intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Phân tích đặc điểm về mặt âm học của hệ thống nguyên âm tiếng Bình Định

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:666

126
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Phân tích đặc điểm về mặt âm học của hệ thống nguyên âm tiếng Bình Định tập trung nghiên cứu các đặc trưng âm học của hệ thống nguyên âm tiếng Bình Định; xác định sự thay đổi về đặc trưng âm học của các nguyên âm trong tiếng Bình Định so với tiếng Việt chuẩn và đưa ra hệ thống âm vị riêng cho tiếng Bình Định.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Phân tích đặc điểm về mặt âm học của hệ thống nguyên âm tiếng Bình Định

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Lê Nguyễn Hoàng Mai PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM VỀ MẶT ÂM HỌC CỦA HỆ THỐNG NGUYÊN ÂM TIẾNG BÌNH ĐỊNH LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------- Lê Nguyễn Hoàng Mai PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM VỀ MẶT ÂM HỌC CỦA HỆ THỐNG NGUYÊN ÂM TIẾNG BÌNH ĐỊNH Chuyên ngành : Ngôn ngữ học Mã số : 60 22 01 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HONDA KOICHI Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Lê Nguyễn Hoàng Mai
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn đến:  TS. Honda Koichi , người trực tiếp và tận tình hướng dẫn khoa học cho tôi. Tôi xin gửi đến Thầy lời tri ân và biết ơn chân thành, sâu sắc nhất.  Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, Khoa Ngữ văn, Phòng Sau Đại học đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này.
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ 1 LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. 2 MỤC LỤC .................................................................................................................... 3 MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 7 1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................................7 2. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................................7 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................................8 4. Lịch sử vấn đề .................................................................................................................8 5. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................................8 6. Cấu trúc luận văn ...........................................................................................................9 CHƯƠNG 1: TÍN HIỆU ÂM THANH CỦA NGUYÊN ÂM ................................ 11 1.1. Một số vấn đề về sóng âm ..........................................................................................11 1.1.1. Sự hình thành của sóng âm..................................................................................11 1.1.2. Cộng hưởng và họa âm .......................................................................................11 1.2. Đặc trưng âm học của nguyên âm ............................................................................12 1.2.1. Âm sắc của nguyên âm ........................................................................................12 1.2.2. Formant ...............................................................................................................13 CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HỆ THỐNG ÂM VỊ TIẾNG BÌNH ĐỊNH ..................................................................................................................................... 19 2.1. Cấu trúc âm tiết tiếng Bình Định ..............................................................................19 2.2. Hệ thống âm đầu tiếng Bình Định ............................................................................21 2.3. Hệ thống âm cuối tiếng Bình Định ...........................................................................22 2.4. Hệ thống âm chính tiếng Bình Định ........................................................................24
  6. CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP THU THẬP VÀ XỬ LÝ NGỮ LIỆU ........................................................................................................................... 28 3.1. Quy trình và phương pháp thu thập ngữ liệu...........................................................28 3.1.1. Xác định vùng nghiên cứu và đối tượng ngôn ngữ..............................................28 3.1.2. Lựa chọn tư liệu viên ...........................................................................................29 3.1.3. Ngữ liệu ...............................................................................................................31 3.1.4. Thiết bị thu âm .....................................................................................................31 3.2. Phương pháp xử lý ngữ liệu ......................................................................................31 3.2.1. Phương pháp đo tần số formant của nguyên âm .................................................31 3.2.2. Phương pháp đo trường độ nguyên âm ...............................................................35 3.3. Phương pháp xử lý bộ số liệu ....................................................................................39 CHƯƠNG 4: SỰ THAY ĐỔI ÂM SẮC CỦA NGUYÊN ÂM ĐƠN TRONG TIẾNG BÌNH ĐỊNH ................................................................................................. 40 4.1. Tương quan giữa các nguyên âm trong các bối cảnh qua phát âm của từng tư liệu viên .....................................................................................................................................40 4.2. Sự tách/ nhập nhóm của nguyên âm trong các bối cảnh ........................................55 4.2.1. /i/ “i” [i], [ɪ] ...................................................................................................55 4.2.2. /ɤ/ “ơ”  [ɤ], [ ɐ], [o]; /ɤ̆ / “â”  [ ɐ]; /o/ “ô”  [o], [ ɐ] ...........................57 4.2.3. /e/ “ê”  [i], [ɤ] ..............................................................................................58 4.2.4. /ɛ/ “e, a”  [ɛ], [æ] ...........................................................................................59 4.2.5. /ɔ/  [ ɐ], [ɔ] và [o]; ..........................................................................................61 4.2.6. /a/, /ă/  [æ] .......................................................................................................62 4.2.7. /u/  [u], [ɯ]; /ɯ/  [ɯ] ................................................................................64 4.2.8. “-ong, -oc”, “-anh, -ach”  [æ] ........................................................................65 4.3. Đặc trưng âm sắc của nguyên âm .............................................................................66 4.4. Giải pháp âm vị học ...................................................................................................68
  7. Chương 5: SỰ THAY ĐỔI ÂM SẮC CỦA NGUYÊN ÂM ĐÔI TRONG TIẾNG BÌNH ĐỊNH ............................................................................................................... 72 5.1. Nguyên âm /i͜ɤ/ ...........................................................................................................72 5.1.1. Nguyên âm /i͜ɤ/ qua cách phát âm của 12 tư liệu viên ........................................72 5.1.2. Sự triệt tiêu yếu tố thứ hai của nguyên âm /i͜ɤ/ .....................................................77 5.1.3. Đặc trưng âm sắc của nguyên âm /i͜ɤ/.................................................................84 5.2. Nguyên âm /ɯ͜ɤ/ .........................................................................................................85 5.2.1. Nguyên âm /ɯ͜ɤ/ qua cách phát âm của 12 tư liệu viên ......................................85 5.2.2. Sự triệt tiêu yếu tố thứ hai của nguyên âm /ɯ͜ɤ/ .................................................91 5.2.3. Đặc trưng âm sắc của nguyên âm /ɯ͜ɤ/ ..............................................................98 5.3. Nguyên âm /u͜ɤ/ ........................................................................................................100 5.3.1. Sự thể hiện của /u͜ɤ/ qua cách phát âm của 12 tư liệu viên...............................100 5.3.2. Sự triệt tiêu yếu tố thứ hai của nguyên âm /u͜ɤ/ ................................................105 5.3.3. Đặc trưng âm sắc của nguyên âm /u͜ɤ/ ..............................................................113 5.3.4. Giải pháp âm vị học...........................................................................................115 Chương 6 TRƯỜNG ĐỘ NGUYÊN ÂM TRONG TIẾNG BÌNH ĐỊNH ........ 117 6.1. So sánh giá trị trường độ của các cặp nguyên âm .................................................118 6.1.1. [ɐ] “-ơi”, [ɤ] và [ɐ] “-ây” ...............................................................................118 6.1.2. [ɐ] “-ân, -âng” , [ɐ] “-ông” và [o] “-ôn” .......................................................118 6.1.3. [ɐ] “-ât, -âc”, [ɐ] “-ôc” và [o] “-ôt”...............................................................119 Cũng như “-ân, -âng”, “-ông” và “-ôn”, trường độ giữa “-ât, -âc”, “-ôc”, “-ôt” cũng có kết quả tương tự: nguyên âm trong “-ât, -âc” và “-ôc” có độ dài gần tương đương nhau và ngắn hơn hẳn so với “-ôt”................................................................................119 6.1.4. [ɤ] và [ɐ] ...........................................................................................................120 6.1.5. “-anh, -ach”, “-ong, -oc” và [æ] [æ̆] ...............................................................122 6.1.6. [ɔ] “-on” và [æ̆] “-ong” ...................................................................................124
  8. 6.1.7. [ɔ] “-ot” và [æ̆] “-oc” ......................................................................................125 6.1.8. [ɯ] “-um” và [ɯ] “-ươm, -uôm”.....................................................................126 6.1.9. [ɯ] “-up” và [ɯ] “-ươp”.................................................................................127 6.2. Giải pháp âm vị học .................................................................................................128 6.2.1. Vấn đề âm sắc, trường độ và tư cách âm vị của các nguyên âm ......................128 6.2.2. Hệ thống nguyên âm trong tiếng Bình Định......................................................132 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 135 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 137
  9. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài - Tiếng Việt là một ngôn ngữ có sự đa dạng về phương ngữ. Giữa các phương ngữ và vùng phương ngữ thì sự khác biệt chủ yếu nhất và cũng dễ nhận thấy nhất là khác biệt về mặt ngữ âm, kế sau đó mới là từ vựng, còn ngữ pháp thì hầu như không có gì khác biệt. Ngay từ những công trình đầu tiên về phương ngữ học tiếng Việt của L. Cadière (1911), đặc trưng ngữ âm của các phương ngữ đã là vấn đề nghiên cứu trọng tâm. - Cadière chia tiếng Việt chia thành 3 vùng phương ngữ: Bắc, Trung, Nam. Phương ngữ Nam tính từ phía nam Đà Nẵng cho đến hết Nam Bộ. Theo Hoàng Thị Châu (2004:96), trong vùng phương ngữ Nam này lại có thể chia thành 3 nhóm phương ngữ: (1) Vùng phương ngữ từ Quảng Nam đến Quảng Ngãi, (2) vùng phương ngữ từ Quy Nhơn đến Bình Thuận, và (3) vùng phương ngữ Nam Bộ. Nếu như sự khác biệt về ngữ âm giữa phương ngữ Nam với hai vùng phương ngữ còn lại chủ yếu nằm ở vấn đề thanh điệu và phụ âm thì tiêu chí biệt ba nhóm phương ngữ trong Phương ngữ Nam lại là sự khác biệt về hệ thống nguyên âm. - Khi tìm hiểu các công trình nghiên cứu về nguyên âm tiếng Bình Định, chúng tôi nhận thấy hướng nghiên cứu thực nghiệm về âm học chưa được chú ý. Phương pháp hay dùng để miêu tả nguyên âm tiếng Bình Định là lắng nghe cách phát âm của người bản ngữ rồi ghi chép lại. Khuyết điểm của việc nghiên cứu ngữ âm bằng cách này là nó thiếu tính chính xác vì bị ảnh hưởng bởi các yếu tố chủ quan của nhà nghiên cứu. Trước tình hình đó, chúng tôi nhận thấy rằng một nghiên cứu chuyên biệt về đặc trưng âm học của các nguyên âm trong tiếng Bình Định là hết sức cần thiết. - Việc nghiên cứu ngữ âm của một ngôn ngữ đòi hỏi nhiều thời gian để thu thập ngữ liệu. Vốn sinh ra ở Bình Định và có nhiều người than sinh sống tại đây, người viết có nhiều thuận lợi hơn trong việc lưu trú để thực hiện nghiên cứuu, cũng như có điều kiện để tiếp xúc với các tư liệu viên. 2. Mục đích nghiên cứu - Luận văn tập trung nghiên cứu các đặc trưng âm học của hệ thống nguyên âm tiếng Bình Định. Trên cơ sở phân tích các bản ghi âm của các tư liệu viên nam và nữ, người viết tiến hành xác định sự thay đổi về đặc trưng âm học của các nguyên âm trong tiếng Bình Định so với tiếng Việt chuẩn và đưa ra hệ thống âm vị riêng cho tiếng Bình Định.
  10. - Người viết hy vọng những kết quả nghiên cứu trong luận văn này có thể cung cấp nền tảng ban đầu cho các nghiên cứu toàn diện hơn và sâu sắc hơn về tiếng địa phương Bình Định nói riêng và tiếng địa phương khu vực duyên hải Nam Trung Bộ nói chung. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu đặc điểm âm học của các nguyên âm đóng vai trò âm chính xuất hiện trong các từ đơn tiết. Một sự giới hạn như vậy nhằm bảo đảm tránh trường hợp nguyên âm bị nhược hoá. Các nguyên âm chủ yếu bị ảnh hưởng bởi phụ âm cuối, do đó các nguyên âm sẽ được phân tích trong mối tương quan với các phụ âm sau nó. 4. Lịch sử vấn đề Việc nghiên cứu ngữ âm của các phương ngữ tiếng Việt được thực hiện từ khá sớm. Vào đầu thế kỷ XX, Léopod Cadière (1911) với Le dialecte du Bas-Annam - Esquisse de phonétique (Phương ngữ Nam – Sơ thảo về ngữ âm) đã trình bày những đặc trưng ngữ âm của các tiếng địa phương khu vực từ phía nam Đà Nẵng đến Nam Bộ. Nửa thế kỷ sau, М. В. Гордина (1959) là người đầu tiên nghiên cứu nguyên âm tiếng Việt bằng phương pháp thực nghiệm với công trình: Về vấn đề âm vị trong tiếng Việt (trên cơ sở khảo sát thực nghiệm các nguyên âm) và hàng loạt công trình sau đó trên cứ liệu các phương ngữ khác nhau của tiếng Việt. Kể từ sau Гордина, hướng nghiên cứu ngữ âm học thực nghiệm được tiếp tục phát triển bởi các nhà nghiên cứu như Nguyễn Hàm Dương (1963), Hoàng Cao Cương (1984), Nguyễn Văn Lợi & Edmonson (1997),… Riêng về tiếng Bình Định, có thể kể đến các công trình như Vần tiếng Việt qua các phương ngữ, thổ ngữ (vùng từ Bình Định đến Thuận Hải) của Phạm Hồng Thuỷ (1993), Đan xen văn hoá qua ngôn ngữ ở huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định của Nguyễn Xuân Hồng (1998), Đặc điểm ngữ âm, từ vựng của tiếng Bình Định của Huỳnh Thị Hồng Hạnh (2007),… Các công trình trên đã cung cấp một cơ sở khá đầy đủ về đặc điểm chung và phần nào trình bày các vấn đề về âm vị học của tiếng Bình Định, tuy nhiên các tác giả chỉ nghiên cứu ngữ âm tiếng Bình Định bằng phương pháp phiên âm ngữ âm học, tuyệt nhiên không có công trình nào sử dụng phương pháp phân tích âm học (acoustic analysis of speech) để phân tích các đặc trưng ngữ âm. 5. Phương pháp nghiên cứu
  11. 5.1. Quy trình thu thập ngữ liệu - Khu vực nghiên cứu được chọn lấy mẫu gồm 02 huyện là huyện An Nhơn và huyện Tuy Phước. Lý do chọn các khu vực này là vì (1) cách phát âm ở đây khá tiêu biểu cho tiếng Bình Định, không quá đặc biệt như các huyện ven biển hoặc huyện đảo; và (2) việc tìm tư liệu viên ở ba khu vực này cũng dễ hơn ở những khu vực. khác. - Tư liệu viên: Đề tài này phân tích các mẫu thu âm của 12 tư liệu viên, trong đó bao gồm 5 nam và 7 nữ; 6 người đến từ huyện Tuy Phước và 6 người đến từ huyện An Nhơn. - Ngữ liệu: Để thực hiện các bản ghi âm, chúng tôi sử dụng một danh mục các từ phổ biến trong đời sống hằng ngày, chứa các nguyên âm trong các bối cảnh khác nhau. 5.2. Phương pháp xử lý ngữ liệu - Luận văn sử dụng phương pháp phân tích ngữ âm học bằng phần mềm Praat Praat (phiên bản 5.3.17) trên cơ sở xác định các formant F1, F2, F3. - Ngoài ra luận văn còn sử dụng các phương pháp của thống kê để xử lý bộ số liệu thu được sau khi phân tích ngữ âm học. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn này được bố cục thành 06 chương như sau: Chương 1: Trình bày cơ sở lý thuyết về tín hiệu âm thanh của nguyên âm (sóng âm, cộng hưởng, hoạ âm, âm sắc, formant,…) làm cơ sở cho việc phân tích ngữ âm ở các chương sau. Chương 2: Trình bày một số vấn đề về âm vị học tiếng Bình Định. Trong chương này chúng tôi trình bày những vấn đề âm vị đáng chú ý trong tiếng Bình Định và đưa ra một số nghi vấn cần làm rõ. Những nghi vấn này sẽ được giải quyết bằng việc phân tích ngữ âm học ở các chương 4, 5, 6 tiếp theo. Chương 3: Trình bày quy trình và phương pháp thu thập và xử lý ngữ liệu. Chương này mô tả các bước thu thập, phân loại và xử lý ngữ liệu như: chọn vùng nghiên cứu, chọn tư liệu viên, thiết bị dùng để nghiên cứu, phương pháp phân loại ngữ liệu và xử lý ngữ liệu. Chương 4, 5: Trình bày kết quả phân tích giá trị formant của nguyên âm đơn và nguyên âm đôi để từ đó làm rõ sự thay đổi âm sắc của nguyên âm trong tiếng Bình Định. Những thay đổi này dẫn đến sự tách/ nhập nhóm của các nguyên âm vốn là những âm khác nhau trong tiếng Việt chuẩn; đồng thời thay đổi bối xuất hiện và phân bố của các nguyên âm với phụ âm cuối.
  12. Chương 6: Trình bày kết quả phân tích trường độ của các nguyên âm. Dựa vào các kết quả này và các kết quả đã có ở chương 4, 5, luận văn đưa ra giải pháp âm vị học cho toàn bộ hệ thống nguyên âm của tiếng Bình Định.
  13. CHƯƠNG 1: TÍN HIỆU ÂM THANH CỦA NGUYÊN ÂM 1.1. Một số vấn đề về sóng âm 1.1.1. Sự hình thành của sóng âm Khi ta gõ chiếc thìa vào chiếc cốc thuỷ tinh thì sẽ có một âm được tạo ra bởi sự va chạm đó. Nguồn của âm là điểm va chạm giữa chiếc thìa và chiếc cốc, nơi tạo ra âm. Âm tại nguồn âm có thể truyền đến tai người nghe là nhờ không khí. Bởi vì âm thanh thực chất là các dao động cơ học của các phân tử, nguyên tử trong không khí và lan truyền như các sóng từ nguồn âm, đập vào màng nhĩ làm rung màng nhĩ và truyền tín hiệu đến não bộ. Cụ thể hơn, khi vật dao động chuyển động về một phía nào đó thì lớp không khí liền trước hướng chuyển động của nó bị nén lại và lớp không khí liền sau nó giãn ra. Sự nén và giãn của các lớp không khí này lặp đi lặp lại tuần hoàn và tạo ra trong không khí một sóng cơ học dọc có tần số bằng tần số dao động của nguồn và sóng này truyền tới tai người. Khi truyền tới tai người thì sóng này làm cho màng nhĩ dao động với tần số bằng tần số của sóng và gây ra cảm giác âm. Tuy nhiên, không phải bất kì dao động nào trong không khí cũng là sóng âm. Chẳng hạn, một chiếc quạt cũng có thể tạo ra dao động trong không khí nhưng dao động đó, mặc dù vẫn được cảm nhận, tuyệt nhiên không phải là âm thanh (Peter Ladefoged 1996: 8). Tiếng nói của con người chính là các sóng âm được tạo ra bởi hoạt động của cơ quan cấu âm, mà trong đó đáng kể nhất là sự đóng mở của dây thanh. Dây thanh đóng tạo nên một áp lực không khí từ phổi đưa lên, áp lực này được giải phóng khi dây thanh mở. Việc đóng mở dây thanh liên tục tạo nên một nguồn dao động, chính là nguồn sóng âm của tiếng nói. 1.1.2. Cộng hưởng và họa âm Mỗi nguồn âm đều là một thể rung động (moving body). Sự lan truyền rung động từ thể này sang thể khác có thể làm nảy sinh hiện tượng cộng hưởng, theo đó âm thanh phát ra sẽ được khuếch đại. Chẳng hạn, dây đàn kéo căng khi rung động có thể tạo ra âm thanh, tuy nhiên âm thanh đó rất nhỏ nếu không có thùng đàn. Bởi vì với sự rung động nhỏ của dây đàn, có rất ít phân tử không khí chuyển động quanh dây đàn. Trong khi đó nếu có thùng đàn thì rung động của không khí do dao động của dây đàn gây ra sẽ lan truyền tới khối không khí trong thùng đàn, làm cho dao động trở nên lớn hơn nhiều lần, theo đó, âm thanh cũng lớn hơn nhiều lần. Hiện tượng như vậy gọi là cộng hưởng, thùng đàn gọi là hộp cộng hưởng. Bên cạnh việc khuếch đại âm thanh thì hộp cộng hưởng còn có tác dụng tạo nên âm sắc của âm, tức là nét đặc trưng phân biệt âm này với âm khác.
  14. Đối với quá trình tạo tiếng nói thì khoang mũi và khoang miệng đóng vai trò hộp cộng hưởng (gọi là “khoang cộng hưởng”). Sự thay đổi hình dáng và kích thước của khoang cộng hưởng có thể ảnh hưởng đến âm sắc của âm, do đó khi phát âm các âm khác nhau thì kích thước và hình dạng khoang miệng có thể thay đổi (nhờ vào sự kết hợp và thay đổi vị trí của các bộ phận cấu âm bên trong như răng, lưỡi, môi, v.v.), khiến cho dao động phức tạp của không khí thay đổi, từ đó tạo nên các âm khác nhau. Một sóng âm, chẳng hạn như tiếng nói hoặc âm thanh của các nhạc cụ, được tạo ra bao gồm nhiều sóng thành phần, trong đó có một sóng âm chính có tần số thấp nhất f0, gọi là âm cơ bản, và nhiều hoạ âm (hay còn gọi là bội âm) có tần số cao hơn tần số cơ bản (là bội số nguyên của tần số sóng âm chính). Các hoạ âm này chủ yếu phụ thuộc vào hình dạng và kích thước của các khoang cộng hưởng tạo nên âm sắc của từng âm. Đối với tiếng nói, âm cơ bản thể hiện cao độ thực chất khi âm được phát ra do sự rung của dây thanh. Do đó, khi nghiên cứu thanh điệu, người ta chủ yếu dựa vào tần số của âm cơ bản f0. Trong khi đó, các hoạ âm lại đóng vai trò đặc biệt với việc hình thành âm sắc, tức là hình thành nên đặc trưng phân biệt các âm khác nhau. 1.2. Đặc trưng âm học của nguyên âm 1.2.1. Âm sắc của nguyên âm Đối với một số âm (từ đây vấn đề “âm” được xét đến chỉ là âm trong tiếng nói) thì việc mô tả ở phương diện cấu trúc âm học (acoustic structure) sẽ cho cái nhìn đầy đủ hơn mô tả ở phương diện cấu âm (Peter Ladefoged 2001a: 6). Nguyên âm là một trong số những âm như vậy. Theo truyền thống, người ta thường xác định nguyên âm căn cứ trên vị trí của lưỡi. Tuy nhiên thực tế là rất khó để biết chính xác vị trí của lưỡi khi phát âm một nguyên âm nào đó. Trên lý thuyết mà nói, một nguyên âm hàng cao hoàn toàn có thể được phát âm như một nguyên âm hàng giữa và việc chuyển từ nguyên âm này sang nguyên âm kia là khá dễ dàng vì nguyên âm là một thể liên tục (a continuum). Do đó, việc gọi một nguyên âm là “cao, giữa, thấp” hay “trước, giữa, sau” thực ra là cách gọi trên phương diện thính giác học nhiều hơn là trên phương diện cấu âm học (Peter Ladefoged 2001a: 85, 86). Để mô tả nguyên âm thì vấn đề trọng yếu chính là xác định được cấu trúc âm học của nó. Một âm bất kì được xác định bởi 3 yếu tố chính sau đây: - Tần số: là tần số dao động của nguồn âm, liên quan đến độ cao của âm
  15. - Cường độ: là năng lượng mà sóng âm tải qua trên một đơn vị diện tích, liên quan đến độ to của âm - Âm sắc Đối với nguyên âm, chỉ có âm sắc mới là yếu tố quan trọng nhất. Hoàn toàn có thể phát âm một nguyên âm ở nhiều độ cao (và độ to) và phát âm nhiều nguyên âm khác nhau ở cùng một độ cao (và độ to). Bởi lẽ độ cao và âm sắc chịu sự chi phối bởi các cơ chế sinh lý khác nh au. Cụ thể là, độ cao liên quan đến hoạt động của dây thanh (chủ yếu thể hiện qua tần số của âm cơ bản), trong khi đó âm sắc lại liên quan đến các hoạ âm tạo nên bởi hình dạng và kích thước khác nhau của bộ máy cấu âm. Những âm khác nhau ở âm sắc thì các họa âm có biên độ khác nhau làm cho đồ thị dao động âm của các âm không giống nhau, mặc dù độ cao và độ to của chúng có thể như nhau. 1.2.2. Formant Như đã nói ở trên, âm sắc của các nguyên âm phụ thuộc vào cấu trúc các hoạ âm do sự cộng hưởng của cơ quan cấu âm. Vì thế một trong những cách tốt nhất để mô tả nguyên âm là xác định tần số của các hoạ âm – các formant – mà quan trọng nhất là ba formant đầu tiên. Formant đầu tiên là formant có tần số thấp nhất, kí hiệu là F1, kế đến là formant F2 cao hơn và cuối cùng là F3 cao hơn nữa. Ngoài ra, còn có các formant cao hơn nhưng những formant này không nhiều giá trị về mặt ngôn ngữ học vì nó chỉ liên quan chủ yếu đến “giọng” riêng của từng người nói chứ không tiêu biểu cho âm sắc đặc trưng của các nguyên âm khác nhau. Trong các ngôn ngữ có số lượng nguyên âm lớn thì ngoài formant, độ dài cũng là yếu tố dùng để khu biệt các nguyên âm. Các formant sẽ có giá trị nhất định tương ứng với mỗi hình dạng kích thước của bộ máy cấu âm. Hình dạng và kích thước đó có thể được thay đổi thông qua việc dịch chuyển vị trí của lưỡi, ngạc mềm và hình dạng môi. Các phổ (spectrogram) sau đây cho thấy formant của các nguyên âm trong các từ “bê, be, bư, bơ, ba, bu, bô, bo” do tác giả phát âm:
  16. Hình 1.1. Phổ của từ “bê” Hình 1.2. Phổ của từ “be” Hình 1.3. Phổ của từ “bơ”
  17. Hình 1.4. Phổ của từ “ba” Hình 1.5. Phổ của từ “bư” Hình 1.6. Phổ của từ “bu”
  18. Hình 1.7. Phổ của từ “bô” Hình 1.8. Phổ của từ “bo” Giá trị formant F1, F2 của nguyên âm trong các từ trên lần lượt là: Bê Be Bư Bơ Ba Bu Bô Bo F1 1250 640 590 870 1340 600 650 1040 F2 2020 2960 1370 1490 2230 900 880 1330 Sơ đồ nguyên âm (vowel chart) dựa trên các giá trị F1, F2 này như sau:
  19. F2 3500 "be" 3000 2500 "ba" "bê" 2000 "bơ" 1500 "bư" "bo" 1000 "bu" "bô" 500 0 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 F1 Hình 1.9a. Sơ đồ các nguyên âm trong “bê, be, bư, bơ, ba, bu, bô, bo” Nếu ta đảo các trục F1, F2, sơ đồ trên sẽ thành: 3500 3000 2500 2000 1500 1000 500 0 0 bê 200 be 400 bư 600 bơ 800 ba 1000 bu 1200 bô 1400 bo 1600 Hình 1.9b. Sơ đồ các nguyên âm trong “bê, be, bư, bơ, ba, bu, bô, bo” Ta thấy, có sự tương quan nhất định giữa F1, F2 và vị trí của nguyên âm. Nguyên âm hàng trước như [i], [e], [ɛ], [a] có F2 cao hơn các nguyên âm hàng sau [u], [o], [ɔ]. Trong khi đó, các nguyên âm có độ nâng lưỡi cao như [i], [ɯ], [u] có F1 thấp hơn hẳn các nguyên âm có độ nâng lưỡi thấp như [a]. Nói cách khác, khi lưỡi nâng lên cao thì giá trị của formant F1 sẽ giảm; lưỡi đưa về trước thì giá trị formant F2 sẽ tăng.
  20. F2 0 F1 Hình 1.10. Hình thang nguyên âm biểu diễn quan hệ của các nguyên âm với giá trị F1, F2 Tuy nhiên, có những trường hợp mà F1 và F2 vẫn chưa đủ để phân biệt các nguyên âm, đặc biệt là đối với các nguyên âm tròn môi hoặc các nguyên âm “r hoá” như trong tiếng Anh Mỹ. Khi đó, formant F3 đóng vai trò rất quan trọng. Giá trị formant không chỉ phụ thuộc vào vị trí của lưỡi khi cấu âm nguyên âm mà còn phụ thuộc vào giới tính. Nam giới có cơ quan cấu âm lớn hơn của nữ giới, do đó rung động chậm hơn, đồng nghĩa với việc tần số formant thấp hơn. Tuy nhiên, mô hình các nguyên âm ở cả nam và nữ đều giống nhau, chỉ có giá trị tuyệt đối là khác nhau.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1