intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Lịch sử Việt Nam: Công giáo tỉnh Bình Dương từ năm 1997 đến năm 2017

Chia sẻ: Matroinho | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:136

27
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Công giáo tỉnh Bình Dương từ năm 1997 đến năm 2017" chỉ rõ những vấn đề vướng mắc tồn đọng trong việc thực thi các chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước tại địa phương. Từ đó cung cấp cơ sở khoa học cho các cấp quản lý có thẩm quyền thuộc lĩnh vực tôn giáo tham khảo để hoạch định các chính sách tôn giáo phù hợp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lịch sử Việt Nam: Công giáo tỉnh Bình Dương từ năm 1997 đến năm 2017

  1. UBND TỈNH BÌNH DƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT VÕ QUỚI LĨNH CÔNG GIÁO TỈNH BÌNH DƢƠNG TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2017 CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM MÃ SỐ NGÀNH: 8229013 LUẬN VĂN THẠC SỸ BÌNH DƢƠNG, NĂM 2018
  2. UBND TỈNH BÌNH DƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT VÕ QUỚI LĨNH CÔNG GIÁO TỈNH BÌNH DƢƠNG TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2017 CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM MÃ SỐ NGÀNH: 8229013 LUẬN VĂN THẠC SỸ NGƢỜI HD KHOA HỌC: TS. BÙI THỊ HUỆ BÌNH DƢƠNG, NĂM 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của TS. Bùi Thị Huệ. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, đƣợc thu thập trong quá trình nghiên cứu và không trùng lặp với các đề tài khác. Học viên Võ Quới Lĩnh i
  4. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sỹ Bùi Thị Huệ, chính cô là ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, động viên tinh thần và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn: Ban Giám hiệu Trƣờng Đại học Thủ Dầu Một, Lãnh đạo Khoa và các chuyên viên phòng Sau Đại học đã giúp đỡ, tổ chức tốt lớp học cho chúng tôi. Linh mục Gioan B. Nguyễn Văn Riễn - Chủ tịch Ủy ban đoàn kết Công giáo và Linh mục Tadeo Lý Nguyễn Anh Thy - Chánh Văn phòng Tòa Giám Mục Giáo phận Phú Cƣờng đã cung cấp cho tôi tài liệu hỗ trợ công tác nghiên cứu. Trong suốt quá trình thực hiện luận văn, tôi cũng nhận đƣợc sự động viên của gia đình, bạn bè và các thành viên của lớp Cao học Lịch sử CH16LS01. Đó là động lực để tôi tiếp tục phấn đấu và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn. Võ Quới Lĩnh ii
  5. UBND TỈNH BÌNH DƢƠNG CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Bình Dương, ngày 21 tháng 12 năm 2018 NHẬN XÉT CỦA NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC Họ và tên: Bùi Thị Huệ Học vị: Tiến sỹ Chuyên ngành: Lịch sử Nhiệm vụ: Ngƣời hƣớng dẫn khoa học Theo Quyết định số 534/QĐ-ĐHTDM, ngày 08 tháng 05 năm 2018 do Hiệu Trƣởng PGS.TS. Nguyễn Văn Hiệp ký ban hành. Đề tài: “Công giáo tỉnh Bình Dƣơng từ năm 1997 đến năm 2017” Học viên thực hiện: Võ Quới Lĩnh NỘI DUNG NHẬN XÉT Quá trình hƣớng dẫn học viên Võ Quới Lĩnh thực hiện luận văn tôi nhận xét nhƣ sau: Ƣu điểm, học viên Võ Quới Lĩnh là ngƣời đam mê nghiên cứu, có năng lực làm việc độc lập, sáng tạo nhất định, thái độ làm việc nghiêm túc, trách nhiệm cao, biết lắng nghe và tự hoàn thiện bản thân. Do vậy, luận văn đã đƣợc hoàn thành đúng tiến độ yêu cầu của cơ sở đào tạo. Hạn chế, kinh nghiệm nghiên cứu còn mỏng nên toàn văn luận văn tuy đã đƣợc góp ý, khắc phục song vẫn tồn tại lỗi văn phong, kỹ thuật trình bày văn bản khoa học; Kỹ năng kết nối, khái quát hóa vấn đề cần đƣợc trau dồi thêm. Kết luận: Luận văn “Công giáo tỉnh Bình Dƣơng từ năm 1997 đến năm 2017” do học viên cao học Võ Quới Lĩnh thực hiện đáp ứng đƣợc những yêu cầu cơ bản của bậc đào tạo. Do vậy, tôi đồng ý cho học viên trình nộp và bảo vệ trƣớc Hội đồng Khoa học Trƣờng để nhận học vị Thạc sỹ. Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. Bùi Thị Huệ iii
  6. M CL C LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ................................................................................ vii DẪN LUẬN ......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................................... 2 2.1. Các công trình lý luận về tôn giáo ........................................................ 2 2.2. Các công trình nghiên cứu về đạo Công Giáo ....................................... 6 3. Mục tiêu đề tài ....................................................................................... 10 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ............................................................. 11 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu ......................................................................... 11 4.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 11 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................... 11 6. Đóng góp của đề tài ............................................................................... 11 7. Bố cục của đề tài .................................................................................... 12 CHƢƠNG 1:TÌNH HÌNH CÔNG GIÁO TẠI BÌNH DƢƠNG (1997 – 2017) .. 13 1.1. Bối cảnh thế giới ................................................................................. 13 1.2. Bối cảnh trong nƣớc............................................................................ 15 1.3. Bối cảnh kinh tế - xã hội Bình Dƣơng (1997 – 2017) ......................... 16 1.3.1. Về kinh tế......................................................................................... 16 1.3.2. Những chuyển biến về xã hội........................................................... 19 1.4. Tôn giáo và công tác tôn giáo của Tỉnh giai đoạn 1997 – 2017 .......... 21 1.4.1. Tình hình các tôn giáo trên địa bàn Tỉnh.......................................... 21 1.4.2. Công tác tôn giáo ở Bình Dƣơng 1997 – 2017 ................................. 24 1.5. Công giáo tỉnh Bình Dƣơng giai đoạn 1997 – 2017 ............................ 28 1.5.1. Vài nét về Công giáo giai đoạn trƣớc 1997 ...................................... 28 1.5.2. Tình hình Công giáo tỉnh Bình Dƣơng 1997 – 2017 ........................ 30 Tiểu kết chƣơng 1............................................................................................... 33 iv
  7. CHƢƠNG 2 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO TẠI BÌNH DƢƠNG (1997 - 2017) ......................................................... 34 2.1. Mối quan hệ trong cơ cấu tổ chức Giáo hội Toàn cầu và Giáo hội tại Việt Nam ................................................................................................... 34 2.2. Hệ thống tổ chức Giáo hội Công giáo tại tỉnh Bình Dƣơng ................ 38 2.2.1. Giáo phận Phú Cƣờng ...................................................................... 38 2.2.2. Giáo hạt............................................................................................ 44 2.2.3. Giáo xứ ............................................................................................ 45 2.2.4. Các cộng đoàn Công giáo ................................................................ 60 2.3. Hoạt động của Giáo hội Công giáo tại Bình Dƣơng (1997 – 2017) .... 63 2.3.1. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức ................................................................ 63 2.3.2. Phát triển đội ngũ chức sắc và đào tạo ............................................. 66 2.3.3. Xây dựng trƣờng đào tạo và các cơ sở thờ tự ................................... 69 2.3.4. Các vấn đề khác ............................................................................... 70 Tiểu kết chƣơng 2............................................................................................... 72 CHƢƠNG 3 ĐÓNG GÓP CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO ĐỐI VỚI KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI BÌNH DƢƠNG (1997 – 2017) ..................................................... 74 3.1. Góp phần ổn định đời sống kinh tế của bộ phận ngƣời dân địa phƣơng ................................................................................................................... 74 3.2. Góp phần đảm bảo trật tự an ninh của địa phƣơng .............................. 79 3.3. Thúc đẩy sự giao lƣu, tiếp biến văn hóa.............................................. 84 3.4. Góp phần vào phát triển giáo dục, an sinh xã hội ............................... 90 3.5. Đánh giá hoạt động của Giáo hội Công giáo tại tỉnh Bình Dƣơng (1997 – 2017) ....................................................................................................... 96 3.5.1. Về ƣu điểm ...................................................................................... 96 3.5.2. Những hạn chế ............................................................................... 100 Tiểu kết chƣơng 3............................................................................................. 102 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 103 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC v
  8. DANH M C CÁC CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ ICOR Incremental Capital Output Raito (hệ số sử dụng vốn) Gross Regional Domestic Product (tổng sản phẩm trên địa GRDP bàn) TFP Total Factor Productivity (năng suất tổng hợp) IPM Intergrated Pest Management (quản lý dịch hại tổng hợp) vi
  9. DANH M C CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1 - Cơ cấu tổ chức Giáo hội Công giáo Roma ....................................... 34 Sơ đồ 2.2 - Tổ chức Giáo hội Công giáo Việt Nam ............................................ 36 Sơ đồ 2.3 - Cơ cấu Hội đồng Giám mục Việt Nam ............................................ 37 Sơ đồ 2.4 - Tổ chức và điều hành Giáo phận Phú Cƣờng ................................... 39 Sơ đồ 2.5 - Tổ chức của Giáo xứ ........................................................................ 47 Sơ đồ 2.6 - Chƣơng trình ơn gọi Linh mục Giáo phận ....................................... 67 vii
  10. DẪN LUẬN 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Về lý luận, gắn liền với lịch sử phát triển của xã hội loài ngƣời, tôn giáo và xã hội luôn tồn tại song song không thể tách rời nhau. Tôn giáo nắm giữ một vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh, ảnh hƣởng lớn đến chính trị - xã hội cần đƣợc nghiên cứu nhiều hơn nữa; Trên bình diện lý thuyết vấn đề hệ thống tổ chức, giáo lý, giáo luật và hoạt động của các tôn giáo lớn gồm cả Công giáo đã đƣợc giới nghiên cứu chuyên ngành tôn giáo đúc kết công bố. Tuy nhiên, phạm vi hoạt động của Công giáo mang tầm quốc tế cho nên ở góc độ từng địa phƣơng riêng lẻ những vấn đề nhƣ trên vẫn rất cần đƣợc quan tâm nghiên cứu có hệ thống. Tại Bình Dƣơng, Công giáo đƣợc du nhập và có lịch sử hoạt động lâu đời. Tiến trình du nhập phát triển của Công giáo tại địa phƣơng là một trong những nội dung đã đƣợc chính quyền địa phƣơng quan tâm. Thế nhƣng, để nghiên cứu Công giáo nhƣ một nội dung khoa học là việc cần nhiều sự phối hợp của đội ngũ các nhà khoa học. 1.2. Trong thực tiễn đời sống xã hội, ở Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Dƣơng nói riêng thì những tác động cả mặt tích cực lẫn hạn chế của tôn giáo, Công giáo là điều không tránh khỏi ngoại lệ, đặc biệt đối với các lĩnh vực kinh tế, xã hội và cả văn hóa. Tôn giáo đƣợc xem là nhu cầu chính đáng của công dân, đây cũng là quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc Việt Nam về vấn đề tôn giáo và đƣợc thể hiện rõ trong Hiến pháp, pháp luật. Đảng và Nhà nƣớc rất chú trọng việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết đồng bào theo hoặc không theo bất kỳ tôn giáo nào. Cùng với những tộc ngƣời cụ thể, những yếu tố kinh tế, xã hội, văn hóa đặc thù đƣợc duy trì, cộng hƣởng lan tỏa kèm theo khi sự chuyển dịch địa bàn cƣ trú diễn ra - Bình Dƣơng hiện tại là vùng đất năng động với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội ở mức cao so với nhiều địa phƣơng khác trong nƣớc. Do vậy, Bình Dƣơng trở thành nơi hội tụ những cộng đồng tộc ngƣời đa văn hóa, bao gồm đồng bào theo đạo Công giáo - Sự hiện diện của họ đã góp phần xây dựng Bình 1
  11. Dƣơng trở thành một vùng đất năng động, phồn thịnh. Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực của cộng đồng giáo dân sinh sống trên địa bàn Tỉnh cho sự phát triển kinh tế - xã hội - văn hóa địa phƣơng thì không ít những vấn đề bất ổn phát sinh trong lòng cộng đồng do chịu sự tác động, lợi dụng tôn giáo của những thế lực thù địch. Vì vậy, vấn đề gìn giữ an ninh, chính trị địa phƣơng đặt các cơ quan quản lý chức năng của Tỉnh vào trạng thái hoạt động không ngừng nỗ lực. Biện pháp tác nghiệp trong lĩnh vực quản lý an ninh xã hội liên quan đến tôn giáo vốn phức tạp, đòi hỏi các cán bộ phụ trách công tác dân vận, tuyên giáo, tôn giáo phải đƣợc chia sẻ trách nhiệm rất cao từ phía ngƣời dân. Tác giả luận văn cũng mong muốn đƣợc đóng góp một phần công sức dù nhỏ của mình vì sự bình yên của xã hội, ngõ hầu giúp các cơ quan chức năng có thêm cơ sở khoa học để tham khảo trong việc hoạch định chính sách, biện pháp quản lý, khắc phục những khó khăn vƣớng mắc trong công tác quản lý. Với những lý do xuất phát từ lý luận thực tiễn nêu trên, tác giả luận văn chọn và thực hiện đề tài “Công giáo tỉnh Bình Dƣơng từ năm 1997 đến năm 2017”. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Từ yêu cầu khoa học và thực tiễn công tác nghiên cứu, hoạch định chính sách tôn giáo, đề xuất những giải pháp giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến tôn giáo mà từ nhiều thập kỷ qua các công trình khoa học đƣợc công bố. Hầu hết đó là kết quả nghiên cứu chủ yếu từ Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Học viện Chính trị quốc gia và một số ấn phẩm, bài viết trên các tạp chí khoa học là kết quả nghiên cứu từ các trƣờng đại học. Nội dung nghiên cứu thuộc lĩnh vực tôn giáo khá đa dạng. Dƣới đây là tóm lƣợc thành tựu, hạn chế của những công trình, ấn phẩm có liên quan đến phạm vi nghiên cứu của đề tài luận văn. Các nội dung đƣợc khái quát nhƣ sau: 2.1. Các công trình lý luận về tôn giáo Về mảng nội dung lý luận, trƣớc hết xin kể là công trình nghiên cứu của nhóm tác giả Lê Hữu Nghĩa, Nguyễn Đức Lữ với nhan đề “Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo”, nhà xuất bản Tôn giáo, năm 2003. Công trình này đã đã nghiên cứu về các vấn về cơ bản của tôn giáo trong tƣ tƣởng Hồ 2
  12. Chí Minh: Hồ Chí Minh quan niệm về tôn giáo và những vấn đề của công tác tôn giáo; vấn đề khai thác các giá trị văn hóa và đạo đức từ tôn giáo; nhấn mạnh về đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo, sự tồn tại của tôn giáo với xây dựng tổ quốc. Bên cạnh đó còn đề cập đến nền tảng pháp luật và quản lý của nhà nƣớc ta về tôn giáo. Sách “Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam lý luận và thực tiễn, nhà xuất bản Lý luận Chính trị, năm 2008 của tác giả Đỗ Quang Hƣng là công trình nghiên cứu tổng hợp và toàn diện về chủ trƣơng, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc ta về vấn đề tôn giáo trong suốt chiều dài lịch sử cách mạng Việt Nam. Những vấn đề đƣợc tác giả quan tâm nghiên cứu sâu sắc là: Tôn giáo ở Việt Nam trong bối cảnh quốc tế; Chủ nghĩa Mác – Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về tôn giáo; Quá trình nhận thức đƣờng lối về tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam và hoàn thiện chính sách tôn giáo ở Việt Nam. Sách “Tôn giáo và mấy vấn đề tôn giáo Nam Bộ, nhà xuất bản Khoa học Xã hội, năm 2001, của tác giả Đỗ Quang Hƣng làm chủ biên đã nêu quan điểm của Mác, Ăng - ghen, Lênin về tôn giáo, mối quan hệ giữa văn hóa dân tộc với tôn giáo, xu thế chung của Phật giáo nƣớc ta. Về vấn đề tôn giáo ở Nam Bộ, tác giả so sánh Phật giáo Hòa Hảo và Cao Đài, xu hƣớng và niềm tin tôn giáo của ngƣời dân sống ở thành phố Hồ Chí Minh. Công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hữu Khiển với sách “Quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trong điều kiện xây dựng Nhà nước dân chủ, pháp quyền Việt Nam hiện nay, nhà xuất bản Công an Nhân dân, năm 2001 đã đề cập đến quan điểm của Mác – Lênin và Hồ Chí Minh về tôn giáo, hiện trạng tôn giáo ở nƣớc ta hiện nay, quan điểm của Đảng về công tác tôn giáo, những nguyên tắc trong hoạt động tôn giáo, đề xuất giải pháp thực hiện. Sách “Tôn giáo và xã hội hiện đại – Biến chuyển lòng tin ở phương Tây”, nhà xuất bản Thuận Hóa, năm 2006 của tác giả Cao Huy Thuần nghiên cứu về tôn giáo trong xã hội hiện đại. Công trình nghiên cứu về thuật ngữ và các khái niệm cơ bản của tôn giáo trong xã hội hiện đại, đƣa ra những ví dụ cụ thể về nơi ra đời của các thuật ngữ. Tác giả còn sử dụng quan điểm của Max Weber để làm rõ các 3
  13. khái niệm về tôn giáo trong xã hội hiện đại, sự chuyển biến đức tin trong đời sống Âu - Mỹ là nội dung khá thú vị. Nội dung cuối cùng là vấn đề hậu hiện đại của tôn giáo trong xã hội diễn ra ở các nƣớc Âu - Mỹ. Sách “Tri thức tôn giáo qua các vấn nạn và giải đáp”, nhà xuất bản Tôn giáo, năm 2005, tác giả Jonh Renard do Lƣu Văn Hy dịch trình bày về sức mạnh lan tỏa của tôn giáo, các truyền thống tôn giáo bắt nguồn ở Trung Đông, các truyền thống tôn giáo bắt nguồn ở Nam Á, các truyền thống tôn giáo bắt nguồn ở Đông Á. Sách “Triết học tôn giáo”, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, năm 2004 của Mel Thomson do Đỗ Minh hợp dịch. Sách nói về những nội dung đƣợc quan tâm hiện nay là tôn giáo và khoa học, tôn giáo và đạo đức. Tác giả còn làm rõ những vấn đề khác trong đạo Chúa, các quan điểm và các chứng minh về Chúa, ý Chúa và phép màu, đau khổ và cái ác. Công trình “Nhà nước và Giáo hội”, nhà xuất bản Tôn giáo, năm 2003 của tác giả Đỗ Quang Hƣng đã nghiên cứu về lý luận chung của tôn giáo ở Việt Nam thông qua những nghiên cứu về một số tôn giáo lớn nhƣ Công giáo, Phật giáo, Tin Lành. Ở công trình này, tác giả đã giúp ngƣời đọc mở rộng sự hiểu biết, cách tiếp cận tôn giáo khoa học hơn qua việc đối sánh các tôn giáo giữa một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Các công trình nghiên cứu quan trọng về lý luận tôn giáo của GS Đặng Nghiêm Vạn “Về tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam hiện nay, đặc điểm tín ngưỡng và hệ thống tôn giáo dân tộc Việt Nam”, nhà xuất bản Khoa học Xã hội, năm 1996 và công trình “Những vấn đề lý luận và thực tiễn tôn giáo ở Việt Nam”, nhà xuất bản Khoa học Xã hội, năm 1998. Các công trình đã nói đến phƣơng pháp nghiên cứu tác phẩm của Mác, Ăng - ghen, Lênin và Hồ Chí Minh, góp phần làm rõ các định nghĩa về tôn giáo, lý giải sự xuất hiện của tôn giáo dƣới góc độ kinh tế. Sách “Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam”, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, tái bản năm 2005 của tác giả Đặng Nghiêm Vạn, là công trình nghiên cứu về những vấn đề lý luận và thực tiễn của tôn giáo. Tác giả đã dày công nghiên cứu về lý luận tôn giáo, trình bày khá đầy đủ về đặc điểm và vai 4
  14. trò của tôn giáo trong xã hội, đề cập đến những chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nƣớc. Công trình nghiên cứu “Về tôn giáo và Tôn giáo ở Việt Nam”, nhà xuất bản Tôn giáo, năm 2004 của tác giả Nguyễn Thanh Xuân tổng hợp những vấn đề tôn giáo của các nhà nghiên cứu đƣợc đăng trên tạp chí Nghiên cứu tôn giáo từ năm 1999 đến năm 2003. Những vấn đề đƣợc tác giả quan tâm bao gồm: Nghiên cứu các vấn đề lý luận về tôn giáo và nghiên cứu về các tôn giáo ở Việt Nam. Nhà nghiên cứu tôn giáo Nguyễn Thanh Xuân với công trình “Một số tôn giáo ở Việt Nam”, nhà xuất bản Tôn giáo, năm 2005 đã trình bày khái quát về lịch sử hình thành, phát triển, giáo lý, nghi lễ, cơ cấu tổ chức của Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Hồi Giáo, Cao Đài. Công trình cũng nghiên cứu về một số tổ chức tôn giáo quốc tế, dẫn chứng nguồn tài liệu nghiên cứu tin cậy về tôn giáo ở Việt Nam và trên thế giới. Công trình “Những đặc điểm cơ bản của một số tôn giáo lớn ở Việt Nam”, nhà xuất bản Tôn giáo, năm 2005 do tác giả Nguyễn Đức Lữ chủ biên là tổng hợp của 9 bài nghiên cứu đặc điểm và vai trò xã hội của tôn giáo ở nƣớc ta của Công giáo, Phật giáo, Tin Lành, Nho giáo, Đạo giáo, Hồi giáo, Cao Đài. Tác giả Lê Diên biên dịch quyển “Xã hội học tôn giáo” của Sabino Acquavina, đây là công trình nghiên cứu khá đặc biệt vì nghiên cứu tôn giáo dƣới góc độ xã hội học. Sách trình bày những lý thuyết về tôn giáo với xã hội, thuyết chức năng tôn giáo của Durkheim, đạo đức và kinh tế của Max Weber, tác giả cho rằng tôn giáo cũng là một nhân tố tác động làm biến đổi xã hội. Sách “Tìm hiểu tôn giáo”, nhà xuất bản Tôn giáo, năm 1998, của Cục Dân vận và tuyên truyền đặc biệt thuộc Tổng cục Chính trị, đề cập đến 6 tôn giáo lớn tại Việt Nam, sách nói về những quan điểm, nhiệm vụ, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đối với công tác tôn giáo. Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo của Ủy ban Thƣờng vụ Quốc Hội soạn thảo năm 2004, quy định về việc hoạt động tôn giáo và hoạt động tín ngƣỡng. Sách “Mối quan hệ thời đại dân tộc tôn giáo”, nhà xuất bản Khoa học Xã hội, năm 2002 của tác giả Bùi Thị Kim Quỳ đã trình bày học thuyết của Mác, 5
  15. Thomas, Tellard de Chardin. Qua công trình trên, tác giả đã đƣa ra những nhận định về tình hình tôn giáo trong bối cảnh hiện đại, cơ hội và thách thức đối với các dân tộc trong quá trình phát triển, những vấn đề về tôn giáo ảnh hƣởng đến sự phát triển hiện nay. Sách “Tôn giáo trong mối quan hệ văn hóa và phát triển ở Việt Nam”, nhà xuất bản Khoa học Xã hội, năm 2004 của tác giả Nguyễn Hồng Dƣơng đề cập đến Phật Giáo, Đạo giáo, Nho giáo, Tin Lành, Công giáo, các tôn giáo nội sinh, vai trò của lễ nghi tôn giáo, tác động của đạo Bà La Môn, Phật giáo và Hồi giáo đối với văn hóa ngƣời Chăm ở Việt Nam. Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo của Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ đã có những công trình lớn: “Vấn đề về Dân tộc và Tôn giáo ở Sóc Trăng”, năm 2002, “Nam Bộ, Dân tộc và Tôn giáo”, năm 2005, “Tôn giáo – tín ngưỡng của các cư dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long”, năm 2005. Các công trình này nghiên cứu đa dạng các vấn đề: Vấn đề dân tộc và tôn giáo ở Sóc Trăng; Văn hóa dân gian của ngƣời Khmer Nam Bộ; những vấn đề dân tộc, tín ngƣỡng của ngƣời Phù Nam, của các dân tộc: Kinh, Hoa, Khmer, Chăm làm rõ nhiều sự khác biệt giữa các tôn giáo nội vùng và liên vùng. Những công trình nghiên cứu trên đã đóng góp quan trọng về lý luận tôn giáo, cho ngƣời đọc một cái nhìn tổng thể về các tôn giáo ở Việt Nam. Các tác giả cũng đã nêu đƣợc hiện trạng, đặc điểm và đƣa ra những định hƣớng trong tƣơng lai. Các công trình chỉ dừng lại ở mức lý luận chung hoặc đƣa ra những đặc điểm cơ bản nhất của các tôn giáo. Tuy nhiên, đó cũng là nguồn tài liệu tham khảo tin cậy và cần thiết để nghiên cứu thêm những vấn đề khác trong tôn giáo. 2.2. Các công trình nghiên cứu về đạo Công Giáo Tại địa phƣơng Bình Dƣơng đã có công trình luận văn tốt nghiệp đại học “Bước đầu tìm hiểu về Công giáo ở tỉnh Thủ Dầu Một từ năm 1889 đến năm 1945” của tác giả Phạm Thị Vân Anh đƣợc công bố vào năm 2014. Nội dung chính của công trình nghiên cứu sự du nhập của Công giáo vào tỉnh Thủ Dầu Một từ năm 1889 đến 1945. Tác giả nhận định rằng sự du nhập đạo Công giáo vào Thủ Dầu Một – Bình Dƣơng khá sớm, công trình còn đề cập đến sự ra đời 6
  16. của các Giáo xứ hoặc họ đạo, những đóng góp về lịch sử phát triển kinh tế - xã hội vùng đất Thủ Dầu Một – Bình Dƣơng. Luận văn cao học “Sự du nhập và phát triển Thiên Chúa giáo tại Bình Dương” của tác giả Lê Văn Long, năm 2008. Trong công trình của mình tác giả đã viết về sự du nhập đạo Công giáo vào Bình Dƣơng và những tác động đến đời sống xã hội, tập trung chủ yếu nói về mối quan hệ giữa Công giáo với các tôn giáo khác, nêu lên tính chất xã hội của Công giáo; Tác giả cũng cho rằng Công giáo ở Bình Dƣơng có những tác động đến kinh tế trên nhiều phƣơng diện khác nhau nhƣng chƣa đi sâu vào phân tích cụ thể từng lĩnh vực kèm theo đề xuất một số giải pháp đối với công tác tôn giáo với chính quyền sở tại. Nhìn chung, tác giả nghiên cứu Công giáo Bình Dƣơng trong giai đoạn khá dài nên chủ yếu khái quá hóa, chƣa thể hiện đƣợc đặc điểm nổi bật của từng giai đoạn, chƣa làm rõ những tác động mà Công giáo mang lại. Bộ sách “Địa chí Bình Dương” gồm 4 tập xuất bản năm 2010 tập hợp nhiều vấn đề về kinh tế, văn hóa, xã hội,… đã đề cập đến vấn đề tôn giáo - Công trình đã có những đóng góp quan trọng làm rõ vấn đề du nhập và phát triển của đạo Công giáo ở Bình Dƣơng. Tập hợp một số công trình nghiên cứu khoa học dƣới dạng bài viết về Công giáo ở Nam bộ nhƣ “Cư dân Thiên Chúa giáo tại thành phố Hồ Chí Minh và đô thị hóa” của Nguyễn Văn Nghị, bài viết “Do đâu mà có việc cấm đạo Thiên Chúa giáo trong thế kỷ XVII, XVIII và nửa đầu thế kỷ XIX?” của tác giả Huỳnh Lứa, bài viết “Người Việt Nam Thiên Chúa giáo ở miền Nam nước ta từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX” của tác giả Mạc Đƣờng, bài viết “Tín đồ Thiên Chúa giáo ở thành phố trong bước chuyển biến đi lên chủ nghĩa xã hội” của tác giả Bùi Thị Kim Quỳ,…Những bài viết nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ các vấn đề có liên quan đến đạo Công giáo ở Nam Bộ nói chung và của tỉnh Bình Dƣơng nói riêng. Sách “Thiên Chúa giáo ở thành phố Hồ Chí Minh”, nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2007. Đề cập đến những vấn đề sự kiện – nhân vật nổi bật trong lịch sử phát triển của giáo đoàn Thiên Chúa giáo ở thành phố Hồ Chí Minh từ thế kỷ XVII đến năm 2007. 7
  17. Sách “Cấu hình xã hội: Cộng đồng Công giáo Bắc di cư tại Nam Bộ: Từ kích thước cộng đồng đến kích thước cá nhân” của tác giả Nguyễn Đức Lộc. Nội dung chủ yếu của công trình nghiên cứu vấn đề cộng đồng và cá nhân – Quan điểm lý thuyết, phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu; tổng quan về cộng đồng Công giáo di cƣ năm 1954 tại Nam bộ: Hố Nai và Cái Sắn; bộ máy quản lý nhà nƣớc và cấu trúc quyền lực trong vùng dân di cƣ; xu hƣớng lựa chọn nghề nghiệp của giáo dân Công giáo; những chiến lƣợc sống của ngƣời Công giáo di cƣ trong bối cảnh xã hội đƣơng đại. Sách “Hôn nhân và nếp sống đạo trong gia đình người Việt Công giáo: Tiếp cận nhân học qua nghiên cứu Giáo họ Nỗ Lực, tỉnh Phú Thọ”, nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, năm 2012 của tác giả Lê Đức Hạnh. Nội dung cơ bản đề cập đến vấn đề hôn nhân của ngƣời Việt Công giáo ở họ đạo Nỗ Lực thuộc tỉnh Phú Thọ; Nếp sống sinh hoạt trong gia đình của ngƣời Công giáo; Một số vấn đề đặt ra trong đời sống hôn nhân của những ngƣời Công giáo: Sinh hoạt đời sống, giữ đạo và giáo dục con cái. Công trình nghiên cứu khoa học “Đồng bào Công giáo với chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình”, nhà xuất bản Khoa học Xã hội, xuất bản năm 1998 của tác giả Trần Cao Sơn. Nội dung chính yếu của công trình là tập hợp các kết quả điều tra xã hội học để nghiên cứu về việc thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình của ngƣời Công giáo ở huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình, công trình chứng minh đồng bào Công giáo là những tấm gƣơng điển hình trong công tác kế hoạch hóa gia đình ở Việt Nam. Các công trình nghiên cứu khoa học về Công giáo của tác giả Trƣơng Bá Cần gồm: Thứ nhất là sách “Lịch sử phát triển Công giáo ở Việt Nam” (tập 1 và 2) đề cập đến sự phát triển Công giáo ở Việt Nam, trình bày nội dung về công cuộc truyền giáo và việc phát triển Công giáo ở Đàng Trong; thứ hai là sách “Công giáo Đàng Trong: Thời giám mục Pigneau 1771 – 1799”, nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, năm 1992 có nội dung chủ yếu nghiên cứu sâu về sự phát triển đạo Công giáo dƣới thời Giám mục Pigneau. 8
  18. Công trình “Nếp sống đạo của người Công giáo Việt Nam” của tác giả Nguyễn Hồng Dƣơng, đề cập đến những vấn đề đời sống của ngƣời Công giáo ở Việt Nam, tác giả nhận định rằng nếp sống của ngƣời Công giáo đã góp phần phát triển văn hóa truyền thống. Bên cạnh đó, công trình “Linh mục Phạm Bá Trực và đường hướng Công giáo đồng hành cùng dân tộc trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954)” còn đề cập những đóng góp của đạo Công giáo đối với cách mạng Việt Nam. Sách “Công giáo Việt Nam: Thời kỳ triều Nguyễn (1802 – 1883)”, nhà xuất bản Tôn giáo, năm 2009 của tác giả Nguyễn Quang Hƣng đã đề cập đến quá trình du nhập và phát triển của Công giáo ở Việt Nam thời kỳ triều Nguyễn (1802 – 1883). Trên nguồn tƣ liệu châu bản triều Nguyễn, tác giả đã mô tả lại quá trình truyền bá Công giáo ở Việt Nam thế kỷ XVII – XVIII. Tác giả cho rằng lễ nghi Công giáo là một trong những lý do cơ bản của chính sách cấm đạo dƣới triều Nguyễn. Tác giả còn nêu lên chính sách tôn giáo dƣới các triều đại Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức. Ngoài ra, còn những kỷ yếu quan trọng về vấn đề Công giáo ở Bình Dƣơng: “Kỷ yếu Giáo xứ Lái Thiêu” đề cập đến lịch sử hình thành và phát triển của họ đạo Lái Thiêu: thời kỳ khai mở Giáo xứ, quá trình di cƣ của những cƣ dân đầu tiên đến sinh sống. Tác giả nhận định đây là nơi cƣ trú an toàn của những ngƣời Công giáo di cƣ đến vào thế kỷ XVIII. Phần nội dung quan trọng đƣợc trình bày bao gồm quá trình hình thành, phát triển của họ đạo, các đời Linh mục quản túc, những lần xây dựng lại nhà thờ. Kỷ yếu còn trình bày vai trò của họ đạo Lái Thiêu trong việc truyền giáo cho những cƣ dân ở vùng lân cận. “Kỷ yếu 40 năm giáo phận Phú Cường 1965 – 2005”, nhà xuất bản Tôn giáo, năm 2005 là công trình quan trọng nghiên cứu về Công giáo và Giáo phận Phú Cƣờng trong giai đoạn từ năm 1965 đến năm 2005. Phần đầu sơ lƣợc lịch sử Giáo hội toàn cầu, giới thiệu một cách tổng quát về lịch sử phát triển Giáo hội trên thế giới. Phần thứ hai nói về Giáo hội ở Việt Nam, lịch sử phát triển của Công giáo ở Việt Nam - nhấn mạnh về cơ cấu tổ chức. Phần thứ ba trình bày về quá trình phát triển của Giáo phận Phú Cƣờng trong giai đoạn từ năm 1965 đến 9
  19. năm 2005. Kỷ yếu còn khái quát về tổ chức Giáo hội từ trung ƣơng đến các cấp cơ sở, nêu một cách có hệ thống về các cộng đoàn Công giáo đang hoạt động trong Giáo phận Phú Cƣờng. Đề tài nghiên cứu khoa học “Tôn giáo ở Bình Dương – Thực trạng và giải pháp” (Ban tôn giáo – Ban dân tộc tỉnh Bình Dƣơng) - Vấn đề nghiên cứu của tác giả bao gồm: Đặc điểm cộng đồng dân cƣ tôn giáo ở Bình Dƣơng, những vấn đề nhân khẩu học và vấn đề tôn giáo, hôn nhân giữa những ngƣời không cùng tôn giáo, tôn giáo giữa các thế hệ, thành viên trong gia đình, mức sống của các hộ tôn giáo; Hiện trạng các tôn giáo ở Bình Dƣơng, quá trình du nhập và truyền bá các tôn giáo, hoạt động của các tôn giáo; Một số vấn đề đặt ra trong nghiên cứu tôn giáo ở Bình Dƣơng; Kiến nghị và giải pháp. Các công trình trên đã góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề của các tôn giáo nói chung và Công giáo nói riêng tại Bình Dƣơng, chủ yếu tập trung làm rõ quá trình du nhập và hiện trạng của tôn giáo. Tuy nhiên, việc đi sâu vào nghiên cứu về Công giáo còn nhiều hạn chế do nguồn tƣ liệu rất ít mà những vấn đề chƣa đƣợc nghiên cứu lại rất quan trọng trong bối cảnh hiện nay, đó là những tác động của Công giáo đến kinh tế - xã hội. Dẫu vậy, những tác phẩm trên sẽ là nguồn tài liệu tham khảo đáng tin cậy, là cơ sở cho nghiên cứu vấn đề khác đặc biệt là nội dung “Công giáo tỉnh Bình Dƣơng từ năm 1997 đến năm 2007” mà tác giả thực hiện. 3. Mục tiêu đề tài Đề tài tìm hiểu về cơ cấu tổ chức, hoạt động của giáo hội Công giáo Bình Dƣơng trong giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2017. Nghiên cứu những ảnh hƣởng về kinh tế, văn hóa – xã hội, chính trị của cộng đồng Công giáo ở Bình Dƣơng đối với sự phát triển của Tỉnh. Từ những ý trên, luận văn chỉ rõ những vấn đề vƣớng mắc tồn đọng trong việc thực thi các chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nƣớc tại địa phƣơng. Từ đó cung cấp cơ sở khoa học cho các cấp quản lý có thẩm quyền thuộc lĩnh vực tôn giáo tham khảo để hoạch định các chính sách tôn giáo phù hợp. 10
  20. 4. Đối tƣ ng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣ ng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: Luận văn tập trung vào các vấn đề cơ cấu tổ chức của Giáo phận Phú Cƣờng, hoạt động của Giáo hội Công giáo Bình Dƣơng, tác động từ hoạt động của Giáo hội Công giáo Bình Dƣơng đến đời sống kinh tế - xã hội của cộng đồng địa phƣơng (1997 – 2017). 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: tỉnh Bình Dƣơng hiện nay. Phạm vi thời gian: từ năm 1997 đến năm 2017. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Về phƣơng pháp luận tác giả luận văn dựa vào lập trƣờng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về tôn giáo để nghiên cứu đề tài. Thực hiện luận văn này, tác giả sử dụng phƣơng pháp lịch sử và logic để giải quyết nội dung cơ cấu tổ chức, hoạt động của Giáo hội Công giáo Bình Dƣơng (1997 – 2017). Ngoài ra, để làm rõ hơn các vấn đề tác động từ hoạt động của Giáo hội Công giáo đến đời sống kinh tế - xã hội cộng đồng dân cƣ địa phƣơng hoặc những nội dung liên quan đến tôn giáo thì các phƣơng pháp liên ngành dân tộc học (điền dã diện, điền dã điểm) đƣợc vận dụng nhằm so sánh, phân tích sâu hơn để có thể khái quát hóa, đúc rút thành nhận định riêng hoặc đạt đƣợc những minh chứng xác đáng, thuyết phục cho đề tài. 6. Đ ng g p củ đề t i Đề tài hoàn chỉnh sau khi đƣợc Hội đồng khoa học đánh giá công nhận sẽ có những đóng góp nhất định nhƣ sau: Góp phần bổ sung vào lịch sử du nhập và hoạt động của Giáo hội Công giáo tại Bình Dƣơng (1997 – 2017). Làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu và giảng dạy trong bộ môn sử học, dân tộc học, tôn giáo học và các chuyên ngành có liên quan. 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2