intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Mĩ thuật: Vấn đề đồng tính trong hội họa Việt Nam hiện đại

Chia sẻ: Sen Sen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:106

91
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nghiên cứu vấn đề đồng tính trong hội họa Việt Nam hiện đại thông qua nội dung và hình thức nghệ thuật. Bên cạnh đó, đề tài luận văn còn trình bày các hình thức biểu đạt của nghệ thuật tạo hình về đề tài đồng tính trong các tác phẩm hội họa Việt Nam hiện đại qua nhiều chất liệu và phong cách, ngôn ngữ tạo hình. Trên cơ sở phân tích trên, tác giả đưa ra một số bài học để giúp họa sĩ sáng tác tránh bị sa vào tình trạng lạm dụng đề tài nhạy cảm để gây sốc, tạo nên sự nổi tiếng bằng những tiểu xảo, sự khoa trương, cường điệu thái quá sự thực.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Mĩ thuật: Vấn đề đồng tính trong hội họa Việt Nam hiện đại

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT VIỆT NAM<br /> <br /> NÔNG THỊ THU TRANG<br /> <br /> VẤN ĐỀ ĐỒNG TÍNH<br /> TRONG HỘI HỌA VIỆT NAM HIỆN ĐẠI<br /> <br /> LUẬN VĂN THẠC SỸ MỸ THUẬT<br /> <br /> Hà Nội - 2017<br /> <br /> BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT VIỆT NAM<br /> <br /> NÔNG THỊ THU TRANG<br /> <br /> VẤN ĐỀ ĐỒNG TÍNH<br /> TRONG HỘI HỌA VIỆT NAM HIỆN ĐẠI<br /> <br /> LUẬN VĂN THẠC SỸ MỸ THUẬT<br /> <br /> Chuyên ngành: Mỹ thuật Tạo hình (Hội họa)<br /> Mã số: 60 21 01 02<br /> Khóa: 18 (2015 - 2017)<br /> <br /> NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Lê Văn Sửu<br /> <br /> Hà Nội - 2017<br /> <br /> BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT<br /> ĐH<br /> <br /> Đại học<br /> <br /> HCM<br /> <br /> Hồ Chí Minh<br /> <br /> ICS<br /> <br /> Nhóm đại diện cho một số diễn đàn của người đồng tính<br /> <br /> ISEE<br /> <br /> Viện Nghiên cứu kinh tế xã hội Việt Nam<br /> <br /> LGBT<br /> <br /> Cộng đồng người đồng tính<br /> <br /> Nxb<br /> <br /> Nhà xuất bản<br /> <br /> PGS<br /> <br /> Phó giáo sư<br /> <br /> ThS<br /> <br /> Thạc sĩ<br /> <br /> TP<br /> <br /> Thành phố<br /> <br /> TS<br /> <br /> Tiến sĩ<br /> <br /> VHNT<br /> <br /> Văn hoá nghệ thuật<br /> <br /> VHTT<br /> <br /> Văn hoá thông tin<br /> <br /> MỤC LỤC<br /> Trang<br /> Trang phụ bìa<br /> Bảng chữ cái viết tắt<br /> MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1<br /> NỘI DUNG………………………………………………………………….10<br /> Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỂ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI .................................10<br /> 1.1. Khái niệm một số thuật ngữ được sử dụng trong đề tài ....................................10<br /> 1.2. Khái quát về hội họa Việt Nam hiện đại ............................................................14<br /> 1.3. Khái quát về đề tài đồng tính trong mỹ thuật Việt Nam hiện đại ...................21<br /> Tiểu kết chương 1.........................................................................................................34<br /> Chương 2: NGHIÊN CỨU NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA VẤN ĐỀ ĐỒNG<br /> TÍNH TRONG HỘI HỌA VIỆT NAM HIỆN ĐẠI ................................................36<br /> 2.1. Biểu hiện vấn đề đồng tính trong nội dung tác phẩm........................................36<br /> 2.2. Biểu hiện vấn đề đồng tính trong hình thức nghệ thuật ....................................43<br /> Tiểu kết chương 2.........................................................................................................59<br /> Chương 3: BÀI HỌC RÚT RA TỪ VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI....................60<br /> 3.1. Những thành công của việc biểu đạt vấn đề đồng tính trong hội họa Việt Nam<br /> hiện đại ..........................................................................................................................60<br /> 3.2. Những hạn chế của việc biểu đạt về vấn đề đồng tính trong hội họa<br /> Việt Nam hiện đại .......................................................................................................62<br /> 3.3. Bài học rút ra từ việc biểu đạt vấn đề nội tâm, giới tính trong sáng tác<br /> hội họa ..........................................................................................................................65<br /> Tiểu kết chương 3.........................................................................................................70<br /> KẾT LUẬN ..................................................................................................................71<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................73<br /> PHỤ LỤC .....................................................................................................................76<br /> <br /> 1<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Lý do chọn đề tài<br /> Đồng tính vốn là một đề tài nhạy cảm được khai thác trong nhiều lĩnh<br /> vực nghệ thuật như: Văn học, kịch, điện ảnh, âm nhạc… và mỹ thuật cũng<br /> không nằm ngoài nhiệm vụ phản ánh vấn đề xã hội này. Đề tài đồng tính đã<br /> tạo nên một ấn tượng khá mạnh mẽ qua sáng tác của của một số tác giả trong<br /> hội họa Việt Nam hiện đại. Dù táo bạo, lặng lẽ hay day dứt, ở góc độ nào các<br /> tác giả cũng đặt người xem phải đối diện với những suy nghĩ, nhìn nhận về<br /> một thế giới thứ ba vẫn đang tồn tại song song như một điều hiển nhiên không<br /> thể xóa bỏ của tạo hóa.<br /> Trong hội họa Việt Nam hiện đại, đã có một số họa sĩ mạnh dạn lựa<br /> chọn đề tài nhạy cảm này để thể hiện. Một số tác giả là người đồng tính muốn<br /> thông qua đó để bộc bạch nỗi niềm riêng của mình một cách ẩn ý hoặc công<br /> khai về giới tính của bản thân và quan điểm của họ đối với vấn đề đồng tính.<br /> Một số tác giả khác không thuộc cộng đồng người đồng tính nhưng có sự<br /> đồng cảm, chia sẻ cũng góp phần không nhỏ cho hệ thống tác phẩm thể hiện<br /> đề tài này. Họ mang đến một cái nhìn thông qua ngôn ngữ hội họa, với những<br /> đường nét và màu sắc tôn lên vẻ đẹp và tình yêu của những người đồng tính...<br /> Trong các tác phẩm của họ dù thể hiện theo cách kín đáo hay phơi bày thì<br /> xuyên suốt là vấn đề tình dục, nghiêng về biểu hiện xu hướng xác thịt của giới<br /> đồng tính. Các tác phẩm thường đặt vấn đề biểu đạt tiếng nói của tình yêu<br /> thông qua ngôn ngữ của hình thể, qua những cử chỉ âu yếm của mỗi cặp đồng<br /> tính. Từ không gian đến hình thể, màu sắc, đường nét đều được biểu hiện<br /> mạnh mẽ để chuyển tải những khao khát cảm xúc yêu đương. Có thể nói các<br /> tác phẩm này đã xác lập một thế giới nghệ thuật riêng phong phú về vấn đề<br /> đồng tính và đã đạt được những thành công nhất định.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2