liệu hữu dụng trong khoa học kỹ thuật hiện đại và những ứng dụng mở rộng vai trò của vàng trong khoa học kỹ thuật là một nhân tố chính góp
  13. 5 phần làm tăng cầu vàng trong những năm gần đây. Một số ứng dựng của vàng rất cần thiết trong cuộc sống hiện đại. Trong lĩnh vực điện tử,vàng được sử dụng làm miếng khuếch âm nhỏ đặt trong tai nghe của điện thoại bàn chứa đựng trong 33 công tắc. Vai trò chính của vàng trong lĩnh vực điện tử được ứng dụng vào các công tắc, bộ chuyển mạch, cục rơle và các khớp nối. Việc gắn vàng lên công tắc nhằm đảm bảo cho việc phân tán nhiệt lượng một cách nhanh chóng, và giúp ngưng lại quá trình oxi hoá hoặc bị mờ do tác động của nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao. Một ứng dụng khác của vàng trong kỹ thuật điện là các thiết bị bán dẫn, ở đó các dây hoặc mảnh vàng đủ tuổi được dùng đề kết nối các chi tiết như bóng bán dẫn với các vi mạch, và trong các bảng mạch dùng để liên kết các chip điện tử lại với nhau. Một lần nữa, nhu cầu cho các kết nối bền vững đã chứng minh giá trị không thể thay thế của vàng. Liên kết này là một trong những ứng dụng đặc trưng nhất của vàng là được xác định có mức độ tinh khiết đến 99.9%, và thường có một đường kính đặc thù là 1/100 mm. Trong lĩnh vực hàng không và du hành vũ trụ, không có vàng, con người sẽ không bao giờ đặt chân đến mặt trăng. Vàng, được thiết kế thành bảng dày 0.15mm, sử dụng trong các chương trình vũ trụ như một tấm khiên chống lại bức xạ của mặt trời. Do vàng là một kim loại có khả năng phản xạ tốt nên sẽ làm chệch hướng sức nóng thiêu đốt của mặt trời. Vàng là được xem là một nhân tố quan trọng không thể thiếu trong các tiêu chuẩn an toàn bay vào không gian, chính vì vậy lượng cầu vàng gia tăng liên tục cùng với sự phát triển của tốc độ chinh phục không gian. Một ví dụ cụ thể là hơn 40.8 kg vàng được sử dụng trong quá trình chế tạo tàu du hành con thoi Columbia nổi tiếng, chủ yếu tập trung ở các bộ phần bằng hợp kim đồng thau, chế tạo buồng nhiên liệu, các mảnh plastic và các công tác điện. Trong lĩnh vực y học, vàng chủ yếu được sử dụng trong điều trị chứng viêm khớp và các bệnh liên quan đến gan, tai và mắt. Vàng được sử dụng trong một nhóm thuốc giúp giảm quá trình phát triển của bệnh viêm khớp. Những thuốc này được biết đến dưới cái tên là DMARD giúp đánh tan cơn đau và vết sưng trong các khớp xương. Vàng đã được sử dụng điều trị chứng viêm khớp hơn 70 năm nay nhưng các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên lý vận hành. Một vài người cho rằng
  14. 6 vàng giúp ngăn cản hệ miễn dịch khỏi việc tấn công các khớp xương, bởi vì mặc dù hệ miễn dịch thường bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân lây nhiễm nhưng với bệnh viêm khớp thì lại góp phần phá huỷ lớp sụn bảo vệ các khớp xương. Ngoài ra, vàng còn được sử dụng trong các lĩnh vực như nha khoa, trang trí thiết kế. Vàng được sử dụng thiết kế cho nhiều đối tượng khác nhau, từ trang sức, mặt đồng hồ, bút máy, bút chì cho đến gọng kính và các dụng cụ trang trí phòng tắm. Nhu cầu vàng phục vụ cho lĩnh vực này ước khoảng 90 tấn/năm và được ứng dụng dưới nhiều hình thức đa dạng. 1.1.1.3 Vai trò của vàng trong nền kinh tế Mặc dù bị tước đi khả năng làm đơn vị tiền tệ, vàng vẫn hấp dẫn được mọi quốc gia. Các quốc gia, ngân hàng và quỹ đầu tư trên toàn thế giới tăng cường giữ vàng trong danh mục đầu tư của mình để bảo toàn vốn hoặc đầu cơ tích trữ và mua đi bán lại. Bên cạnh đó, vàng còn là công cụ phòng chống lạm phát. Khi hàng hóa và dịch vụ tăng nhà đầu tư có khuynh hướng mua vàng do sức mua và giá trị của vàng có khuynh hướng ổn định. Do đó, mỗi khi lo sợ về lạm phát, nhà đầu tư lại mua vàng. Ngoài ra, vàng còn là công cụ đầu tư thay thế đồng USD. Vàng thường được sử dụng như một công cụ đầu tư hiệu quả thay thế đồng USD – đồng tiền được giao dịch nhiều nhất thế giới. Vàng là nơi trú ẩn an toàn nhất khi có những biến động về chính trị-xã hội trên thế giới. Vì mọi giao dịch mua bán vàng trên thị trường thế giới đều dùng đơn vị USD/Oz nên mối quan hệ qua lại giữa giá vàng và tỷ giá USD được những nhà đầu tư sử dụng rất linh hoạt. Sự lên giá của USD so với đồng tiền mạnh khác sẽ đi đôi với hiện tượng giảm giá vàng và ngược lại. Điều này đã được kiểm chứng trong thời gian dài. Tuy nhiên do cả vàng và USD đều chịu sự tác động của nhiều yếu tố nên thời điểm và tỷ lệ biến động của hai thị trường này không giống nhau. Nếu đồng USD tăng giá, thì vàng sẽ giảm. Ngược lại USD giảm giá thì vàng sẽ tăng. Do đó vàng là cách đầu tư hiệu quả nhất trong việc phòng chống rủi ro giảm giá của đồng USD. Vì khi tỷ giá tăng, lạm phát tăng dẫn đến giá vàng tăng, hay tỷ giá tăng, vàng nhập khẩu tăng do thanh toán bằng những đồng ngoại tệ. 1.1.1.4 Các hình thức kinh doanh vàng.
  15. 7 Giao dịch mua bán giao ngay: là nghiệp vụ mua bán vàng được thực hiện theo giá tại thời điểm thỏa thuận, tuy nhiên cần thời gian để thực hiện bút toán và thanh toán tiền vàng nên có thể mất thời gian nếu số lượng mua lớn. Giao dịch mua bán vàng kỳ hạn : Việc mua bán được thực hiện tại một thời điểm tương lai với mức giá xác định tại thời điểm hiện tại. Giao dịch hoán đổi vàng : Là cam kết mua và bán tại một mức giá được xác định trước, trong đó việc mua và bán được tiến hành tại các thời điểm khác nhau. Thực chất của giao dịch hoán đổi là một nghiệp vụ kép của hai nghiệp vụ là giao dịch giao ngay và giao dịch có kỳ hạn với cùng một lượng vàng nhưng theo 2 hướng ngược nhau. Giao dịch quyền chọn vàng : Là giao dịch theo quyền được mua hoặc bán vàng trong thời gian xác định tại thời điểm giao dịch. Có 2 loại quyền chọn là Quyền chọn mua (Call option) và quyền chọn bán (Put option). Phí quyền chọn không rẻ là chi phí đáng kể ảnh hưởng đến lợi nhuận. Do đó, nếu nhà đầu tư không xác định đúng hướng và đúng thời điểm thì sẽ bị lỗ phần chi phí quyền chọn. Giao dịch mua bán vàng qua tài khoản: Là giao dịch mua bán vàng thông qua tài khoản đặt lệnh tại sàn giao dịch vàng. Sau khi lệnh đặt khớp đã hoàn thành giao dịch. Khách hàng muốn lấy vàng hoặc tiền có thể thực hiện ngay. 1.1.2 Giá vàng 1.1.2.1 Cách tính giá vàng - Cơ chế hình thành giá vàng trên thế giới. Giá vàng thế giới được quyết định bởi tương quan giữa nguồn cung và nguồn cầu. Thị trường vàng được hình thành ở nhiều quốc gia, trong đó phải kể tới những thị trường quan trọng nhất là: • Thị trường vàng OTC (over-the-counter) lớn nhất là London, nơi giá giao ngay của vàng được quyết định. Tuy nhiên, cũng có các thị trường vàng OTC ở New York, Dubai và thậm chí là Thổ Nhĩ Kỳ. Phần lớn giao dịch vàng diễn ra trên thị trường OTC tại các bàn giao dịch khắp toàn cầu. Các bàn giao dịch này làm nhiệm vụ giao dịch vàng thay cho khách hàng, bao gồm các nhà khai mỏ, các ngân hàng trung ương, các hãng chế tác, các nhà sản xuất công nghiệp… Ngoài ra các bàn giao dịch cũng có nghiệp vụ tự doanh. Một số khách hàng cũng muốn vay hoặc cho vay vàng vật chất
  16. 8 • Thị trường vàng giao sau lớn nhất là Mỹ. • Thị trường vàng giá cố định ở London (London fix). Đây là thị trường cung cấp mức giá tiêu chuẩn cho vàng. Mục đích của việc này là tạo ra một mức giá tiêu chuẩn có thể áp dụng cho giao dịch. Thị trường vàng giá cố định ở London hoạt động như sau: mỗi ngày có hai lần thiết lập giá cố định, một lần vào 10 giờ 30 sáng, và một lần vào 3 giờ chiều. Thị trường này thực chất là một công ty, có tên là London Gold Fixing Limited, bao gồm 5 tổ chức là các ngân hàng HSBC, Deutsche Bank, Barclay’s, Societe Generale, và ScotiaMocatta. Thị trường này do một chủ tịch đứng đầu, và mỗi một thành viên tham gia thiết lập giá cố định lại có một đường dây nối tới các nhà giao dịch khác. Mô hình này có dạng một kim tự tháp: Vị chủ tịch đưa ra một mức giá, 5 thành viên chuyển thông tin này tới các khách hàng của họ, khách hàng lại chuyển tin tới các đối tượng quan tâm khác. Cuối cùng, từng thành viên tham gia cố định giá công bố mức giá mà họ quan tâm với tư cách một người bán, hoặc người mua, hoặc tuyên bố không có mối quan tâm mua bán nào. Khi các thành viên này đạt được một điểm cân bằng giữa bên mua và bên bán, vị chủ tịch sẽ đề nghị mỗi thành viên công bố số lượng thỏi vàng mà họ muốn bán hoặc mua dựa trên mối quan tâm mua-bán của khách hàng của các thành viên này, và sau đó vị chủ tịch sẽ công bố mức giá cố định. Đó là, cơ chế hình thành giá vàng thế giới. - Cách tính giá vàng tại Việt Nam Hiện nay, giá vàng SJC tại các tiệm vàng trong cả nước được niêm yết hàng ngày trên thị trường đều xuất phát từ Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn –SJC. Cơ sở để công ty SJC cung cấp giá ra thị trường bắt nguồn từ các yếu tố thị trường cho giá vàng nhập khẩu, giá vàng thế giới, mức cung-cầu vàng của thị trường tại thời điểm thiết lập giá,… Giá thành của vàng là toàn bộ những chi phí để có một đơn vị vàng, trên cơ sở đó tính được lời lỗ. Tại Việt Nam, do sản lượng vàng khai thác không đáng kể, nguồn vàng nguyên liệu chủ yếu nhập từ nước ngoài nên giá thành của vàng Việt Nam được tính chủ yếu theo giá thế giới, các ký hiệu trong công thức như sau: - VTG là giá vàng thế giới;- VVN là giá vàng Việt Nam;- FVC là chi phí vận chuyển - FBH là phí bảo hiểm ;-TNK là thuế nhập khẩu ;- E là tỷ giá hối đoái USD/VND -FGC là phí gia công ;- 1ounce ≈1,20556 lượng Công thức tính :
  17. 9 VVN V =[(VTG + FVC + FBH)X X 1,20556 X (1+TNK)X XE] + FGC Còn giá bán là giáá niêm yết trên thị trư ường hàng ngày, n là điểểm gặp nhaau của ức cung và mức cầu. Đối mứ Đ với những loại sảản phẩm khhác, giá bánn trên thị trrường phảải luôn cao hơn hoặc bằng b với giá thành làm m ra sản phẩẩm. Tuy nhhiên, ở thị trrường Việệt Nam khô ông phải lúc nào giá vàng v trên thhị trường cũũng thể hiệnn đúng như ư trên. Theo ghi nhận n thực tế thhì giá vàng biến b động có c lúc theo khung giá trên nhưngg cũng có lúc thấp hơ ơn khung giiá trên. Giáá niêm yết trên t thị trườ ờng chỉ phụụ thuộc mộtt phần vàoo giá thành là giá cả thhế giới, phầần còn lại do d mãi lực trong t nước, do nhu cầầu của ngư ười sử dụng,…. Vì vậậy, việc dự ự đoán giá vàng v là mộột điều khóó thực hiện ở thị trư ường Việt Nam. N 1.11.2.2 Các nh hân tố ảnh h hưởng đến n giá vàng - Nguồn cun ng Biểểu đồ 1.1 : Tổng cungg vàng thế giới g từ năm m 1973 đến n 2012 ( (Nguồn webbsite www..cpmgroup.com ) • Sản xuấ ất mỏ. Vàng được đ sản xuất x từ các mỏ trên khắp k các chhâu lục ngooại trừ châuu Đại ương, nơi mà Dư m hoạt độnng khai thácc mỏ bị cấm m. Các hoạtt động khai thác này diễn d ra từ quy q mô rất nhỏ đến rấtt lớn. Theo số liệu đượ ợc công bố gần đây, cóó khoảng 4000 mỏ vànng trên thế giới. Ngàyy nay sản lư ượng khai khoáng k mỏ của toàn cầu c tương đối đ ổn địnnh, trung bìn nh khoảng 2.225 tấn mỗi m năm nếu tính trongg quãng thờ ời gian 5 năăm trở
  18. 10 lại đây. Những mỏ mới đang trong quá trình triển khai mục đích là để giúp đảm bảo sản lượng hiện tại thay vì mở rộng phạm vi khai thác. Để đưa một mỏ mới vào sản xuất ước tính mất một quãng thời gian tương đối dài- lên tới 10 năm, điều này có nghĩa rằng sản lượng khai khoáng được tương đối ít dao động và do đó khó có thể phản ứng nhanh chóng để có thể có ảnh hương lớn đến được một thay đổi nào đó trong dự đoán về giá cả. • Vàng tái chế Dù sản lượng của các mỏ vàng tương đối ít dao động, vàng tái chế giúp đảm bảo nguồn cung thương mại khá dễ dàng khi cần thiết. Chính điều này góp phần ổn định giá vàng. Giá trị của vàng còn có ý nghĩa về mặt kinh tế vì có thể được khôi phục lại từ những hình thức sử dụng khác bằng việc nung chảy, tinh chế và tái chế. Trong khoảng thời gian từ năm 2003 đến năm 2007, vàng tái chế chiếm khoảng 26 % nguồn cung hàng năm của thế giới. • Ngân hàng trung ương Ngân hàng trung ương và các tổ chức đa quốc gia như Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế hiện tại cất giữ khoảng 1/5 tổng lượng vàng dự trữ toàn cầu làm tài sản dự trữ (ước tính số lượng khoảng 29.000 tấn được cất trữ ở 110 tổ chức). Tính trung bình, vàng chiếm khoảng 10 % tài sản dự trữ của các chính phủ, cho dù tỷ lệ này có khác nhau giữa các nước. Mặc dù một số các ngân hàng trung ương đã tăng lượng dự trữ vàng trong những thập niên gần đây, khu vực bán buôn mới chính là những đối tượng bán vàng thực tính từ năm 1989 trở lại đây, và đã góp phần đưa 520 tấn vàng vào nguồn cung hàng năm tính từ năm 2007. Từ năm 1999, Doanh số này được điều hành bởi hiệp hội điều phối vàng thuộc ngân hàng trung ương-CBGA là tổ chức giúp ổn định số lượng bán ra từ 15 nhà nắm giữ khối lượng vàng lớn nhất thế giới. Doanh số thực tế bán ra của ngân hàng trung ương ước chỉ đạt 500 tấn vào năm 2007. - Nguồn cầu • Mức cầu của khu vực kim hoàn Đây là lĩnh vực tiêu thụ chủ yếu của thị trường vàng, chiếm từ 50% đến 75% sản lượng khai thác hầm mỏ hàng năm. Tùy vào phong tục tập quán của từng dân tộc, từng quốc gia mà việc mua sắm nữ trang ở mỗi nước có ý nghĩa khác nhau. Ở
  19. 11 Chhâu Âu, vật trang sức nói n lên vị trí t xã hội, những n bậc vua chúa, hoàng h thânn quốc thícch thường đeo đ những trang t sức cầầu kỳ và đắắc tiền. tranng sức ở Châu Âu thườ ờng có hàm m lượng vààng thấp, chhủ yếu là mẫu m mã mớ ới, đẹp, độc đáo, tinh vi. v Ngược lại, l tại Chhâu Á vàng làm trang sức phải vừ ừa mang tínnh thẩm mỹỹ vừa là tài sản tích lũũy, vì vậyy trang sức khu vực nàày thường có hàm lượnng vàng caoo. Biểu đồ 1..2 : Tổng nhu n cầu vàn ng từ năm 1977 đến năm n 2012 (Ngguồn websitte www.cpm mgroup.com m) • Mức cầu c của cácc ngành côn ng nghiệp có c sử dụng vàng Vàng được đ sử dụnng rộng rãi trong các ngành n công nghệ cao, đặc đ biệt là các c vi mạạch, chế tạo o các linh kiện, thiết bịị điện tử, dụng d cụ quaang học, hànng không vũ v trụ, nhaa khoa… Tổng T mức tiêu t thụ vànng cho ngảảnh công ngghiệp hiện nay vào khhoảng 2000 đến 300 tấn/năm. t R Riêng Mỹ vàà Nhật tiêuu thụ 70% nguyên n liệuu vàng dùnng cho ngàành điện tử khoảng 70 đến 90 tấn/năm. • Mức cầu c dự trữ của c các ngâân hàng qu uốc gia. Tùy vàào tình hìnhh chính trị- xã hội, chínnh sách tài chính của mỗi m quốc gia g mà việc dự trữ vàng được xem là ngguồn dự trữ ữ chính củaa quốc gia. Nhà nước sẽ sử dụụng vàng tro ong việc điềều chỉnh chhính sách tiềền tệ của quuốc gia. • Mức cầu c về đầu tư t và đầu cơ. c Để đáp p ứng nhu cầu tích trữ, t thuận lợi l trong giao g dịch mua m bán trêên thị ường, vàng được trư đ đúc thhành thỏi, nén,…Việc n mua bán, tích t trữ loạại vàng này trong nhữ ững điều kiiện nhất địnnh đã gây nên n những đợt biến độộng giá vànng tách xa giá g trị
  20. 12 thực của nó. Hiện nay, trung tâm tích trữ vàng lớn nhất thuộc về khu vực Trung và Viễn đông nơi vàng được xem là phương tiện đầu tư và đầu cơ rất thuận lợi. Bởi vì tình hình chính trị ở khu vực này luôn sôi động nên không phát triển được các hình thức chứng khoán, tín dụng, dân chúng có truyền thống tích trữ vàng. Mức cầu vàng tại đây còn phụ thuộc rất lớn nguồn thu nhập quan trọng là dầu hỏa. - Ảnh hưởng của giá dầu Khu vực Trung đông có nguồn tài nguyên rất quý giá là dầu. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho khu vực này luôn chìm trong chiến tranh, xung đột và vàng đã có một vị trí quan trọng tại khu vực này. Vì giá dầu được tính bằng USD nên bất kỳ sự dao động nào trong giá dầu sẽ ảnh hưởng đến tỷ giá USD và kéo theo sự tăng giảm giá vàng. Nghĩa là giá vàng không bị ảnh hưởng trực tiếp từ giá dầu hỏa mà cùng với giá dầu chịu ảnh hưởng của các biến cố chính trị- xã hội khác. - Yếu tố lạm phát Lạm phát cũng là một yếu tố không nhỏ ảnh hưởng tới giá vàng. Nếu lạm phát thấp dưới một con số thì sẽ thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng trong xã hội, ngược lại khi lạm phát quá cao thì nó lại là một nhân tố kiềm hãm tiêu dùng, khiến giá cả hàng hóa tăng cao và giảm sức mạnh của đồng tiền. Có rất nhiều lý do là nguyên nhân của lạm phát, có thể kể đến những bất ổn trong chính sách điều hành chính sách tiền tệ nếu nới lỏng quá mức hay đầu tư không hiệu quả hoặc giá cả hàng hóa tăng cao khiến chi phí sản xuất bị đẩy lên mà mức thu nhập không theo kịp. Lo lắng tình trạng lạm phát sẽ gây đột biến về giá cả hàng hóa. Đồng thời, những biện pháp giải quyết sẽ ảnh hưởng đến giá trị đồng tiền khiến các nhà đầu tư sẽ tìm đến vàng để bảo toàn tài sản, từ đó khiến giá vàng biến động tăng. - Các tác động khác • Chính trị Chiến tranh gây nên những tổn thất không lường và lịch sử đã có thời kỳ chứng kiến Mỹ phải phá giá đồng tiền và vô hiệu hóa thỏa thuận Bretton Woods để giải quyết hậu quả chiến tranh tại Việt Nam, giá vàng khi đó đạt mức lịch sử 875USD/ounce ngày 21/01/1981. Chính vì vậy, những xung đột gần đây giữa Mỹ và các quốc gia khác cũng luôn là mối lưu tâm. Tình hình chiến sự làm cho tình hình chính trị thế giới nóng lên từng ngày. Giá vàng cũng sẽ bị ảnh hưởng khi những xung đột đó đem đến chiến tranh và nguy cơ khó khăn cho nền kinh tế toàn cầu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2