intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mâm ngũ quả - mâm thuốc

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

73
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mâm ngũ quả ngày Tết thường có 1 nải chuối tiêu xanh, 1 quả bưởi hay phật thủ vàng; cam, quýt chín đỏ và đôi khi có cả những quả táo ta màu xanh lục. Các trái cây này có vị thơm ngon, dinh dưỡng cao và cũng là những vị thuốc chữa bệnh. Chuối Chữa táo bón: Ăn chuối tiêu mỗi lần 3-4 quả, ăn liền vài ba bữa sẽ nhuận tràng. Người đau dạ dày kiêng ăn chuối. Nếu táo bón đã lâu thì ăn vài quả chuối mật lá (vỏ dày có cạnh) thật chín, đem...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mâm ngũ quả - mâm thuốc

  1. Mâm ngũ quả - mâm thuốc Mâm ngũ quả ngày Tết thường có 1 nải chuối tiêu xanh, 1 quả bưởi hay phật thủ vàng; cam, quýt chín đỏ và đôi khi có cả những quả táo ta màu xanh lục. Các trái cây này có vị thơm ngon, dinh dưỡng cao và cũng là những vị thuốc chữa bệnh. Chuối Chữa táo bón: Ăn chuối tiêu mỗi lần 3-4 quả, ăn liền vài ba bữa sẽ nhuận tràng. Người đau dạ dày kiêng ăn chuối. Nếu táo bón đã lâu thì ăn vài quả chuối mật lá (vỏ dày có cạnh) thật chín, đem nướng cho đến khi cháy gần hết vỏ, rồi bóc vỏ ăn. Chữa nhọt sưng ở sống lưng: Lấy củ chuối giã nát đắp. Chữa trúng độc: Lấy củ chuối tiêu thật nhiều, thái miếng, cho đầy nổi, đổ ngập nước, sắc đặc lấy một bát cho uống để gây nôn. Chữa giun đũa: Ăn vài quả chuối hột chín, giun có thể tự ra.
  2. Chữa hắc lào mới phát: Cắt quả chuối xanh trên cây, xát nhựa chuối vào, làm nhiều lần sẽ có tác dụng. Chữa phụ nữ đẻ ít sữa, người già táo bón: Hoa chuối thái nhỏ, luộc chín. Trộn với muối vừng hay muối lạc rang, ăn nhiều bữa liền. Bưởi Múi bưởi vị chua, tính lạnh, trị các chứng nôn nghén khi mang thai, kém ăn, khó tiêu, đau bụng. Vỏ quả bưởi có tác dụng giảm đau, trị đau ruột, tiêu phù thũng. Bỏ cùi trắng, lấy lớp vỏ vàng sao dùng. Đốt vỏ bưởi khô xông hơ vào rốn chữa cảm lạnh, đau bụng do lạnh dạ. Chữa cảm sốt: Lá bưởi, lá cúc tần, cỏ sả, lá bạch đàn nấu nồi nước xông giải cảm. Chữa thũng trướng: Vỏ bưởi đào, mộc thông, bồ hóng mỗi vị 20-30 g, diêm tiêu 12 g, cỏ bấc 8 g; sắc uống làm 2 lần mỗi ngày vào lúc đói, ăn một khẩu mía trước và sau khi uống thuốc. Kiêng ăn muối và chất mặn. Chữa phù thũng sau khi đẻ và các phù thũng khác: Vỏ bưởi khô, ích mẫu lượng bằng nhau tán nhỏ, trộn
  3. đều, uống mỗi lần 8 g với rượu vào lúc đói, ngày 2 lần. Hoặc dùng mỗi vị 20-30 g sắc uống mỗi ngày. Phật thủ Có tác dụng trị buồn nôn, nôn, làm tăng cường tiêu hóa, và có tác dụng long đờm, trị ho. Dùng chữa các chứng bụng đầy đau, kém ăn, nôn mửa, ho. Ngày dùng 3-6 g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột. Quất Quả quất được dùng làm nước giải khát, chữa khó tiêu và chữa ho. Hạt quất để cầm máu và chống nôn. Chữa khó tiêu: Quả quất chín 1 kg, rửa sạch, để ráo nước. Dùng kim châm sâu vào quả nhiều lỗ. Cho quất vào lọ cùng với 2 kg đường kính, cứ một lớp quất lại một lớp đường. Đậy kín để trong vòng 7 ngày, thu được sirô quất màu vàng, mùi thơm. Khi dùng, lấy 1-2 thìa to sirô quất pha với 100 ml nước đun sôi để nguội uống. Chữa ho: Quả quất chín, hoa hồng bạch, hạt chanh mỗi vị 10 g. Tất cả rửa sạch cho vào bát cùng với ít đường hoặc mật ong, đem hấp cơm trong 15-20 phút. Nghiền nát, để nguội, cho trẻ uống làm 3 lần trong ngày. Hoặc: Hạt quất, lá xương bồ, hạt chanh
  4. mỗi vị 10 g, mật gà đen 1 cái. Tất cả để tươi, giã nhỏ, thêm đường hấp cơm, chia làm 2-3 lần uống mỗi ngày. Chữa nôn ra máu: Hạt quất một chén nhỏ, bỏ vỏ sao vàng, giã nhỏ, sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống làm 2-3 lần trong ngày. Quýt Quả quýt vị chua ngọt, tính mát, có tác dụng giải khát, trừ đờm. Vỏ quả quýt và lá quýt đều có tinh dầu, có thể cất lấy tinh dầu làm thuốc chữa ho, trừ đờm, trị kém tiêu. Vỏ quả quýt xanh (thanh bì) vị đắng cay, tính ấm, có tác dụng giảm đau, làm tăng tiêu hóa, liều dùng 4-12 g phối hợp với các vị khác. Vỏ quả quýt chín (trần bì) có vị cay đắng, tính ấm; có tác dụng long đờm, chữa ho, ợ hơi, buồn nôn, nôn, liều dùng 4-12 g, phối hợp với các vị khác. Chữa buồn nôn, nôn, ợ hơi, đau bụng, kém tiêu: Trần bì, hoắc hương mỗi vị 8 g; gừng sống 3 lát, sắc uống ngày một thang. Chữa ho suyễn: Trần bì, nam tinh, đình lịch, vỏ rễ dâu mỗi vị 12 g, sắc uống ngày một thang.
  5. Chữa viêm tuyến vú, tắc tia sữa: Hạt quýt 16 g, sắc uống ngày một thang. Ngoài mài hạt gấc với giấm bôi. Chữa viêm đau tinh hoàn: Hạt quýt 10-20 g, sắc với nước rồi pha thêm chén rượu vào, uống ngày một thang. Táo ta Nhân hạt táo sao đen có tác dụng an thần, chữa ít ngủ, giảm trí nhớ. Ngày dùng 8-12 g phối hợp với các vị khác. Nếu dùng nhân hạt táo sống thì không làm dễ ngủ. Lá táo sao sắc uống chữa trẻ em hen sữa. Lá tươi dùng ngoài giã đắp mụn nhọt hút mủ. Bài thuốc chữa hồi hộp, khó ngủ, hay nằm mê, hoảng hốt: Nhân hạt táo sao, sinh địa, thảo quyết minh sao, mạch môn, long nhãn, hạt sen mỗi vị 12 g. Sắc uống hoặc tán bột, viên với mật ong, uống mỗi ngày 20-25 g
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0