intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quan hệ quốc tế: Hợp tác giáo dục giữa Trung Quốc và Việt Nam từ năm 1991 đến nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:122

74
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn cố gắng phân tích làm rõ thực trạng quan hệ hợp tác giáo dục giữa Trung Quốc và Việt Nam, từ đó nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của quan hệ hợp tác giáo dục và đề xuất một số kiến nghị nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác giáo dục giữa hai nước. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quan hệ quốc tế: Hợp tác giáo dục giữa Trung Quốc và Việt Nam từ năm 1991 đến nay

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------- TRẦN PHƢỢNG HỢP TÁC GIÁO DỤC GIỮA TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ QUAN HỆ QUỐC TẾ HÀ NỘI – 2015
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------- TRẦN PHƢỢNG HỢP TÁC GIÁO DỤC GIỮA TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế Mã số: 60 31 02 06 Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Quan hệ quốc tế Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Hoàng Thế Anh HÀ NỘI – 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cảm đoan dây là công trình nghiên cứu khoa hoc cá nhân của tôi. Kết quả nêu trong luận văn là trung thực và không sao chép từ bất kỳ công trình nào khác. Nếu có gì gian dối tôi xin hoan toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Học viên cao học Trần Phƣợng
  4. LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả thầy, cô giáo đã giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài, Đồng thời, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn trân trọng nhất đến các thầy, cô giáo trong Hội đồng chấm luận văn Thạy sỹ này của tôi- những người sẽ nhìn nhận,đánh giá công trình nghiên cứu của tôi từ những góc độ khoa học và chắc chắn sẽ cho tôi những nhận xét, đóng góp xác đáng nhất. Đặc biệt, cho phép tôi gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến TS. Hoàng Thế Anh -người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành bản luận văn này. Xin chân thành cảm ơn ! Học viên Trần Phƣợng
  5. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ..............................................................2 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................6 5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................6 Chƣơng 1. CƠ SỞ HỢP TÁC GIÁO DỤC GIỮA TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY ..............................................................................8 1.1 Khái quát về mối quan hệ Trung- Việt từ sau khi bình thường hóa .....................8 1.2 Tình hình giáo dục hai nước ...............................................................................10 1.2.1Tình hình giáo dục của Trung Quốc .................................................................10 1.2.2 Tình hình giáo dục của Việt Nam .....................................................................16 1.3 Tầm quan trọng của việc hợp tác ........................................................................24 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG HỢP TÁC GIÁO DỤC GIỮA TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY .................................................................31 2.1 Chủ trương đường lối tăng cường hợp tác giáo dục giữa hai nước ....................31 2.1.1 Các thông cáo chung, tuyên bố chung của nhà nước ......................................31 2.1.2 Thể hiện trong các hiệp định giữa Việt Nam và Trung Quốc ở hai cấp Trung ương và địa phương ..................................................................................................40 2.2 Thực trạng và các loại hình hợp tác giáo dục giữa Trung Quốc và Việt Nam ...45 2.2.1.Các loại hình hợp tác đào tạo ..........................................................................48 2.2.2 Thực trạng hợp tác giáo dục giữa Trung-Việt .................................................53 2.2.3 Một số trường hợp tiêu biểu .............................................................................63 Chƣơng 3. ĐÁNH GIÁ VÀ TRIỂN VỌNG HỢP TÁC GIÁO DỤC GIỮA HAI NƢỚC .............................................................................................................73 3.1 Một vài nhận xét về hợp tác giáo dục giữa Trung Quốc và Việt Nam ...............73 3.1.1 Thành công .......................................................................................................75
  6. 3.1.2 Hạn chế ............................................................................................................79 3.2 Kiến nghị .............................................................................................................86 3.3 Triển vọng hợp tác giáo dục giữa hai nước trong thời gian tới ..........................95 KẾT LUẬN ............................................................................................................101 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................104 PHỤ LỤC ...............................................................................................................108
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Thống kê số lượng giáo viên và sinh viên bậc đại học Việt Nam.. 21 Bảng1. 2: Bảng thống kê trình độ học vấn và số lượng giáo viên bậc đại học Việt Nam ................................................................................................................. 23 Bảng 1.3: Bảng tóm tắt xếp hạng và tổng số lưu học sinh Việt Nam đến Trung Quốc du học năm 2000- 2012 ......................................................................... 28
  8. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trung Quốc và Việt Nam là hai nước láng giềng có quan hệ từ lâu đời. Do đặc điểm về địa lý và lịch sử nên nền giáo dục hai nước có nhiều ảnh hưởng, giao lưu qua lại. Mối quan hệ này lại được tăng cường ở mức độ cao hơn từ sau ngày 18 tháng 1 năm 1950 khi nước CHND Trung Hoa và nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thiết lập quan hệ ngoại giao. Thập niên 50-70 của thế kỷ XX với sự giúp đỡ và ủng hộ của Trung Quốc, Việt Nam đã xây dựng được một số trường đại học để đào tạo cán bộ cho sự nghiệp xây dựng đất nước. Đồng thời các trường đại học Bắc Kinh, đại học Thanh hoa, đại học nhân dân Trung Quốc, đại học Vũ Hán… đã bồi dưỡng một số lượng lớn nhân tài cho Việt Nam. Những sinh viên Việt Nam sau khi tốt nghiệp ở Trung Quốc về nước đã trở thành những cán bộ ưu tú trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước và xây dựng kinh tế, nhiều người đã trở thành những cán bộ lãnh đạo cao cấp của Việt Nam. Cũng trong thời gian này trường đại học tổng hợp Hà Nội cũng đã bồi dưỡng rất nhiều nhân tài chuyên ngành tiếng Việt cho Trung Quốc. Hầu hết những sinh viên này đã trở thành những cán bộ giảng dạy tiếng Việt trên khắp Trung Quốc và một số đã trở thành những nhà ngoại giao ưu tú góp phần vào sự nghiệp xây dựng quan hệ hữu nghị Trung - Việt. Đây chính là những hợp tác giáo dục trong giai đoạn mới rất đáng ghi nhận. Ngày nay, hai nước đang cùng tiến hành công cuộc cải cách kinh tế nhằm xây dựng một nền kinh tế phát triển. Công cuộc đổi mới ở Việt Nam và công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc có nhiều nét tương đồng về mục tiêu cũng như tương tự về cách làm, do vậy giáo dục hai nước cũng có nhiều vấn đề giống nhau. Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, Việt Nam xác định giáo dục và đào tạo cùng với khoa học công nghệ là ―quốc sách hàng đầu‖, cũng thời gian này ở Trung Quốc đang thực hiện chiến lược ―khoa giáo hưng quốc‖ (Khoa học giáo dục chấn hưng đất nước). Từ sau khi bình thường hóa quan hệ Trung-Việt tháng 11 năm 1991 cho đến nay các 1
  9. hình thức hợp tác giáo dục ngày càng đa dạng, nội dung ngày cang phong phú, thành tích thu được ngày càng rõ rệt. Giáo dục hai nước Trung-Việt đi sâu vào rất nhiều phương diện nhưng nổi bật nhất, dễ nhận thấy nhất vẫn là quan hệ hợp tác giáo dục đại học. Chính vì thế luận văn nhằm mục đích tìm hiểu về hợp tác giáo dục giữa Trung Quốc và Việt Nam từ năm 1991 đến nay nhưng lại ưu tiên nghiên cứu kỹ hơn về hợp tác giữa hai nước trên lĩnh vực giáo dục đại học. Đi sâu vào nghiên cứu hợp tác giáo dục hai nước thông qua tổng kết hiện trạng giáo dục từ đó tìm ra ý nghĩa quan trọng của việc hợp tác giáo dục giữa hai nước; những phương châm và quyết sách mà hai nước đã đưa ra trong phương diện giáo dục. Luận văn cũng tổng kết những thành tựu trong hợp tác giáo dục mà hai nước đã đạt được từ khi bình thường hóa quan hệ cho tới năm 2013; phân tích những thiếu sót còn tồn tại, những vấn đề cần cải thiện và định hướng tương lai hợp tác giáo dục giữa hai nước. Từ đó hy vọng tìm được những ý nghĩa quan trọng để phát triển toàn diện hơn nữa quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa hai nước như hiện nay. Với tinh thần đó chúng tôi chọn Hợp tác giáo dục giữa Trung Quốc và Viêt Nam từ năm 1991 đến nay làm đề tài của luận văn. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Từ năm 1991, sau khi Trung Quốc - Việt Nam bình thường hóa quan hệ, hợp tác giáo dục của hai nước được phát triển hơn, nội dung hợp tác càng ngày càng phong phú và đa dạng. Cùng với việc xây dựng và phát triển của khu mậu dịch tự do Trung Quốc - Đông Nam Á, kinh tế, mậu dịch, giao lưu và hợp tác văn hóa cũng sẽ mở rộng hơn, hai bên đang rất cần nguồn nhân lực biết tiếng Trung và tiếng Việt. Hiện nay, quá trình trao đổi lưu học sinh, giáo viên sang tham quan học hỏi của các trường hợp tác rất thuận lợi, lưu học sinh hai nước tăng từng năm, đồng thời Việt Nam cũng là nước nhận được học bổng lớn nhất từ chính phủ Trung Quốc. Mặc dù quan hệ giáo dục của hai nước ngày càng phát triển hơn, nhưng mức độ hợp tác vẫn còn có những vấn đề cần phải trao đổi thí dụ như: chưa toàn diện, đa số chỉ 2
  10. là học ngôn ngữ và trao đổi lưu học sinh và giáo viên, có những lĩnh vực rất cần thiết như hợp tác nghiên cứu khoa học, giáo dục từ xa, đầu tư giáo dục và chia sẻ tài liệu vẫn còn hạn chế. Mong muốn tìm hiểu những vấn đề trên, luận văn cố gắng phân tích làm rõ thực trạng quan hệ hợp tác giáo dục giữa Trung Quốc và Việt Nam, từ đó nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của quan hệ hợp tác giáo dục và đề xuất một số kiến nghị nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác giáo dục giữa hai nước. 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3.1 Nghiên cứu ở Trung Quốc Hiện nay nghiên cứu về giao lưu và hợp tác giáo dục của các quốc gia trong đó có quan hệ hợp giữa hai nước Trung-Việt được giới học thuật ở Trung quốc rất quan tâm. Đã có nhiều công trình được công bố trên các báo và tạp chí. Có thể nêu một số công bố sau: Tác giả Nông Lập Phu thuộc Viện KHXH Quảng Tây có bài: ―Nhìn lại và triển vọng hợp tác giáo dục hiện nay giữa Trung Quốc và Việt Nam‖ tại Diễn đàn học thuật năm 2012. Bài viết đã điểm lại sơ lược quá trình hợp tác giáo dục giữa Trung Quốc và Việt Nam để đưa ra triển vọng về tăng cường đào tạo đội ngũ giảng viên, tăng cường nghiên cứu và giao lưu nghiên cứu ngôn ngữ giữa hai nước nhất là sau khi có hiệp định công nhận văn bằng của nhau. Các tác giả Lưu Côn, Dư Minh Cửu có bài ―So sánh và thảo luận về chính sách giáo dục vùng biên giới Trung-Việt dưới góc độ giáo dục học‖ năm 2011. Bài viết đã đưa ra một số nhận định về các chính sách và ảnh hưởng của nó đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng biên. Tác giả Lê Xảo Bình trong bài ―Giao lưu hợp tác giáo dục Quảng Tây và Việt Nam‖ năm 2010 đã nêu lên những hình thức biểu hiện trong giao lưu hợp tác giáo dục giữa Quảng Tây và Việt Nam. Đã khái quát 3 phương diện chủ yếu đó là trao đổi sinh viên, trao đổi giảng viên và cử các đoàn đại biểu sang giao lưu học hỏi lẫn nhau, đồng thời đưa ra những thiếu sót còn tồn tại như nguồn sinh viên không 3
  11. cân bằng, chiêu sinh còn hạn hẹp, phương pháp dạy và học, thiếu sót trong quản lý sinh viên. Tác giả Phạm Kim Ngọc trong luận văn tốt nghiệp Đại học dân tộc Quảng Tây năm 2010 với công trình ―Lựa chọn chiến lược và phân tích SWOT hợp tác giáo dục thể chất Quảng Tây và Việt Nam‖ đã vận dụng phương pháp tổng kết tài liệu, phương pháp phỏng vấn, phương pháp điều tra bảng hỏi, phân tích SWOT tiến hành phân tích ưu thế, yếu thế trong hiện trạng xây dựng chuyên ngành giáo dục học giữa các trường đại học của Quảng Tây và Việt Nam, đưa ra con đường lựa chọn chiến lược hợp tác giáo dục thể chất giữa các trường đại học của Quảng Tây và Việt Nam. Ngoài ra còn có những học giả quan tâm chú ý tới giáo dục của lưu học sinh Việt Nam tại Trung Quốc như Sát Cương với ―Nghiên cứu giáo dục lưu học sinh Việt Nam tại trường đại học Dân tộc Quảng Tây‖ năm 2011; Trần Tuyết Quân ―Bàn về giáo dục thẩm mỹ của lưu học sinh Việt Nam tại các trường đại học‖ năm 2007. Cũng có không ít học giả đặc biệt quan tâm chú ý đến hợp tác giáo dục giữa Quảng Tây và Việt Nam như: Lý Ngọc Hoa, Mạc Thiếu Cường, Tưởng Tâm Bình, Hoàng Hà ―Nghiên cứu cơ hội hợp tác giáo dục thể chất giữa các trường đại học Quảng Tây và Việt Nam‖ (giáo dục Quảng Tây) năm 2011. Các tác giả đã tiến hành phân tích từ 4 phương diện trong hợp tác giáo dục thể chất giữa các trường đại học của Quảng Tây và Việt Nam đó là cơ hội thuận lợi do chính sách, lợi thế địa lý, ưu thế văn hóa, cơ hội hợp tác đồng thời thông qua việc mở rộng con đường hợp tác như hợp tác giảng dạy thể chất, hợp tác rèn luyện, hợp tác nghiên cứu và hợp tác giáo dục thể chất giữa những trường đại học hang đầu của Quảng Tây và Việt Nam từ đó tận dụng hết sức nguồn tài nguyên giáo dục thực hiện bổ sung và cùng chia sẻ nguồn tài nguyên quốc tế. Có thể nhận thấy những bài viết nghiên cứu về hợp tác giáo dục Trung-Việt ở Trung Quốc tương đối nhiều nhưng phần lớn chỉ là khái quát quá trình hợp tác hoặc là hợp tác giáo dục giữa Quảng Tây và Việt Nam. Trên phương diện nghiên 4
  12. cứu hợp tác giáo dục giữa Trung Quốc và Việt Nam từ sau khi bình thường hóa quan hệ cho đến nay rất ít và cũng chưa phân tích cụ thể những thành quả đã đạt được. Cũng chưa có nhiều nhận xét về những hạn chế và dự báo khả năng tương lai trong hợp tác giáo dục giữa hai nước. Đây chính là những khoảng trống mà luận văn có thể khai thác. 3.2 Nghiên cứu ở Việt Nam Cũng như ở Trung Quốc, nghiên cứu về giáo dục nói chung và giáo dục ở Trung Quốc và các nước khác là đề tài được nhiều các nhà nghiên cứu giáo dục đầu ngành cũng như các học giả tâm huyết quan tâm. Các tác giả tiêu biểu như GS Phạm Minh Hạc, GS Vũ Ngọc Hải, GS Hoàng Tụy… trong các công trình của mình đã phân tích thực trạng nhằm tìm ra phương hướng phát triển cho giáo dục Việt Nam. GS.VS Phạm Minh Hạc (chủ biên) cuốn sách ―Giáo dục thế giới đi vào thế kỷ XXI‖. Cuốn sách tập trung trình bày xu thế phát triển giáo dục trên thế giới, giới thiệu một số nét đặc trưng về cải cách giáo dục, kinh nghiệm quản lý giáo dục…từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho giáo dục Việt Nam. GS.TSKH Vũ Ngọc Hải trong công trình ―Về quyền tự chủ và tính trách nhiệm xã hội của các trường đại học ở nước ta‖ đã đề cập đến một trong những vấn đề mà ngành giáo dục & đào tạo Việt Nam lung túng khi tiến hành đổi mới, đó chính là vấn đề quản lý tập trung và phân cấp quản lý cho cơ sở giáo dục đại học, trong đó có vấn đề trao quyền tự chủ và tính trách nhiệm cho các trường. Nghiên cứu về giáo dục Trung Quốc cũng có nhiều công trình đã được công bố. Có thể nêu ra một số thí dụ: Tác giả Nguyễn Văn Căn trong cuốn sách ―Quá trình cải cách giáo dục của CHND Trung Hoa thời kỳ 1978-2003‖ đã khái quát những diễn biến cụ thể, hệ thống hóa quá trình phát triển và cải cách giáo dục ở Trung Quốc. Trên cơ sở nghiên cứu những thành tựu và hạn chế cuốn sách gợi mở một số bài học cho những người quan tâm đến giáo dục Trung Quốc và giáo dục việt Nam. 5
  13. Tác giả Nguyễn Văn Hồng trong bài ―Bài học Minh Trị Duy tân và Trung Quốc Khoa giáo hưng quốc chìa khóa phát triển và quản lý xã hội các nước Đông Á‖ đã nhấn mạnh về việc chìa khóa giáo dục có ý nghĩa bắt đầu và không ngừng tác dụng đối với một quốc gia hưng thịnh. Tác giả cũng đưa ra đôi điều suy nghĩ về cải cách giáo dục và đào tạo sử dụng nhân tài ở Việt Nam. Hoặc như luận văn thạc sĩ của Trần Thu Quỳnh Nga với chủ đề ―Chiến lược khoa giáo hưng quốc và những tác động tích cực đối với vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục đại học Trung Quốc‖. v.v… Những công trình trên chủ yếu nghiên cứu về những vấn đề đang được xã hội quan tâm đối với giáo dục Việt Nam hoặc các nước khác. Các tác giả đều thông qua những nghiên cứu của mình để tìm ra những bài học kinh nghiệm và đưa ra những kiến nghị đối với giáo dục Việt Nam. Trong các tìm hiểu chúng tôi chưa tiếp cận được với công trình nào nghiên cứu về quan hệ hợp tác giáo dục Trung -Việt. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề liên quan đến hợp tác giáo dục giữa Trung Quốc và Việt Nam từ năm 1991 đến nay 4.2 Phạm vi và nội dung nghiên cứu: Về phạm vi nghiên cứu hợp tác giáo dục giữa nước CHND Trung Hoa và Cộng hòa XHCN Việt Nam (không bao gồm Đài Loan, Hồng Kong, Ma Cao). Về nội dung đề tài chủ yếu nghiên cứu về hợp tác giáo dục giữa Trung Quốc và Việt Nam từ năm 1991 đến năm 2013 nhưng chú trọng hơn đến hợp tác giáo dục ở bậc đại học. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng làm chủ đạo, lựa chọn nghiên cứu từ góc độ hiện thực và giao lưu hợp tác, vận dụng phương pháp so sánh, phân tích với các ví dụ cụ thể. Thông qua nghiên cứu về bối cảnh, hiện trạng, các vấn đề của hợp tác và giao lưu giáo dục đại học giữa hai nước Trung-Việt để đi sâu tìm 6
  14. hiểu những kiến thức về giao lưu và hợp tác giáo dục giữa hai nước tìm ra những vấn đề thiếu sót còn tồn tại từ đó đưa ra những kiến nghị cho sự phát triển trong hợp tác giao lưu giáo dục Trung-Việt. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của Luận văn được chia làm 3 chương. Chương I: Cơ sở hợp tác giáo dục giữa Trung Quốc và Việt Nam từ năm 1991 đến nay Chương II: Thực trạng hợp tác giáo dục giữa Trung Quốc và Việt Nam từ năm 1991 đến nay Chương III: Đánh giá và triển vọng hợp tác giáo dục giữa hai nước 7
  15. Chƣơng 1. CƠ SỞ HỢP TÁC GIÁO DỤC GIỮA TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY 1.1. Khái quát về mối quan hệ Trung- Việt từ sau khi bình thƣờng hóa Hai nước Trung- Việt núi liền núi, sông liền sông, từ trước đến nay nhân dân hai nước Trung-Việt luôn qua lại giao lưu và học hỏi lẫn nhau. Trong quá trình đấu tranh thống nhất đất nước, Việt Nam luôn coi Trung Quốc là hậu phương tin cậy, vì thế Trung Quốc và Việt Nam có sự hợp tác lâu dài trên rất nhiều phương diện như kinh tế, chính trị, văn hóa, quân sự, giáo dục, khoa học kĩ thuật v.v… Đảng và lãnh đạo hai nước thường xuyên thực hiện các cuộc thăm viếng và thẳng thắn trao đổi những vấn đề trọng đại của mỗi nước, của quốc tế và quan hệ giữa đôi bên. Những trao đổi này đã thúc đẩy quan hệ hai nước không ngừng phát triển. Từ khi Việt Nam tiến hành đổi mới nhằm đưa đất nước từ một nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các bài học kinh nghiệm của Trung Quốc trong thời kỳ cải cách luôn là những kinh nghiệm bổ ích đối với Việt Nam. Có thể nói, đến năm 1992 Việt Nam đã chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường và ngày càng thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài, cổ vũ kinh doanh tư nhân, phát triển từ mô hình phát triển kinh tế phi công hữu. Vì vậy không thể không thừa nhận quá trình phát triển của Việt Nam có sự tương đồng với quá trình phát triển của Trung Quốc. Đây cũng là những yếu tố quan trọng để năm 1999 hai nước Trung- Việt đặt thành phương châm 16 chữ: "Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" đưa hai nước bước vào một giai đoạn phát triển mới. Sau khi bình thường hóa quan hệ cho đến nay hai nước không ngừng đi sâu và mở rộng giao lưu hợp tác giữa hai đảng, hai chính phủ, quân đội, các đoàn thể quần chúng và các địa phương trên mọi lĩnh vực như khoa học kĩ thuật, văn hoá quân sự và giáo dục… Hai nước đã kí kết gần 40 văn kiện hợp tác có liên quan đến ngoại giao, an ninh, kinh tế thương mại, khoa học kĩ thuật, văn hóa, tư pháp, vận tải 8
  16. hàng không, vận tải biển, vận tải đường sắt và còn tiến hành các hội thảo nghiên cứu lí luận chủ nghĩa xã hội. Thập niên 90 của thế kỉ 20 cho đến những năm đầu của thế kỉ 21 về tổng thể quan hệ Trung- Việt thể hiện ở những mặt sau: * Quan hệ Trung- Việt dần dần hồi phục và đồng thời có bước phát triển nhất định. Có được bước phát triển nhanh chóng của quá trình bình thường hóa là do hai nước Trung –Việt đã có mối quan hệ giao lưu hàng ngàn năm đồng thời cũng phù hợp với bối cảnh hòa bình phát triển thế giới hiện nay. Việc lãnh đạo cấp cao hai nước thường xuyên thăm hỏi và trao đổi với nhau cũng chính là thực hiện ý nguyện của nhân dân hai nước cùng nhau phát triển * Quan hệ của nước CHND Trung Hoa và nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngay từ những năm đầu đã được xây dựng trên nền tảng 5 nguyên tắc chung sống hòa bình và chuẩn tắc quan hệ trên phạm vị quốc tế. * Trong những chuyến thăm hữu nghị của lãnh đạo hai nước Trung- Việt hai bên đã thống nhất và ký các văn kiện hiệp thương có liên quan trên tinh thần tin tưởng cùng nhau giải quyết những vấn đề ảnh hưởng tới sự phát triển của hai nước, xây dựng cơ chế hợp tác. Ngoài cơ chế viếng thăm của lãnh đạo cấp cao, các ban ngành hai nước còn tiến hành một vài cơ chế thúc đẩy quan hệ song phương với mục tiêu hòa bình phát triển bao gồm : cơ chế đối thoại hàng năm chuyên viên cao cấp về ngoại giao, những vấn đề biên giới trên bộ, trên biển, cơ chế liên quan khác, v.v.. Việc xây dựng và hoàn thiện các cơ chế này là nền tảng vững chắc cho quan hệ hữu nghị hai nước. * Trong những năm qua quan hệ hai nước phục hồi và phát triển tương đối toàn diện, liên quan đến kinh tế, văn hóa, chính trị nhưng quan hệ chính trị luôn chiếm vị trí nòng cốt chủ đạo. Quan hệ chính trị cùng với sự phát triển về văn hóa, kinh tế có sự tác động qua lại lẫn nhau rất rõ rệt. Trong quá trình phát triển chúng ta có thể nhận thấy sự giao lưu về phương diện văn hóa và kinh tế thương mại giữa nhân dân hai nước đóng vai trò vô cùng quan trọng nhưng dù sao các quan hệ văn 9
  17. hóa và quan hệ kinh tế vẫn dưới sự chỉ đạo của chính trị, thể hiện rõ nhất từ thập niên 90 thế kỷ XX đến nay. * Quan hệ giữa hai nước Trung- Việt ngày càng mật thiết từ đó sự tác động qua lại ngày càng nhiều, hợp tác của hai Đảng cho đến quan hệ hữu nghị luôn tuân theo nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, không can thiệp nội bộ, độc lập tự chủ, tiến hành giao lưu trên cơ sở này phấn đấu vì mục tiêu của mỗi bên. Hai Đảng cũng sẽ thường xuyên trao đổi về những vấn đề liên quan để củng cố quan hệ tạo cơ hội giao lưu về văn hóa kinh tế giữa hai nước. Trong giai đoạn mới, thế kỉ mới xu thế phát triển quan hệ hai nước sẽ được thể hiện với những đặc trưng chủ yếu sau: * Trung Quốc và Việt Nam đã có lịch sử quan hệ giao lưu hàng ngàn năm nhất là quan hệ giữa nhân dân hai nước. Vì vậy quan hệ hữu nghị Việt- Trung không gì có thể ngăn cản được đúng theo tinh thần đồng chí tốt, láng giềng tốt. * Cùng hợp tác phát triển đôi bên cùng có lợi. Xuất phát từ lợi ích lâu dài không ngừng thúc đẩy mối quan hệ giữa hai nước. Xây dựng quan hệ hợp tác toàn diện, láng giềng thân thiện, bổ sung cho nhau để đôi bên cùng có lợi, thực hiện tốt mục tiêu phát triển của mỗi bên chính là cùng nhau phát triển và phồn vinh. * Luôn kiên định tính nhất quán trong chính trị. Về mặt tính chất của nhà nước Trung Quốc và Việt Nam đều thuộc chế độ xã hội chủ nghĩa, không chỉ cùng nhau gánh vác sứ mệnh lịch sử mà còn có cùng lí tưởng và phương hướng phấn đấu. Trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hai nước học hỏi lẫn nhau, thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ của quốc gia, làm phong phú thêm nội dung của chủ nghĩa Mác - Lênin, đẩy mạnh cải cách và phát triển chủ nghĩa xã hội trên thế giới trong hoàn cảnh mới, thời kì lịch sử mới. 1.2 Tình hình giáo dục hai nƣớc 1.2.1Tình hình giáo dục của Trung Quốc Nghị quyết của Đại hội XIV Đảng Cộng sản Trung Quốc (10 năm 1992), với 10
  18. những chủ trương chính sách quan trọng đã mở đầu cho giai đoạn mới của cải cách mở cửa ở Trung Quốc. Về phát triển giáo dục, Báo cáo Chính trị do Chủ tịch Giang Trạch Dân trình bày xác định rõ: Khoa học tiến bộ, kinh tế phồn vinh, xã hội phát triển về căn bản được quyết định bởi chất lượng lao động và vấn đề đặt ra trước mắt là phải bồi dưỡng được một lượng lớn nhân tài. Trung Quốc phải dốc sức phát triển giáo dục, phải đặt sự nghiệp giáo dục vào vị trí chiến lược, ưu tiên phát triển trong nền kinh tế quốc dân. Hy vọng chấn hưng đất nước đặt vào giáo dục. Chỉ có giáo dục mới có thể nâng cao được tố chất con người và đào tạo ra những người lao động hiện đại mới. Với tinh thần đó, trải qua hơn 10 năm thực hiện cải cách nền giáo dục Trung Quốc đã thay đổi rất nhiều cả số lượng và chất lượng nhất là ở bậc đại học. Có thể nói sự thay đổi trong giáo dục đại học của Trung Quốc là sự thay đổi sâu sắc và rộng lớn thể hiện qua các phương diện như quy mô, đổi mới ngành học, phát triển chức năng và nâng cao chất lượng. Về mở rộng quy mô, chỉ trong một thời gian ngắn tiến hành tuyển sinh với quy mô lớn đã đưa giáo nền giáo dục đại học Trung Quốc bước vào giai đoạn đại chúng hóa. Về các ngành học, không chỉ cải cách mà Trung Quốc còn quan tâm khôi phục những chuyên ngành bị bỏ không hợp lí trước kia như kinh tế học, chính trị học, luật, giáo dục học v.v… Về phát triển chức năng, chú trọng cải cách mô hình đào tạo nhân tài, mở rộng hình thức kết hợp vừa học vừa nghiên cứu, tăng cường bồi dưỡng toàn diện. Về nâng cao chất lượng Trung Quốc thể hiện rõ quyết tâm xây dựng trường đại học đạt tầm cỡ quốc tế v.v… Nhìn chung, những tiến bộ to lớn mà nền giáo dục Trung Quốc dành được từ những năm 90 thế kỉ 20 cho đến năm 2013 biểu hiện ở những mặt sau: mở rộng quy mô nhanh chóng; chất lượng giáo dục có được sự quan tâm đúng mức; cải cách thể chế mang tính đột phá, tiến triển tích cực; thành quả nghiên cứu khoa học phong phú. Với mục đích nghiên cứu Hợp tác giáo dục Trung Quốc và Viêt Nam từ năm 1991 đến năm 2013 trong chương này chủ yếu là tìm hiểu sự thay đổi trong nền giáo dục bậc đại học của Trung Quốc thông qua những phương diện sau : cơ chế 11
  19. giáo dục đại học; mô hình bồi dưỡng nhân tài; xây dựng đội ngũ giáo viên, cải cách phương pháp dạy và giao lưu với bên ngoài. 1.2.1.1 Cơ chế giáo dục đại học Từ sau thập niên 90 của thế kỉ 20 nền giáo dục đại học Trung Quốc đã phát triển và dành được những thành tựu to lớn, chủ yếu là trên những phương diện sau: cơ chế tuyển sinh, cơ chế đầu tư kinh phí, cơ chế thu học phí, cơ chế quản lí vĩ mô, cơ chế nhập học, cơ chế quản lí nội bộ và tìm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Cơ chế nhập học giáo dục đại học Trung Quốc đã có bước đột phá. Trong nền kinh tế bao cấp cơ chế nhập học giáo dục đại học tương đối đơn giản, quyền lực của chính quyền nhà nước cho đến các cơ quan quản lí giáo dục rất tập trung. Cơ chế nhập học này lấy nhà nước làm chủ thể, nhà nước và chính quyền các cấp có vai trò quyết định, vừa là người thực hiện vừa là người quản lí. Đến nay số lượng các trường dân lập tương đối nhiều và cũng có nhiều cống hiến cho nền giáo dục Trung Quốc. Cơ chế nhập học và đa dạng hình thức nhập học là một trong những thành quả trong cải cách giáo dục đại học Trung Quốc. Cơ chế đầu tư kinh phí giáo dục đại học cũng rất đa dạng. Từ thập niên 90 của thế kỉ 20 cho đến nay nguồn kinh phí dành cho giáo dục đại học đã hoàn toàn không phải là do nhà nước cung cấp mà trở thành cơ chế đầu tư giáo dục mới với nhiều con đường khác nhau. Cơ chế đầu tư cho giáo dục đại học trải qua quá trình phát triển từ chỉ đơn nhất chính phủ đầu tư đến nay là cá nhân, chính phủ và xã hội đều có thể đầu tư. Cơ chế tìm việc làm sau khi cơ chế kinh tế chuyển sang kinh tế thị trường, chế độ tìm việc làm của sinh viên Trung Quốc có sự thay đổi rất lớn. Từ cơ chế nhà nước phân bổ chuyển thành tự bản thân sinh viên căn cứ theo chuyên ngành và nguyện vọng của mình để tìm việc làm. Vì thế hiện nay sinh viên Trung Quốc sau khi tốt nghiệp sẽ tự chủ tìm việc, coi thị trường lao động là nền tảng, lấy chính sách của nhà trường và quốc gia làm phương hướng, sinh viên tự lựa chọn ngành nghề mà mình muốn. Quyết sách này một khi thực hiện không chỉ tạo cơ sở thay đổi chế 12
  20. độ tìm việc làm cho sinh viên mà còn tăng sự lựa chọn cho cả sinh viên và đơn vị tuyển dụng. Thông qua hình thức lựa chọn đôi bên này có lợi cho cơ chế cạnh tranh thị trường và lưu chuyển nhân tài. Cơ chế quản lí nội bộ từ sau thập niên 90 của thế kỉ 20 cải cách giáo dục đại học cho đến nay xuyên suốt quá trình cải cách giáo dục đại học. Có thể chia thành hai giai đoạn quan trọng sau: năm 1993 đến năm 1997, đây là giai đoạn giáo dục đại học Trung Quốc đi vào cải cách; từ năm 1997 đến năm 2013 cả nước Trung Quốc thực thi công cuộc cải cách và đã đạt được những thành tựu nhất định. Trải qua hai giai đoạn công cuộc cải cách cơ chế quản lí nội bộ đã đạt được rất nhiều thành tựu, giảm biên chế nhân viên quản lí và cơ cấu nội bộ, bắt đầu xây dựng chế độ viên chức giáo dục, điều chỉnh tổ chức dạy học, điều chỉnh chế độ trợ cấp chức vụ phổ biến trong các trường đại học v.v… 1.2.1.2 Mô hình bồi dưỡng nhân tài Mở rộng quy mô giáo dục, sau thập niên 90 của thế kỉ 20 quy mô giáo dục đại học của Trung Quốc không ngừng được mở rộng, thể hiện ở số lượng trường học, sinh viên, nghiên cứu sinh không ngừng gia tăng. Đầu tiên quy mô nhà trường của giáo dục đại học có bước phát triển đặc biệt là về số lượng. Năm 2009 các trường đại học phổ thông đã đạt tới 1.778 [21] trường. Số lượng sinh viên cũng dần dần tăng lên, ví dụ năm 1980 cả nước có 1.140.000 sinh viên, đến năm 1996 đã là 5.680.000, tăng gấp 4 lần; Năm 1998 số lượng sinh viên đang theo học tại các trường khoảng 3,4 triệu sinh viên đến năm 2009 đã tăng lên đến khoảng 4,3 triệu sinh viên, con số này có thể sẽ tăng lên mang tính đột phá. Số lượng sinh viên trong các trường đại học thông thường tăng nhiều hơn so với số lượng số lượng nghiên cứu sinh. Năm 1996 số nghiên cứu sinh là 160.000 tăng gấp 8 lần [22] so với năm 1980. Không những tăng lên về số lượng nghiên cứu sinh mà chất lượng bồi dưỡng cũng phải dần dần nâng cao. Năm 1998 quy mô bồi dưỡng nghiên cứu sinh trong nước đạt 198.000 [28]. Cho đến cuối năm 2013 số lượng nghiên cứu sinh đạt 819.000, trong đó tiến sĩ là 165.000, thạc sĩ là 650.000. Không tính 200.000 nghiên cứu sinh đã tốt nghiệp thì số lượng 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2