intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Lí luận văn học: Người kể chuyện trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà (Qua Cơ hội của Chúa và Khải huyền muộn)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:103

57
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung chính của luận văn gồm 3 chương: Chương 1 - Khái lược về người kể chuyện và sáng tác của Nguyễn Việt Hà, chương 2: Người kể chuyện và ngôi kể, điểm nhìn và chương 3- Ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lí luận văn học: Người kể chuyện trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà (Qua Cơ hội của Chúa và Khải huyền muộn)

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- BÙI THỊ NHUNG NGƢỜI KỂ CHUYỆN TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN VIỆT HÀ (Qua Cơ hội của Chúa và Khải huyền muộn) LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lí luận văn học Hà Nội - 2015
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- BÙI THỊ NHUNG NGƢỜI KỂ CHUYỆN TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN VIỆT HÀ (Qua Cơ hội của Chúa và Khải huyền muộn) LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lí luận văn học Mã số: 60 22 01 20 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Đoàn Đức Phƣơng Hà Nội - 2015
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo trong khoa Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội; Thư viện Quốc gia Việt Nam, … đã giúp đỡ, tạo điều kiện trong quá trình tìm kiếm, thu thập tài liệu nghiên cứu. Đặc biệt, tác giả gửi lời cảm ơn chân thành tới GS.TS. Đoàn Đức Phương, nhờ sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của thầy, tác giả đã hoàn thành luận văn thạc sĩ. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song giới hạn về mặt thời gian và nhận thức nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Do vậy, tác giả rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy, cô giáo và những đóng góp ý kiến quý báu của toàn thể bạn đọc.
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 01 1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................... 03 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................. 05 3. Đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu .............................................. 12 4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 12 5. Cấu trúc luận văn ........................................................................................ 12 CHƢƠNG 1: KHÁI LƢỢC VỀ NGƢỜI KỂ CHUYỆN VÀ SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN VIỆT HÀ............................................................................13 1.1. Tự sự học và người kể chuyện ................................................................. 13 1.1.1. Lý thuyết tự sự học................................................................................ 13 1.1.2. Người kể chuyện ................................................................................... 19 1.2. Sáng tác của Nguyễn Việt Hà .................................................................. 23 1.2.1. Hành trình sáng tác................................................................................ 23 1.2.2. Quan điểm nghệ thuật ........................................................................... 28 CHƢƠNG 2:NGƢỜI KỂ CHUYỆN VÀ NGÔI KỂ, ĐIỂM NHÌN.........30 2.1. Ngôi kể của người kể chuyện................................................................... 32 2.1.1. Giới thuyết về ngôi kể ........................................................................... 32 2.1.2. Các loại hình của ngôi kể trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà ............... 34 2.1.2.1. Kể chuyện theo ngôi thứ ba ............................................................... 34 2.1.2.2. Kể chuyện theo ngôi thứ nhất ............................................................ 42 2.2. Điểm nhìn trần thuật................................................................................. 51 2.2.1. Giới thuyết về điểm nhìn....................................................................... 51 2.2.2. Điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà....................... 53 CHƢƠNG 3: NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT .............. 59 3.1. Ngôn ngữ trần thuật ................................................................................. 59 1
  5. 3.1.1. Giới thuyết về ngôn ngữ trần thuật ....................................................... 59 3.1.2. Đặc điểm ngôn ngữ trần thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà ........ 61 3.1.2.1. Ngôn ngữ đậm chất đời thường ......................................................... 61 3.1.2.2. Ngôn ngữ vay mượn .......................................................................... 67 3.1.2.3. Ngôn ngữ mang màu sắc tôn giáo ...................................................... 70 3.2 . Giọng điệu trần thuật............................................................................... 75 3.2.1. Giới thuyết về giọng điệu trần thuật ..................................................... 75 3.2.2. Các loại giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà ........ 77 3.2.2.1. Giọng điệu giễu nhại .......................................................................... 77 3.2.2.2. Giọng điệu triết lý .............................................................................. 84 3.2.2.3. Giọng điệu trữ tình ............................................................................. 88 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 94 2
  6. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Từ sau năm 1986, trong xu thế và không khí chung của thời kỳ đổi mới, toàn bộ nước ta bước vào quá trình thay da đổi thịt trong mọi lĩnh vực. Tiểu thuyết đương đại Việt Nam lúc này có sự lột xác mãnh liệt.Nó đòi hỏi sự đổi mới về tư duy nghệ thuật để tạo ra tiền đề cho sự cách tân về mặt thể loại.Đáng chú ý nhất là sự đổi mới trong nghệ thuật trần thuật với sự đóng góp của nhiều thế hệ nhà văn.Những giá trị truyền thống đòi hỏi được làm mới khiến các nhà văn dần từ bỏ thói quen đối chiếu giữa cuộc sống thực bên ngoài mà bắt đầu suy tư về chính cái hiện thực dù có hay không có thật trong cuộc sống mà nhà văn muốn gửi gắm. Nguyễn Việt Hà là một trong những nhà văn trẻ của nền văn học đổi mới.Tiểu thuyết của anh cho thấy một tư duy nghệ thuật sắc bén, một tư tưởng cách tân tiểu thuyết quyết liệt. Tuy đề cập đến những vấn đề không mới nhưng lại luôn là những đề tài nóng bỏng về con người đặt ra trong bối cảnh xã hội đang có những thay đổi mạnh mẽ. Chính sự giao thoa không dứt điểm giữa cái cũ và cái mới đã làm nảy sinh nhiều vấn đề.Vì vậy mà tác phẩm của anh khi ra đời đã gây ra khá nhiều dư luận. Mặc dù tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà không nhiều, chỉ với hai cuốn Cơ hội của Chúa và Khải huyền muộn, nhưng đó là những "viên ngọc" quý tạo nên đặc điểm riêng trong phong cách nghệ thuật của anh. Nguyễn Việt Hà đã không chỉ làm mới ở nội dung, tư tưởng mà còn xây dựng nên một kĩ thuật trần thuật điêu luyện, phá vỡ những khuôn mẫu trần thuật cũ, mở ra một hướng mới trong nghệ thuật kể chuyện của tiểu thuyết. Trong tác phẩm tự sự, người kể chuyện có một vai trò hết sức quan trọng. Trước đây khái niệm này hầu như bị bỏ qua, người ta chỉ nghiên cứu 3
  7. nhân vật, ngôn ngữ, cốt truyện, các biện pháp tu từ..., còn người kể chuyện trong văn bản biến mất, gần như vô hình hoặc bị đồng nhất với tác giả. Những năm gần đây, sự ý thức về chủ thể của văn học cùng với việc mở rộng tiếp thu các thành tựu lý luận trên thế giới đã có những tác động mạnh mẽ đến ý thức của những người nghiên cứu văn học. Người nghiên cứu không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu nội dung, ý nghĩa của tác phẩm ra sao mà vai trò của người kể chuyện cũng được quan tâm.Bởi cùng một câu chuyện, nếu được kể bởi những hình tượng người kể chuyện khác nhau thì có thể hiệu quả nghệ thuật mang lại sẽ khác nhau. Cách thức trần thuật của người kể không chỉ đơn thuần là cách kể chuyện sao cho câu chuyện trở nên đậm đà, ý vị, mà đó còn là cách thức để nhà văn lý giải sự vật hiện tượng một cách sâu sắc, hiệu quả và thuyết phục. Diện mạo và phong cách trần thuật của người kể chuyện được tạo nên từ sự kết hợp của các yếu tố như ngôi kể, điểm nhìn nghệ thuật, ngôn ngữ kể chuyện và giọng điệu trần thuật.Vì vậy, khi khảo sát một hình tượng người kể chuyện, chúng ta phải đi vào phân tích từng yếu tố này để rút ra một cách nhìn nhận xác đáng và trọn vẹn về hình tượng. Đối với tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà, sự đặc sắc của mỗi loại hình tượng người kể chuyện đều gắn với những đặc trưng nhất định trong nghệ thuật sử dụng các phương tiện trần thuật như: ngôn ngữ, giọng điệu kể chuyện, sự luân phiên thay đổi ngôi kể và các điểm nhìn trần thuật. Cái hay của Nguyễn Việt Hà là ở chỗ, anh đã thể hiện được tài năng biến hóa linh hoạt trong việc vận dụng kết hợp các yếu tố tự sự để kiến tạo nên nhiều dạng người kể chuyện khác nhau, qua đó xây dựng nên những cấu tứ tự sự độc đáo, mang tính biểu hiện cao. Tuy nhiên, tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà cũng chỉ được các nhà phê bình, nghiên cứu theo hướng gợi mở chứ chưa có công trình đi sâu vào khảo sát đặc điểm cũng như nghệ thuật trần thuật của tác phẩm. Vì vậy, trong luận văn này, chúng tôi sẽ vận dụng một số kiến thức về lý luận văn học (đặc biệt 4
  8. là tự sự học) và những hiểu biết về văn học thời kỳ đổi mới để sắp xếp, hệ thống các vấn đề có liên quan đến người kể chuyện trong tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà. Hy vọng rằng, luận văn có thể đóng góp một phần nhỏ vào trong quá trình nghiên cứu chung về Nguyễn Việt Hà và cũng để thấy được những đóng góp của anh đối với nền văn học dân tộc trong quá trình đổi mới. 2. Lịch sử vấn đề Mặc dù được biết đến là cây bút trẻ trong thời kỳ đổi mới nhưng Nguyễn Việt Hà đã nhanh chóng gây được dấu ấn mạnh mẽ trong lòng bạn đọc và làm bận tâm các nhà nghiên cứu, lí luận phê bình. Cho đến thời điểm hiện tại tên tuổi Nguyễn Việt Hà cùng các cuốn tiểu thuyết Cơ hội của Chúa, Khải huyền muộn đã không còn xa lạ với độc giả Việt Nam. Hiện đã có một số bài phân tích, đánh giá về Cơ hội của Chúa, Khải huyền muộn trên cả hai bình diện: nội dung và nghệ thuật. Tiêu biểu trong số đó là các bài viết của Hoàng Ngọc Hiến, Đoàn Cầm Thi, Trần Văn Toàn, Nguyễn Chí Hoan... Dưới đây, chúng tôi xin được tóm lược một vài nét về những đánh giá ấy: Hoàng Ngọc Hiến trong bài Đọc Cơ hội của Chúa của Nguyễn Việt Hàđã cắt nghĩa tác phẩm trên ba tiêu điểm: Những khái quát xanh rờn, những mẫu người lập thân lập nghiệp lý thú và chủ đề văn hóa tôn giáo trong Cơ hội của Chúa. Ở tiêu điểm nào, Hoàng Ngọc Hiến cũng có những phân tích tỉ mỉ, khách quan. Theo ông, những khái quát “xanh rờn” trong tác phẩm đã cho thấy Nguyễn Việt Hà “khá am hiểu, có sự cảm nhận tinh tế, có cả sự vô tư của một triết gia tiểu thuyết, vô tư theo cách hiểu rất bác học và cũng rất bình dân của người Hà Nội”. Hoàng Ngọc Hiến đã đánh giá cao những đóng góp của tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà đối với sự phát triển của tiểu thuyết Việt Nam đương đại trên một số phương diện cơ bản như: Cơ hội của Chúa "thừa thãi 5
  9. những câu hóm hỉnh, đùa giễu, về phương diện này có thể xem tác phẩm của Nguyễn Việt Hà là một cái mốc" [29,tr. 18]. "Cơ hội của Chúa kết thúc bằng mấy trang tiểu luận, mở ra những vấn đề rất sớm của nền văn minh nhân loại" [29,tr. 35]. Cơ hội của Chúa cũng đã tạo nên một sự "ngỡ ngàng" đối với Tiến sĩ văn học Đoàn Cầm Thi và điều đó được thể hiện qua bài viết: Cơ hội của Chúa - Từ nhật ký đến hậu trường văn học. Đoàn Cầm Thi đã không ngần ngại bộc lộ cảm xúc của mình khi đọc tác phẩm: "Xuất hiện đã năm năm, Cơ hội của Chúa vẫn khiến tôi ngỡ ngàng bởi sự bề bộn của nó. Không chỉ ở độ dày gần năm trăm trang, dù đó là một sự hiếm, khi truyện Việt Nam ngày càng mòn, đa phần nhà văn Việt Nam ngày càng như hụt hơi. Không chỉ ở sự phong phú của các chủ đề - tình yêu, tình bạn, tình anh em; các lĩnh vực - tôn giáo, chính trị, kinh tế, văn hoá; các tầng lớp xã hội - thị dân, công chức, lãnh đạo, trí thức, buôn lậu. Không chỉ ở chất ngổn ngang của dĩ vãng, hiện tại tương lai. Không chỉ ở sự chồng chéo của những Hà Nội, Hải Phòng, Đồ Sơn, Sài Gòn, Huế, Beclin, Dresden, Ba Lan, Tiệp"[67]. Bên cạnh việc đánh giá về nội dung thì bài viết của Đoàn Cầm Thi cũng rất chú ý đến nghệ thuật của cuốn tiểu thuyết. Theo chị, đây là “tiểu thuyết của những cái tôi”. Nguyễn Việt Hà đã rất tài tình khi gạt người kể chuyện sang một bên và để các nhân vật tự bộc lộ “cái tôi” của mình. Đồng thời dưới nhiều điểm nhìn khác nhau, Nguyễn Việt Hà đã để các sự vật, các nhân vật được nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau khiến cho thế giới trong Cơ hội của Chúa hiện ra “không thuần nhất mà muôn hình vạn trạng, không khéo mà mở, không xác thực mà đầy bí hiểm, bất ổn, hoài nghi”.Đoàn Cầm Thi đã có những nhận xét khá sắc sảo và khách quan đối với cuốn tiểu thuyết này. 6
  10. Trần Văn Toàn trong cuốn Tự sự học có bài Tự sự trong Cơ hội của Chúa cách tân và giới hạn nhận ra rằng: "Mặc dù ở phương Tây, từ những năm đầu của thế kỷ XX người ta đã chứng kiến sự biến mất của tính cách, thì với Nguyễn Việt Hà, phạm trù nghệ thuật này vẫn là công cụ chủ yếu để anh xây dựng bức tranh đời sống" [60, tr. 422]. Tác giả bài viết đã đưa ra những dẫn chứng cụ thể để minh chứng cho điều này cùng với những thành công cũng như giới hạn mà Nguyễn Việt Hà chưa làm được. Cụ thể đó là về cách xây dựng nhân vật, xen kẽ các chuyện ngoại đề, điểm nhìn và giọng điệu trần thuật... Qua đó, Trần Văn Toàn đi đến khẳng định: "Cuốn tiểu thuyết này đã làm được một việc không dễ dàng: nó khiến người ta phải dừng lại suy ngẫm về những gì đã đạt được, những gì cần vượt qua của tiểu thuyết Việt Nam trong tương lai" [60, tr. 428]. Bên cạnh những ý kiến đánh giá về những thành công của tác phẩm cũng có một số ý kiến cho rằng tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà còn gặp phải một số hạn chế nhất định. Nguyễn Hòa trong bài viết Cơ hội của Chúa: Chúa cũng không giúp được gì!đã nhận xét: “Con người và sự việc trong Cơ hội của Chúa không có gì mới. Vẫn là những xung đột gia đình, những cuộc tình tay ba, những chuyện mánh mung, những trò lừa tình, lừa tiền với kẻ thất tình, người thất thế… không diễn ra trong một sàn nhảy, nhà hàng thì cũng diễn ra trong một văn phòng, một biệt thự sang trọng vốn đầy rẫy trong các phim “mì ăn liền” của Hồng Kông và nội địa” [32].Hay trong bài viết Cơ hội của Chúa: Gánh nặng của những cái tôi phù phiếm, Nguyễn Thanh Sơn cũng tỏ ra khó chịu với cách sử dụng ngôn ngữ trong Cơ hội của Chúa: “nhân vật pha trộn tiếng mẹ đẻ với tiếng Anh không cần thiết và sai chính tả, văn phạm một cách cẩu thả”. Và theo lời Nguyễn Thanh Sơn thì Nguyễn Việt Hà chỉ “viết cho sướng ngòi bút, cho thỏa mãn ego của mình, Nguyễn Việt Hà không 7
  11. thể kết thúc được câu chuyện... không hiểu tác giả sẽ đi về đâu trong cái mớ bòng bong những câu chuyện vụn vặt này” [58]. Sáu năm sau khi những tranh luận xung quanh cuốn tiểu thuyết đầu tay tạm lắng xuống thì Nguyễn Việt Hà cho ra mắt cuốn tiểu thuyết thứ hai với nhan đề Khải huyền muộn. Cuốn tiểu thuyết này được người đọc đón nhận bình tĩnh hơn và cũng nhận được nhiều lời nhận xét, đánh giá của độc giả và giới phê bình. Bàn về Khải huyền muộn, nhà văn Trung Trung Đỉnh đã nói về những cách tân của Nguyễn Việt Hà trong việc tạo ra một cấu trúc tác phẩm tự mình bứt ra khỏi lối mòn của cấu trúc tiểu thuyết và cách kể chuyện truyền thống. Theo ông, "Nguyễn Việt Hà không hề né tránh phô diễn cái "tôi" thuần tuý trong lối nghĩ và lối viết". Ngay cả cách thể hiện mình bằng một lối kết thúc mở khác với lối kết thúc của các tiểu thuyết gia truyền thống cũng được Trung Trung Đỉnh khái quát một cách ngắn gọn, rằng Nguyễn Việt Hà đã xây dựng nên "những câu chuyện không đầu, không cuối nhưng thi vị trong cuộc sống đương đại" [26]. Khi so sánh Khải huyền muộn với cuốn tiểu thuyết đầu tay, nhà văn Tạ Duy Anh đã dành những lời khen ngợi: “Tôi phải nói ngay rằng văn trong Khải huyền muộn hơn đứt Cơ hội của Chúa. Nhiều trang văn rất đẹp, có chiều sâu, có sức lan toả và nó cũng cho thấy tác giả là người nghiêm túc, có bản lĩnh, có trách nhiệm nghề nghiệp" [26]. Họa sĩ Lê Thiết Cương cũng đưa ra những bình luận về kết cấu của cuốn tiểu thuyết: “Giá như Khải huyền muộn có kết cấu bớt mạch lạc đi nữa. Thừa thiếu chấm phẩy, câu chữ xô bồ chút nữa, không giống chút nữa cũng chẳng sao, mỗi người viết cần có chính tả của mình".Trái lại, nhà nghiên cứu 8
  12. Nguyễn Mạnh Hùng lại tỏ ra rất hào hứng với lối viết của Nguyễn Việt Hà. Anh nhấn mạnh: “Khải huyền muộn là những sải bơi tiếp theo của Cơ hội của Chúa trên dòng sông tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà. Chọn lựa thứ cấu trúc đa ngôi thứ như thể khối vuông ru-bích, Nguyễn Việt Hà tạo cho mình ưu thế thoải mái để quan sát và kể chuyện, thỏa cơn khát tìm tòi và đồng cảm với các nhân vật trong cuộc sống. Không có số phận đi tới cùng cũng như không có những câu chuyện đi đến hồi kết thúc, tác giả đang khám phá, mô tả cuộc sống đang diễn ra và điều thú vị, cũng là đóng gópriêng của Nguyễn Việt Hà, chính là vẽ nên những tâm trạng người đương thời”. Đặc biệt năm 2005, bài viết với nhan đề Khải huyền muộn – cuốn tiểu thuyết viết về chính nó của nhà lý luận phê bình văn học Nguyễn Chí Hoan đã giúp người đọc dễ dàng nhận ra cấu trúc của cuốn tiểu thuyết. Theo nhà phê bình, cuốn tiểu thuyết này được cấu tạo bằng một loạt những chi tiết dở dang, kết nối vào nhau hết sức chặt chẽ để bày tỏ sự dở dang của chính nó.Nguyễn Chí Hoan rất chú ý đến việc tác giả để cho các nhân vật và kí ức hiện lên ngang bằng nhau.Trong câu chuyện này có một câu chuyện khác, trong nhân vật này có một nhân vật khác và mỗi người đều là chứng nhân cho sự tha hóa của chính mình, đồng thời còn là chứng nhân cho sự tha hóa của người khác và cuộc sống xung quanh.\ Bên cạnh những bài viết mang tính chất phê bình, luận bàn về tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà thì cũng có khá nhiều niên luận, khóa luận, luận văn nghiên cứu về tiểu thuyết của anh. Qua đó, có thể nhận thấy sự quan tâm, yêu thích của giới trẻ đến những cuốn tiểu thuyết này, dù có rất nhiều ý kiến cho rằng đây là những cuốn tiểu thuyết không dễ đọc. Trước tiên phải nhắc đến báo cáo khoa học năm 2003 của hai sinh viên Đỗ Thị Bích Liên và Vũ Thị Hồng Minh với đề tài: Ngôn ngữ trong tiểu 9
  13. thuyết Cơ hội của Chúa của Nguyễn Việt Hà. Báo cáo đã đi sâu khảo sát và phân tích một cách khá sắc sảo cách thức sử dụng từ vựng, ngôn ngữ trong tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà. Sự độc đáo trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà được khẳng định qua hệ thống ngôn ngữ với lớp từ vay mượn phong phú cả tiếng Anh, tiếng Pháp và sự suồng sã của lớp từ Hán Việt. Cùng với đó là sự xuất hiện của các thuật ngữ tôn giáo, hệ thống từ láy, các từ ngữ lạ hóa. Hai sinh viên cũng có những phát hiện khá chính xác về ngôn ngữ của người kể chuyện và ngôn ngữ của nhân vật trong cuốn tiểu thuyết. Năm 2004, tiếp tục xuất hiện công trình nghiên cứu về tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà của sinh viên Hà Thu Nga với đề tài Bước đầu tìm hiểu một số phương diện đổi mới của tiểu thuyết Cơ hội của Chúa. Với đề tài nghiên cứu này, sinh viên Hà Thu Nga đã chỉ ra cho người đọc thấy những phương diện đổi mới của tiểu thuyết này trên góc độ thi pháp của thể loại như: đề tài, chủ đề, cốt truyện, kết cấu, nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật trần thuật. Trong khuôn khổ hạn hẹp của một bài báo cáo khoa học, tác giả đã bao quát được tất cả các phương diện của tiểu thuyết là một điều đáng mừng.Song bài viết vẫn còn bộc lộ một vài yếu điểm, hạn chế, ở một vài nội dung tác giả có những nhận định, đánh giá còn sơ sài, chưa đủ sức thuyết phục. Năm 2007, những trang viết của tác giả cuốn luận văn Thạc sĩ Những thể nghiệm của tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà qua hai cuốn Cơ hội của Chúa và Khải huyền muộn - Nguyễn Thị Anh Đào đã chỉ ra một cách khái quát về những thể nghiệm thành công cũng như chưa thành công của hai cuốn tiểu thuyết này. Tác phẩm được khai thác cụ thể trên các phương diện như cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu, di chuyển điểm nhìn trần thuật và khẳng định sáng tác của Nguyễn Việt Hà cho thấy rõ hơn về bản chất không ngừng vận động của văn học". 10
  14. Năm 2009, sinh viên Nguyễn Thị Hoa trong khóa luận tốt nghiệp Tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà – từ Cơ hội của Chúa đến Khải huyền muộn đã giúp người đọc có cái nhìn xuyên suốt về sự trưởng thành trong quá trình sáng tác tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà trên các phương diện nhân vật và nghệ thuật trần thật của tác phẩm. Năm 2012, trong luận văn Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà, tác giả Lê Thị Loan đã có sự nghiên cứu, đánh giá một cách khá chi tiết về nghệ thuật biểu hiện trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà. Đặc biệt là nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Việt Hà.Nhân vật trong tiểu thuyết của anh đã không còn có sự phân tuyến, không có nhân vật nào là trung tâm, chuyển tải ý nghĩa của toàn tác phẩm.Đó là một trong những điều mới lạ và độc đáo trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà mà tác giả luận văn đã đi sâu tìm hiểu và chỉ ra sự khác biệt so với các nhà văn đương đại. Trên đây là những đánh giá khá phong phú và đa dạng về hai cuốn tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà ra đời trong bối cảnh đất nước có nhiều biến động cũng như sự chuyển đổi của tiểu thuyết Việt Nam trong giai đoạn mới.Một số bài nghiên cứu đã ít nhiều chỉ ra những nét mới trong cả nội dung lẫn nghệ thuật của Nguyễn Việt Hà.Tuy nhiên, những bài viết này mới chỉ dừng lại ở từng khía cạnh mà chưa có sự nghiên cứu toàn diện, sâu sắc trên tất cả mọi vấn đề. Nhưng rõ ràng việc chỉ ra những thành quả nghiên cứu về tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà của các tác giả đi trước là rất có ý nghĩa. Nó giúp chúng tôi có cơ sở phát triển sâu hơn, hệ thống hơn những nghiên cứu về tiểu thuyết của nhà văn. Do đó, vấn đề Người kể chuyện trong tiểu thuyếtNguyễn Việt Hàqua Cơ hội của Chúa và Khải huyền muộn vẫn là vấn đề mà chúng tôi quan tâm, tiếp tục đi vào tìm hiểu, khám phá. 11
  15. 3. Đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: “Người kể chuyện trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà qua Cơ hội của Chúa và Khải huyền muộn”. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung khảo sát 2 tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà: Cơ hội của Chúa, Khải huyền muộn. Với việc nghiên cứu đề tài Người kể chuyện trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hàqua Cơ hội của Chúa và Khải huyền muộn, chúng tôi muốn đem đến cho người đọc cái nhìn có tính khái quát, khoa học và khách quan về hình tượng người kể chuyện trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà. Đồng thời qua đó góp phần khẳng định tài năng, cá tính sáng tạo độc đáo cũng như đóng góp của anh trong tiểu thuyết đương đại Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng những phương pháp chủ yếu sau: - Phương pháp lịch sử - xã hội - Phương pháp phân tích, tổng hợp - Phương pháp so sánh - Phương pháp hệ thống 5. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm ba chương: Chƣơng 1: Khái lƣợc về ngƣời kể chuyện và sáng tác của Nguyễn Việt Hà Chƣơng 2: Ngƣời kể chuyện và ngôi kể, điểm nhìn Chƣơng 3: Ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật 12
  16. Chƣơng 1 KHÁI LƢỢC VỀ NGƢỜI KỂ CHUYỆN VÀ SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN VIỆT HÀ 1.1. Tự sự học và ngƣời kể chuyện 1.1.1. Lý thuyết tự sự học Tự sự học vốn là một nhánh của thi pháp học hiện đại, hiểu theo nghĩa rộng là nghiên cứu cấu trúc của văn bản tự sự và các vấn đề liên quan hay nói cách khác là nghiên cứu đặc điểm nghệ thuật trần thuật của văn bản tự sự nhằm tìm một cách đọc. Tên gọi Tự sự học - Narratology, Narratologie, vốn do nhà nghiên cứu Pháp gốc Bungari T.Todorov đề xuất năm 1969, trong cuốn sách Ngữ pháp Câu chuyện mười ngày. Tác phẩm đã làm cho ngành nghiên cứu tự sự trước nay có được một cái tên chính thức và trở thành một khoa nghiên cứu có tính độc lập vì nội hàm văn hóa của nó.Hiện nay, tự sự học đã trở thành một bộ môn nghiên cứu liên ngành, có tính quốc tế và có vị trí ngày càng quan trọng trong khoa văn học và các khoa học nhân văn.Nói liên ngành vì nghiên cứu tự sự học phải liên kết với ngôn ngữ học, sử học, nhân loại học. Tự sự học không đóng khung trong tiểuthuyết mà vận dụng cả vào các hình thức "tự sự" khác, như tôn giáo, lịch sử, điện ảnh, khoa học, triết học, chính trị. Nó là một ngành văn hóa, bởi vì các hình thức tự sự khác nhau có thể có chung với nhau những nguyên tắc siêu tự sự. Ngày nay, tự sự không còn giản đơn là việc kể chuyện, mà là một phương pháp không thể thiếu để giải thích, lí giải quá khứ, có nguyên lí riêng. Roland Barthes nói: "Đã có bản thân lịch sử loài người, thì đã có tự sự". J.H.Miller (1993), nhà giải cấu trúc Mĩ có nói : "Tự sự là cách để ta đưa các 13
  17. sự việc vào một trật tự, và từ trật tự ấy mà chúng có được ý nghĩa. Tự sự là cách tạo nghĩa cho sự kiện, biến cố". Jonathan Culler (1998) cũng nói: "Tự sự là phương thức chủ yếu để con người hiểu biết sự vật". Muốn hiểu một sự vật nào thì người ta kể câu chuyện về sự vật đó.Bản chất của tự sự ngày nay được hiểu là một sự truyền đạt thông tin, là quá trình phát tin đơn phương trong quá trình giao tiếp.Văn bản tự sự là cụm thông tin được phát ra, và tự sự có thể thực hiện bằng nhiều phương thức, con đường. Trong văn học, tự sự có trong thơ, thơ trữ tình, trong kịch, chứ không chỉ là trong truyện ngắn, tiểu thuyết, ngụ ngôn như một phương thức tạo nghĩa và truyền thông tin. Tự sự nằm trong bản chất của con người, bởi con người là một động vật biết tự sự.Và trong các hình thức tự sự, chỉ có tự sự văn học là phức tạp nhất, đáng để nghiên cứu nhất, làm thành đối tượng chủ yếu của tự sự học. Vấn đề lí thuyết tự sự ngày càng được quan tâm phổ biến trên thế giới. Từ chủ nghĩa hình thức Nga, ngôn ngữ học Saussure, trường phái Praha, trường phái Tân Aristote, triết học phân tích, kí hiệu học, hậu cấu trúc chủ nghĩa không trường phái nào là không quan tâm tới vấn đề trần thuật trong tiểu thuyết. Lí thuyết tự sự trở thành một sản phẩm thực dụng, cụ thể của làn sóng lớn trong lí thuyết văn hóa về văn học.Mặt khác, lí thuyết tự sự ngày nay còn cung cấp một bộ công cụ cơ bản nhất, sắc bén nhất giúp chúng ta có thể đi sâu vào các lĩnh vực nghiên cứu điện ảnh, giao tiếp, phương tiện truyền thông, nghiên cứu văn hóa.Con người ngày càng nhận ra vai trò của lý thuyết tự sự, bởi thiếu kiến thức cơ bản về nó thì các phán đoán trong các ngành nghiên cứu trên rất dễ phạm những sai lầm sơ đẳng. Chẳng hạn như, rất phổ biến là nhầm lẫn về tác giả và người trần thuật hay nhân vật người kể chuyện xưng “tôi”, nhân vật hành động, nói năng. Do vậy, đã nảy sinh những nhận định về chủ nghĩa tự nhiên, về sự tàn nhẫn, thiếu cái tâm ở các nhà văn khi họ sử dụng một cách trần thuật nào đó. Ngày nay, lí thuyết tự sự có thể coi như 14
  18. một bộ phận không thể thiếu của hành trang nghiên cứu văn học. Nói theo ngôn ngữ của Thomas Kuhn, thì đó là một bộ phận cấu thành của hệ hình (paradigme) lí luận hiện đại. Dựa trên kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu về tự sự học thì tự sự học hiện đại đến nay được chia làm ba giai đoạn:“Tự sự học trước chủ nghĩa cấu trúc, tự sự học cấu trúc chủ nghĩa và tự sự học hậu cấu trúc chủ nghĩa”[60, tr. 13]. Tự sự học trước chủ nghĩa cấu trúc một số người đi tiên phong đó là: B.Tomasepxki, năm 1925, đã nghiên cứu các yếu tố và đơn vị của tự sự. V.Shklovski chia truyện thành hai lớp: chất liệu và hình thức. V.Propp nghiên cứu cấu trúc và chức năng tự sự trong truyện cổ tích.Từ những năm 20 của thế kỉ trước, Bakhtin đã nghiên cứu mối quan hệ giữa tác giả và nhân vật, ngôn từ trần thuật và tính đối thoại của nó.Có thể nói B.Tomasepxki, V.Propp, Bakhtin... là những nhà khoa học đã đặt nền móng cho sự phát triển của tự sự học hiện đại. Ở phương Tây, với sáng tác của Flaubert ở thế kỉ XIX, cũng như sáng tác của Henry James (Mĩ) và M.Proust (Pháp) ở đầu thế kỉ XX, người ta đã biết rằng trong tiểu thuyết sự kiện không phải là cái quan trọng nhất, mà quan trọng nhất là ý thức, là phản ánh tâm lí của nhân vật đối với sự kiện, từ đó người ta quan tâm tới "trung tâm ý thức", chi tiết trong tiểu thuyết phải lọc qua trung tâm ý thức của nhân vật mới bộc lộ ý nghĩa. Từ đó, các vấn đề điểm nhìn, dòng ý thức được đặc biệt quan tâm với Percy Lubbock (1921), K.Friedemann (1910).Về sau các vấn đề này còn được phát triển bởi một loạt tác giả Âu, Mĩ khác như J.Pouillon, A.Tate, Cl.Brooks, T.Todorov, G.Gennette.Những tìm tòi này gắn với ý thức về kĩ thuật của tiểu thuyết. Giai đoạn thứ hai của lí thuyết tự sự là chủ nghĩa cấu trúc, mở đầu với công trình Dẫn luận phân tích tác phẩm tự sự của R.Barthes năm 1968 và 15
  19. "S/Z" năm 1970. Tiếp theo là Nghiên cứu cấu trúc thần thoại của Claude Levi-Strauss và mô hình hành vi ngôn ngữ của Roman Jakobson. Đặc điểm của lí thuyết tự sự chủ nghĩa cấu trúc là lấy ngôn ngữhọc làm hình mẫu, xem tự sự học là sự mở rộng của cú pháp học, còn trữ tình là sự mở rộng của ẩn dụ.Todorov xem nhân vật như danh từ, tình tiết là động từ, trong chủ nghĩa hiện thực thì tình tiết thuộc thức chủ động, còn trong thần thoại lại thuộc thức bị động A.J.Greimas vận dụng sự đối lập trục liên kết và trục lựa chọn để nghiên cứu cấu trúc tự sự. G.Genette tuyên bố mỗi câu chuyện là sự mở rộng của một câu - chủ yếu là vị ngữ động từ và ông sử dụng tràn lan các thuật ngữ ngôn ngữ học. R.Barthes cũng tán thành quan điểm đó.Còn mục đích của chủ nghĩa cấu trúc là nghiên cứu bản chất ngôn ngữ, bản chất ngữ pháp của tự sự nhằm tìm một cách đọc tự sự mà không cần đối chiếu giản đơn tác phẩm tự sự với hiện thực khách quan. Mặc dù không phủ nhận được mối quan hệ văn học với đời sống, nhưng các nhà nghiên cứu đã góp phần làm sáng tỏ bản chất biểu đạt và giao tiếp của tự sự. Song, sự lạm dụng mô hình ngôn ngữ học đã làm cho tự sự học gặp khó khăn, và chính Todorov cũng vấp phải thất bại, bởi ông chỉ quan tâm ngữ pháp tự sự hơn là văn bản tự sự. Giai đoạn thứ ba của tự sự học là gắn liền với kí hiệu học. Kí hiệu học quan tâm đến các phương thức biểu đạt khác nhau nhưng lấy văn bản làm cơ sở. Do đó, tự sự học cấu trúc chủ nghĩa xem hình thức tự sự như là phương tiện biểu đạt ý nghĩa của tác phẩm. Đặc điểm lý thuyết của tự sự học cấu trúc chủ nghĩa là: Đi sâu nghiên cứu và coi trọng việc phân tích hình thức nhưng không tán thành việc sao phỏng giản đơn các mô hình ngôn ngữ học mà đi theo kí hiệu học và siêu kí hiệu học. Pierre Macherey, nhà mácxít Pháp cho rằng bất cứ sự đồng nhất nào giữa phê bình văn học với ngôn ngữ học đều sẽ thất bại, bởi nó bỏ qua vai trò tác động của hình thái ý thức, còn Iu.Lotman cho rằng thông tin ngôn ngữ là thông tin phi văn bản, mà điểm xuất phát của 16
  20. văn bản lại chính là chỗ bất cập của ngôn ngữ khiến nó trở thành văn bản. Nếu văn bản trở về với ý nghĩa của ngôn ngữ học thì có nghĩa là sự sụp đổ của văn hóa.Như thế lí thuyết tự sự phải gắn với chức năng nhận thức và giao tiếp. Theo sự tổng kết của nhà lý luận tự sự người Mĩ Gerald Prince đã chia tự sự làm ba nhóm tương đương ba loại hình. Nhóm thứ nhất gồm những nhà tự sự học chịu ảnh hưởng của các nhà hình thức chủ nghĩa Nga như V. Propp, Greimas, Todorov, Barthes... chú ý tới cấu trúc của câu chuyện được kể, đi tìm mẫu cổ của tự sự, chức năng của biến cố và qui luật tổ hợp, lôgic phát triển và loại hình cốt truyện.Khi cực đoan nhất họ cho rằng tác phẩm tự sự không bị chi phối bởi chất liệu. Một câu chuyện có thể kể bằng văn học, điện ảnh, ba lê, hội họa đều được, do đó bỏ qua hoặc không đi sâu vào đặc trưng biểu đạt của chất liệu. Nhóm thứ hai lấy G.Genette làm tiêu biểu đã xem nguồn gốc của tự sự là dùng ngôn ngữ nói hay viết mà biểu đạt, cho nên vai trò của người trần thuật được coi là quan trọng nhất. Họ chú ý lớp ngôn từ của người trần thuật với các yếu tố cơ bản như điểm nhìn, giọng điệu. Đây là nhóm đông nhất thu hút nhiều nhà nghiên cứu như Dolezel, Micke Bal. Nhóm thứ ba đại diện là Gerald Prince và Seymour Chatman, họ coi trọng phương pháp nghiên cứu tổng thể, hay dung hợp. J.Culler cũng thuộc phái này, ông coi trọng cả cấu trúc sự kiện lẫn cấu trúc lời văn. Như vậy, có thể thấy lí thuyết tự sự học đã trải qua một quá trình hình thành, phát triển từ rất sớm, qua nhiều giai đoạn khác nhau. Với nội dung là nghiên cứu cấu trúc văn bản tự sự và những vấn đề liên quan, tự sự học đã dần khẳng định được vai trò quan trọng của mình là một ngành khoa học nghiên cứu về văn học. 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2