intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Pseudomonas đến sinh trưởng phát triển, năng suất và bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu tại Gia Lai

Chia sẻ: Xedapbietbay Xedapbietbay | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:107

18
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Pseudomonas đến sinh trưởng phát triển và năng suất cây hồ tiêu. Xác định hiệu quả của chế phẩmsinh học Pseudomonas đến phòng trừ bệnh chết nhanh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Pseudomonas đến sinh trưởng phát triển, năng suất và bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu tại Gia Lai

  1. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của chính bản thân. Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, khách quan và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc. Huế, ngày 17 tháng 7 năm 2015 Tác giả luận văn Lâm Minh Văn PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  2. ii LỜI CẢM ƠN Qua gần hai năm học tập và viết đề tài luận văn, bản thân đã nỗ lực hết sức cùng với sự quan tâm giúp đỡ của quý Thầy Cô giáo trường Đại học Nông lâm Huế để tôi hoàn thành luận văn này. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô giáo hướng dẫn: PGS. TS. Trần Thị Thu Hà, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài, cũng như trong quá trình hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô giáo Ban Giám hiệu, Phòng Sau đại học, Khoa Nông học - Trường Đại học Nông Lâm Huế; gia đình và người thân đã tạo điều kiện thuận lợi, nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện đề tài và hoàn thành báo cáo luận văn. Mặc dù đã cố gắng để hoàn thành đề tài, song kiến thức và kinh nghiệm bản thân còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong sự góp ý, chỉ bảo của quý Thầy Cô giáo để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn. Huế, ngày 17 tháng 7 năm 2015 Học viên Lâm Minh Văn PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  3. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................v DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU...................................................................................vi MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ...................................................................................................1 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI ....................................................................2 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ............................ 3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................................ 3 Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................4 1.1. CƠ SỞ CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................................... 4 1.1.1. Cơ sở khoa học ......................................................................................................4 1.1.2. Cơ sở thực tiễn .......................................................................................................6 1.2. NGUỒN GỐC VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT HỒ TIÊU ........................................9 1.2.1. Trên thế giới ..........................................................................................................9 1.2.2. Trong nước ..........................................................................................................14 1.3. NGHIÊN CỨU BỆNH CHẾT NHANH HỒ TIÊU ...............................................22 1.4. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ NGHIÊN CỨU CHẾ PHẨM SINH HỌC ............25 1.4.1. Trên thế giới ........................................................................................................25 1.4.2. Ở Việt Nam..........................................................................................................27 Chương 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............32 3.1. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...................................................................................32 3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..................................................................................32 3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................................32 3.3.1. Nghiên cứu xác định số đốt/hom khi nhân giống bằng hom thân có xử lý chế phẩm sinh học Pseudomonas ......................................................................................... 32 3.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Pseudomonas đến bệnh chết nhanh, sinh trưởng phát triển ở vườn kiến thiết cơ bản và năng suất ở vườn kinh doanh......................... 34 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  4. iv 3.3.3. Theo dõi khả năng sinh trưởng của hom giâm ....................................................36 3.3.4. Các chỉ tiêu đánh giá về sinh trưởng phát triển ..................................................37 3.3.5. Các chỉ tiêu đánh giá về năng suất ......................................................................37 3.3.6. Xác định hiệu quả phòng trừ và hiệu quả kinh tế của các công thức ..................38 3.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ......................................................................38 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...........................................39 3.1. NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH SỐ ĐỐT/HOM KHI NHÂN GIÓNG BẰNG HOM THÂN CÓ XỬ LÝ CHẾ PHẨM SINH HỌC PSEUDOMONAS .................................39 3.1.1. Tỷ lệ bật mầm ......................................................................................................39 3.1.2. Động thái ra lá .....................................................................................................40 3.1.3. Động thái tăng trưởng chiều cao hom tiêu .......................................................... 42 3.1.4. Khả năng ra rễ của hom tiêu và tỷ lệ hom chết ...................................................43 3.1.5. Khả năng tích lũy vật chất của cây sau khi giâm 90 ngày...................................44 3.1.6. Hiệu quả kinh tế...................................................................................................46 3.2. ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM SINH HỌC ĐẾN SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ BỆNH CHẾT NHANH HỒ TIÊU ....................................47 3.2.1. Ở vườn kiến thiết cơ bản .....................................................................................47 3.2.2. Vườn kinh doanh .................................................................................................51 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 57 KẾT LUẬN ...................................................................................................................57 KIẾN NGHỊ ...................................................................................................................58 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 59 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  5. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT AUDPC Tiến triển tỷ lệ bệnh chung ( Area Under Disease Progress Curve) cm Centimet CS Cộng sự CFU Đơn vị hình thành khuẩn lạc (Clony forming unit) CT Công thức m Mét mm Milimet P. capsici Phytophthora capsici P. putida Pseudomonas putida PE Polyethylen PPI Chất kìm hãm sinh trưởng PTNN Phát triển nông nghiệp Tricô-VTN Chế phẩm sinh học Trichorderma của Viện Tây Nguyên VPA Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam (Viet Nam perper Association) PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  6. vi DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Tình hình sản xuất tiêu trên thế giới giai đoạn 2005 – 2008 .......................... 11 Bảng 1.2. Sản lượng xuất khẩu các nước sản xuất hồ tiêu chính trên thế giới giai đoạn 2006 – 2011 ............................................................................................................................ 13 Bảng 1.3. Sản lượng tiêu nhập khẩu trên thế giới gian đoạn 2005 - 2008 ..................... 14 Bảng 1.4. Diện tích và sản lượng hồ tiêu Việt Nam trong giai đoạn 2005 - 2014 ........ 16 Bảng 1.5. Tình hình sản xuất, xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam những năm gần đây .......... 18 Bảng 1.6. Kết quả sản xuất tiêu năm 2014 ......................................................................... 19 Bảng 1.7. Biến động giá hồ tiêu thế giới (1986-2015) ..................................................... 19 Bảng 3.1. Tỷ lệ bật mầm sau giâm trên các công thức thí nghiệm ................................. 40 Bảng 3.2. Động thái ra lá trên từng công thức thí nghiệm ............................................... 41 Bảng 3.3. Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính ..................................................... 42 Bảng 3.4. Số mầm và chiều dài trung bình của mầm hom tiêu sau giâm 120 ngày...... 43 Bảng 3.5. Ảnh hưởng của chế phẩm đến sự ra rễ của hom tiêu sau giâm 90 ngày ....... 44 Bảng 3.6. Tỷ lệ hom chết của các công thức thí nghiệm sau 90 ngày giâm .................. 44 Bảng 3.7. Khối lượng tươi, khối lượng khô của cành và rễ cây sau giâm 90 ngày ...... 45 Bảng 3.8. Hạch toán hiệu quả kinh tế trên từng công thức thí nghiệm ........................ 45 Bảng 3.9. Ảnh hưởng của chế phẩm Pseudomonas đến tốc độ tăng trưởng chiều cao thân chính ................................................................................................................................ 47 Bảng 3.10. Ảnh hưởng của chế phẩm Pseudomonas đến tốc độ tăng trưởng số đốt trên thân chính ................................................................................................................................ 48 Bảng 3.11. Ảnh hưởng của chế phẩm Pseudomonas đến tốc độ tăng trưởng chiều dài cành quả ................................................................................................................................... 49 Bảng 3.12. Ảnh hưởng của chế phẩm Pseudomonas đến tốc độ tăng trưởng số đốt trên cành quả ................................................................................................................................... 49 Bảng 3.13. Ảnh hưởng của chế phẩm Pseudomonas đến tốc độ tăng trưởng số cành quả cấp 1.................................................................................................................................. 50 Bảng 3.14. Ảnh hưởng của chế phẩm Pseudomonas đến tỷ lệ bệnh chết nhanh.......... 51 ở vườn hồ tiêu kiến thiết cơ bản ........................................................................................... 51 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  7. vii Bảng 3.15. Ảnh hưởng của chế phẩm Pseudomonas đến các yếu tố cấu thành năng suất trên cây hồ tiêu ............................................................................................................... 52 Bảng 3.16. Ảnh hưởng của chế phẩm Pseudomonas đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất trên cây hồ tiêu ........................................................................................... 53 Bảng 3.17. Ảnh hưởng của chế phẩm Pseudomonas đến tỷ lệ bệnh chết nhanh ở vườn hồ tiêu kinh doanh .................................................................................................................. 54 Bảng 3.18. Hạch toán hiệu kinh tế của các công thức thí nghiệm ở vườn hồ tiêu kinh doanh........................................................................................................................................ 55 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  8. 1 MỞ ĐẦU LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hồ tiêu (Piper nigrum L.) là cây công nghiệp nhiệt đới điển hình, có giá trị xuất khẩu cao đem lại nhiều lợi nhuận cho người trồng trọt. Hạt tiêu là sản phẩm gia vị quý, được sử dụng với số lượng lớn trong công nghệ chế biến đồ hộp, thực phẩm và được sử dụng rộng rãi trong bữa ăn hàng ngày của người dân nhiều nơi trên thế giới, ngoài ra hạt tiêu còn dùng trong công nghiệp hương liệu và dược liệu. Diện tích và sản lượng hồ tiêu Việt Nam tăng nhanh chóng từ năm 1999 đến nay đã đưa nước ta vươn lên là nước xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới, từ 37.000 tấn năm 1999 cho đến 120.000 -125.000 tấn mỗi năm hiện nay. Hồ tiêu Việt Nam đã được xuất khẩu tới gần 80 quốc gia và vùng lãnh thổ. Định hướng của ngành sản xuất hồ tiêu đến 2020 giữ diện tích khoảng 50.000 ha, sản lượng 120.000 tấn và giá trị xuất khẩu đạt 250 triệu USD/năm. Tuy diện tích, năng suất và sản lượng tương đối lớn nhưng ngành sản xuất hồ tiêu ở nước ta hiện nay chủ yếu là tự phát dưới hình thức sản xuất nông hộ, phần lớn cây tiêu được trồng và chăm sóc theo kinh nghiệm từng nông hộ, thâm canh cây tiêu chưa hợp lý dẫn đến tình trạng sâu bệnh ngày càng tăng [14]. Do vậy, dù diện tích trồng hồ tiêu tăng nhanh nhưng sản lượng và năng suất hiện nay ngày càng giảm. Sâu bệnh hại phổ biến và gây hại lớn nhất là bệnh chết nhanh do Phytophthora spp.., bệnh chết chậm do Fusarium spp.., bệnh do virus, bệnh do tuyến trùng, rệp sáp. Thành phần sâu bệnh hại tiêu tuy ít nhưng phức tạp với mối quan hệ giữa các tác nhân và môi trường. Nguyên nhân bệnh gây thiệt hại lớn là do chúng xâm nhập và gây hại hầu hết các bộ phận của cây ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng. Công tác phòng trừ bệnh hại cây trồng hiện nay đã và đang áp dụng nhiều biện pháp, trong đó thuốc hóa học vẫn được xem là biện pháp chủ yếu nhưng cũng gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân chính là vi sinh vật gây hại trong đất và phát triển nhanh trong điều kiện ẩm ướt, vì thế hiệu quả của thuốc không cao do rửa trôi và hòa tan. Bên cạnh đó, thuốc hóa học có thể tiêu diệt sinh vật gây bệnh và cả sinh vật có ích, điều này rất dễ làm bùng phát dịch bệnh do quần thể sinh vật trong đất bị mất cân bằng nghiêm trọng. Đồng thời, nếu sử dụng thuốc hóa học không đúng phương pháp, liều lượng sẽ dẫn đến hậu quả gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  9. 2 Biện pháp phòng trừ sinh học được xem là biện pháp chiến lược, nhiều triển vọng trong phòng trừ bệnh chết nhanh (Phytophthora capsici) trên cây hồ tiêu. Vi khuẩn Pseudomonas putida là một loài vi khuẩn đối kháng với tác nhân gây bệnh chết nhanh hồ tiêu. Đây là loài vi khuẩn có ích, có khả năng cạnh tranh, kìm hãm sự phát triển của nấm Phytophthora capsici. Biện pháp phòng trừ sinh học bằng vi khuẩn đối kháng không những giảm bệnh chết nhanh mà còn kích thích sinh trưởng và phát triển của cây hồ tiêu [7]. Tỉnh Gia Lai thuộc vùng Tây Nguyên có nhiều tiềm năng về đất đai và khí hậu để mở rộng diện tích trồng hồ tiêu. Theo Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam, tính đến năm 2013 diện tích trồng tiêu trên toàn tỉnh là 7.306 ha, sản lượng 24.604 tấn và năng suất đạt được 4,52 tấn/ha cao hơn 82,3 % năng suất bình quân cả nước. Hiện nay, khi cây hồ tiêu được trồng tập trung và phát triển với số lượng lớn thì tình hình bệnh chết nhanh ngày càng trầm trọng. Bệnh chết nhanh được xem là bệnh hại nguy hiểm nhất và nó đã và đang là nguyên nhân chính làm suy thoái nhiều vườn tiêu ở Gia Lai. Xuất phát từ thực tiễn đó, để tìm ra biện pháp phòng trừ bệnh chết nhanh và nâng cao hiệu quả trong sản xuất hồ tiêu theo hướng bền vững chúng tôi thực hiện đề tài: "Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Pseudomonas đến sinh trưởng phát triển, năng suất và bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu tại Gia Lai". MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI Mục đích của đề tài Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Pseudomonas đến sinh trưởng phát triển và năng suất cây hồ tiêu. Xác định hiệu quả của chế phẩm sinh học Pseudomonas đến phòng trừ bệnh chết nhanh. Yêu cầu của đề tài Hoàn thiện quy trình sản xuất cây giống bằng hom thân có xử lý chế phẩm sinh học Pseudomonas. Nghiên cứu ứng dụng chế phẩm sinh học Pseudomonas đến sinh trưởng phát triển, năng suất và phòng trừ bệnh chết nhanh (Phytophthora capsici) ở vườn kiến thiết cơ bản và vườn kinh doanh. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  10. 3 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Ý nghĩa khoa học Hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất hồ tiêu. Xác định số đốt/hom khi nhân giống bằng hom thân nhằm hoàn thiện quy trình nhân giống hồ tiêu bằng hom thân có xử lý chế phẩm sinh học Pseudomonas. Hạn chế thiệt hại kinh tế do bệnh hại gây ra khi sản xuất hồ tiêu. Giúp cây sinh trưởng phát triển tốt, tăng năng suất và góp phần tăng hiệu quả kinh tế khi sản xuất hồ tiêu. Ý nghĩa thực tiễn Sản xuất hồ tiêu giống bằng hom thân có xử lý chế phẩm sinh học Pseudomonas nhằm sản xuất cây khỏe, sạch bệnh. Chuyển giao quy trình sản xuất cây hồ tiêu giống bằng giâm hom thân có xử lý chế phẩm sinh học Pseudomonas và quy trình ứng dụng chế phẩm sinh học Pseudomonas trong phòng trừ bệnh chết nhanh ở vườn kiến thiết cơ bản và vườn kinh doanh cho các nông hộ sản xuất hồ tiêu tại Gia Lai. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Cây hồ tiêu giống Vĩnh Linh. Bệnh chết nhanh hồ tiêu (Phytophthora capsici). Chế phẩm sinh học Pseudomonas. Phạm vi nghiên cứu Xã IaMe, huyện ChưPrông, tỉnh Gia Lai. Tháng 06/2014 đến tháng 03/2015 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  11. 4 Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ CỦA ĐỀ TÀI 1.1.1. Cơ sở khoa học 1.1.1.1. Cơ chế tác động của vi khuẩn Pseudomonas putida lên nấm Phytophthora capsici Pseudomonas putida thực hiện một sự trao đổi chất rất phức tạp, các protein kiểm soát một con đường cụ thể không chỉ phụ thuộc vào tín hiệu nhận được, mà còn quản lý các con đường. Và lần lượt, một khi các tín hiệu nhận được, nó thông báo cho tế bào của oxy và chất dinh dưỡng có sẵn. Một protein quan trọng là protein CRC là một phần của các con đường dẫn truyền tín hiệu điều hòa sự chuyển hóa carbon. Nó cũng có chức năng sản xuất màng sinh học [52]. Chỉ một đơn vị hình thành khuẩn lạc của chủng P. putida (109 CFU/ml) nhưng khi tiếp xúc với bào tử động của nấm P. capsici sẽ tạo thành một vòng tròn bao quanh và trong vòng 30 giây nó sẽ làm cho bào tử của nấm này ngừng hoạt động. Bào tử động của nấm bị biến dạng thành các hạt và giảm dần trong vòng 60 giây. Sau 10 - 30 giây tiếp theo, bào tử động của nấm biến mất hoàn toàn . Theo Trần Thị Thu Hà và CS (2007), các chủng vi khuẩn Pseudomonas tiết ra các chất hoạt hóa bề mặt có khả năng làm nổ (vở) bào tử động của nấm P. capsici và P. infestans trong vòng 90 giây sau khi tiếp xúc [40]. 1.1.1.2. Chế phẩm sinh học Chể phẩm sinh học là các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc từ sinh học. Chúng được sản xuất ra từ các loại thảo dược hay các chủng vi sinh vật được nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng khác nhau theo phương pháp thủ công, bán thủ công hoặc phương pháp lên men công nghiệp để tạo ra chế phẩm có chất lượng cao, có khả năng phòng trừ các loại sâu, bệnh cây trồng nông, lâm nghiệp và kích thích sinh trưởng của cây [56]. 1.1.1.3. Ưu thế của việc sử dụng vi sinh vật để sản xuất chế phẩm Trong nghiên cứu di truyền học, các đối tượng vi sinh vật có nhiều ưu thế hơn hẳn các động vật, thực vật bậc cao. Thời gian thế hệ ngắn, tốc độ sinh sản nhanh. Tăng vọt số lượng cá thể: PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  12. 5 Số lượng cá thể lớn giúp nâng cao năng suất phân giải di truyền, tức khả năng phát hiện các đột biến và tái tổ hợp có tần số xuất hiện rất nhỏ. Ưu thế này lại được tăng thêm nhờ môi trường nuôi đơn giản, dễ nuôi cấy, dễ nhân giống, mà điều kiện nuôi cấy không kồng kềnh, ít tốn diện tích hơn so với nuôi ruồi, nuôi chuột và cây trồng. Môi trường nuôi cấy dễ kiểm soát theo công thức chặt chẽ như khi làm thí nghiệm hóa học. Cấu tạo bộ gen đơn giản. Dễ thu nhận các đột biến: Nhờ ưu thế này mà di truyền học vi sinh vật phát triển rất nhanh hình thành nên di truyền học phân tử và sinh học phân tử. Dễ nghiên cứu bằng các kỹ thuật vật lý hóa học. Do những ưu điểm kể trên, với việc sử dụng các đối tượng vi sinh vật, di truyền đã bước vào giai đoạn nghiên cứu di truyền "trong ống nghiệm" (in vitro). Mặc dù các vi sinh vật có những đặc điểm riêng nhưng chúng vẫn tuân theo các quy luật di truyền chung, các kết quả thu được có thể đối chiếu áp dụng cho vi sinh vật bậc cao [11]. 1.1.1.4. Đặc điểm của giống tiêu Vĩnh Linh Giống hồ tiêu Vĩnh Linh có nguồn gốc từ tỉnh Quảng Trị. Lá có kích thước trung bình, thon, dài, xanh đậm. Cây sinh trưởng khỏe, cành quả vươn rộng, gié hoa trung bình 8 - 10 cm, quả to đóng dày trên gié. Giống hồ tiêu Vĩnh Linh thường cho quả muộn hơn các giống hồ tiêu lá nhỏ một năm. Về thời gian thu hoạch giống Vĩnh Linh thường chín sớm hơn một số giống hồ tiêu khác. 1.1.1.5. Hom giống tiêu từ dây thân Dây thân làm hom giống chỉ được cắt trên các trụ tiêu 1 - 1,5 tuổi trước đó được trồng bằng hom thân. Sử dụng đoạn dây thân bánh tẻ, bỏ phần ngọn. Mỗi hom dây thân có từ 4 - 6 mắt, các mắt phải có rễ bám tốt. Trên mỗi hom dây thân thường có mang 1 - 2 cành quả. Hom được cắt tỉa bớt các lá non rồi đem giâm trên luống đất tơi xốp trong vườn ươm sao cho 3 đốt phía dưới hom được vùi vào đất. Khi hom ra rễ, đem trồng. Cũng có thể trồng trực tiếp ra ngoài đồng không qua giai đoạn giâm ở vườn ươm. Do sử dụng hom 5 mắt khá dài nên khi dùng dây thân người ta thường trồng trực tiếp hoặc giâm thành luống trong vườn ươm cho đến khi ra rễ rồi đem trồng. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  13. 6 Trồng bằng cách này thì khi trồng xong phải che chắn cẩn thận và che chắn ngay, nếu trời không mưa, sau đó 2 - 3 ngày tưới 1 lần. Người ta cũng có thể ươm dây thân trong bầu, nhưng những bầu tiêu phải to và phải đủ độ cao để có thể cắm 2 - 3 mắt xuống dưới mặt bầu. * Nhược điểm: Năng suất không ổn định, mau cỗi và chi phí khi nhân giống bằng dây thân cao hơn so với nhân giống bằng dây lươn. Cắt dây thân chính của trụ tiêu làm ảnh hưởng đến sản lượng và theo các thông tin điều tra sơ bộ thì các vườn nhân giống bằng dây thân thường có tỷ lệ cây bị xoăn lùn (do virus) nhiều hơn so với các vườn tiêu trồng bằng dây lươn [14]. * Ưu điểm: Cây mọc từ cành thân phát triển khỏe, mau ra hoa quả chỉ 2 năm sau khi trồng, năng suất cao, tỷ lệ cây sống cao khi uơm dây thân, đạt 90 %. Cây mọc có cành quả ngay nên không phải đôn dây tiêu [16]. 1.1.2. Cơ sở thực tiễn 1.1.2.1. Cơ hội và thách thức của ngành sản xuất hồ tiêu nước ta * Cơ hội: Năm 2010, chỉ chiếm 2,5 % trong tổng số gần 2 triệu ha của năm loại cây công nghiệp lâu năm, nhưng hồ tiêu lại chiếm trên 8 % tổng giá trị kim ngạch của năm loại cây này. Giá trị xuất khẩu đạt: 8.420 USD/ha, đạt mức cao nhất, gấp 4 lần cao su, gấp 3,8 lần điều, gấp 2,6 lần cà phê, gấp 6 lần chè. Sản phẩm hồ tiêu Việt Nam ngày càng được nhiều thị trường quốc tế biết đến, số lượng, giá trị, chất lượng và sức cạnh tranh của hồ tiêu Việt Nam ngày càng được nâng cao, góp phần thúc đẩy ngành hàng hồ tiêu Việt Nam phát triển. Năng lực tài chính, quản lý, khoa học công nghệ, mở rộng thị trường, xây dựng quảng bá thương hiệu, nâng cao chất lượng, chủng loại sản phẩm hồ tiêu Việt Nam ngày càng chú trọng và tăng cao … là những điều kiện tốt để ngành hồ tiêu Việt Nam phát triển theo hướng hiệu quả và bền vững. Tổng quan về những dự báo, những cơ hội và thách thức trong phạm vi toàn cầu về ngành hồ tiêu, có thể dự đoán trong giai đoạn hiện nay, định hướng đến năm PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  14. 7 2020 và tầm nhìn nhiều năm tới, hồ tiêu Việt Nam vẫn có nhiều lợi thế cạnh tranh trên trường quốc tế về các mặt: “Thiên thời – Địa lợi - Nhân hòa” so với các nước [47]. * Thách thức: Giá tiêu liên tục đạt mức cao những năm gần đây (không như chu kỳ thông thường những năm trước đây) đã kích thích sản xuất phát triển nóng, chứa đựng nhiều rủi ro đó là mang tính tự phát tại những nơi có điều kiện không thuận lợi, khai thác quá mức, lạm dụng tài nguyên đất, lạm dụng phân hóa học làm ô nhiễm môi trường, nguy cơ dịch bệnh lây lan trên diện rộng... Do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, xu hướng các hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn hán, lũ lụt xảy ra ngày càng thường xuyên hơn, do tình trạng dịch bệnh gây hại tiêu cũng ngày càng khó lường, do sự già cỗi của nhiều vườn tiêu sau thời gian dài khai thác và do suy kiệt của tài nguyên đất, nước, … tất cả đã gây khó khăn cho sản xuất hồ tiêu [47]. 1.1.2.2. Thiệt hại do bệnh chết nhanh gây ra Bệnh chết nhanh hồ tiêu do nấm P. capsici là một loại bệnh hại nguy hiểm có thể gây nên sự hủy diệt cả vườn tiêu. Bệnh phát triển nhanh, khó phát hiện và khi phát bệnh thì không còn khả năng phòng trị được nữa. Theo Chi cục Bảo vệ thực vật Gia Lai, tính đến tháng 1 năm 2015 trên địa bàn tỉnh đã có trên 227 ha hồ tiêu bị bệnh chết nhanh. Các địa phương có diện tích hồ tiêu chết nhiều như: ChưPrông 78 ha, IaGrai 30 ha, Đức Cơ 50 ha, Chư Pưh 21 ha, Chư Sê 26 ha ... Nếu không có biện pháp phòng trừ kịp thời thì thiệt hại do bệnh chết nhanh gây ra sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn trong thời gian tới [58]. 1.1.2.3. Nguồn gốc và ưu điểm của chế phẩm sinh học Pseudomonas Pseudomonas là vi khuẩn xuất hiện ở mọi nơi trong môi trường. Sự biến dưỡng dễ thay đổi và linh động của chúng làm cho chúng có thể sống ở nhiều môi trường khác nhau như nước, đất, trên cây và trong các động vật. Trong số những loài Pseudomonas này, có những loài tiêu biểu có thể được sử dụng trong công nghệ sinh học. Đặc điểm hình thái học chung cho Pseudomonas là gram âm, tế bào hình que, di động bằng roi ở đầu và không có bào tử. Đặc điểm sinh lý là dị dưỡng, không lên men, linh hoạt về dinh dưỡng, không quang hợp hoặc cố định nitroge. Nó phát triển tối ưu ở 25- 30 0C và có thể dễ dàng cô lập. Bề mặt các vùng rễ, gốc, cho phép vi khuẩn phát triển mạnh từ các chất dinh dưỡng gốc. Trong đó, Pseudomonas putida gây ra sự PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  15. 8 phát triển của thực vật và bảo vệ thực vật từ tác nhân gây bệnh. Bởi vì Pseudomonas putida hổ trợ trong việc thúc đẩy phát triển của cây, các nhà nghiên cứu sử dụng nó trong nghiên cứu công nghệ sinh học để phát triển thuốc trừ sâu sinh học và cải thiện sức khỏe của thực vật [36]. * Nguồn gốc chế phẩm Pseudomonas: Vi khuẩn Pseudomonas putida đã được Trần Thị Thu Hà và CS (2007) lấy mẫu từ vùng rễ hồ tiêu Quảng Trị đưa về phân lập, nghiên cứu về cơ chế ức chế nấm P. capsici và khả năng tiết indole acetic acid (IAA) kích thích sinh trưởng của cây hồ tiêu giâm hom và hồ tiêu giai đoạn kinh doanh. Hiện nay đang được tiến hành sản xuất chế phẩm để đưa ra thí nghiệm thực tế [27]. Chế phẩm sinh học Pseudomonas được làm từ chủng vi khuẩn đối kháng P. putida, sử dụng than bùn đã được hoạt hóa làm chất mang với mật độ bào tử 108 CFU/g chế phẩm [41]. * Ưu điểm của chế phẩm sinh học từ vi sinh vật: Không ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng. Không gây ô nhiểm môi trường sinh thái. Có tác dụng cân bằng hệ sinh thái (vi sinh vật, dinh dưỡng ...) trong môi trường đất nói riêng và môi trường nói chung. Ứng dụng chế phẩm sinh học không làm lại kết cấu đất, không làm chai đất, thoái hóa đất và làm tăng độ phì nhiêu của đất. Có tác dụng đồng hóa các chất dinh dưỡng, góp phần tăng năng suất và chất lượng nông sản. Có tác dụng tiêu diệt côn trùng gây hại, giảm thiểu bệnh hại, tăng khả năng đề kháng bệnh của cây trồng mà không ảnh hưởng đến môi trường như các thuốc Bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học khác. Có khả năng phân hủy, chuyển hóa các chất hữu cơ bền vững, các phế thải sinh học, phế thải nông nghiệp, công nghiệp, góp phần làm sạch môi trường [3]. Giúp nông dân chủ động sản xuất và giá thành rất thấp, thấp hơn 2 - 3 lần so với các phương pháp khác ... Dùng chế phẩm sinh học trong sản xuất hom tiêu giống, giúp loại bỏ các mầm bệnh và phát triển nhanh gấp 2 lần so với nhân hom giống bình thường ... [6]. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  16. 9 1.2. NGUỒN GỐC VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT HỒ TIÊU 1.2.1. Trên thế giới 1.2.1.1. Tình hình du nhập và sản xuất tiêu Cây hồ tiêu có tên khoa học là Piper nigrum L., thuộc họ hồ tiêu Piperaceae [60]. Hồ tiêu có nguồn gốc tự nhiên ở trong rừng nhiệt đới của vùng Ghast và Assam ở Ấn Độ, được người Ấn Độ phát hiện và sử dụng đầu tiên. Đến thế kỷ XIII, cây hồ tiêu thực sự được đưa vào canh tác và sử dụng rộng rãi trong bữa ăn hàng ngày của con người. Khởi đầu hồ tiêu được trồng phổ biến ở Kerela và Mysore của Ấn Độ. Dần dần, cây tiêu được trồng phổ biến sang nhiều nước ở vùng Nam Á như Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam, Lào, Campuchia và Srilanka. Đến thế kỷ XX, hồ tiêu được tăng cường sản xuất. Một trong số những nguyên nhân khiến hồ tiêu được chú trọng sản xuất là do nhu cầu hồ tiêu trên thế giới không ngừng gia tăng, trong khi cây hồ tiêu chỉ canh tác thích hợp ở vùng nhiệt đới, do đó hồ tiêu là một nông sản xuất khẩu quan trọng của một số nước Châu Á và Châu Phi [15]. Từ trước năm 1945, Ấn Độ đã là nước sản xuất hồ tiêu nhiều nhất trên thế giới. Tuy vậy, những năm gần đây, mặc dù diện tích trồng hồ tiêu của Ấn Độ lên tới 120.000 ha, nhưng sản lượng chỉ đạt khoảng 30.000 tấn hồ tiêu hạt/năm do năng suất bình quân thấp, trung bình chỉ đạt 300 kg/ha [43]. Ở Srilanka, cây tiêu được canh tác nhiều kể từ năm 1793, tập trung ở tỉnh Kandy, sản xuất khoảng 7.000 - 8.000 tấn/năm, phần lớn để sử dụng trong nước. Ở Indonesia, cây hồ tiêu được đưa vào trồng trong khoảng thời gian 100 năm trước công nguyên đến năm 600 sau công nguyên, diện tích canh tác tổng cộng hơn 20.000 ha, phần lớn ở Sumatra chiếm 70 %, đảo Bangka chiếm 20 % và Java chiếm 10 %. Ở Malaysia, hồ tiêu được trồng rất nhiều ở Sarawat theo lối thâm canh với diện tích 12.000 ha vào thời kỳ 1953 - 1955. Trên các đảo khác thuộc Malaysia, diện tích thống kê không nhiều nhưng con số thống kê lại cho thấy mức xuất khẩu lớn. Ở Thái Lan, hồ tiêu trồng tập trung ở tỉnh Krat và Chamtaboun. Ở Đông Dương, cây hồ tiêu hoang dại được tìm thấy tương đối sớm khoảng từ trước thế kỷ XVI, nhưng đến thế kỷ XIX mới được canh tác tương đối quy mô ở vùng Hà Tiên (Việt Nam) và KamPot (Campuchia). Diện tích canh tác lớn nhất là vào đầu thế kỷ XX, mà đỉnh cao là năm 1909 với 6.000 tấn hồ tiêu xuất khẩu, sau đó giảm xuống do thời gian chiến tranh. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  17. 10 Từ cuối thế kỷ XIX, hồ tiêu bắt đầu được phổ biến sang trồng ở Châu Phi với Madagasca là địa bàn canh tác tiêu nhiều nhất. Ở Châu Mỹ, Brazil là nước canh tác hồ tiêu nhiều nhất với giống tiêu do người Nhật đưa từ Singapore sang từ những năm 1920. Nhưng diện tích và sản lượng hồ tiêu của Brazil chỉ tăng nhanh từ sau Chiến tranh thế giới thứ II: Từ 300 tấn (1950) lên 4000 tấn (1960), 14.000 tấn (1968), 20.000 tấn năm 1980 và hiện đang là một trong những nước sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu hàng đầu thế giới [22]. 1.2.1.2. Diện tích và sản lượng sản xuất hồ tiêu Cây hồ tiêu được biết đến hàng ngàn năm nay, từ mọc hoang trong rừng nhiệt đới của Ấn Độ dần dần cây tiêu được trồng với diện tích ngày càng lớn. Trong những năm từ 1935 - 1939 sản lượng tiêu bình quân trên thế giới hàng năm là 83 nghìn tấn. Từ những năm 1960 sản lượng tiêu thế giới không ngừng tăng lên, đạt mức trung bình 160 nghìn tấn/năm. Nhưng sau đó giảm xuống do thời tiết bất lợi và sâu bệnh hại. Trước chiến tranh thế giới thứ II, Ấn Độ là nước sản xuất nhiều hồ tiêu nhất thế giới, vượt hẳn các nước khác, với sản lượng gần 30.000 tấn/năm. Trong những năm 1950, Indonesia và Sarawak tăng nhanh sản lượng hạt tiêu đạt đến đỉnh cao trên thế giới 20.000 tấn/năm. Vào năm 1984, Brazil vọt lên chiếm vị trí hàng đầu về sản xuất và xuất khẩu tiêu trên thế giới với sản lượng 49.500 tấn, kế đến Ấn Độ 40.000 tấn, Sarawak 31.500 tấn, Indonesia 30.000 tấn. Trong thời kỳ từ 1981 - 1986 lượng hồ tiêu xuất khẩu bình quân hàng năm trên thế giới là 120.000 tấn/năm. Năm 1985 sản xuất hồ tiêu giảm xuống mức thấp nhất trong giai đoạn 1980 - 1985 do thời tiết và sâu bệnh. Indonesia chỉ thu hoạch được 17.000 tấn so với mức thu hoạch bình thường là 30.000 tấn/năm. Srilanca là nước có sản lượng thấp nhất trong các nước sản xuất chính. Trong giai đoạn từ 1993 đến 2002 thì sản lượng hồ tiêu của Việt Nam vẫn còn đứng sau Ấn Độ và Indonesia, nhưng từ năm 2003 Việt Nam đã vượt lên dẫn đầu thế giới về sản lượng hồ tiêu. Năm 2004, Ấn Độ là nước có diện tích hồ tiêu nhiều nhất thế giới, 231.000 ha. Tuy vậy, năng suất hồ tiêu Ấn Độ lại rất thấp nên sản lượng chỉ đạt 62.000 tấn tiêu đen. Diện tích hồ tiêu Việt Nam đạt 50.000 ha vào năm 2004 và có chiều hướng tăng nhẹ. Năng suất hồ tiêu của chúng ta đạt cao nhất thế giới và bỏ xa các nước khác [15]. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  18. 11 Diện tích và sản lượng hồ tiêu trên thế giới đến nay vẫn tập trung chủ yếu ở bảy nước: Việt Nam, Indonesia, Ấn Độ, Trung Quốc, Brazil, Malaysia, Srilanca. Đồng thời các nước này cũng là những nước xuất khẩu tiêu ra thị trường quốc tế nhiều nhất, chiếm hơn 80% tổng sản lượng và lượng xuất khẩu trên thế giới. Trong giai đoạn 2005 - 2008, theo thống kê ở bảng 1.1 cho thấy Ấn Độ luôn là nước có diện tích sản xuất lớn nhất. Về sản lượng, năm 2005 Ấn Độ đứng sau Indonesia, Brazil, Việt Nam. Năm 2006, Ấn Độ lại dẫn đầu nhưng từ 2007 - 2008 Việt Nam vươn lên xếp hạng cao nhất về sản lượng tiêu thu hoạch được (Bảng 1.1). Theo báo cáo của Hiệp hội hồ tiêu thế giới (ICP) tại hội nghị ICP lần 38 thì tổng sản lượng hồ tiêu thế giới năm 2010 ước đạt 316,4 ngàn tấn. Giảm 1 % so với năm 2009, trong đó sản lượng tiêu đen đạt 252 ngàn tấn, tiêu trắng đạt 64,4 ngàn tấn. Sản lượng tiêu của Brazil năm 2010 ước đạt 34 ngàn tấn, giảm 16,5 % so với năm 2009. Trái lại các nước như Malaysia, Indonesia, Srilanka đều tăng. Malaysia sản lượng hồ tiêu ước đạt 23,5 ngàn tấn tăng 6,8 % so với năm 2009, Indonesia ước đạt 52 ngàn tấn tăng 6,8 % so với 47,5 ngàn tấn năm 2009 [49]. Bảng 1.1. Tình hình sản xuất tiêu trên thế giới giai đoạn 2005 – 2008 Năm 2005 2006 2007 2008 Quốc Gia DT SL DT SL DT SL DT SL Brazil 31,83 79,10 33,22 80,31 32,86 77,77 29,55 69,60 Trung Quốc 15,11 22,68 16,11 24,20 16,63 26,21 16,63 27,21 Ấn Độ 228,33 73,02 260,22 92,90 246,00 69,00 197,33 47,01 Indonesia 135,00 94,30 116,00 77,53 113,00 74,13 117,51 79,73 Malaysia 13,40 19,00 12,13 19,09 13,02 20,09 13,49 24,50 Srilanka 31,15 18,29 30,49 18,60 30,52 19,39 34,07 22,87 Việt Nam 49,10 80,30 48,50 78,90 48,50 89,30 50,00 98,30 Thế giới 436,28 552,44 566,956 442,11 425,81 425,81 505,77 414,85 (Nguồn : FAOSTAT) Chú thích: DT: diện tích (đơn vị: nghìn ha) SL: sản lượng (đơn vị: nghìn tấn) PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  19. 12 Theo báo cáo của Hiệp hội hồ tiêu thế giới (IPC) thì tổng sản lượng hồ tiêu thế giới năm 2012 (360.000 tấn), 2013 (365.000 tấn) có tăng nhẹ so với năm 2011 (337.400 tấn), nhưng năm 2014 lại giảm sâu (320.000 tấn). Tồn kho gối đầu hàng năm ngày càng hạn hẹp, nên tổng nguồn cung bình quân ba năm coi như không tăng [46]. 1.2.1.3. Tình hình xuất nhập khẩu tiêu trên thế giới Tình hình xuất khẩu hồ tiêu trên thế giới những năm gần đây diễn ra rất phức tạp, nguyên nhân là do sâu bệnh hại hoành hành gây hại khắp nơi làm thiệt hại về sản lượng thu hoạch và thiệt hại kinh tế đồng thời nhu cầu sử dụng hồ tiêu thế giới ngày càng tăng làm cho cung không đáp ứng cầu. Xuất khẩu hồ tiêu ở các dạng: Tiêu đen, tiêu trắng (tiêu sọ), tiêu xanh và dầu nhựa tiêu. Sản xuất tiêu với quy mô lớn ở các nước Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ đã đem lại nguồn thu khá lớn cho người sản xuất. Trong đó, tiêu hạt được xuất khẩu dưới 2 dạng: Tiêu đen và tiêu trắng (chiếm tới 85 % lượng xuất khẩu). Ngoài ra các nước như Ấn Độ, Malaysia và Madagasca là ba nước xuất khẩu nhiều tiêu xanh. Ấn Độ cũng là nước sản xuất và xuất khẩu nhiều dầu tiêu và oleoresin. Các nước sản xuất nhiều hạt tiêu thường là những nước xuất khẩu quan trọng. Cũng như sản lượng sản xuất, sản lượng xuất khẩu của thế giới cũng biến động không đều ở các năm. Trong giai đoạn 2005-2009, các nước: Malaysia, Brazil, Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam là những nước xuất khẩu hồ tiêu nhiều nhất thế giới (Bảng 1.2). Trong giai đoạn 2006- 2011, sản lượng xuất khẩu của 5 nước: Ấn Độ, Malaysia, Brazil, Indonesia, Việt Nam chiếm trên 70 % tổng sản lượng xuất khẩu tiêu trên thế giới. Trong đó Việt Nam là nước xuất khẩu mạnh nhất, chiếm trên 30% lượng tiêu xuất khẩu toàn cầu, riêng năm 2008 sản lượng tiêu xuất khẩu Việt Nam chỉ đạt 52.407 tấn, nhưng vẫn dẫn đầu thế giới (Bảng 1.2) PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  20. 13 Bảng 1.2. Sản lượng xuất khẩu các nước sản xuất hồ tiêu chính trên thế giới giai đoạn 2006 – 2011 (Đơn vị: tấn) Quốc gia 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Malaysia 16.610 15.165 13.592 14.000 14.076 14.260 Brazil 42.200 38.679 14.350 32.000 30.786 32.676 Ấn Độ 35.499 47.464 36.725 22.000 18.486 23.750 Indonesia 36.953 38,447 39.645 40.000 62.599 36.487 Việt Nam 115.000 83.000 52.407 134.000 116.861 123.800 Thế giới 333.687 309.812 322.586 263.000 269.196 252.875 (Nguồn: Faostat và IPC) Từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2010 tổng xuất khẩu hồ tiêu từ các nước xuất khẩu đã giảm. Khoảng 193 ngàn tấn hạt tiêu đã xuất khẩu từ các nước Malaysia, Brazil, Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam và Srilanka [48]. Với nhu cầu ngày càng tăng của thế giới trong khi diễn biến sâu bệnh hại ngày càng phức tạp làm giảm sản lượng xuất khẩu tiêu thì việc sử dụng chế phẩm sinh học để phòng trừ sâu bệnh và giảm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong hạt tiêu, đảm bảo chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng là cần thiết và phù hợp. * Nhập khẩu: Hạt tiêu là một loại gia vị có giá trị thương mại và xuất khẩu cao. Mức cầu hàng năm tăng thêm từ 4 - 5 % mỗi năm. Tuy diện tích và sản lượng hồ tiêu có xu hướng tăng nhưng sự gia tăng này không đều và phụ thuộc rất nhiều vào sự biến động của giá cả, tình hình sâu bệnh hại. Dự báo trong thời gian dài sắp tới, cung vẫn chưa đáp ứng được đủ cầu và hồ tiêu vẫn là cây cho hiệu quả kinh tế cao, so với các loại nông sản khác, cần được nghiên cứu và sản xuất mạnh hơn [15]. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2