Mối quan hệ giữa Lạm phát và Thất nghiệp
lượt xem 372
download
Khái niệm:Lạm phát là sự tăng lên liên tục của mức giá trung bình theo thời gian. Phân loại: Lạm phát vừa phải:Có tỷ lệ lạm phát dưới 10%/năm. Lạm phát phi mã:Xảy ra khi giá cả tăng tương đối nhanh với tỷ lệ 2 hoặc 3 con số một năm. Siêu lạm phát:Xảy ra khi lạm phát đột biến tăng lên với tốc độ vượt xa lạm phát phi mã. Nguyên nhân: Lạm phát cầu kéo:Xảy ra khi tổng cầu tăng lên mạnh mẽ tại mức sản lượng đã đạt hoặc vượt quá mức sản lượng tiềm...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Mối quan hệ giữa Lạm phát và Thất nghiệp
- I/LẠM PHÁT-THẤT NGHIỆP. 1) Lạm phát. Khái niệm:Lạm phát là sự tăng lên liên tục của mức giá trung bình theo thời gian. Phân loại: Lạm phát vừa phải:Có tỷ lệ lạm phát dưới 10%/năm. Lạm phát phi mã:Xảy ra khi giá cả tăng tương đối nhanh với tỷ lệ 2 hoặc 3 con số một năm. Siêu lạm phát:Xảy ra khi lạm phát đột biến tăng lên với tốc độ vượt xa lạm phát phi mã. Nguyên nhân: Lạm phát cầu kéo:Xảy ra khi tổng cầu tăng lên mạnh mẽ tại mức sản lượng đã đạt hoặc vượt quá mức sản lượng tiềm năng. Lạm phát chi phí đẩy:Xảy ra do các cơn sốc về giá cả của các vật tư cơ bản(xăng dầu, điện..) Lạm phát do tiền tệ:Xảy ra khi chính phủ tăng mức cung tiền danh nghĩa để đảm bảo nhu cầu tiền thực tế. Ảnh hưởng: Giá cả tăng mạnh sẽ làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các DN và toàn bộ nền kinh tế. Lạm phát cao làm giảm giá trị đồng tiền trong nước. Khi các mức giá cả trong tương lai khó dự đoán hơn thì các kế hoạch kinh doanh và tiết kiệm hợp lý sẽ trở nên khó thực hiện hơn. Người dân ngày càng lo ngại về sức mua trong tương lai của họ bị giảm xuống và mức sống của họ vì đó mà cũng kém đi. Lạm phát khuyến khích các hoạt động đầu tư mang tính trục lợi hơn là đầu tư vào các hoạt động sản xuất
- Lạm phát cao đặc biệt ảnh hưởng xấu đến những người có thu nhập không tăng kịp mức tăng của giá cả, đặc biệt là những người chỉ sống nhờ vào thu nhập cố định như những người hưởng lương hưu hay công chức, phúc lợi và mức sống của họ sẽ bị giảm đi. Ngoài một số ảnh hưởng tiêu cực trên, thì lạm phát với tỷ lệ thấp có một số tác động tích cực đến nền kinh tế như: Kích thích nền kinh tế tăng trưởng cao hơn, có đánh đổi với tỷ lệ thất nghiệp trong ngắn hạn… 2) Thất nghiệp. Các khái niệm liên quan đến thất nghiệp: Lực lượng lao động: Là số người trong độ tuổi lao động đang có việc hoặc chưa có việc làm nhưng đang tích cực tìm kiếm việc làm. Người thất nghiệp: Là người chưa có việc làm nhưng mong muốn và đang tìm kiếm việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp: Là phần trăm số người thất nghiệp so với tổng số người trong lực lượng lao động. Phân loại: • Theo hình thức thất nghiệp: -Thất nghiệp theo giới tính. -Thất nghiệp theo lứa tuổi. -Thất nghiệp theo ngành nghề. -Thất nghiệp theo vùng. -Thất nghiệp theo dân tộc, chủng tộc. • Theo lý do thất nghiệp: -Bỏ việc: Tự ý bỏ việc vì những lí do khác nhau. -Mất việc: Do các hãng cho thôi việc vì những khó khăn trong kinh doanh. -Mới vào: Lần đầu bổ sung vào lực lượng lao động, nhưng chưa tìm được việc làm. -Quay lại: Những người đã rời khỏi lực lượng lao động nay muốn quay lại làm việc nhưng chưa tìm được viêc làm. • Theo nguồn gốc thất nghiệp:
- -Thất nghiệp tạm thời: Xảy ra khi có một số người lao động đang trong thời gian tìm kiếm công việc hoặc nơi làm việc tốt hơn, phù hợp hơn với mình. -Thất nghiệp cơ cấu: Xảy ra khi có sự mất cân đối giữa cung và cầu lao động. -Thất nghiệp do thiếu cầu: Xảy ra khi mức cầu chung về lao động giảm xuống. -Thất nghiệp do yếu tố ngoài thị trường: Xảy ra do các yếu tố xã hội, chính trị gây ra. Ngoài ra còn có một cách phân loại mới: -Thất nghiệp tự nguyện: Chỉ những người không muốn làm việc do việc làm hoặc mức lương chưa phù hợp với bản thân họ. -Thất nghiệp không tự nguyện: Chỉ những người mong muốn làm việc và tích cực tìm kiếm việc làm nhưng không có việc. Ảnh hưởng của thất nghiệp: Do thiếu các nguồn tài chính và phúc lợi xã hội, người lao động buộc phải làm việc những công việc không phù hợp với trình độ năng lực. Không có việc làm đồng nghĩa với hạn chế giao tiếp với những người lao động khác, tiêu tốn thời gian vô nghĩa, áp lực tâm lý và không có khả năng chi trả cho việc mua sắm hàng hoá,các vật dụng dịch vụ thiết yếu. Tỷ lệ thất nghiệp cao đồng nghĩa với tổng sản phẩm quốc nội(GDP) thấp, các nguồn lực về con người không được sử dụng, bỏ phí cơ hội sản xuất thêm sản phẩm và dịch vụ Gia tăng thất nghiệp đi liền với việc gia tăng các tệ nạn xã hội… Ở một chừng mực nào đó, thất nghiệp đưa đến tăng năng suất lao động và tăng lợi nhuận.., 3) Mối quan hệ giữa Lạm phát-Thất nghiệp-Tăng trưởng. Lạm phát và tăng trưởng có mối quan hệ khăng khít với nhau.Qua bảng số liệu dưới đây, chúng có thể thấy rõ được mối quan hệ đó. Lạm phát và tăng trưởng Năm GDP(Tỷ Tốc Lạm đồng VN) độ phát tăng trưởng GDP
- 1986 108,126.00 3.40% 774,5% 1987 110,882.00 2.50% 360.40% 1988 116,537.00 5.10% 374.40% 1989 125,627.00 7.80% 95.80% 1990 131,968.00 5.00% 36.00% 1991 139,634.00 5.80% 81.80% 1992 151,782.00 8.70% 37.70% 1993 164,043.00 8.10% 8.40% 1994 178,534.00 8.80% 9.50% 1995 195,567.00 9.50% 16.90% 1996 213,833.00 9.30% 5.70% 1997 231,264.00 8.20% 3.20% 1998 244,596.00 5.80% 7.70% 1999 256,272.00 4.80% 4.20% 2000 273,666.00 6.80% 1.70% 2001 292,535.00 6.90% 0.40% 2002 313,247.00 7.10% 4.00% 2003 336,242.81 7.30% 3.20% 2004 362,092.80 7.70% 7.70% 2005 389,243.58 7.50% 8.00% 2006 417,905.53 7.40% 7.00% 2007 448,646.17 7.40% 12.60% Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp đã được A.W.PHILLIPS làm rõ qua đường Phillips. Đường Phillips ngắn hạn cho ta biết rằng: Lạm phát và thất nghiệp có sự đánh đổi trong ngắn hạn và thực tế nó đã được chứng minh bằng số liệu về nền kinh tế Anh vào những năm đầu thế kỷ 20. gp PC 0 u
- II/CÁC CHÍNH SÁCH GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM- KIỀM CHẾ LẠM PHÁT TRONG THỜI GIAN QUA. 1) Kiềm chế lạm phát. a. Chính phủ phối hợp tốt chính sách tiền tệ chặt và tài khoá chặt. Chính sách tài khoá chặt: Kiểm soát chặt chẽ nâng cao hiệu quả chi tiêu công: Tiết kiệm chi tiêu công thường xuyên, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư , giảm tỷ lệ thâm hụt ngân sách. Thực hiện việc cắt giảm, sắp xếp lại các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong kế hoạch năm 2008 từ nguồn ngân sách Nhà nước, trái phiếu chính phủ, tín dụng đầu tư Nhà nước và đầu tư của các DN Nhà nước, trước hết là các công trình kém hiệu quả, chưa thực sự cần thiết. Các Bộ liên quan, nhất là Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, Bộ Xây Dựng, Tài Chính khẩn trương hoàn chinh các văn bản về đầu tư và xây dựng, kịp thời ban hành xử lý các vướng mắc phát sinh để đẩy nhanh tiến độ giải ngân các công trình đưa vào khai thác phát huy hiệu quả. Tình trạng lãng phí trong sản xuất và tiêu dùng còn diễn ra khó phổ biến trong các cơ quan, đơn vị, trong dân cư.Tiềm năng tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng rất lớn. Chính phủ chỉ đạo việc triệt để thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí việc sử dụng ngân sách Nhà nước.Các Bộ, ngành địa phương thực hiện điều hành vốn đầu tư trong tổng mức đã giao. Chỉ bổ sung kinh phí ngoài dự toán đối với các nhiệm vụ cấp bách về an sinh xã hội, an ninh, quốc phòng và phòng chống thiên tai dịch bệnh. Kiểm soát nghiêm ngặt việc tạm ứng dự toán năm 2009, việc sử dụng dự phòng ngân sách và nguồn thu năm 2008. Kiểm soát chặt chẽ việc chuyển nguồn chi sang năm sau đối với những nhiệm vụ thực hiện không hết dự toán năm 2008. Các DN phải rà soát tất cả các khoản chi nhằm hạ giá thành và chi phí lưu thông. Chủ động kêu gọi mọi người, mọi nhà triệt để tiết kiệm tiêu dùng, nhất là nhiên liệu, năng lượng. Tăng cường kiểm tra việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, triệt để tiết kiệm trong tiêu dùng và sản xuất. Chính sách tiền tệ chặt: Kiểm soát chặt chẽ việc tăng tổng phương tiện thanh toán, tổng dư nợ tín dung, nhưng phải bảo đảm tính thanh khoản cho nền kinh tế và hoạt động lành mạnh của các ngân hàng. Chủ động linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường và áp dụng các biện pháp thích hợp để định hướng và ổn định lãi suất, hướng tới thực hiện lãi suất thực dương
- Thực hiện cơ chế tỷ giá linh hoạt với biên độ thích hộp, phản ánh quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường.Thực hiện các giải pháp thiết thực không để đôla hoá nền kinh tế. Quản lý chặt chẽ việc thành lập mới, mở chi nhánh ngân hàng và tăng cường kiểm soát, giám sát hoạt động của các ngân hàng thương mạ, bảo đảm việc tuân thủ các qui định về phát hành cổ phiếu, tăng vốn điều lệ,về huy động, cho vay và chất lượng tín dụng;kip thời phát hiện, xử lý các vi phạm để đảm bảo an toàn, ổn định của toàn hệ thống. Theo dõi chặt chẽ và có các giải pháp kịp thời , đồng bộ để giảm dần thâm hụt cán cân vãng lai, duy trì thặng dư cán cân vốn,giữ vững cân bằng cán cân thanh toán tổng thể của nền kinh tế cả trong ngắn hạn và dài hạn. Sử dụng có hiệu quả và đẩy nhanh tốc độ giải ngân hỗ trợ phát triển chính thứ. Tiếp tục thu hút nhiều hơn và giải ngân nhanh nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Kiểm soát chặt chẽ vay nợ nước ngoài của các DN đặc biệt là các DN nhà nước.Hạn chế việc sử dụng ngoại tệ cho việc nhập khẩu các hàng hoá, dịch vụ chưa thật cần thiết.Tăng thêm dự trữ ngoại tệ của quốc gia. b. Tăng cường các biện pháp hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất của nhân dân, mở rộng việc thực hiện các chính sách về an sinh xã hội: Triển khai việc thực hiện các chính sách về điều chỉnh mức lương tối thiểu tối thiểu, kiểm tra việc xuất gạo dự trữ quốc gia để cấp không thu tiền cho hộ đồng bào bị thiên tai, thiếu đói. Tổ chức thực hiện đầy đủ và có hiệu quả các chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo và ngư dân. Các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng nhà nước Việt Nam cùng Uỷ ban nhân dân các cấp tăng cường các nguồn vốn giá rẻ cho Ngân hàng chính sách xã hội để tiếp tục thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi cho các hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Các Bộ quản lý, Uỷ ban nhân dân các địa phương tiếp tục theo dõi, nắm chắc diễn biến giá cả, đời sống nhân dân trên địa bàn, xử lý kịp thời những vấn đề xã hội gây bức xúc;tăng cường kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện đúng và đủ các chính sách xã hội của Nhà nước cho các đối tượng thụ hưởng, bảo đảm nguồn hỗ trợ của Nhà nước đến đúng đối tượng, không bị thất thoát, tham nhũng. Ngoải ra còn có một số chính sách khác: Tập trung sức phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, bảo đảm cân đối cung cầu về hàng hoá. Đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu, giảm nhập siêu. Triệt để thực hành tiết kiệm trong tiêu dùng và sản xuất.
- Tăng cường công tác quản lý thị trường chống đầu cơ buôn lậu và gian lận thương mại, kiểm soát chặt việc chấp hành pháp luật Nhà nước về giá. Đẩy mạnh công tác thông tin và tuyên truyền. 2) Giải quyết việc làm. Chính sách tiền tệ thắt chặt đưa đến kết quả là lạm phát, dẫn đến các DN vừa và nhỏ sẽ gặp khó khăn lớn.Dẫn đến nguy cơ thua lỗ, phá sản ở không ít DN. Điều này đã xảy ra và đi cùng với nó là tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng tăng cao. Do tình hình khó khăn đó, một số DN đã sa thải hàng loạt công nhân. Ví dụ: FPT tuyên bố cắt giảm 10% số lao động, tương đương con số 1000 người. Công ty chế biến xuất - nhập khẩu nông sản thực phẩm Đồng Nai cũng dự kiến giảm hơn 2000 lao động trong năm 2008... (theo Sài Gòn Tiếp thị) Để giải quyết tình trạng này, Nhà nước ta đã đưa ra rất nhiều chính sách để khắc phục. Xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, mở rộng sản suất tạo nhiều việc làm tốt , thu nhập khá và ổn định luôn luôn gắn liền với năng suất ngày càng cao.Cùng với đó là quá trình đầu tư, thay đổi công nghệ sản xuất. Nước ta với ngành nông nghiệp là ngành chiếm người lao động cao nhất.Do đó, cần phải phát triển hơn nữa kinh tế nông nghiệp nông thôn, mở rộng các vùng chuyên canh có qui mô lớn để thu hút được nhiều lao động hơn. Xây dựng và phục hồi các làng nghề truyền thống để tạo việc làm cho nhân dân địa phương, hay công việc thời vụ trong thời gian nhàn rỗi của người lao động. Tăng cường xuất khẩu lao động. Hiện nay số lượng người Việt Nam đi xuất khẩu lao động là khá lớn, hầu hết đều tập trung ở khu vực nông thôn. Nhà nước hay các tổ chức xã hội cũng thường xuyên có những chương trình nhằm tại cơ hội tìm kiếm việc làm, hay những chương trình dạy nghề, đào tạo lại hay tạo việc làm cho sinh viên khi ra truờng. Đồng thời, với quá trình nay, Nhà nước cũng cần hoàn chỉnh hệ thống giáo dục hơn nữa để răng tỷ lệ lao động có kỹ năng tay nghề cao phục vụ cho tốt cho công việc. Năm 2009, Luật Bảo hiểm thất nghiệp sẽ chính thức áp dụng. Đây là một loại hình phúc lợi tạm thời giành cho những người đã đi làm và bị cho nghỉ việc ngoài ý muốn. Hỗ trợ thất nghiệp giúp cho họ có thời gian để tìm việc khác và có cơ hội được tái đào tạo để chuyển ngành nghề, vì nhiều nhà máy lớn như: xi măng, dệt may….khi đóng cửa thường đưa hàng ngàn công nhân rơi vào tình trạng thất nghiệp Chính phủ sẽ cho vay ưu đãi lãi suất thấp đối với những người thất nghiệp, người thiếu việc làm, các hộ sản xuất kinh doanh, các DN vừa và nhỏ, trang trại, làng nghề có khả năng tạo nhiều việc làm, nhất là đối với thanh niên chưa có việc làm.Hơn 5.985 tỷ đồng, là số tiền sẽ được dùng để thực hiện các dự án cho vay, tạo việc làm. Trong đó, ngân sách trung ương cấp mới cho hơn 2.295 tỷ đồng.
- Cùng với đó, Chính phủ cũng hỗ trợ các hoạt động khai thác, mở thi trường tiếp nhận lao động, hỗ trợ cấp bù chênh lệch lãi suất đối với các đối tượng chính sách vay vốn đi làm việc ở nước ngoài. III/ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CHÍNH SÁCH TRÊN HIỆN NAY. 1) Tích cực. Sau khi thực hiện các chính sách do Chính phủ đề ra về kiềm chế lạm phát-giải quyết việc làm, nền kinh tế nước ta đã đạt được các tin hiệu đáng mừng. Đưới đây là những kết quả mà chúng ta đã đạt được trong thời gian qua: Kết quả của việc thực hiện 8 nhóm giải pháp kiềm lạm phát: Chỉ số CPI trong mấy tháng gần đây đã giảm: Chỉ số giá tiêu dùng,chỉ số giá vàng và chỉ số giá Dolla Mỹ cả nước(Đơn vị %). Chỉ số giá tháng 10 so với Chỉ số giá 10 tháng Kỳ Tháng Tháng Tháng đầu năm gốc 10 12 9 năm 2008 so năm năm năm 2008 với 10 2005 2007 2007 tháng đầu năm 2007 CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG 148.20 126.72 121.64 99.81 123.15 I. Hàng ăn và dịch vụ ăn uống 172.14 140.56 132.12 99.58 136.95 1- Lương thực 201.99 160.06 151.41 98.09 149.58 2- Thực phẩm 161.16 132.82 124.44 100.01 133.05 3- Ăn uống ngoài gia đình 169.86 139.54 131.37 100.47 131.92 II. Đồ uống và thuốc lá 128.32 113.27 111.34 100.67 110.21 III. May mặc, mũ nón, giầy dép 126.05 112.55 110.82 100.70 109.81 IV. Nhà ở và vật liệu xây dựng 148.40 122.84 116.76 98.92 122.39 (*) V. Thiết bị và đồ dùng gia đình 125.94 111.99 111.26 100.73 108.36 VI. Dược phẩm, y tế 123.00 109.76 108.75 100.58 108.72 VII. Phương tiện đi lại, bưu điện 138.44 124.82 119.56 99.06 116.66 VIII. Giáo dục 115.02 106.71 106.56 100.69 103.63
- IX. Văn hoá, thể thao, giải trí 115.74 109.50 109.30 100.38 105.03 X. Đồ dùng và dịch vụ khác 132.35 114.65 111.69 100.85 113.11 CHỈ SỐ GIÁ VÀNG 206.76 125.15 112.53 103.21 137.43 CHỈ SỐ GIÁ ĐÔ LA MỸ 104.45 102.46 102.95 99.95 101.71 Trong đó: Tiết kiệm chi thường xuyên gần 3.000 tỷ đồng. Đến nay, theo báo cáo của các Bộ, Ngành, địa phuơng sẽ tiết kiệm được khoảng 2.700 tỷ đồng, bằng 25% tổng dự phòng NSNN năm 2008. Trong đó, các Bộ,Ngành tiết kiệm được khoảng 700 tỷ đồng, các địa phương tiết kiệm khoảng 2.000 tỷ đồng. Số tiền tiết kiệm này sẽ được bổ sung vào nguồn thực hiện chính sách an sinh xã hội, phòng, chống khắc phục thiên tai, dịch bệnh và các nhiệm vụ cấp bách khác. Đình hoãn, giãn tiến độ gần 2 nghìn dự án, công trình. Việc rà soát lại các công trình, dự án, danh mục dự án đầu tư sử dụng vốn từ nguồn ngân sách nhà nước cần phải đình hoãn hoặc giãn tiến độ cũng được các Bộ, ngành, địa phương triển khai nghiêm túc. Theo đó, tổng số công trình, dự án đình hoãn, ngừng triển khai thực hiện và giãn tiến độ thực hiện trong kế hoạch năm 2008 là 1.736 dự án, với tổng số vốn là 5.625 tỷ đồng. Trong đó, tổng số dự án điều chỉnh giảm của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước là 290 dự án với tổng số vốn là 4.775 tỷ đồng. Kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu, giảm nhập siêu. Bộ Công Thương và Bộ Tài chính đã tích cực rà soát các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động xuất khẩu, đặc biệt là thủ tục hải quan, thuế... Triển khai nghiên cứu xây dựng các hàng rào kỹ thuật và các biện pháp phù hợp với cam kết quốc tế để giảm nhập siêu. Về điều hành xuất khẩu, các Bộ, ngành chức năng đã thực hiện các chính sách để tăng tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó tiếp tục xuất khẩu gạo nhằm bảo đảm an ninh lương thực và bình ổn giá gạo thế giới. Căn cứ vào khả năng cân đối thực tế và bảo đảm an ninh lương thực trong nước, năm nay nước ta có thể xuất khẩu gạo từ 4 đến 4,5 triệu tấn.Do tác động trực tiếp của một số chính sách hạn chế nhập khẩu như tăng thuế nhập khẩu ô tô, linh kiện ô tô...; kiểm soát chặt nguồn ngoại tệ cho nhập khẩu nên nhập khẩu đang có xu hướng giảm dần, đặc biệt là nhập khẩu những mặt hàng không thiết yếu (quý I/2008 nhập siêu bằng 62,7% kim ngạch xuất khẩu, quý II bằng 39,2%, riêng tháng 6 bằng 23,6% kim ngạch xuất khẩu). Đẩy mạnh sản xuất và bảo đảm cân đối cung cầu. Việc khắc phục hậu quả thiên tai và dịch bệnh đã được thực hiện tích cực để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp. Thời gian qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thực hiện tốt các chính sách khôi phục sản xuất lúa Đông Xuân năm 2007-2008 và chăn nuôi trâu, bò bị thiệt hại do ảnh hưởng của đợt rét đậm, rét hại. Các Bộ, ngành địa phương đã tích cực tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về thủ tục hành chính đối với việc phát triển sản xuất kinh doanh. Qua việc thực hiện các giải pháp trên, các hoạt động sản xuất kinh doanh được duy trì tốt, giá các mặt hàng trọng yếu trên thị trường về cơ bản được bình ổn, đặc biệt là kịp thời hạ nhiệt giá gạo và xi măng; cơ bản bảo đảm cung - cầu các mặt hàng trên thị trường; góp phần đưa GDP đạt mức tăng trưởng khá trong 6 tháng đầu năm (6,5%) trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn.
- Cấp hơn 7.300 tỷ đồng thực hiện chính sách an sinh xã hội . Trong thời gian qua, các Bộ, ngành, địa phương đã khẩn trương, tích cực, kịp thời giải quyết tình trạng thiếu đói, hỗ trợ sản xuất, sinh hoạt và đời sống cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện chính sách, khó khăn; giữ ổn định mức thu học phí, viện phí; tiếp tục cho sinh viên, học sinh đại học, cao đẳng, học nghề có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn để học tập; tăng mức hỗ trợ mua bảo hiểm y tế cho người nghèo; bảo đảm cung - cầu những mặt hàng thiết yếu phục vụ nhân dân. Đến nay, ngân sách Trung ương đã cấp hơn 7.300 tỷ đồng để thực hiện các chính sách an sinh xã hội. Thành tựu giải quyết việc làm của nước ta trong thời gian qua: Thứ nhất,trong vòng 7 năm từ 2001-2007, cả nước đã tạo việc làm cho hơn 10 triệu lao động, tăng 25% so với giai đoạn 1996-2000, góp phần ổn định xã hội, ổn định và nâng cao đời sống cho người lao động. Thứ hai, khi chuyển sang kinh tế thị trường, có một bộ phận người lao động, do những khó khăn nhất định, khó hội nhập được vào thị trường lao động. Nhằm hỗ trợ các đối tượng này, Chính phủ đã xây dựng và triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm. Hoạt động chính của chương trình là tập trung vào triển khai Quỹ quốc gia về hỗ trợ việc làm, hiện đại hoá và nâng cao năng lực của các Trung tâm giới thỉệu việc làm, tổ chức tốt hệ thống thông tin thị trường lao động và đào tạo,tập huấn cho các cán bộ quản lý lao động-việc làm. Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm cung cấp các món vay ưu đãi với lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường cho các đối tượng không có việc làm hoặc thiếu việc làm,các cơ sở sản xuất, kinh doanh có dự án thu hút nhiều lao động thất nghiệp, không có việc làm vào làm việc.Tính bình quân Quỹ đã tạo việc làm cho hơn 30-50 vạn lao động.Nhiều mô hình tạo việc làm có hiệu quả từ nguồn quỹ đã được triển khai và mở rộng như sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ ở Bắc Ninh, dệt thổ cẩm ở Ninh Thụân, Hoà Bình, góm sư ở Đồng Nai, làng nghề ở Hà Tây… Hệ thống thông tin thị trường lao động đã từng bước được xây dựng và củng cố, phục vụ nhu cầu quản lý của Nhà nước, nhu cầu của DN,người lao động và các đối tượng khác. Đội ngũ cán bộ quản lý lao động được đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của thời kỳ mới. Thứ ba, là đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Luật Người Lao động Việt Nam đi làm việc theo hợp đồng ở nước ngoài đã tạo hành lang pháp lý cho hoạt động này ngày càng phát triển. Những năm gần đây, việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài ngày càng đi vào nền nếp và trở thành một hướng quan trọng của chương trình việc làm, tăng nhập và xoá đói giảm nghèo. Thị trường nhận lao động Việt Nam có xu hướng mở rộng, từ chỗ chỉ 15 nước năm 1995 với 10.500 lao động đến nay lao động Việt Nam đã có mặt trên 40 nước và vùng lãnh thổ với hơn 30 ngành nghề khác nhau. Năm 2007, cả nước đưa 85.000 lao động đi làm ở trên 30 quốc gia. Trong đó, cao nhất là Malaisia 26.704 người, Đài Loan 23.640 người, Hàn Quốc 12.187 người,Nhật Bản 5.517 người…. Những kết quả trên đây là tiền đề, là điều kiện thuận lợi để nước ta tiếp tục đẩy mạnh tạo việc làm cho người lao động và phát triển kinh tế xã hội. 2) Tiêu cực. Nguy hiểm sau lạm phát là thiểu phát. Lạm phát giống như bị huyết áp cao, dễ bị nguy kịch. Còn thiểu phát giống như bị huyết áp thấp, xỉu dần. Cả hai căn bệnh này đều khó chữa. Lạm phát là sự mất giá của đồng tiền, hay giá cả hàng hoá và dịch vụ tăng cao. Việt Nam trong hơn hai mươi năm qua đã trải qua các thời kỳ lạm phát đáng chú ý.
- Đó là thời kỳ 1986 – 1991, với tốc độ tăng giá tiêu dùng bình quân năm lên đến 146,3%, trong đó có những năm tăng rất cao. Đó là hai năm 1994 – 1995, với tốc độ tăng giá tiêu dùng bình quân là 13,5%. Đó là thời kỳ 2007 – 2008 với tốc độ tăng giá tiêu dùng bình quân năm khoảng 18,2%, trong đó ước tính năm 2008 tăng 24%. Thiểu phát là sự lên giá của đồng tiền, hay giá cả hàng hoá và dịch vụ giảm. Việt Nam trong hơn hai mươi năm qua cũng đã trải qua một số năm có thể được coi là thiểu phát. Đó là năm 1993, giá tiêu dùng chỉ tăng 5,2%, mặc dù năm đó thực hiện chế độ lương mới với sự tăng lên khá. Hai năm 1996 – 1997, các năm từ 1999 – 2003 cũng có thể được coi là thiểu phát – bình quân năm trong thời kỳ này tăng 1,44%. Như vậy, sau thời kỳ lạm phát cao thường có một năm hay một số năm thiểu phát, do tác động của hai yếu tố. Một yếu tố có tính chất toán học so sánh: khi số gốc cao thì tốc độ tăng sẽ thấp. Một yếu tố do tác động là độ trễ của các biện pháp kiềm chế lạm phát. Ai gánh chịu hậu quả? Đối với người tiêu dùng, nhất là những người nghèo, khi lạm phát, sẽ là người đầu tiên, trực tiếp bị ảnh hưởng lớn nhất. Cùng một số tiền, nhưng do giá hàng hoá, dịch vụ tăng lên mua được ít hơn. Một bộ phận không nhỏ còn phải giảm khẩu phần, “thắt lưng buộc bụng”. Khi thiểu phát, người tiêu dùng cũng được hưởng lợi đầu tiên, trực tiếp và lớn nhất. Đối với nhà đầu tư, sản xuất, kinh doanh thì cả lạm phát và thiểu phát đều không có lợi. Đối với nhà đầu tư, khi lạm phát, một mặt, lượng vốn đầu tư sẽ không dồi dào được như cũ. Mặt khác, cùng một lượng vốn đầu tư nhưng do giá, chi phí tăng... nên khối lượng thi công bị giảm... Khi thiểu phát, chi phí vay vốn thấp hơn, nhưng lượng vốn đầu tư lại ít hơn và quan trọng hơn là đầu tư xong mà giá giảm hơn thì tiêu thụ sẽ gặp khó khăn. Đối với người sản xuất kinh doanh, khi lạm phát thì chi phí đầu vào tăng, nếu giá cả đầu ra tăng cao hơn thì có lãi, nếu đầu ra tăng thấp hơn thì lỗ; chu kỳ này thì lãi đấy, nhưng quay lại mua nguyên nhiên vật liệu sản xuất thì giá lại cao rồi. Nếu hạch toán không đúng, tưởng rằng lãi nhưng hoá ra là lỗ. Khi lạm phát cao, thì tiền tệ sẽ bị thắt chặt, khi đó người sản xuất, kinh doanh khó tiếp cận vốn. Khi thiểu phát, chi phí nguyên nhiên vật liệu giảm, chi phí vay vốn giảm, nhưng khâu tiêu thụ giá còn giảm hơn. Ở chu kỳ sau, giá nguyên nhiên vật liệu còn thấp xa so với chu kỳ trước, nhưng trên sổ sách người sản xuất vẫn bị lỗ, mặc dù đó là “lỗ giả, lãi thật”. Có hai điểm đáng chú ý trong thời gian thiểu phát. Điểm thứ nhất, người tiêu dùng có tâm lý chờ đợi giá sẽ giảm xuống nữa nên chưa mua, làm giảm nhu cầu đối với sản xuất. Điểm thứ hai là hàng nhập khẩu giá rẻ sẽ gia tăng, và sẽ càng mạnh nếu trên thế giới cũng bị thiểu phát (như hiện nay đã xuất hiện). Khi đó, nhập siêu sẽ gia tăng, mà lại là nhập siêu giảm phát, làm cho sản xuất trong nước càng trì trệ Nếu dùng hình ảnh, thì lạm phát giống như bị huyết áp cao, dễ bị nguy kịch; còn thiểu phát giống như bị huyết áp thấp, xỉu dần. Trị thiểu phát là việc khó khăn, nếu tăng cung tiền không khéo thì lại sợ tái lạm phát (mà tái lạm phát nguy hiểm hơn là lạm phát). Đây là điều cảnh báo để các nhà hoạch định chính sách vĩ mô tham khảo và có giải pháp phù hợp. Ngay từ mục tiêu và giải pháp năm 2009, có thể không nên dùng cụm từ ưu tiên kiềm chế lạm phát mà nên ưu tiên chống nguy cơ khủng hoảng và nguy cơ suy thoái kinh tế. Lo thất nghiệp sau thời kỳ lạm phát.
- Chính sách thắt chặt tiền tệ đưa đến kết quả là lạm phát tuy còn ở mức cao nhưng đã bắt đầu được kiềm chế, thể hiện qua tốc độ tăng giá tiêu dùng giảm dần trong hai tháng qua. Tuy nhiên, điều đáng lo hơn là trong thời gian tới, nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, sẽ gặp khó khăn lớn do dần ngấm sau tác động của lạm phát. Nguy cơ thua lỗ, phá sản ở không ít doanh nghiệp đã hiển hiện và đi cùng với nó là tỷ lệ thất nghiệp đang có xu hướng tăng cao. Theo ông Cao Sĩ Kiêm, chủ tịch hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng lên đáng kể trong thời gian tới do các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp dân doanh, ngày càng chật vật hơn do lãi suất vay ngân hàng bị đẩy lên quá cao cùng với những khó khăn do giá đầu vào của nguyên, nhiên vật liệu. Nhiều doanh nghiệp có nguy cơ phá sản do đến kỳ đáo hạn, không trả được nợ ngân hàng. Theo nhiều chuyên gia kinh tế, khả năng tỷ lệ thất nghiệp sắp tới tăng cao là khá rõ. Theo tính toán, nếu GDP giảm đi 2% so với GDP tiềm năng thì tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng lên 1%. Trước khi được Quốc hội cho phép điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng GDP năm nay còn 7%, Chính phủ đã được giao thực hiện chỉ tiêu tăng trưởng năm 2008 là 8,5 – 9%. Nếu sụt giảm tăng trưởng dự tính từ 8,5 – 9% xuống chỉ còn 6,5% trong năm nay, chắc chắn sẽ dẫn tới hệ quả làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp. Lực lượng lao động trong độ tuổi hiện nay của Việt Nam là gần 45 triệu người nên tỷ lệ phần trăm thất nghiệp tăng lên của con số này sẽ là một vấn đề lớn. Giờ đây, khi chiều hướng kinh tế đi xuống, một chu kỳ kinh doanh đã kết thúc thì tỷ lệ thất nghiệp tăng trở lại dường như là hợp quy luật. Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ với một quy luật phổ biến như vậy. Vấn đề là Nhà nước chuẩn bị ứng phó như thế nào để không làm lãng phí nguồn lực lao động còn đang độ trẻ, đã ít nhiều được đào tạo và không làm nảy sinh những vấn đề xã hội do thất nghiệp gây ra.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn