intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lục bình: chữa sưng tấy, viêm đau

Chia sẻ: Fresh Fresh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

135
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lục bình hay bèo sen, bèo tây, bèo Nhật Bản, tên khoa học là Eichhornia crassipes (Mart.) Solms, thuộc họ bèo lục bình (Pontederiacae). Cây thân thảo, sống lâu năm, nổi trên mặt nước hoặc bám nơi đất bùn, mang một chùm rễ dài và rậm ở phía dưới. Kích thước của cây thường thay đổi tùy theo môi trường sống có nhiều hay ít chất mùn. Lá mọc thành hình hoa thị, có cuống phình lên thành phao nổi, gân lá hình cung. Cụm hoa hình bông hay chùy ở ngọn, dài 15 cm hay hơn. Hoa không đều, màu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lục bình: chữa sưng tấy, viêm đau

  1. Lục bình: chữa sưng tấy, viêm đau Lục bình hay bèo sen, bèo tây, bèo Nhật Bản, tên khoa học là Eichhornia crassipes (Mart.) Solms, thuộc họ bèo lục bình (Pontederiacae). Cây thân thảo, sống lâu năm, nổi trên mặt nước hoặc bám nơi đất bùn, mang một chùm rễ dài và rậm ở phía dưới. Kích thước của cây thường thay đổi tùy theo môi trường sống có nhiều hay ít chất mùn. Lá mọc thành hình hoa thị, có cuống phình lên thành phao nổi, gân lá hình cung. Cụm hoa hình bông hay chùy ở ngọn, dài 15 cm hay
  2. hơn. Hoa không đều, màu xanh nhạt hay tím. Các lá đài và cánh hoa cùng màu gắn liền với nhau ở gốc, cánh hoa trên có một đốm vàng. Quả nang, nhưng ít khi gặp. Phân bố và sinh thái: Lục bình được mang từ nước ngoài vào làm cảnh ở nước ta từ năm 1905 và đã nhanh chóng lan ra khắp nơi, thường gặp ở những chỗ có nước bị tù hãm hoặc nơi nước ngọt chảy chậm như ao, hồ, đầm, mương máng, ven sông. Ở nước ta, lục bình sống quanh năm, sinh sản chủ yếu bằng con đường vô tính. Từ nách lá đâm ra những thân bò dài, và mỗi đỉnh thân bồ cho một cây mới, về sau tách ra thành một cá thể độc lập. Ở nước ta, người ta dùng lục bình làm phân xanh bón ruộng, làm chất độn để ủ phân chuồng và đặc biệt làm thức ăn xanh hoặc nấu chín với cám và bột bắp cho heo ăn. Lục bình cũng là nguồn thức ăn tốt cho bò trong mùa khô thiếu cỏ tươi… Cây lục bình được vứt bỏ hết phiến lá và rễ băm nhỏ, đem ủ lên men trong 24 giờ với một ít nước muối rồi trộn lẫn với cám cho bò ăn.
  3. Chế biến làm thực phẩm: Lục bình cũng có thể dùng làm rau ăn. Người ta rút các đọt non, rửa sạch cắt mỏng dùng nấu canh, chỉ cần cho chín tái, không nên nấu chín nhừ, ăn nát không ngon. Hoa ăn cũng ngon, có thể dùng ăn sống hoặc nấu canh như các đọt non. Năm 1979, Viện chăn nuôi đã cho biết thành phần hóa học của thân lục bình như sau (tính theo %): nước 92,3, protein 0,8, lipid 0,3, cellulose 1,4, dẫn xuất không protein 5,08 và khoáng toàn phần 1,4 (trong đó calcium 0,15 g, phosphor 0,03 g)…
  4. Sử dụng làm thuốc: Lục bình có tác dụng chữa sưng tấy hoặc viêm đau, như sưng bắp chuối ở bẹn, tiêm bị áp xe, chín mé, sưng nách, viêm tinh hoàn, viêm khớp ngón tay, viêm hạch bạch huyết… Người ta thường dùng phần phình của cuống lá giã nát, thêm muối (5 - 8 g muối trong 100 g lục bình). Ở miền Nam trước đây, bà con cũng thường dùng để chữa những vết thương trên cơ thể bị nhiễm độc chất hóa học. Gần đây, người ta đã phát hiện thêm các lợi ích khác của lục bình như: - Chống ô nhiễm nguồn nước: Lục bình làm sạch nước ở nơi chúng mọc, có khả năng làm giảm bớt ô nhiễm môi trường. Chỉ cần 1/3 ha lục bình, mỗi ngày đủ để lọc trong 2.225 tấn nước bị ô nhiễm các chất thải sinh học và các hóa chất. Lục bình còn loại được các kim loại nặng, độc như thủy ngân, chì, kền, bạc, vàng… - Cung cấp năng lượng: Cho lục bình lên men bằng vi khuẩn, 1 kg lục bình sẽ cho 0,3 m3 khí metan. Bã lục bình sau khi lên men có thể dùng làm phân bón.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2