Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Đặc điểm văn xuôi Hoàng Việt Hằng
lượt xem 3
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là Tìm hiểu những đặc điểm nổi bật trong sáng tác của Hoàng Việt Hằng trên cả phương diện nội dung và nghệ thuật. Bước đầu ghi nhận thành tựu và những đóng góp của nhà văn Hoàng Việt Hằng đối với văn xuôi nữ nói riêng và văn xuôi Việt Nam đương đại nói chung. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Đặc điểm văn xuôi Hoàng Việt Hằng
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HOÀNG THỊ LAN ANH ĐẶC ĐIỂM VĂN XUÔI HOÀNG VIỆT HẰNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2016 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HOÀNG THỊ LAN ANH ĐẶC ĐIỂM VĂN XUÔI HOÀNG VIỆT HẰNG Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số: 62 22 01 21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN BÍCH THU THÁI NGUYÊN - 2016 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS. TS Nguyễn Bích Thu, kết quả nêu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2016 Tác giả Hoàng Thị Lan Anh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTNi http://www.lrc.tnu.edu.vn
- LỜI CẢM ƠN Luận văn đã được hoàn thành tại khoa Ngữ Văn, trường Đại học sư phạm, Đại học Thái Nguyên. Với tình cảm chân thành nhất của mình, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Bích Thu, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện trong suốt quá trình thực hiện đề tài luận văn. Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Ban giám hiệu, khoa Sau Đại học, khoa Ngữ Văn trường Đại Học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu. Em xin chân thành cảm ơn tác giả Hoàng Việt Hằng đã giúp đỡ em trong việc tìm hiểu quá trình sáng tác, thu thập thông tin phục vụ cho việc hoàn thành luận văn. Nhân đây, tôi cũng xin chân thành cảm ơn các bạn bè, những người thân trong gia đình đã khuyến khích, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2016 Tác giả Hoàng Thị Lan Anh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTNii http://www.lrc.tnu.edu.vn
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii MỤC LỤC ..........................................................................................................iii MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề .............................................................................................. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 5 4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 6 5. Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 7 6. Cấu trúc luận văn ......................................................................................... 7 Chương 1: SÁNG TÁC CỦA HOÀNG VIỆT HẰNG TRONG DÒNG CHẢY CHUNG CỦA VĂN XUÔI NỮ THỜI KỲ ĐỔI MỚI ....................... 8 1.1. Khái lược văn xuôi Việt Nam đương đại ................................................. 8 1.2. Đội ngũ nhà văn nữ đương đại ................................................................. 8 1.3. Hành trình sáng tác của Hoàng Việt Hằng ............................................. 12 1.3.1. Vài nét về tác giả ............................................................................. 12 1.3.2. Văn nghiệp Hoàng Việt Hằng ......................................................... 15 Tiểu kết chương 1 .......................................................................................... 18 Chương 2: NHỮNG KHÁM PHÁ VỀ ĐỜI SỐNG - VĂN HÓA TRONG VĂN XUÔI HOÀNG VIỆT HẰNG ............................................... 19 2.1. Những quầng sáng kí ức ......................................................................... 19 2.1.1. Nỗi nhớ Hà Nội một thời chưa xa ................................................... 19 2.1.2. Hoài niệm về người Hà Nội ............................................................ 25 2.2. Những phận người .................................................................................. 31 2.2.1. Thân phận người phụ nữ.................................................................. 31 2.2.2. Thân phận con người nhỏ bé ........................................................... 40 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN iii http://www.lrc.tnu.edu.vn
- 2.3. Những nét đẹp trong văn hóa ứng xử ..................................................... 43 2.3.1. Giữa người với người ...................................................................... 43 2.3.2. Với thiên nhiên ................................................................................ 48 2.3.3. Với văn hóa ẩm thực........................................................................ 52 Tiểu kết chương 2 .......................................................................................... 57 Chương 3: MỘT VÀI PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN TRONG VĂN XUÔI HOÀNG VIỆT HẰNG ......................................................................... 58 3.1. Nghệ thuật thể hiện tâm lý trong văn xuôi Hoàng Việt Hằng ................ 58 3.2. Màu sắc tự truyện trong văn xuôi Hoàng Việt Hằng ............................. 61 3.3. Xây dựng nhân vật .................................................................................. 64 3.3.1. Phác họa ngoại hình......................................................................... 64 3.3.2. Khắc họa nội tâm ............................................................................. 65 3.4. Ngôn ngữ trần thuật. ............................................................................... 68 3.4.1. Ngôn ngữ đậm chất thơ ................................................................... 68 3.4.2. Ngôn ngữ đậm chất đời thường ....................................................... 70 3.5. Giọng điệu trần thuật .............................................................................. 73 3.5.1. Giọng trữ tình, thương cảm ............................................................. 74 3.5.2. Giọng chiêm nghiệm, suy tư ........................................................... 76 Tiểu kết chương 3 .......................................................................................... 78 KẾT LUẬN....................................................................................................... 79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 82 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN iv http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Chân dung nhà văn Hoàng Việt Hằng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTNv http://www.lrc.tnu.edu.vn
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ sau 1986 nền văn học nước nhà có nhiều biến chuyển và khởi sắc, góp phần vào những khởi sắc ấy là một thế hệ nhà văn nữ giàu nội lực sáng tạo. Hoàng Việt Hằng là một trong những cây bút như thế. Cùng với lớp người cầm bút sau năm 1975 như Mai Quỳnh Nam, Hoàng Nhuận Cầm, Nguyễn Việt Chiến, Trần Thùy Mai, Thùy Dương, Ngô Thị Kim Cúc, Phạm Thị Ngọc Liên. Y Ban, Phan Thị Vàng Anh,… Hoàng Việt Hằng là một trong những cây bút nữ viết liên tục và bền bỉ. Bà bám chắc vào cuộc sống để lắng nghe, quan sát và viết. Sáng tác của Hoàng Việt Hằng là những đóng góp đáng ghi nhận trong việc tạo nên sự phong phú, nhiều màu sắc của đời sống trong văn học ở thời kì đổi mới và hội nhập. Văn xuôi Hoàng Việt Hằng có vẻ đẹp giản dị, mộc mạc, gần với hơi thở cuộc sống. Bà đã nhiều lần đoạt các giải thưởng văn học: Giải thưởng của Hội nhà văn Hà Nội năm 1980-1981 cho tập truyện ngắn Những lời chưa nói hết ; tặng thưởng của Hội nhà văn Việt Nam năm 2010 cho tiểu thuyết Một bàn tay thì đầy. Về thơ Hoàng Việt Hằng được nhận giải thưởng của Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam các tập thơ Tự tay nhóm lửa (2005); giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội cho tập thơ Vệt trăng và cánh cửa (2008). Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam và Tổng liên đoàn lao động Việt Nam cho tập thơ Xóa đi và không xóa. Ngoài ra bà còn năm lần nhận giải thưởng báo chí. Trong những trang viết của Hoàng Việt Hằng, dễ nhận thấy, bà là người dám dấn thân cho những chuyến đi; cũng là người dám “thế chấp” cả cuộc đời mình cho “cánh đồng chữ”. Trong quá trình sáng tác Hoàng Việt Hằng ngày càng tự tin hơn với ngòi bút của mình. Gắn bó với nghề văn đã hơn bốn mươi năm, đến nay Hoàng Việt Hằng đã là tác giả của 7 tập thơ và 9 tập văn xuôi. Ở địa hạt văn xuôi, bà lần lượt cho Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN1 http://www.lrc.tnu.edu.vn
- ra mắt truyện ngắn, tiểu thuyết và tản văn. Và dường như càng về sau, tản văn, truyện ngắn và tiểu thuyết đã chiếm vị trí đáng kể trong cảm hứng sáng tạo của bà. Tiểu thuyết Một bàn tay thì đầy, tản văn Dấu chấm than viết ngược, Người cho đã không nhớ, Tiếng dẻ cùi phía cây cơm vàng và Tiêu gì cho thời gian để sống, Bóng đổ nơi chân sóng, truyện ngắn Nắng trưa không đứng bóng… xuất hiện đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo bạn đọc. Khá nhiều bài viết, bài phỏng vấn về Hoàng Việt Hằng và các cuốn sách của bà nằm rải rác trên các báo và tạp chí. Có thể nói với số lượng tác phẩm đáng kể, với những giải thưởng văn học được nhận, Hoàng Việt Hằng trở thành một cây bút khá tiêu biểu với dòng văn học nữ nói riêng và với nền văn học đương đại nói chung. Sẽ thật là thiệt thòi với cây bút mà cả cuộc đời trọn vẹn sống với văn chương, coi nghiệp viết là lẽ sống của mình. Và cũng là thật thiếu sót nếu nhìn vào đội ngũ những nhà văn nữ đương đại lại không có những công trình tìm hiểu và nghiên cứu về sáng tác của Hoàng Việt Hằng nói chung và văn xuôi nói riêng một cách hệ thống và đầy đủ. Đó là lý do khiến chúng tôi chọn văn xuôi Hoàng Việt Hằng làm đối tượng nghiên cứu, với đề tài Đặc điểm văn xuôi Hoàng Việt Hằng. Chúng tôi hi vọng thông qua việc tìm hiểu, nhận diện những đặc điểm trong văn xuôi của Hoàng Viêt Hằng - một gương mặt khá nổi bật của dòng văn học nữ đương đại Việt Nam sẽ góp phần làm đầy đặn và phong phú hơn bức tranh văn học nữ đương đại nói riêng và văn xuôi Việt Nam đương đại nói chung. 2. Lịch sử vấn đề Trước khi đến với văn xuôi, Hoàng Việt Hằng đã là một nhà thơ. Khi bà đã làm chủ một gia tài thơ gồm 7 tập. Trong một bài viết về tập thơ gần đây của Hoàng Việt Hằng với nhan đề Xóa đi và không xóa (2012), nhà nghiên cứu Mã Giang Lân đã khẳng định sức sáng tạo của cây bút thơ này: “chị là một cây bút nữ viết khỏe và xông xáo. Cả thơ, tản văn, tiểu thuyết khoảng 4 năm in 5 quyển”[26].Về thơ, tác giả ghi nhận Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN2 http://www.lrc.tnu.edu.vn
- “Hoàng Việt Hằng chú trọng đưa chất sống vào thơ, hút nhụy sống từ nhiều miền quê đất nước và vươn ra ngoài biên giới hy vọng đem lại màu mỡ cho thơ”[26]. Mã Giang Lân nhận thấy ở những bài thơ của Hoàng Việt Hằng là những phác thảo gọn và gợi. Trong Xóa đi và không xóa của bà không chỉ giữ được và tiếp tục mạch nguồn từ những tập thơ trước, mà còn mở mang thêm tầng vỉa đời sống, một điều xưa cũ nhưng lại luôn có ý nghĩa thẩm mỹ. Nhưng rồi vừa như một thử bút, vừa như một định mệnh, các truyện ngắn đầu tay và các sáng tác văn xuôi của Hoàng Việt Hằng lần lượt hiện diện trên các báo Tiền Phong, Độc lập, Thống Nhất, Người Hà Nội, Lao Động…vào cuối thập niên bảy mươi của thế kỉ hai mươi mang ám ảnh thân phận, và hơi thở cuộc sống đã được bạn đọc, giới sáng tác và phê bình văn học quan tâm. Trên trang VietBao.vn tác giả Hoàng Định (nhà văn Trần Chiến) viết về tập tản văn đầu tiên Dấu chấm than viết ngược của Hoàng Việt Hằng: “ Hoàng Việt Hằng đi nhiều, gặp lắm. Ngoài cung cấp thông tin, những gì chị kể đều lưu lại cảm xúc riêng. Vết khắc trên đá xám chắt lọc từ vài chuyến đi mới được độ nghìn chữ, kể về người đàn bà "sống với năm ngọn đèn", "Chúa đã an bài", "Không có gì riêng tư để nói". Đó là "đối tượng" rất khó viết so với những người nổi tiếng khác như ca nương Quách Thị Hồ, dịch giả Trần Đình Hiến… Lần theo con đường tơ lụa bên Trung Hoa, chị nhớ "người nướng thịt dê thì cứ nướng, người chăn dê vẫn hát giữa cỏ xanh" [5]. Nhưng dù viết về ai, vùng đất nào, "sự vật" gì, hồn nhiên hay u uất, cái nhu cầu phải nói với mình, nói cho mình vẫn bộc lộ ra trong từng câu chữ”. Sau tập tản văn Dấu chấm than viết ngược (2008), Hoàng Việt Hằng cho ra mắt bạn đọc cuốn tiểu thuyết Một bàn tay thì đầy (2010). Trên trang Phong Điệp.net, trang báo Văn nghệ viết: “Trong tác phẩm (Một bàn tay thì đầy) những trải nghiệm đời sống với đầy nỗi cơ cực, nhọc nhằn trong cuộc đời một người đàn bà được thể hiện bằng một giọng văn hiện đại, ám ảnh. Tác phẩm cũng là tiếng nói KHÁT sống của những con người đã rơi vào tận cùng bi kịch”. Bài viết Tin vào nước mắt trên Báo Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN3 http://www.lrc.tnu.edu.vn
- điện tử Công an nhân dân ngày 3-12-2011 của tác giả Bùi Việt Thắng nhận thấy Một bàn tay thì đầy mang dấu ấn tự truyện. Người đọc từng trải mới có thể thấm thía cái giọng đầy thương cảm trong tác phẩm này. Thương cảm không có nghĩa là tạo ra sự ủy mỵ, yếu mềm mà tạo ra sự đồng cảm đến tri âm tri kỷ giữa nhà văn và độc giả. Tiếp theo cuốn tiểu thuyết, Hoàng Việt Hằng lại cho ra đời tập tản văn Tiếng dẻ cùi phía cây cơm vàng. Tác giả Tuy Hòa trong bài Tiếng dẻ cùi phía cây cơm vàng đánh thức cảm xúc đã viết: “Ở độ tuổi lục tuần, vẫn đi và viết như Hoàng Việt Hằng rất hiếm…Hoàng Việt Hằng viết tản văn như chơi, buông câu nhả chữ nhẹ nhàng mà đủ sức níu giữ người đọc bằng hình ảnh. Bằng sự quan sát tinh tế, chị cảm nhận được sự vận động, cựa quậy của thiên nhiên và luôn nhìn thiên nhiên bằng con mắt của người đàn bà nhạy cảm, nhiều tâm trạng” [21]. Tống Thảo Trang trong bài Tiếng dẻ cùi phía cây cơm vàng cảm nhận: “Tản văn Hoàng Việt Hằng nhẹ nhàng, mộc mạc mà da diết đầy chất văn, dễ thấm vào lòng người. Tiếng dẻ cùi phía cây cơm vàng không chỉ mang lại cảm giác háo hức được thưởng thức những vẻ đẹp mới mẻ lấp lánh của thiên nhiên, cảnh vật và khơi gợi cảm hứng hành trình trong mỗi con người để khám phá và trải nghiệm. Hơn thế người đọc còn cảm giác được sẻ chia rất nhiều từ ý tưởng, hình ảnh, tâm tình trao gửi của tác giả trong mỗi bươc chân, trên mỗi nẻo đường”. Năm 2014, Hoàng Việt Hằng lại cho ra mắt văn đàn tập tản văn Tiêu gì cho thời gian để sống. Nhà phê bình Hàn Hoa trong bài Giọt đục, giọt trong nước mắt trên Báo Văn nghệ số 13 (28-3-2015) nhận thấy: “ Sắc bén về tình người và nghiêng hoàn toàn lòng cảm thông nhạy cảm về phía những thân phận lận đận - đấy là đặc điểm quán xuyến và nổi bật khiến những tản văn này (tập tản văn Tiêu gì cho thời gian để sống - HTLA) đạt đến độ lôi cuốn một cách trong sáng giản dị”[18]. Và tác giả còn nhận ra: “Một trong những cái hay của sự triết lý là không - triết - lý. Nhiều bài tản văn của Hoàng việt Hằng trong tập này đẩy tới các câu hỏi tự vấn cho chị và cho Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN4 http://www.lrc.tnu.edu.vn
- những ai đọc chị, hẳn là thế. Xét trên phương diện này thì đó quả là những tự vấn khá nhẹ nhàng về phương thức, hay cũng có thể nói là dịu dàng” [18]. Nhà nghiên cứu Bích Thu trong bài Hoàng Việt Hằng viết cho thời gian để sống in trên Tạp chí Văn nghệ quân đội số 817 (tháng 3 năm 2015) đã nhận diện một vài điểm nhấn trong tập tản văn: Kí ức về Hà Nội xưa, về văn hóa ẩm thực, về thiên nhiên, về cái tôi tác giả Hoàng Việt Hằng là người chịu đi, chịu đọc, chịu thiệt thòi về số phận để cống hiến cho từng trang viết. Bích Thu ghi nhận: “ Trong cấu trúc thể loại, tản văn Hoàng việt Hằng có sự phối trộn giữa tự sự và trữ tình. Từ những điều mắt thấy tai nghe đã dung chứa thế giới nội tâm, cảm xúc của chủ thể viết một cách trực tiếp nhất…”[51]. Gần đây Hoàng Việt Hằng trình làng văn tập truyện ngắn Nắng trưa không đứng bóng (2015) và tập tản văn Bóng đổ nơi chân sóng (2015). Ở đây người đọc bắt gặp một Hoàng Việt Hằng sát kề, gần gụi với những phận người thua thiệt và bất hạnh, tác giả chia sẻ “Tôi chỉ thuộc về phía những người cùng khổ”. Đọc tác phẩm của Hoàng Việt Hằng, nhà nghiên cứu Mã Giang Lân nhận xét: “….các tác phẩm (của Hoàng Việt Hằng - HTLA) như nói với mình, về mình nhưng lại là những lời nhắc nhở, khơi gợi lương tâm đồng loại”[26]. Trên đây là những bài viết, những ý kiến của giới sáng tác và phê bình về sáng tác của Hoàng Việt Hằng tập trung ở mảng văn xuôi. Các ý kiến đã trích dẫn mới chỉ đề cập đến một tác phẩm riêng lẻ, chưa có những tìm hiểu về văn xuôi Hoàng Việt Hằng một cách đầy đủ và hệ thống. Trên cơ sở gợi ý từ những bài viết kể trên, chúng tôi tìm thấy khoảng trống để tiếp cận và triển khai đề tài: Đặc điểm văn xuôi Hoàng Việt Hằng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đặc điểm văn xuôi Hoàng Việt Hằng nhìn từ phương diện nội dung và phương thức thể hiện. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN5 http://www.lrc.tnu.edu.vn
- 3.2. Phạm vi nghiên cứu Trong gia tài văn chương của Hoàng Việt Hằng cho đến nay đã có 7 tập thơ và 9 cuốn văn xuôi được “trình làng”. Song trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi chỉ khảo sát văn xuôi của Hoàng Việt Hằng bao gồm 7 tác phẩm; xuất hiện vào những năm đầu của thế kỉ XXI. Tản văn Dấu chấm than viết ngược (2008) Tiểu thuyết Một bàn tay thì đầy (2010) Tản văn Người cho đã không nhớ (2012) Tản văn Tiếng dẻ cùi phía cây cơm vàng (2013) Tản văn Tiêu gì cho thời gian để sống (2014) Tản văn Bóng đổ nơi chân sóng (2015) Truyện ngắn Nắng trưa không đứng bóng (2015) 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi thực hiện những phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: - Phương pháp thống kê, phân loại: Phương pháp này sẽ giúp chúng tôi trong quá trình khảo sát, phân loại các đặc điểm nổi bật về nội dung, các kiểu dạng nhân vật và một số phương thức biểu hiện nghệ thuật trong sáng tác của Hoàng việt Hằng. - Phương pháp so sánh đối chiếu: Tiến hành so sánh tác phẩm của Hoàng Việt Hằng với sáng tác của một số nhà văn khác để thấy những điểm khác biệt và đặc trưng trong sáng tác của Hoàng Việt Hằng. - Phương pháp phân tích tổng hợp: Phương pháp này sẽ giúp chúng tôi vừa đi sâu tìm hiểu nghiên cứu những đặc điểm trong văn xuôi Hoàng Việt Hằng vừa hệ thống tổng hợp kết quả từ đó minh chứng cho các luận điểm chính của luận văn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN6 http://www.lrc.tnu.edu.vn
- - Phương pháp tiểu sử: Nhằm tìm hiểu tác phẩm thông qua mối quan hệ giữa tác giả và văn bản tác phẩm do nhà văn sáng tạo nên. 5. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu những đặc điểm nổi bật trong sáng tác của Hoàng Việt Hằng trên cả phương diện nội dung và nghệ thuật. Bước đầu ghi nhận thành tựu và những đóng góp của nhà văn Hoàng Việt Hằng đối với văn xuôi nữ nói riêng và văn xuôi Việt Nam đương đại nói chung. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu và kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương. Chương1: Sáng tác của Hoàng Việt Hằng trong dòng chảy chung của văn xuôi nữ thời kỳ đổi mới. Chương 2: Những khám phá về đời sống - văn hóa trong văn xuôi Hoàng Việt Hằng. Chương 3: Một vài phương thức thể hiện trong văn xuôi Hoàng Việt Hằng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN7 http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Chương 1 SÁNG TÁC CỦA HOÀNG VIỆT HẰNG TRONG DÒNG CHẢY CHUNG CỦA VĂN XUÔI NỮ THỜI KỲ ĐỔI MỚI 1.1. Khái lược văn xuôi Việt Nam đương đại Văn xuôi Việt Nam từ năm 1975 đến nay có sự đổi mới trên mọi bình diện, ở nhiều cấp độ và trong mọi thể loại. Nhiều cây bút văn xuôi đã có ý thức cách tân trong cách nhìn và lối viết. Có thể kể đến những cây bút đã thành danh như: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma văn Kháng, Xuân Thiều, Lê Lựu… Tiếp đến là lớp nhà văn trưởng thành sau 1975 như: Bảo Ninh, Chu Lai, Hồ Anh Thái, Nguyễn Bình Phương, Tạ Duy Anh, Võ Thị Hảo, Phan Thị Vàng Anh, Y Ban. Đoàn Lê,… Càng về sau trong không khí và đổi mới và hội nhập văn hóa, văn học, các cây bút văn xuôi càng tích cực và tỏ ra nhạy bén trong việc làm mới chính mình. Tác phẩm của họ làm nên sự đa dạng của văn xuôi những năm cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI. Văn xuôi thời kì đổi mới, hội nhập đã phản ánh chân thực, gần gũi những vấn đề mà nhà văn trăn trở. Ở đó các tác giả đặt ra nhu cầu về ý thức, trách nhiệm của ngòi bút trước những biến động ghê gớm của các chuẩn mực giá trị đạo đức, góp phần làm cuộc sống hoàn thiện tốt đẹp hơn. Từ đó giúp người đọc nhận thấy đời sống xã hội không còn là một chiều giản đơn, thuần nhất mà luôn biến chuyển phức tạp, đa chiều. Với trách nhiệm của người cầm bút, các nhà văn đã đưa ngòi bút của mình len lỏi tới những ngõ ngách của đời sống xã hội những mảnh đời đau khổ, những cảnh đời éo le, những tấn bi hài kịch của con người. Các sáng tác văn chương của họ đã đáp ứng được những yêu cầu của văn học giai đoạn đổi mới, và của người đọc đương đại. 1.2. Đội ngũ nhà văn nữ đương đại Nhắc đến văn học nữ Việt Nam sau năm 1975, phải nhắc đến thế hệ các nhà văn nữ xuất hiện vào cuối thập kỉ 80 và đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX. Mười năm cuối thế kỷ trước, gần như đồng loạt, có đến hàng chục nhà văn nữ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN8 http://www.lrc.tnu.edu.vn
- xuất hiện đem đến một phong khí mới mẻ cho văn chương nước nhà. Những tên tuổi như Lê Minh Khuê, Phạm Thị Minh Thư, Lý Lan, Đoàn Lê, Võ Thị Hảo, Y Ban, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Xuân Hà….đã làm nên một bước ngoặt của dòng chảy văn học nữ Việt Nam. Không có nhiều trải nghiệm chiến tranh nhưng họ lại sống trong không gian của những nhận thức về cuộc chiến ấy. Từ cái nhìn của người phụ nữ, những vấn đề mà họ đặt ra trong những Có một đêm như thế (Phạm Thị Minh Thư), Người sót lại của Rừng cười (Võ Thị Hảo), Tiếng rừng (Hàn Phương), Đàn sẻ ri bay ngang rừng (Võ Thị Xuân Hà),… chắc chắn là những tiếng nói không thể thiếu trong mọi nhìn nhận về văn học giai đoạn này. Các nhà văn nữ cũng là người đi sâu vào các không gian cá nhân (trong những mối quan hệ gia đình, bạn bè, và với chính bản thân), vừa như một vấn đề tự thân, vừa như một nỗ lực thay thế các không gian xã hội thời chiến tranh (trong những mối quan hệ dân tộc, cộng đồng, đội ngũ) đang dần nhạt nhòa trước đời sống dân sự mới mẻ. Sự xen cài giữa màu sắc nữ quyền và nữ tính trong sáng tác của thế hệ các nhà văn nữ thời kì này đã làm nên sức hấp dẫn riêng có của nó. Nhà văn nữ viết nhiều về phụ nữ vì theo đặc trưng tâm lý họ tồn tại với tình cảm hướng nội, luôn muốn tìm sự đồng cảm, khác tâm lý đàn ông với lý trí hướng ngoại luôn luôn phân tích chiếm lĩnh. Bên cạnh đó nhà văn nữ muốn thông qua nhân vật nữ để thể hiện tâm hồn mình, bản thân mình, vì vậy mà những sáng tác của các tác giả nữ thường mang màu sắc tự truyện. Sự kiện các nhà văn nữ lên ngôi được cắt nghĩa bởi hai lý do: Thứ nhất là do cơ chế đổi mới của đất nước sau năm 1986. Đây là điều kiện sáng tác thuận lợi cho tất cả các nhà văn nói chung trong cả nước và các nhà văn nữ nói riêng. Sự cơi nới về đề tài và dỡ bỏ một số quan niệm áp đặt cho văn chương đã kích thích sự sáng tạo của nhà văn. Họ có điều kiện để thâm nhập vào mọi ngõ nghách của đời sống xã hội cũng như đời sống tinh thần của con người, thậm chí những vùng đất cấm kị mà một thời văn học phải né tránh thì nay lại càng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN9 http://www.lrc.tnu.edu.vn
- thu hút ngòi bút của họ. Bối cảnh xã hội mới cũng mở rộng việc giao lưu với văn hóa thế giới thông qua một số lượng lớn sách dịch. Tầm nhìn xa hơn, rộng hơn về văn hóa thế giới cũng thúc đẩy những tìm tòi nghệ thuật của nhà văn. Nguyên nhân thứ hai là do thiên hướng nghệ thuật của giới tính, “nhà tâm lý học Thụy Sĩ Karl Gustave Jung cho rằng: Xét từ tố chất tâm lý thì nữ giới thuộc loại hình tình cảm….mang những đặc điểm rõ ràng hơn là tư duy”, “một số nhà giải phẫu học cũng đã chứng thực nữ giới thường tư duy nghiêng về bán cầu não trái tức là bộ phận nặng về tình cảm tưởng tượng, hồi tưởng….nhiều nhà tâm lý học khác khẳng định nữ giới rất nhạy cảm dễ xúc động” [10]. Do đó họ có thể viết sâu về những vấn đề của giới mình, đi sâu vào thế giới tâm hồn bí ẩn của người phụ nữ. Đối với việc sáng tác văn học ngoài sự đa cảm - yếu tố được coi là mảnh đất tốt cho sự nảy mầm tài năng của chính họ, nữ giới còn có lợi thế ở tài quan sát tinh tế và năng lực ngôn ngữ. Trên nền chung thì như thế, còn đi vào tình hình cụ thể của văn học nữ nước ta những năm gần đây, nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn cũng có những nhận định rất sát sao: “Hình như do sự nhạy cảm riêng của mình, phụ nữ bắt mạch với thời đại nhanh hơn nam giới. Họ luôn gần với cái lỉnh kỉnh dở dang của đời sống. Mặt khác với cái cực đoan sẵn có: tốt, dịu dàng, rộng lượng thì không ai bằng, mà nhỏ nhen chấp nhặt dữ dằn cũng không ai bằng - Từng cây bút nữ tìm ra mặt mạnh của mình khá sớm, định hình khá sớm” [5]. Cũng cần nói thêm số lượng các tác giả nữ đông đảo và “tỏ ra khó chắc tay trong dàn chung” [31] lại chủ yếu là những cây bút viết nhiều và thành công hơn ở thể loại truyện ngắn. Có lẽ “cảm xúc sáng tạo truyện ngắn có chung tần số với cảm xúc nữ tính: Sự lóe sáng, sự thất thường, tính thời khắc và sự dẫn dắt tuyệt diệu của mẫn cảm bản năng” [54]. “Cuộc sống luôn vỗ sóng vào văn học”, vì thế cũng như những sáng tác của các nhà văn giai đoạn này, sáng tác của các nhà văn nữ là những vang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 10 http://www.lrc.tnu.edu.vn
- hưởng của cuộc sống thời đại. Họ thẳng thắn bóc tách những mặt trái của xã hội và cũng mạnh dạn bóc tách chính tâm hồn cuộc đời của mình. Một đặc điểm nữa cũng rất dễ nhận thấy trong sáng tác của những cây bút nữ đó là họ hay viết về kí ức, kể cả cách đây hơn hai chục năm, khi họ mới xuất hiện trên văn đàn. Khi ấy họ còn trẻ nhưng những trang văn vẫn đầy ắp những kí ức. Đó là Chuyện buồn tuổi 18 - Nguyễn Thị Minh Hoa, là Chiếc bình đựng kí ức - Dương Nữ Khánh Dương, là Cau non - Nguyễn Thị Phước, Những miền rừng - Trần Thanh Hà, là Vùng sáng kí ức - Y Ban, là Một bàn tay thì đầy - Hoàng Việt Hằng,…Kí ức của họ có kỉ niệm thời thơ ấu với những trò nghịch dại, có khoảng trống nhớ nhung về những người thân yêu, và có cả miền kí ức về một vùng đất quê hương gắn bó…Nhưng thẳm sâu và da diết nhất vẫn là kí ức của tình yêu. Tình yêu đến mang theo những khoảnh khắc đẹp đẽ, rồi ra đi để lại những vết thương suốt cuộc đời không lành nổi. Tất cả - cả hạnh phúc và đớn đau đều được “gói ghém” cẩn thận và cất vào một nơi bí mật nhất trong tâm hồn. Đó là cách mà những người phụ nữ vẫn làm để có thể cân bằng cuộc sống của chính họ. Chưa bao giờ phái nữ lại dành được sự quan tâm nhiều của người cầm bút như ngày hôm nay. Khuynh hướng duy nữ được thể hiện không chỉ là sự xuất hiện nhiều nhà văn nữ, nhiều nhân vật nữ trong tác phẩm mà nó còn chi phối ngay cả cách đặt tên tác phẩm như: Người đàn bà đứng trước gương, Người đàn bà có ma lực, I am đàn bà của Y Ban; Hồn trinh nữ, Góa phụ đen của Võ Thị Hảo; Thiếu phụ chưa chồng của Nguyễn Thị Thu Huệ,….Mỗi tác giả đều cố gắng xác lập một tiếng nói riêng, một giọng điệu riêng của mình. Dường như với khuynh hướng duy nữ ngôn ngữ văn chương của nền văn học đã đổi thay, tinh tế hơn và giàu nội cảm hơn. Tuy nhiên, điểm mạnh bao giờ cũng đi cùng những điểm yếu. Bên cạnh những ưu thế nữ giới, họ có những hạn chế so với đòi hỏi của việc tạo ra những kiệt tác trong văn học. “Phụ nữ đúng là giàu óc tưởng tượng hơn nam giới. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 11 http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Nhưng theo các nhà tâm lý học thì giấc mơ của chị em thường là những câu chuyện thường nhật xảy ra trong nhà....Chị em có ưu thế về tình cảm và ngôn ngữ nhưng chưa tìm được sự cân đối hài hòa với lý trí, trí tuệ” [31]. Chính vì thế mà Lê Minh Khuê cũng có nhiều trăn trở khi nhìn nhận về sáng tác của giới mình “Nghĩ về những trang viết cùng giới với mình tôi thường bị chi phối bởi cảm giác nước đôi. Một mặt nhiều chị em bộc lộ một tài năng rõ rệt không lèm nhèm, không mờ nhạt. Mặt khác sao vẫn cảm thấy đặt trong hoàn cảnh chung rồi thì mỗi người cũng đến thế thôi: Không bao giờ có sự gọi là đồ sộ, vĩ đại ở những cây bút nữ này cả” [33]. Sự phát triển mạnh mẽ của đất nước và những nỗ lực tạo nên sự bình đẳng về giới đã tạo nên những tiền đề cơ bản để giúp người đàn bà thoát khỏi sự áp chế của đàn ông, khiến cho họ có khả năng tồn tại độc lập và có khả năng tự quyết số phận mình. Nhưng quan trọng hơn, ý thức về giới một cách tự giác đã ăn sâu vào tâm thức đội ngũ cầm bút và tạo nên một khuynh hướng nữ quyền trong văn học Việt Nam đương đại. Những cây bút này đã đem đến cho văn đàn những tiếng nói mới mẻ khiến các nhà văn và các nhà phê bình nam giới phải thừa nhận tài năng cùng đóng góp đáng kể của họ với đời sống văn học đương đại. 1.3. Hành trình sáng tác của Hoàng Việt Hằng 1.3.1. Vài nét về tác giả Hoàng Việt Hằng người Hà Nội gốc, sinh ngày 29 tháng 12 năm 1953 quê làng Vân Hồ tại Hà Nội. Đã tốt nghiệp trường Đại học Văn hóa, bà từng là công nhân nhà máy Cơ khí Trần Hưng Đạo, Công ty xây dựng số 1 Hà Nội. Hoàng Việt Hằng yêu thơ, đến với thơ từ năm 17 tuổi, bà cũng đã theo học Trường viết văn Nguyễn Du khóa 7. Khác với bạn bè, Hoàng Việt Hằng là người lận đận trong con đường công danh và duyên phận. Bà gặp và yêu nhà văn Triệu Bôn khi ông đã nổi tiếng với truyện Mầm sống và những tập truyện ngắn, truyện dài của một người lính đã đi qua chiến tranh bom đạn. Mối tình Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 12 http://www.lrc.tnu.edu.vn
- của cô gái với nhà văn lớn tuổi trải qua biết bao ghềnh thác, kéo dài bao nhiêu năm rồi mới có được một đám cưới, một danh phận. Tác giả Hoàng Việt Hằng có một đôi vai rộng, hiểu theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng là đôi vai mang gánh nặng nhân tình thế thái và văn chương. Đôi vai ấy gánh vác nhiều việc hệ trọng trong đời. Là đôi vai đã từng bốc vải ở chợ Bắc Qua những năm nghèo khó, cơ cực để lấy tiền nuôi con, chăm chồng. Là đôi vai đã giúp bà vững vàng đến bệnh viện một mình “vượt cạn”, một mình xây nhà, một mình đi sau xe tang mẹ, một mình cõng chồng đi khắp các bệnh viện ròng rã mười năm trời. Đôi vai đã thức khuya dậy sớm, lam lũ với đủ mọi bận bịu để làm tròn bổn phận, thiên chức của một người mẹ người vợ. Và đôi vai đã nâng đỡ cả thể chất và tâm hồn Hoàng Việt Hằng, cố gắng giúp bà thăng bằng trong cuộc sống. Hoàng Việt Hằng là một người đàn bà yêu chồng hết lòng hết dạ, thương chồng một cách quyết liệt và tôn thờ chồng một cách cực đoan. Cho dù nhà văn Triệu Bôn không phải là người anh hùng mã thượng, tiền bạc đầy mình mà chỉ là một nhà văn cày sâu cuốc bẫm trên từng trang viết, suốt cả đời chỉ biết cống hiến cho đời những con chữ bầm dập của mình. Thời của ông, nhà văn chỉ có "danh" mà không có "thực", cuộc sống khốn khó trăm bề. Huống hồ khi nhà văn Triệu Bôn đến với bà, trên người ông đã có 4 vết thương của bom đạn. Và hơn thế nữa: "Con chồng vợ cũ đồng sâu/ Lấy chồng lấy cả nỗi đau của chồng/ Văn chương bảy sắc cầu vồng/ Chuyện tình anh cũ em không biết gì" (thơ Hoàng Việt Hằng). Với một người đàn ông đã có một đời vợ và đàn con, một người thương binh mà không có thẻ. Sự thua thiệt ấy của nhà văn Triệu Bôn đã trút cả vào đôi vai của Hoàng Việt Hằng, thật tự nhiên, như lẽ thường để rồi chuỗi ngày tiếp nối bà gồng sức mình lên để gánh vác, để san sẻ, bù đắp cho cái hạnh phúc ngộp thở trong tổ kén bé tý tẹo của mình. Thế rồi, đứa con trai là kết quả của mối tình nhiều trắc trở đã góp phần làm thăng hoa hạnh phúc của ông bà. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 13 http://www.lrc.tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
147 p | 677 | 93
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ chat - Tiếng Việt và tiếng Anh
141 p | 673 | 73
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam bộ
240 p | 308 | 65
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ chỉ thực vật trong tiếng Việt (đối chiếu giữa các phương ngữ)
116 p | 232 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm của tiêu đề văn bản trong thể loại tin tức
192 p | 256 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tình thái giảm nhẹ trong diễn ngôn tiếng Việt
146 p | 153 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
173 p | 236 | 49
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tiếp xúc ngôn ngữ Ê Đê - Việt ở tỉnh Đak Lăk trên bình diện từ vựng - ngữ nghĩa
155 p | 203 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính tiêng Việt trong lĩnh vực thương mại
152 p | 248 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn từ trong thơ Tố Hữu (nhìn từ bình diện từ vựng)
175 p | 179 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ẩn dụ trong ca từ Trịnh Công Sơn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri luận
92 p | 171 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Quán ngữ tình thái tiếng Việt
94 p | 170 | 41
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa – Ngữ dụng của vị từ ngôn hành tiếng Việt
98 p | 165 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ cử chỉ
165 p | 169 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Cấu tạo hình thức và ngữ nghĩa của thuật ngữ thể thao tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
249 p | 206 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ án văn tiếng Việt
203 p | 120 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Yếu tố giới trong lời chê và hồi đáp chê (trên cứ liệu giao tiếp của sinh viên tại tp.HCM)
123 p | 130 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Màu sắc Nam bộ trong ngôn ngữ truyện ký Sơn Nam
113 p | 159 | 19
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn