LỜI CAM ĐOAN<br />
<br />
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của tác giả dưới sự<br />
hướng dẫn khoa học của giáo viên. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn<br />
này là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Những<br />
thông tin trích dẫn trong luận văn đều có nguồn gốc rõ ràng.<br />
<br />
Tác giả luận văn<br />
<br />
FI<br />
<br />
N<br />
<br />
AL<br />
<br />
Nguyễn Hồng Vinh<br />
<br />
i<br />
<br />
LỜI CẢM ƠN<br />
Với tất cả lòng chân thành và biết ơn vô hạn tôi xin bày tỏ lời cảm ơn ban<br />
lãnh đạo Trường Đại học Kinh tế Huế, Khoa Sau đại học đã tạo điều kiện thuận lợi<br />
cho tôi được học tập và nghiên cứu nâng cao trình độ để phục vụ tốt cho sự nghiệp<br />
giáo dục và đào tạo.<br />
Xin chân thành cảm ơn các nhà giáo, các nhà khoa học đã tận tình giảng dạy<br />
giúp chúng tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu trong thời gian vừa qua.<br />
Đặc biệt là TS. Nguyễn Đăng Hào, Phó trưởng khoa Quản trị kinh doanh trường<br />
Đại học kinh tế Huế đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp<br />
chuyên ngành thạc sỹ Quản trị kinh doanh.<br />
Xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp<br />
Thanh Hoá đã tạo điều kiện thuận lợi về thời gian cũng như vật chất và tinh thần<br />
<br />
AL<br />
<br />
động viên tôi trong suốt quá trình học tập.<br />
Quá trình học tập ở nhà trường thông qua tài liệu được các nhà giáo hướng<br />
<br />
N<br />
<br />
dẫn đã giúp tôi nâng cao nhận thức, hoàn thiện đề tài nghiên cứu: “ Đánh giá của<br />
<br />
FI<br />
<br />
các doanh nghiệp về chất lượng sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ Ô tô tại<br />
trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hoá“<br />
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo điều kiện<br />
giúp đỡ tôi về cả tinh thần và vật chất trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.<br />
Xin chân thành cảm ơn./.<br />
Huế, Ngày 12 tháng 11 năm 2012<br />
Tác giả: Nguyễn Hồng Vinh<br />
<br />
ii<br />
<br />
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ<br />
Họ và tên học viên: NGUYỄN HỒNG VINH<br />
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh<br />
<br />
Niên khoá: 2010 - 2012<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN ĐĂNG HÀO<br />
Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỀ CHẤT LƯỢNG<br />
SINH VIÊN TỐT NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHỆ Ô TÔ TẠI TRƯỜNG<br />
CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHIỆP THANH HOÁ<br />
Trong nhiều năm qua, công tác dạy nghề nói chung đã từng bước đáp ứng<br />
được nhu cầu nhân lực qua đào tạo nghề cung cấp cho các doanh nghiệp và thị<br />
trường lao động. Tuy nhiên, thực tế ở Việt Nam hiện nay, nhiều lao động sau khi<br />
được đào tạo vẫn không đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp, và kém xa<br />
với các nước trong khu vực; nhiều trường không quan tâm tới nhu cầu của doanh<br />
<br />
AL<br />
<br />
nghiệp mà chỉ dạy những điều mình có.<br />
<br />
Quá trình nghiên cứu, tác giả đã tiến hành khảo sát, điều tra các doanh nghiệp<br />
<br />
N<br />
<br />
với các loại hình khác nhau trên địa bàn tỉnh; qua đó phân tích, đánh giá chất lượng<br />
<br />
FI<br />
<br />
của sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ ôtô trường Cao đẳng nghề công nghiệp<br />
thanh Hoá. Luận văn sử dụng phương pháp phân tích, phương pháp chuyên gia,<br />
chuyên khảo, sử dụng phần mềm thống kê SPSS để xử lý số liệu sơ cấp.<br />
Luận văn cũng đã hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng đào<br />
tạo nghề, đi sâu phân tích thực trạng đánh giá của các doanh nghiệp về chất lượng của<br />
sinh viên, xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề công<br />
nghệ ôtô, trên cơ sở đó xây dựng hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng<br />
đào tạo nghề công nghệ ôtô đáp ứng nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp.<br />
Với mong muốn và tâm huyết của mình, hy vọng đề tài sẽ có những đóng góp<br />
nhất định về mặt thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đáp ứng nhu cầu<br />
của thị trường lao động. Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho công tác đào tạo<br />
nghề công nghệ ô tô của trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hoá nói riêng và<br />
các cơ sở đào tạo nghề trong khu vực nói chung.<br />
<br />
iii<br />
<br />
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU<br />
Ký hiệu<br />
<br />
Nghĩa<br />
Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội<br />
<br />
CB<br />
<br />
Cán bộ<br />
<br />
CBGVNV<br />
<br />
Cán bộ giáo viên nhân viên<br />
<br />
CBQL<br />
<br />
Cán bộ quản lý<br />
<br />
CĐNCN<br />
<br />
Cao đẳng nghề công nghiệp<br />
<br />
CNCK<br />
<br />
Công nhân cơ khí<br />
<br />
CNKT<br />
<br />
Công nhân kỹ thuật<br />
<br />
CSVC<br />
<br />
Cơ sở vật chất<br />
<br />
GDĐT<br />
<br />
Giáo dục đào tạo<br />
<br />
ĐH<br />
<br />
Đại học<br />
<br />
HSSV<br />
<br />
Học sinh sinh viên<br />
<br />
GD&ĐT<br />
<br />
Giáo dục và đào tạo<br />
<br />
QĐ<br />
<br />
N<br />
<br />
FI<br />
<br />
GD<br />
<br />
AL<br />
<br />
BLĐTBXH<br />
<br />
Giáo dục<br />
Quyết định<br />
<br />
LĐTB&XH<br />
<br />
Lao động thương binh và xã hội<br />
<br />
LT<br />
<br />
Lý thuyết<br />
<br />
TBDH<br />
<br />
Thiết bị dạy học<br />
<br />
TH<br />
<br />
Thực hành<br />
<br />
UBND<br />
<br />
Ủy ban nhân dân<br />
<br />
XHCN<br />
<br />
Xã hội chủ nghĩa<br />
<br />
iv<br />
<br />
DANH MỤC CÁC HÌNH<br />
<br />
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức trường CĐNCN Thanh Hoá...............................................33<br />
Hình 2.2. Kết cấu các loại hình doanh nghiệp ..........................................................45<br />
<br />
FI<br />
<br />
N<br />
<br />
AL<br />
<br />
Hình 2.3. Sơ đồ phân tán phần dư.............................................................................64<br />
<br />
v<br />
<br />