Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Chính sách đối ngoại của Đảng với Asean từ năm 1995 đến năm 2010
lượt xem 10
download
Mục tiêu của đề tài là trình bày và phân tích chính sách đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam với ASEAN từ năm 1995 đến năm 2010; thông qua đó, khẳng định tính chủ động, đúng đắn, sáng tạo, nhạy cảm chính trị của Đảng trong việc đưa nước ta hội nhập sâu hơn vào ASEAN qua việc trở thành thành viên chính thức của ASEAN, hoạt động tích cực vì sự phát triển mạnh mẽ của ASEAN, thúc đẩy ASEAN phát triển toàn diện và vươn ra thế giới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Chính sách đối ngoại của Đảng với Asean từ năm 1995 đến năm 2010
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- NGUYỄN THỊ QUỲNH CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG VỚI ASEAN TỪ NĂM 1995 ĐẾN NĂM 2010 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Hà Nội – 2013
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- NGUYỄN THỊ QUỲNH CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG VỚI ASEAN TỪ NĂM 1995 ĐẾN NĂM 2010 Chuyên ngành Lịch Đảng cộng sản Việt Nam Mã số: 602256 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Võ Kim Cƣơng Hà Nội-2013
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 5 Chƣơng 1. ĐẢNG LÃNH ĐẠO TỪNG BƢỚC ĐƢA VIỆT NAM GIA NHẬP ASEAN VÀ THAM GIA CÁC LĨNH VỰC HỢP TÁC CỦA ASEAN (1995 – 2000)................................................................................ 12 1.1. Quá trình Đảng lãnh đạo đƣa Việt Nam gia nhập ASEAN ........ 12 1.1.1. Đường lối đối ngoại đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam giai đoạn 1986 –1995 ................................................................................. 12 1.1.2. Quá trình Đảng lãnh đạo đưa Việt Nam gia nhập ASEAN........ 22 1.2. Đảng lãnh đạo đƣa Việt Nam bƣớc đầu tham gia các lĩnh vực hợp tác trong khuôn khổ ASEAN từ năm 1995 – 2000 ...................... 27 1.2.1. Đường lối đối ngoại của Đảng nhằm thúc đẩy quan hệ Việt Nam – ASEAN.............................................................................. 27 1.2.2. Việt Nam tham gia các lĩnh vực hợp tác của ASEAN ................ 32 Tiể u kế t chƣơng 1 ...................................................................................... 47 Chƣơng 2. ĐẢNG LÃ NH ĐẠO HỢP TÁC TOÀ N DIỆN QUAN HỆ . 49 VIỆT NAM – ASEAN (2001 – 2005) ....................................................... 49 2.1. Khái quát chung về tình hình thế giới, khu vƣc̣ và trong nƣớc . 49 2.2. Đảng tiế p tu ̣c đẩ y ma ̣nh thƣ̣c hiêṇ chính sách đố i ngoa ̣i đổ i mới đố i với ASEAN trong giai đoa ̣n 2001 - 2005 ........................................ 56 2.3. Đảng lã nh đa ̣o xây dƣṇ g và mở rô ̣ng quan hê ̣hƣ̃u nghi hơ ̣ ̣p tác Viêṭ Nam – ASEAN vi ̀ hòa bin ̀ h, ổn định và phát triển ..................... 64 2.3.1. Sự tham gia đóng góp của Viê ̣t Nam vào các hoạt động an ninh – chính trị của ASEAN............................................................................. 64 2.3.2. Những đóng góp trên liñ h vực hợp tác kinh tế thương mại ....... 68 2.3.3. Đảng lãnh đạo đẩy mạnh hợp tác Việt Nam – ASEAN trên một số lĩnh vực khác ........................................................................................ 71 1
- Tiể u kế t chƣơng 2 ...................................................................................... 74 Chƣơng 3. ĐẢNG LÃ NH ĐẠO XÂY DƢ̣NG VÀ PHÁ T TRIỂN QUAN HỆ VIỆT NAM – ASEAN LÊN TẦM CAO MỚI TƢ̀ NĂM 2006 - 2010 ....................................................................................... 76 3.1. Khái quát chung về tình hình thế giới , khu vƣ ̣c và trong nƣớc giai đoa ̣n 2006 – 2010 ............................................................................. 76 3.2. Chủ trƣơng, chính sách đối ngoại của Đại hội đảng X ............... 84 3.3. Thƣ̣c hiê ṇ nghi quyế ̣ t Đa ̣i hô ̣i X , Đảng lãnh đa ̣o xây dƣ̣ng và phát triển quan hệ hợp tác Việt Nam – ASEAN lên tầ m cao mới ..... 89 3.3.1. Hợp tác trên liñ h vực kinh tế – thương mại và an ninh – chính trị trong khuôn khổ ASEAN ....................................................................... 89 3.3.2. Thành công của năm Chủ tịch ASEAN 2010 và dấu ấn Việt Nam... 98 3.4. Nhƣ̃ng bài ho ̣c kinh nghiêm ̣ về hơ ̣p tác đố i ngoa ̣i sau 15 Việt Nam gia nhập ASEAN (1995 – 2010) ................................................. 110 KẾT LUẬN .............................................................................................. 118 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 122 PHỤ LỤC 2
- LƢỢC ĐỒ CÁC NƢỚC ĐÔNG NAM Á 3
- DANH MỤC CÁC TÊN VIẾT TẮT Tên Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt viết tắt AEC ASEAN Economic Community Cộng đồng kinh tế ASEAN AFTA ASEAN Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do ASEAN AIA ASEAN Investment Area Khu vực đầu tƣ ASEAN AICO Agreement on Industrial Cooperation Chƣơng trình hợp tác công nghiệp ASEAN AIPO ASEAN Inter – Paliamentary Tổ chức liên minh quốc hội ASEAN Organization AMM ASEAN Ministerial Meeting Hội nghị bộ trƣởng ngoại giao ASEAN APEC Asia Pacific Economic Cooperation Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dƣơng ARF ASEAN Regional Forum Diễn đàn khu vực ASEAN ASC ASEAN Security Community Cộng đồng an ninh ASEAN ASCC ASEAN Socio Cultral Community Cộng đồng văn hóa – xã hội ASEAN ASEAN Association of South East Asian Hiệp hội các nƣớc Đông Nam Á Nations ASEM Asia – Europe Meeting Hội nghi ̣Á - Âu CEPT Common Efective Preferential Tariff Hiệp định vế Thuế quan Ƣu đãi có hiệu lực chung EU European Union Liên minh châu Âu IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế JIM Jakarta Informal Meeting Hội nghị không chính thức Jakarta về Campuchia PMC Post Ministerial Conference Hội nghị sau Hội nghị Bộ trƣởng ASEAN SEOM Seinor Economic Offical Meeting Hội nghị quan chức kinh tế cao cấp ASEAN WTO World Trade Organization Tổ chức Thƣơng mại thế giới 4
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Việt Nam là một quốc gia có vị trí địa tự nhiên và địa kinh tế hết sức thuận lợi. Vì thế, ngay từ khi lập quốc, ngƣời Việt đã có mối quan hệ giao lƣu hết sức rộng rãi với các quốc gia và thiết lập đƣợc những mối quan hệ bang giao hết sức tốt đẹp. Kế thừa những truyền thống quý báu của cha ông, ngay từ khi Nhà nƣớc Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa vƣ̀a đƣợc thành lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta đã đặt nền móng cho nền ngoại giao hiện đại. Chính phủ Việt Nam đứng đầu là Hồ Chủ tịch đã tuyên bố chính sách ngoại giao “thân thiện với tất cả các nƣớc dân chủ trên thế giới” [63, tr.30] và “sẵn sàng đặt mọi quan hệ thân thiện với bất cứ một nƣớc nào trên nguyên tắc tôn trọng sự hoàn chỉnh về chủ quyền và lãnh thổ của nhau, không xâm phạm lẫn nhau, không can thiệp nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi và chung sống hòa bình” [64, tr.5]. Chính sách đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay là sự kế thừa và phát triển đƣờng lối đối ngoại qua các thời kì trƣớc, đặc biệt từ khi tiến hành công cuộc đổi mới, thể hiện tính liên tục và nhất quán trong toàn bộ đƣờng lối chính trị của Việt Nam. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra đƣờng lối đổi mới, trong đó đổi mới đƣờng lối đối ngoại là một nội dung quan trọng. Nghị quyết Đại hội VI nêu rõ “Đảng và Nhà nƣớc ta kiên trì thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình hữu nghị. Chúng ta chủ trƣơng và ủng hộ chính sách cùng tồn tại hòa bình giữa các nƣớc có chế độ chính trị xã hội khác nhau” [31, tr.105]. Đại hội lần thứ VII của Đảng tuyên bố “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nƣớc trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển” [52, tr.147]. Với đƣờng lối đối ngoại rộng mở đó, Việt Nam đã không ngừng mở rộng quan hệ quốc tế, nâng cao vị thế của mình ở khu vực và trên thế giới. Từ chỗ bị cô lập về chính trị, cấm vận về kinh tế đến nay Việt Nam đã có mối quan hệ ngoại giao với rất nhiều nƣớc và vùng lãnh thổ trên thế giới. Việt Nam hiện là 5
- thành viên của 63 tổ chức quốc tế và khu vực. Đảng Cộng sản Việt Nam có mối quan hệ khác nhau với trên 200 chính đảng các nƣớc trên thế giới, các nƣớc láng giềng, các nƣớc khu vực. Các tổ chức nhân dân Việt Nam có quan hệ với hàng trăm tổ chức tổ chức nhân dân, tổ chức phi chính phủ... Đặc biệt, lần đầu tiên trong lịch sử, nƣớc ta đã có quan hệ với tất cả các nƣớc láng giềng, các nƣớc trong khu vực. Trong quan hệ với các nƣớc Đông Nam Á, từ lâu Việt Nam đã thiết lập những mối quan hệ đậm nhạt khác nhau với từng quốc gia nhƣng các mối quan hệ này luôn giữ vị trí quan trọng. Suốt chặng đƣờng dài của lịch sử ngoa ̣i giao Viê ̣t Nam , quan hệ với ASEAN cũng có nhiều bƣớc thăng trầm. Những năm Đảng Cô ̣ng sản lãnh đạo nhân dân Viê ̣t Nam tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc , quan hệ giữa Viê ̣t Nam và các nƣớc ASEAN là quan hệ đối đầu. Khi kháng chiến chống Mỹ kết thúc thắng lợi thì các nƣớc ASEAN đã điều chỉnh chính sách đối ngoại và triển khai một số bƣớc đi thân thiện hơn trong quan hệ với Việt Nam. Về phía Việt Nam, tháng 7/1976 Việt Nam đã đƣa ra chính sách 4 điểm đối với khu vực chủ trƣơng xây dựng quan hệ hữu nghị với tất cả các nƣớc ASEAN. Tháng 8/1976 Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với các nƣớc ASEAN. Tuy nhiên đến 1979, do bất đồng quan điểm trong giải quyết vấn đề Campuchia, quan hệ Việt Nam – ASEAN từ quan hệ thân thiện hợp tác chuyển sang quan hệ đối đầu. Đến năm 1989 khi Việt Nam rút hết quân khỏi Campuchia, quan hệ này mới ấm dần lên. Sau những bƣớc đi và thủ tục cần thiết, ngày 28/7/1995, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN. Sự kiện này thể hiện quyết tâm của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam trong việc triển khai đƣờ ng lối đối ngoại độc lập, tự chủ, chính sách đa phƣơng hóa và đa dạng hóa quan hệ quốc tế, đặc biệt là chính sách đối với khu vực theo hƣớng chủ động hội nhập. Sự kiện này cũng đã chấm dứt thời kì đối đầu thù nghịch để 2 bên bƣớc vào thời kì hợp tác lâu dài . 6
- Ở thời điểm hiện tại, quan hệ Việt Nam với ASEAN tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt, mối quan hệ của các nƣớc ASEAN cùng các nƣớc láng giềng khác trong đó có Trung Quốc xung quanh vấn đề biển Đông đang hết sức phức tạp và gay gắt. Việt Nam cùng các nƣớc ASEAN đã và đang nỗ lực hết sức, song bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông vẫn chƣa tìm đƣợc tiếng nói đồng thuận. Điều này kéo dài, càng làm tình hình khu vực có thêm nhiều biến động khi Trung Quốc, Mỹ và một số các nƣớc lớn khác có rất nhiều nhƣ̃ng động thái tích cực cũng nhƣ tiêu cực trên biển Đông và vùng biển thuộc chủ quyền lãnh thổ của các quốc gia khác trong đó có Việt Nam. Do vâ ̣y , việc nghiên cứu chính sách đối ngoại của Đảng đối với ASEAN từ 1995 đến năm 2010 một cách hệ thống toàn diện là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Thông qua đó, chúng ta có thể rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu nhằm góp phần vào việc nâng cao hiệu quả hợp tác quan hệ Việt Nam – ASEAN, đồng thời hoàn thiện đƣờng lối chính sách đối ngoại giúp Việt Nam có thể xử lí tốt nhất mối quan hệ với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới đƣa đấ t nƣớc thực sự hội nhập và có vị trí xứng đáng trên trƣờng quốc tế. Vì những lý do cơ bản trên đây tôi lựa chọn đề tài “Chính sách đố i ngoại của Đảng với ASEAN từ năm 1995 đến năm 2010” cho luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Với lịch sử phát triển lâu dài và có vị trí chiến lƣợc quan trọng, Đông Nam Á nói chung và ASEAN nói riêng từ lâu đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả, nhiều ngành khoa học khác nhau ở trong và ngoài nƣớc. Đặc biệt khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN thì quan hệ Việt Nam – ASEAN ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều cá nhân và tổ chức, các cơ quan chuyên môn nhƣ Viện nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện khoa học xã hội Việt Nam, Đại học ngoại giao – Bộ Ngoại giao, Vụ ASEAN – Bộ Ngoại giao, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học sƣ phạm Hà Nội... trên rất nhiều các mặt, các vấn đề có thể kể đến nhƣ: 7
- Về lịch sử quan hệ ngoại giao Việt Nam – ASEAN có các tác phẩm nhƣ: Việt Nam – Đông Nam Á: Quan hệ lịch sử văn hóa của Viện nghiên cứu Đông Nam Á; Tiến trình hội nhập Việt Nam – ASEAN của Đinh Xuân Lý, Việt Nam – ASEAN quan hệ song phương và đa phương của Vũ Dƣơng Ninh. Ngoài ra còn các bài tạp chí nhƣ: Vấn đề Việt Nam gia nhập ASEAN của Nguyễn Vũ Tùng, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 2 năm 1994; Việt Nam gia nhập ASEAN tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế của Hà Văn Thầm , Tạp chí Cộng sản, số 8 năm 1997; Về quan hệ Việt Nam ASEAN của Nguyễn Huy Hồng, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 2 năm 1995... Về những vấn đề cụ thể trong quan hệ Việt Nam – ASEAN có các tác phẩ m: Quan hệ Việt Nam – ASEAN chính sách xuất nhập khẩu của Việt Nam của Vũ Đình Hƣơng, Vũ Đình Bách. Tác giả Nguyễn Xuân Thắng có tác phẩm Khu vực mậu dịch tự do ASEAN tiến trình hội nhập của Việt Nam. Những nhân tố thúc đẩy hợp tác an ninh chính trị Việt Nam – ASEAN trong 5 năm qua của tác giả Ngô Hữu Mạnh, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế số 3 năm 2000... Về những cơ hội, thách thức cũng nhƣ đánh giá lại thời gian Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN có các bài viết nhƣ: Vấn đề hòa bình hợp tác giữa Việt Nam và các nước ASEAN hiện nay – những thuận lợi khó khăn của Nguyễn Hữu Cát, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lý luận số 3 năm 1994; Nhìn lại một năm gia nhập ASEAN của Nguyễn Mạnh Hùng, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế số 13 năm 1996; Những thuận lợi và thách thức khi Việt Nam gia nhập ASEAN, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 2 năm 1996 của Nguyễn Cảnh Huệ.... Về những vấn đề chung liên quan đến ASEAN có các tác giả, tác phẩm nhƣ: ASEAN hôm nay, triển vọng của thế kỉ XXI của tác giả Nguyễn Thu Mỹ. Tác giả Nguyễn Duy Quý với tác phẩm: Tiến tới một ASEAN hoà bình, ổn định và phát triển bền vững, in năm 2001 và bài viết Xây dựng một ASEAN phát triển đồng đều trong thế kỉ XXI, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á số 5 năm 2001. Lê Công Phụng với Việt Nam – ASEAN 10 năm nhìn lại, đăng trên Tạp chí Thông tin đối ngoại, số 8 năm 2005. Vũ Dƣơng Ninh với Việt Nam – ASEAN 10 8
- năm đồng hành trên chặng đường hội nhập quốc tế 1995 – 2005, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 4 năm 2005. Trần Khánh với Việt Nam sau 10 năm gia nhập ASEAN thành tựu, cơ hội thách thức, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á số 4 năm 2005... Ngoài các công trình đã đƣợc xuất bản thành sách, in ấn trên các tạp chí còn có rất nhiều cuộc hội thảo về Đông Nam Á, về ASEAN, về quan hệ Việt Nam – ASEAN đƣợc tổ chức ở trong và ngoài nƣớc... Hầu hết các tác phẩm, các bài viết đều tập trung nghiên cứu quá trình ra đời, phát triển, những thành tựu kinh tế xã hội của từng nƣớc Đông Nam Á cũng nhƣ của tổ chức ASEAN, đề cập đến khả năng phát triển hợp tác giữa Việt Nam với các nƣớc ASEAN, sự hội nhập của của Việt Nam vào ASEAN, những khó khăn thách thức của Việt Nam khi gia nhập tổ chức này. Các tác phẩm bài viết về quan hệ Việt Nam – ASEAN rất phong phú, tiếp cận trên nhiều phƣơng diện khác nhau. Không chỉ mô tả lịch sử các công trình còn trình bày, lý giải nhiều vấn đề, khía cạnh trong quan hệ Việt Nam với các nƣớc ASEAN, quan hệ của ASEAN với các nƣớc và tổ chức đối tác, những xu hƣớng, những thách thức và dự báo về tƣơng lai phát triển của khu vực Đông Nam Á, của ASEAN cũng nhƣ những thuận lợi và khó khăn trong quan hệ Việt Nam – ASEAN... Song chƣa có một công trình nào mang tính chất tổng hợp có hệ thống về quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng và phát triển mối quan hệ Việt Nam – ASEAN từ năm 1995 đến năm 2010. Do đó, kế thừa những công trình nghiên cứu trƣớc đây, tác giả cố gắng phân tích sâu thêm về quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng và phát triển quan hệ Việt Nam – ASEAN trong thời gian 15 năm kể từ khi Việt Nam gia nhập ASEAN. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu - Trình bày và phân tích chính sách đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam với ASEAN từ năm 1995 đến năm 2010. - Thông qua đó, khẳng định tính chủ động, đúng đắn, sáng tạo, nhạy cảm chính trị của Đảng trong việc đƣa nƣớc ta hội nhập sâu hơn vào ASEAN qua việc 9
- trở thành thành viên chính thức của ASEAN, hoạt động tích cực vì sự phát triển mạnh mẽ của ASEAN, thúc đẩy ASEAN phát triển toàn diện và vƣơn ra thế giới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Giới thiệu và phân tích chủ trƣơng, đƣờng lối đối ngoại của Đảng ta với ASEAN trong các giai đoạn: 1995 – 2000; 2001 – 2005; 2006 – 2010. - Nêu lên những thành tựu và hạn chế của Việt Nam trong quan hệ Việt Nam – ASEAN, rút ra những bài học kinh nghiệm của Đảng trong xây dựng và phát triển quan hệ Việt Nam ASEAN sau 15 năm Việt Nam gia nhập ASEAN. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Về đối tƣợng: Luận văn chủ yếu nghiên cứu các chủ trƣơng chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với các nƣớc ASEAN, quá trình chỉ đạo của Đảng và Nhà nƣớc trong việc tổ chức thực hiện và triển khai các chính sách ấy. - Về thời gian: Luận văn tập trung đi sâu vào nghiên cứu mối quan hệ Việt Nam và ASEAN từ năm 1995 đến năm 2010. 5. Cơ sở lý luận, nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn đƣợc nghiên cứu và trình bày trên cơ sở những quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về quan hệ quốc tế và đƣờng lối đối ngoại. 5.2. Nguồn tư liệu Luận văn sử dụng các tài liệu của Đảng về đƣờng lối đối ngoại bao gồm: Các văn kiện Đại hội Đảng, các Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thƣ về đƣờng lối đối ngoại và công tác đối ngoại. Các tác phẩm, bài nói, bài viết hoặc phát biểu của các đồng chí lãnh đạo Đảng và nhà nƣớc qua các thời kì. Ngoài ra, luận văn còn tham khảo sử dụng các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nƣớc về Đông Nam Á nói chung và ASEAN nói riêng đã đƣợc in thành sách, công bố trên báo chí hoặc các hội thảo liên quan. 10
- 5.3. Phương pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp logic - Phƣơng pháp phân tích - tổng hợp - Phƣơng pháp so sánh và hệ thống hóa - Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu khác nhƣ nghiên cƣ́u quan hê ̣ quố c tế , phƣơng pháp so sánh, thống kê... 6. Những đóng góp mới của luận văn - Hệ thống một cách tƣơng đối đầy đủ tƣ liệu về chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng về quan hệ Việt Nam – ASEAN tƣ̀ năm 1995 - 2010. - Bƣớc đầu rút ra kinh nghiệm để góp phần thiết thực nâng cao hiệu quả và chất lƣợng hợp tác giữa Việt Nam và ASEAN, góp phần triển khai chính sách đối với khu vực một bộ phận quan trọng của chính sách đối ngoại rộng mở, đa phƣơng hóa, đa dạng hóa của Đảng và nhà nƣớc ta. 7. Cấu trúc của luận văn Luận văn bao gồm 3 chƣơng, 9 tiế t. Nội dung chính của mỗi chƣơng nhƣ sau: - Chƣơng 1: Đảng lañ h đa ̣o tƣ̀n g bƣớc đƣa Viê ̣t Nam gia nhâ ̣p ASEAN và tham gia các liñ h vƣ̣c hơ ̣p tác của ASEAN - Chƣơng 2: Đảng lañ h đa ̣o hơ ̣p tác toàn diê ̣n quan hê ̣ Viê ̣t Nam – ASEAN tƣ̀ năm 2001 – 2005 - Chƣơng 3: Đảng lañ h đa ̣o xây dƣ̣ng và phát triể n quan hê ̣ Viê ̣t Nam – ASEAN lên tầ m cao mới tƣ̀ năm 2006 – 2010 11
- Chƣơng 1 ĐẢNG LÃNH ĐẠO TỪNG BƢỚC ĐƢA VIỆT NAM GIA NHẬP ASEAN VÀ THAM GIA CÁC LĨNH VỰC HỢP TÁC CỦA ASEAN (1995 – 2000) 1.1. Quá trình Đảng lãnh đạo đƣa Việt Nam gia nhập ASEAN 1.1.1. Đường lối đối ngoại đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam giai đoạn 1986 –1995 Tình hình thế giới Cuối những năm 80 của thế kỷ XX, tình hình thế giới diễn biến hết sức nhanh chóng và phức tạp làm thay đổi căn bản cục diện thế giới. Liên Xô và các nƣớc xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu lâm vào cuộc khủng hoảng toàn diện và nghiêm trọng dẫn tới sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu. Sự tan rã của một trong hai siêu cƣờng của trật tự thế giới hai cực đã tạo ra một khoảng trống lớn trong không gian chính trị quốc tế, làm tan vỡ sự cân bằng giữa hai hệ thống chính trị xã hội đối lập chuyển sang có lợi cho Mỹ và các nƣớc tƣ bản phát triển. Khi trật tự thế giới hai cực không còn nữa, thế giới chuyển sang cục diện mới với sự tham gia của nhiều nƣớc, nhiều trung tâm. Nhật Bản và Tây Âu xem việc Liên Xô tan rã là thời cơ thuận lợi để vƣơn lên tăng cƣờng vai trò chính trị và quân sự cho tƣơng xứng với thực lực kinh tế của mình. Trung Quốc tiến hành cải cách, mở cửa đã đạt đƣợc nhiều thành tựu to lớn. Sự lớn mạnh của Trung Quốc đã tác động không nhỏ đến cán cân so sánh lực lƣợng của thế giới sau thời kỳ chiến tranh lạnh. Trung Quốc tham vọng trở thành siêu cƣờng của thế giới vào giữa thế kỷ XXI. Ở khu vực Đông Nam Á, Hiệp định Paris về hòa bình ở Campuchia đƣợc kí kết vào tháng 10 năm 1991. Do đó, những bất đồng quan điểm trong việc giải quyết vấn đề Campuchia không còn nữa. Mặt khác, khi trật tự thế giới hai cực chấm dứt, Đông Nam Á không còn đƣợc các cƣờng quốc kinh tế thế giới đặt ở vị trí ƣu tiên nhƣ trƣớc. Nga và Mỹ đều giảm dần sự hiện diện của mình ở khu vực này. Nga tuyên bố rút quân khỏi Cam Ranh (Việt Nam), Mỹ rút quân khỏi căn cứ 12
- Xubích và Clark (Philippines). Tình hình đó tạo ra một “khoảng trống quyền lực” các nƣớc lớn ở vùng Đông Nam Á. Trung Quốc, Nhật Bản cố gắng đẩy mạnh vai trò của mình cả về kinh tế, chính trị, quân sự ở Châu Á cũng nhƣ ở Đông Nam Á. Bên cạnh đó lại nảy sinh những nguy cơ xung đột tiềm tàng biển Đông. Đó là thách thức lớn đối với ASEAN, buộc họ phải tính toán tìm ra cơ chế đảm bảo an ninh, hòa bình ở khu vực. Vì vậy, ASEAN chủ trƣơng tăng cƣờng bằng cách tiến tới ASEAN 10, lấy việc kết nạp Việt Nam vào ASEAN là hƣớng ƣu tiên, ra sức tạo ra thế cân bằng chiến lƣợc mới ở khu vực bằng cách giữ cho Đông Nam Á hòa bình, trung lập và thịnh vƣợng, đứng ngoài những quan hệ phức tạp giữa các nƣớc lớn. Trƣớc những xu thế mới của tình hình thế giới, hợp tác kinh tế giữa các nƣớc ASEAN ngày càng đƣợc ƣu tiên. Đầu những năm 90 của thế kỷ XX , tổng sản phẩm nội địa (GDP) tính theo đầu ngƣời của các nƣớc ASEAN đã đạt mức: Singapore và Brunei khoảng 15000 USD, Malaysia là 2300 USD, Thái Lan trên 1400 USD, Philippineses trên 700 USD, Indonesia trên 600 USD. Các nƣớc ASEAN tiến hành chuyển dịch cơ cấu mạnh mẽ theo hƣớng công nghiệp hóa. Với chính sách hƣớng ngoại, ngoại thƣơng của ASEAN phát triển nhanh chóng đạt 160 tỉ USD vào đầu những năm 90, đến cuối những năm 90 bình quân hàng năm các nƣớc thu hút 13,5 tỉ USD vốn đầu tƣ của thế giới so với những năm 80. Dự trữ ngoại tệ cũng tăng lên đáng kể, Singapore là trên 30 tỉ USD, Thái Lan trên 20 tỉ USD, Indonesia trên 10 tỉ USD, Philippines khoảng 4,5 tỉ USD... [60, tr 29 – 30]. Toàn cầu hóa cũng trở thành một xu thế mạnh mẽ từ sau khi trật tự 2 cực bị tan rã chuyển sang thế đa cực. Xu thế toàn cầu hóa tăng cƣờng sự giao lƣu hợp tác giữa các nƣớc và các khối nƣớc, giúp các nƣớc phát triển nhanh tận dụng thành quả khoa học công nghệ của loài ngƣời. Quá trình toàn cầu hóa đòi hỏi các nƣớc phải mở rộng quan hệ lẫn nhau bất kể sự khác biệt về chế độ chính trị, xã hội, nƣớc lớn hay nƣớc nhỏ...toàn cầu hóa còn tạo điều kiện thuận lợi và hiệu quả cho sử dụng và lƣu thông vốn , kỹ thuật và công nghệ, hàng hóa, lao động... góp 13
- phần làm tăng thêm sản phẩm xã hội và sự phát triển chung của loài ngƣời. Tuy nhiên không vì thế các nƣớc nhỏ, kém phát triển, lạc hậu lại đứng ngoài xu thế toàn cầu hóa vì thực tiễn đã cho thấy không một quốc gia nào, không một nhóm nƣớc nào dù lớn hay nhỏ và có tiềm năng có thể phát triển mô ̣t cách biê ̣t lâ ̣p . Tình hình trong nước Từ những năm 70 nhất là vào những năm 80 của thế kỉ XX, nƣớc ta lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng. Để đƣa đất nƣớc thoát khỏi khủng hoảng, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã đề ra đƣờng lối đổi mới. Thực hiện đƣờng lối đổi mới đó, đất nƣớc ta đã đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng, sau 2 năm thực hiện “tình hình kinh tế, xã hội có sự cải thiện nhất định; nhịp độ lạm phát và tăng giá giảm một ít, tình hình cung ứng lƣơng thực, hoạt động giao dịch, chuẩn bị hợp tác với bên ngoài đƣợc mở ra” [37, tr.3]. Trong các năm 1986 – 1989 tổng sản phẩm xã hội, thu nhập quốc dân đều tăng so với năm 1985, tổng sản phẩm xã hội tăng từ 4,8% năm 1986 lên 19,6% năm 1989, thu nhập quốc dân tƣơng ứng cũng tăng từ 3,3% lên 14,7%; tình hình lƣơng thực – thực phẩm có chuyển biến tốt, từ chỗ thiếu ăn triền miên, năm 1988 còn phải nhập hơn 45 vạn tấn gạo, nay đã vƣơn lên đáp ứng nhu cầu trong nƣớc, có dự trữ và xuất khẩu” [39, tr. 18]. Về kinh tế đối ngoại: Kim ngạch xuất khẩu tăng từ 439 triệu rúp và 384 triệu USD lên 1019 triệu rúp và 1170 triệu USD năm 1990 [39, tr. 19]. Lạm phát đƣợc kiềm chế, nếu chỉ số tăng giá bình quân hàng trên thị trƣờng năm 1986 là 20%, 1987 là 10%, 1988 là 14%, 1989 là 2,5% đến năm 1990 là 4,4 % [39, tr. 19]. Trong 5 năm từ 1991 – 1995 nhịp độ tăng trƣởng bình quân hàng năm về tổng sản phầm trong nƣớc đạt 8,2%, công nghiệp tăng bình quân 13,3%, nông nghiệp tăng bình quân 4,5%, kim ngạch xuất khẩu thủy hải sản năm 1995 gấp 3 lần năm 1990. Lạm phát đƣợc kiềm chế năm 1986 là 74,7% xuống còn 67,4% năm 1991, còn 12,7% năm 1995. Quan hệ sản xuất đƣợc điều chỉnh phù hợp với yêu cầu phát triển của lực lƣợng sản xuất. Trong 5 năm tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 17 tỉ USD, tổng kim ngạch nhập khẩu trên 21 tỉ USD, quan hệ mậu dịch 14
- đã mở rộng tới hơn 100 quốc gia. Vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tăng nhanh trong 5 năm, bình quân hàng năm là 50%. Đến cuối 1995, tổng số vốn đăng ký các dự án đầu tƣ trực tiếp của nƣớc ngoài vào đạt trên 19 tỉ USD [42, tr. 58 – 59]. Khoa học và công nghệ có bƣớc phát triển mới, văn hóa và xã hội có những chuyển biến tích cực. Quốc phòng đƣợc giữ vững, an ninh quốc gia đƣợc đảm bảo, chúng ta giữ vững ổn định chính trị, độc lập chủ quyền và môi trƣờng hòa bình của đất nƣớc, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc đổi mới. Trải qua 10 năm đổi mới, mặc dù đã đạt đƣợc những thành tựu to lớn trong lĩnh vực kinh tế nhƣng nền kinh tế Việt Nam vẫn là nền kinh tế phát triển chƣa vững chắc, có trình độ thấp, cơ sở hạ tầng ở dƣới mức trung bình của các nƣớc phát triển; trong các doanh nghiệp, trình độ thiết bị phần lớn công nghệ lạc hậu, năng suất lao động và sức cạnh tranh thấp, chất lƣợng nhiều sản phẩm chƣa tốt và giá thành còn cao. Hệ thống tài chính ngân hàng còn yếu kém, vốn đầu tƣ nƣớc ngoài giảm mạnh. Khoảng cách về trình độ phát triển của Viê ̣t Nam với các nƣớc trong khu vực chậm thu hẹp, Báo cáo chính trị tại Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kì khóa VII của Đảng đã chỉ rõ “nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nƣớc trong khu vực và trên thế giới” [41, tr. 25]. Điều này đã gây không ít khó khăn cho việc Việt Nam hội nhập khu vực và quốc tế. Từ điều kiện thực tế của Việt Nam lúc này, phát triển nhanh và mạnh quan hệ hợp tác nhiều mặt với nhiều nƣớc trong khu vực nhất là các nƣớc ASEAN là chìa khóa để Việt Nam mở cánh cửa vào khu vực và là cầu nối để bƣớc vào hợp tác sâu rộng với các nƣớc trên thế giới, qua đó tranh thủ đƣợc nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nƣớc, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa Việt Nam với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Nhận thức sâu sắc đƣợc những tác động của tình hình thế giới và trong nƣớc đối với sự phát triển kinh tế xã hội nƣớc ta, đƣờng lối đối ngoại đổi mới đã đƣợc hình thành và từng bƣớc phát triển dƣới sự lãnh đạo của Đảng. 15
- Sự hình thành và phát triển đường lối đối ngoại đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ý thức đƣợc tầm quan trọng của việc cần thiết phả i xây dựng một môi trƣờng quốc tế thuận lợi, ổn định cho sự phát triển của đất nƣớc, từ năm 1986, Đảng và Nhà nƣớc đã triển khai chính sách đối ngoại với phƣơng châm phục vụ đắc lực cho chính sách đối nội. Tháng 7 năm 1986, Bộ Chính trị đã họp và ra quyết định 32 về “Tình hình thế giới và chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nƣớc ta”. Nghị quyết đã chỉ rõ: “Nhiệm vụ của ta trên mặt trận đối ngoại là kết hợp tốt nhất sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại, phấn đấu giữ vững hòa bình ở Đông Dƣơng và Đông Nam Á, góp phần tích cực giữ vững hòa bình thế giới... tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi nhất cho việc thực hiện hại nhiệm vụ chiến lƣợc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc” [96, tr. 17]. Qua nghị quyết 32 chúng ta thấy đƣợc một cách tiếp cận mới trong bối cảnh thế giới chuyển từ đối đầu sang đối thoại và đấu tranh trong cùng tồn tại hòa bình, Đảng đã xác định rõ chủ trƣơng và điều chỉnh chính sách ngoại giao tiến tới giải quyết vấn đề Campuchia và các vấn đề quốc tế khác. Chúng ta đã chủ động, tích cực chuyển sang một giai đoạn đấu tranh mới dƣới hình thức cùng tồn tại hòa bình với các trong khu vực và trên thế giới trong đó phải kể đến mối quan hệ giữa nƣớc láng giềng Trung Quốc, ASEAN, Mỹ và cố gắng xây dựng Đông Nam Á trở thành một khu vực hòa bình, ổn định và phát triển. Đây có thể coi là bƣớc đầu, sơ khai trong tƣ duy đổi mới của Đảng [62, tr. 35]. Đại hội lần thứ VI (tháng 12/1986) xác định nhiệm vụ hàng đầu cho đối ngoại Việt Nam là tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa bởi “xu thế mở rộng phân công hợp tác giữa các nƣớc, kể cả các nƣớc có chế độ kinh tế xã hội khác nhau, cũng là những điều kiện quan trọng với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của nƣớc ta”[35, tr. 31]. Có sự soi đƣờng của chủ trƣơng và đƣờng lối đúng đắn, Đảng tiếp tục lãnh đạo thực hiện chính sách đối ngoại đổi mới tích cực . Đảng đã chủ trƣơng sử dụng tốt mọi khả năng mở rộng quan hệ thƣơng mại, hợp tác kinh tế và khoa học, 16
- kỹ thuật bên ngoài để phục vụ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Quan hệ với các nƣớc láng giềng và khu vực ngày càng đƣợc chú trọng. Cụ thể là đối với Trung Quố c , Việt Nam đã bày tỏ quan điể m sẵn sàng đàm phán với Trung Quốc bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu, nhằm bình thƣờng mối quan hệ giữa hai nƣớc vì lợi ích của nhân dân hai nƣớc, vì hòa bình ở Đông Nam Á và trên thế giới” [35, tr. 107]. Đặt đất nƣớc trong mối quan hệ chung của khu vực, Đảng Cô ̣ng sản Viê ̣t Nam đã thể hiện thiện chí, mong muốn của nhân dân Việt Nam đối với việc tạo lập môi trƣờng hòa bình ở Đông Nam Á. Đây là một bƣớc đi thiết thực để kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, thực hiện chính sách cùng tồn tại hòa bình giữa các nƣớc có chế độ chính trị xã hội khác nhau, tranh thủ tối đa những điều kiện quốc tế thuận lợi cho việc thực hiện các mục tiêu cơ bản của cách mạng nƣớc ta . Đảng đã khẳng định rõ: “Chúng ta mong muốn và sẵn sàng cùng các nƣớc trong khu vực thƣơng lƣợng để giải quyết các vấn đề ở Đông Nam Á, thiết lập quan hệ cùng tồn tại hòa bình, xây dựng khu vực Đông Nam Á, thành khu vực hòa bình, ổn định và hợp tác” [35, tr.108]. Nội dung cơ bản của chính sách đối ngoại của Đảng là lấy kinh tế đối ngoại làm ƣu tiên hàng đầu “nhiệm vụ ổn định và phát triển kinh tế trong chặng đƣờng đầu tiên cũng nhƣ sự nghiệp phát triển khoa học kĩ thuật và công nghiệp hóa chủ nghĩa xã hội của nƣớc ta tiến hành nhanh hay chậm điều đó phụ thuộc vào một phần quan trọng vào việc mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại” [35, tr. 18]. Triển khai chính sách này, tháng 12 năm 1987, Viê ̣t Nam đã ban hành Luật đầu tƣ nƣớc ngoài nhằm thu hút vốn đầu tƣ từ các nƣớc trên thế giới không phân biệt chế độ chính trị - xã hội. Đây là bƣớc đột phá cho kinh tế đối ngoại nƣớc ta. Sự nhạy bén, nắm bắt tình của Đảng ta còn đƣợc thể hiện rõ hơn sau hai năm thực hiện nghị quyết Đại hội VI, tháng 5/1988, Bộ Chính trị đã họp Hội nghị lần thứ 13 với chủ đề: “Giữ vững hòa bình, phát triển kinh tế” bàn về nhiệm vụ và chính sách đối ngoại trong tình hình mới nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội VI trên lĩnh vực đối ngoại. Về nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trƣớc tình hình 17
- mới, Nghị quyết đã chỉ rõ: “... chúng ta kiên quyết thực hiện nhiệm vụ giữ vững hòa bình, tranh thủ điều kiện bên ngoài thuận lợi và tranh thủ thời gian tập trung những cố gắng đến mức cao nhất, nhằm từng bƣớc ổn định và tạo cơ sở phát triển về kinh tế trong 20 – 25 năm tới, xây dựng CNXH và bảo vệ độc lập Tổ quốc, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung cho hòa bình, độc lập dân chủ và CNXH. Đó là mục tiêu chiến lƣợc, lợi ích cao nhất của toàn Đảng, toàn dân ta...” [36, tr. 2]. Từ đó Nghị quyết chỉ ra rằng: “toàn bộ đƣờng lối chính sách của chúng ta ở trong nƣớc cũng nhƣ về đối ngoại đều phải phục vụ cho mục tiêu và lợi ích lâu dài đó”. Biện pháp và nguyên tắc ở đây là: Không để cho các vấn đề cục bộ và tạm thời nhƣ các vấn đề tranh chấp biên giới trên bộ và trên biển... các vấn đề tồn tại giữa các nƣớc Trung Quốc, ASEAN, Mỹ làm chệch hƣớng mục tiêu phát triển lâu dài và cơ bản của đất nƣớc ta, không mắc mƣu những thế lực chống đối ta, muốn chúng ta bị phân tán, suy yếu không tập trung đƣợc vào việc ổn định và phát triển kinh tế [36, tr. 2]. Nghị quyết cũng nhấn mạnh “với một nền kinh tế mạnh, nền quốc phòng vừa đủ mạnh cộng với mở rộng hợp tác quốc tế chúng ta lại càng có khả năng giữ vững độc lập và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội”. Kinh tế chính là chìa khóa để giải quyết mọi vấn đề trong thời đại mới. Sự yếu kém về kinh tế, bị bao vây về kinh tế, cố lập về chính trị sẽ là nguy cơ lớn đối với an ninh độc lập dân tộc. Bộ Chính trị cũng đã xác định rõ: Trong quan hệ quốc tế, chúng ta phải thêm bạn, bớt thù, ra sức tranh thủ các nƣớc anh em bầu bạn và dƣ luận rộng rãi thế giới, phân hóa hàng ngũ đối phƣơng, làm thất bại âm mƣu bao vây cô lập ta về kinh tế, chính trị; lợi dụng sự phát triển của cách mạng khoa học kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới để tranh thủ vị trí có lợi nhất trong phân công lao động quốc tế. Bộ Chính trị cũng đề ra chính sách đối ngoại cụ thể: Trong quan hệ với Liên Xô, Trung Quốc và các nƣớc xã hội chủ nghĩa khác, không để những mâu thuẫn vốn không đối kháng trở thành mâu thuẫn đối kháng; kiên trì và chủ động tạo điều kiện để bình thƣờng hóa quan hệ Việt – Trung; đổi mới cách giúp để nhân dân Campuchia nhanh chóng tự gánh vác lấy trách nhiệm 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ trong nền nghệ thuật cổ Champa
97 p | 238 | 66
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình giao lưu và hội nhập văn hóa Việt – Chăm trong lịch sử
130 p | 175 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình lịch sử của chữ quốc ngữ trong quan hệ văn hóa của vùng đất Nam kỳ với phương Tây đến đầu thế kỉ XX
167 p | 198 | 50
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Vùng đất An Giang trong chính sách quốc phòng của chính quyền chúa Nguyễn và vua Nguyễn thời kì 1757 - 1867
216 p | 146 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử kênh đào Nam bộ thời nhà Nguyễn từ thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX
69 p | 167 | 40
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thủy Xá, Hỏa Xá trong lịch sử Việt Nam
125 p | 149 | 39
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thực trạng đời sống kinh tế - xã hội - văn hóa của cộng đồng người Chăm ở An Giang từ sau năm 1975 đến nay
101 p | 186 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển của thương cảng Hà Tiên (Thế kỷ XVII - XIX)
132 p | 148 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Vùng đất Hà Tiên thế kỷ XVIII - XIX
164 p | 153 | 35
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển nghề truyền thống của người Khmer ở Tịnh Biên – An Giang
108 p | 194 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quan hệ đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1868 đến năm 1912
144 p | 152 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử đồn điền cao su ở miền Đông Nam bộ thời kỳ Pháp thuộc giai đoạn (1898 - 1939)
113 p | 170 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình đô thị hóa ở thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang) giai đoạn 1986-2010 - Huỳnh Thị Thấm
141 p | 172 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Yếu tố Melayu trong văn hóa Chăm - Quá trình định hình và phát triển
118 p | 137 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Chính sách đối ngoại của Đức quốc xã trước chiến tranh thế giới thứ hai (1933 - 1939)
144 p | 135 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử học: Quá trình đô thị hóa ở thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang) giai đoạn 1986-2010
126 p | 119 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế du lịch huyện Sóc Sơn, Hà Nội (1986-2016)
98 p | 66 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế - Xã hội Quảng Ngãi dưới Triều Nguyễn (1802-1885)
101 p | 16 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn