Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
MỐI LIÊN QUAN GIỮA BỆNH VẨY NẾN VÀ HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA<br />
Trương Lê Anh Tuấn*, Lê Ngọc Diệp**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Vẩy nến (VN) là bệnh da thường gặp. Bệnh thường kèm theo các rối loạn kết hợp như hội<br />
chứng chuyển hóa (HCCH) (theo Love T.J. tỷ lệ này là 40%(7)) hay các yếu tố của hội chứng này và đây cũng<br />
chính là các yếu tố nguy cơ tim mạch và đột quỵ. Bệnh VN góp phần làm tăng gánh nặng cho gia đình và xã hội<br />
cũng như tăng nguy cơ tử vong chung.<br />
Mục tiêu: Xác định mối liên quan giữa bệnh VN với HCCH.<br />
Phương pháp: Nghiên cứu bệnh - chứng, trên 100 bệnh nhân (BN) VN và 100 người khỏe mạnh không<br />
mắc bệnh VN.<br />
Kết quả: BN VN có HCCH chiếm 38%. Trong đó, nam chiếm 65,8% và nữ chiếm 34,2%. BN VN có<br />
HCCH: tuổi > 40 là 81,6% và tuổi 40 là 18,4%. Tỷ lệ tái khởi phát bệnh VN tăng theo số yếu tố của HCCH.<br />
Tăng huyết áp, béo phì bụng, tăng triglyceride có liên quan độc lập với bệnh VN. BN VN có nguy cơ mắc HCCH<br />
gấp 3 lần so với người bình thường.<br />
Kết luận: 38% BN VN có kèm HCCH. BN VN có nguy cơ mắc HCCH gấp 3 lần người bình thường.<br />
Từ khóa: Vẩy nến, Hội chứng chuyển hóa<br />
<br />
ABSTRACT<br />
RELATIONSHIP BETWEEN PSORIASIS AND METABOLIC SYNDROME<br />
Truong Le Anh Tuan, Le Ngoc Diep<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 268 - 274<br />
Background: Psoriasis is a common skin disease. Psoriasis is often accompanied by combination of disorders<br />
such as metabolic syndrome (according to Love TJ., this ratio is 40%) or by the elements of this syndrome which<br />
are also the main risk factors for cardiovascular disease and stroke. Psoriasis contributes to increasing a burden on<br />
families and society, and a risk of overall mortality as well.<br />
Objective: To determine the relationship between psoriasis and metabolic syndrome.<br />
Method: Case-control study on 100 patients with psoriasis and on 100 healthy people.<br />
Results: Psoriasis patients who have metabolic syndrome accounted for 38%. In particular, men accounted<br />
for 65.8% and women accounted for 34.2%. Psoriasis patients with metabolic syndrome: age >40 was 81.6% and<br />
age ≤40 was 18.4%. The rate of recurrent psoriasis is increased by factors of metabolic syndrome. Hypertension,<br />
obesity, or hypertriglyceridemia independently related with psoriasis. Psoriasis patients are at 3 times higher risk<br />
for metabolic syndrome than healthy people.<br />
Conclusions: 38% of psoriasis patients are related with metabolic syndrome. Psoriasis patients are at 3<br />
times higher risk for metabolic syndrome than healthy people.<br />
Key words: Psoriasis, Metabolic syndrome<br />
* Bệnh viện Da Liễu TP.HCM<br />
Tác giả liên lạc: TS. Lê Ngọc Diệp<br />
<br />
268<br />
<br />
** Bộ môn Da Liễu-ĐHYD TP.HCM<br />
ĐT: 0938106969<br />
<br />
Email: drngocdiep@yahoo.com<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa II<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
VN là bệnh da thường gặp(3,10). Về mặt hình<br />
thái học bệnh biểu hiện với dạng mảng, giọt, đỏ<br />
da toàn thân, mụn mủ hoặc tổn thương móng.<br />
Bệnh nhẹ cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng<br />
cuộc sống. Dù điều trị thích hợp cũng chỉ giúp<br />
giảm tình trạng bệnh(6). Bệnh VN nặng làm tăng<br />
nguy cơ tử vong(4). BN VN thường kèm theo các<br />
rối loạn kết hợp như HCCH (theo Love T.J. tỷ lệ<br />
này là 40%(7)) hay các yếu tố của hội chứng này<br />
và đây cũng chính là các yếu tố nguy cơ tim<br />
mạch và đột quỵ có thể điều chỉnh được bằng<br />
lối sống giảm cân và vận động thể lực. Đã có<br />
nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về<br />
HCCH trong nội khoa chung và trong bệnh lý<br />
tim mạch, đái tháo đường nói riêng(9). Cho tới<br />
nay, HCCH trong bệnh lý da liễu đặc biệt là<br />
bệnh VN đã có nhiều nghiên cứu ở ngoài nước<br />
trong khi đó ở trong nước chúng tôi chưa tìm<br />
thấy nghiên cứu nào tìm hiểu về vấn đề này.<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Xác định tỷ lệ BN VN có HCCH.<br />
Xác định mối liên quan giữa các yếu tố của<br />
HCCH và bệnh VN.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG -PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Nghiên cứu bệnh - chứng.<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Chọn nhóm bệnh: BN VN điều trị ngoại trú tại<br />
BVDL Tp. HCM từ 07/2010 đến 05/2011.<br />
Chọn nhóm chứng: Những người bình<br />
thường, không bị bệnh VN.<br />
<br />
Cỡ mẫu<br />
Áp dụng công thức của trường hợp nghiên<br />
cứu có 2 nhóm đối tượng, và mục tiêu nghiên<br />
cứu là kiểm định tỷ số số chênh với yếu tố nguy<br />
cơ chính là HCCH n= 98,7; do đó mẫu nghiên<br />
cứu chúng tôi là 99 đối tượng cho mỗi nhóm<br />
bệnh và nhóm chứng. Tỷ số bệnh chứng là 1:1.<br />
<br />
Kỹ thuật chọn mẫu<br />
Không xác suất.<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa II<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh<br />
Nhóm bệnh: từ 18 tuổi trở lên, không có<br />
thai. Được chẩn đoán lâm sàng là bệnh VN và bị<br />
bệnh ít nhất 6 tháng. Đồng ý tham gia nghiên<br />
cứu.<br />
Nhóm chứng: từ 18 tuổi trở lên, không có<br />
thai. Không mắc bệnh VN và các bệnh da mạn<br />
tính (chàm, lupus ban đỏ, pemphigus, bọng<br />
nước dạng pemphigus…).<br />
<br />
Thu thập số liệu<br />
Làm bệnh án theo mẫu, đáp ứng tiêu<br />
chuẩn chọn mẫu. Chỉ định các xét nghiệm.<br />
Khám lần 2: Sau khi có kết quả xét nghiệm.<br />
HCCH: khi có ít nhất 3 trong 5 thành tố của<br />
NCEP ATP III 2004 điều chỉnh cho người<br />
Châu Á - Thái Bình Dương.<br />
<br />
Xử lý dữ liệu<br />
Phần mềm SPSS 18.0. Các giá trị phân tích ở<br />
mức ý nghĩa p 40 có HCCH chiếm 81,6% cao<br />
hơn nhóm tuổi ≤40 có HCCH (18,4%), sự khác<br />
nhau này có YNTK.<br />
Tỷ lệ HCCH theo giới tính ở nhóm VN<br />
25 trường hợp nam có HCCH (chiếm 65,8%)<br />
cao hơn nữ (13 trường hợp, chiếm 34,2%), sự<br />
khác nhau này không có YNTK.<br />
Tỷ lệ HCCH theo thể lâm sàng ở nhóm VN<br />
Bảng 1: Tỷ lệ HCCH theo thể lâm sàng VN<br />
Thể lâm sàng<br />
Mảng<br />
Khớp<br />
Mủ<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Có, n (%)<br />
29 (36,3)<br />
9 (47,4)<br />
0 (0,0)<br />
38 (38,0)<br />
<br />
HCCH<br />
Không, n (%)<br />
51 (63,7)<br />
10 (52,6)<br />
1 (100)<br />
62 (62,0)<br />
<br />
Tổng cộng<br />
80 (80)<br />
19 (19)<br />
1 (1)<br />
100(100)<br />
<br />
Nhận xét: VN mảng chiếm tỷ lệ cao nhất 80%<br />
(36,3% có HCCH và 63,7% không có HCCH).<br />
Tiếp đến là VN khớp chiếm 19% (47,4% có<br />
HCCH và 52,6% không có HCCH). Chỉ có 1 đối<br />
tượng là VN mủ và không có HCCH. Không có<br />
sự khác biệt có YNTK về tần suất mắc HCCH ở<br />
các thể lâm sàng của bệnh VN. Tại Nhật, kết quả<br />
nghiên cứu của Takahashi H. có kết quả VN<br />
mảng chiếm tỷ lệ 83,6%(12), tương tự như nghiên<br />
cứu chúng tôi. Tuy nhiên thấp hơn trong nghiên<br />
cứu của Gisondi P. (96,3%)(5). Điều này có thể do<br />
khác nhau trong cách phân loại bệnh.<br />
Trong khi đó, tỷ lệ VN khớp trong nghiên<br />
cứu của Takahashi H. là 6,6% thấp hơn nghiên<br />
cứu này (VN khớp là 19%). Trong đó, 47,4% có<br />
HCCH và 52,6% không có HCCH. Ngược lại,<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa II<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
theo Raychaudhuri S.K. BN VN khớp có HCCH<br />
chiếm 58,1% cao hơn kết quả nghiên cứu này(11).<br />
<br />
11,01 (mmHg) cao hơn so với nhóm chứng (72,6<br />
± 6,49 mmHg), sự khác biệt này có YNTK.<br />
<br />
Tỷ lệ HCCH theo mức độ nặng của bệnh ở<br />
nhóm bệnh VN<br />
Bảng 2: Phân bố HCCH theo mức độ nặng bệnh VN<br />
<br />
Trị số PASI TB ở BN VN theo HCCH<br />
Nhận xét: Ở nhóm VN mắc HCCH có PASI<br />
TB là 11,9 ± 6,62 cao hơn nhóm không mắc<br />
HCCH (8,7 ± 4,50) và sự khác nhau này có<br />
YNTK.<br />
<br />
Mức độ nặng<br />
<br />
Có, n (%)<br />
19 (29,2)<br />
13 (50)<br />
6 (66,7)<br />
38 (38,0)<br />
<br />
Nhẹ<br />
Trung bình<br />
Nặng<br />
Tổng cộng<br />
<br />
HCCH<br />
Không, n (%)<br />
46 (70,8)<br />
13 (50)<br />
3 (33,3)<br />
62 (62,0)<br />
<br />
Tổng cộng<br />
n (%)<br />
65 (65)<br />
26 (26)<br />
9 (9)<br />
100 (100)<br />
<br />
Nhận xét: Nhóm VN nhẹ, 29,2% có HCCH và<br />
70,8% không có HCCH. Nhóm VN trung bình,<br />
50% có HCCH và 50% không có HCCH. Nhóm<br />
VN nặng, 66,7% có HCCH và 33,3% không có<br />
HCCH. Sự khác biệt này có YNTK. Như vậy,<br />
nhóm BN VN mức độ nặng và TB có HCCH với<br />
tỷ lệ (lần lượt là 66,7% và 50%) cao hơn so với<br />
BN VN mức độ nhẹ (29,2%).<br />
<br />
Trị số TB của một số yếu tố lâm sàng ở<br />
nhóm VN và nhóm chứng<br />
Bảng 3: Trị số TB của một số yếu tố lâm sàng<br />
Các yếu tố<br />
<br />
Nhóm<br />
<br />
2<br />
<br />
BMI (kg/m )<br />
Vòng bụng (cm)<br />
<br />
Nam<br />
Nữ<br />
<br />
HATT (mmHg)<br />
HATTr (mmHg)<br />
<br />
X ± SD<br />
<br />
Chứng<br />
21 ± 2,57<br />
VN<br />
23,4 ± 3,73<br />
Chứng 82,3 ± 7,63<br />
VN<br />
90,2 ± 9,54<br />
Chứng 76,18 ± 7,03<br />
VN<br />
86,5 ± 9,46<br />
Chứng 115,8 ± 7,06<br />
VN<br />
128,6 ± 16,43<br />
Chứng 72,6 ± 6,49<br />
VN<br />
78,5 ± 11,01<br />
<br />
p<br />