Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA ĐỀ KHÁNG INSULIN VÀ TĂNG HUYẾT ÁP Ở<br />
NHÓM CÔNG CHỨC–VIÊN CHỨC QUẬN 10 TP. HCM<br />
Nguyễn Thành Thuận*, Nguyễn Thy Khuê**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Khảo sát mối tương quan giữa đề kháng insulin và tăng huyết áp.<br />
Đối tượng–Phương pháp nghiên cứu: 498 đối tượng tuổi từ 20-60 được đưa vào nghiên cứu, các đối<br />
tượng tham gia không có tiền sử bệnh đột quỵ, cơn thoáng thiếu máu não, nhồi máu cơ tim, đau ngực, hoặc suy<br />
thận. Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện để tìm mối tương quan giữa đề kháng insulin và THA. Đề kháng<br />
insulin được đánh giá bằng chỉ số HOMA-IR.<br />
Kết quả: Tỉ lệ THA là 29,1%. HOMA-IR tương quan có ý nghĩa với huyết áp tâm thu (r=0,171) và huyết<br />
áp tâm trương (r=0,131). HOMA-IR ≥ 1,41, tăng Triglyceride ≥ 150mg/dl, hội chứng chuyển hóa, acid uric máu<br />
>5,5mg/dl, đường huyết đói ≥ 100mg/dl, tuổi, nam giới, BMI ở nhóm THA cao hơn nhóm không THA. Phân<br />
tích hồi quy đa biến cho thấy HOMA-IR liên quan với THA và độc lập với các yếu tố khác.<br />
Kết luận: đề kháng insulin liên quan có ý nghĩa với THA.<br />
Từ khóa: Đề kháng insulin,HOMA-IR, tăng huyết áp.<br />
<br />
ABTRACT<br />
THE RELATIONSHIP BETWEEN INSULIN RESISTANCE AND HYPERTENSION IN WHITE COLLAR<br />
IN DISTRICT 10, HO CHI MINH CITY<br />
Nguyen Thanh Thuan, Nguyen Thy Khue<br />
*Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 383 - 389<br />
Objectives: we aimed to determine whether insulin resistance was associated with risk of hypertension.<br />
Methods: Of the 498 subjects aged 20–60 years enrolled in this study, participants without a clinical history<br />
of stroke, transient ischemic attack, myocardial infarction, angina, or renal failure were recruited. We examined<br />
the cross-sectional relationship between insulin resistance and hypertension. Insulin resistance was evaluated by<br />
homeostasis of minimal assessment of insulin resistance(HOMA-IR).<br />
Results: Overall, the prevalence of hypertension was 29.1%. The HOMA-IR correlated significantly with<br />
systolic (r=0.171) and diastolic (r=0.131) blood pressures. HOMA-IR≥1.41, Triglyceride≥150mg/dl, metabolic<br />
syndrome, serum uric acid >5.5mg/dl, FBG ≥100mg/dl, age, male, BMI showed the highest crude OR for<br />
progression form normotension to hypertension. Multivariate logistic regression analysis showed that HOMA-IR<br />
was independently associated with the presence of hypertension.<br />
Conclusions: Insulin resistance was significantly associated with hypertension in the general population.<br />
Keywords: Insulin resistance, HOMA-IR, hypertension.<br />
lệ THA ngày càng tăng nhanh. Theo cuộc điều<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
tra sức khỏe và dinh dưỡng tại Mỹ năm 1999–<br />
Cùng với sự gia tăng của béo phì và ĐTĐ, tỉ<br />
2000 tỉ lệ THA là 31% trong dân số (17). Tại các<br />
<br />
<br />
Bệnh viện Đại Học Y Dược TP. HCM; ** Bộ Môn Nội Tiết - Đại Học Y Dược TP. HCM<br />
<br />
Tác giả liên lạc BSCK1. Nguyễn Thành Thuận<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa II<br />
<br />
ĐT: 0908370394<br />
<br />
Email: thuan.nt@umc.edu.vn<br />
<br />
383<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
nước Châu Á, tỉ lệ THA tại Trung Quốc 24%,<br />
Singapore (27%), Thái Lan (22%), Hàn quốc<br />
(22,9%)(5). Cơ chế bệnh sinh của THA vô căn vẫn<br />
chưa rõ ràng, có thể chịu tác sự tác động bởi các<br />
yếu tố di truyền và các yếu tố môi trường (như<br />
béo phì, đề kháng insulin, rối loạn lipid máu, và<br />
thói quen).<br />
Mặc dù đã có nhiều giả thuyết về cơ chế<br />
bệnh sinh được đưa ra để giải thích mối liên<br />
quan giữa tình trạng đề kháng insulin và THA,<br />
nhưng vấn đề này vẫn còn nhiều tranh luận.<br />
Một số công trình nghiên cứu cho thấy bệnh<br />
nhân THA có nồng độ insulin máu cao hơn<br />
người không THA. Và một số khác sử dụng kĩ<br />
thuật “kẹp hay cố định” để chẩn đoán đề kháng<br />
insulin cho thấy những bệnh nhân đề kháng<br />
insulin có tỉ lệ THA cao hơn. Nhưng các kết quả<br />
không tương đồng nhau, có kết quả tìm thấy có<br />
sự liên quan, và có kết quả không cho thấy sự<br />
liên quan giữa hai vấn đề này. Do vậy chúng tôi<br />
quyết định tiến hành nghiên cứu này để đánh<br />
giá mối tương giữa đề kháng insulin và THA và<br />
các yếu tố nguy cơ khác của THA.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu:<br />
Thời gian lấy mẫu từ tháng 10/2009 đến<br />
tháng 6/2010. Chúng tôi chọn tất cả các trường<br />
học trên địa bàn quận 10 và ủy ban nhân dân<br />
quận 10, tổng cộng có 509 đối tượng ở 8 trường<br />
học và 1 ủy ban nhân dân quận đồng ý tham gia<br />
nghiên cứu. Sau khi khám và làm xét nghiệm<br />
chúng tôi loại ra 11 đối tượng, còn lại 498 đối<br />
tượng được đưa vào phân tích. Tiêu chí loại trừ<br />
bao gồm: đối tượng đang bị bệnh cấp tính, hoặc<br />
có tình trạng viêm nhiễm khi CRP ≥10mg/L hoặc<br />
bạch cầu trong máu tăng >12.000/µL, đã được<br />
chẩn đoán ĐTĐ và đang điều trị bằng insulin,<br />
suy thận với độ lọc cầu thận ≤30ml/phút/1,73 m2<br />
da, tiền sử bệnh nhồi máu cơ tim, cơn đau thắt<br />
ngực, đột quỵ, cơn thoáng thiếu máu não.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Nghiên cứu quan sát: cắt ngang, mô tả và<br />
phân tích.<br />
<br />
384<br />
<br />
Thu thập số liệu:<br />
Các thông tin về đặt trưng cơ bản và các yếu<br />
tố nguy cơ được thu thập trong lần thăm khám<br />
trên cùng một mẫu bệnh án. Hút thuốc lá được<br />
định nghĩa là khi còn đang hút thuốc lá hoặc<br />
tiền sử hút thuốc nhưng ngưng < 1 năm. Uống<br />
rượu bia được định nghĩa là khi uống >1 đơn vị<br />
rượu/ngày (1 đơn vị rượu tương đương 300ml<br />
bia hoặc 60 ml rượu mạnh). Chúng tôi dùng<br />
cùng một máy đo huyết áp kế điện tử OMRON,<br />
nếu nghi ngờ chúng tôi sẽ kiểm tra lại bằng máy<br />
đo huyết áp kế thủy ngân. Giáo viên ngồi nghỉ ít<br />
nhất 10 phút, đo ở tư thế ngồi, đo ở tay phải, tay<br />
đặt ngang bàn, khoảng cách giữa 2 lần đo là 2<br />
phút. Nếu sai số giữa 2 lần đo >10mmHg chúng<br />
tôi sẽ đo lại bằng máy huyết áp kế thủy ngân và<br />
lấy trung bình 2 trị số gần nhau nhất. Phân loại<br />
huyết áp theo JNC VII(4): bình thường khi HA<br />
tâm thu 1,41 là<br />
điểm cắt để chẩn đoán đề kháng insulin trong<br />
nghiên cứu.<br />
Bảng 1: Mô tả đặc trưng cơ bản phân theo THA và<br />
không THA (HA bình thường và tiền THA)<br />
Không THA<br />
THA (n=145) Giá trị p<br />
(n=353)<br />
Tuổi (năm)<br />
42,2±9,2<br />
48,6±7,7<br />
0,000<br />
Giới: Nam<br />
90(25,5%)<br />
64(44,1%)<br />
0,000<br />
2<br />
BMI (kg/m )<br />
22,1±3,03<br />
24,02±3,18<br />
0,000<br />
Vòng eo (cm)<br />
75,2±9,1<br />
81,1±8,9<br />
0,000<br />
Béo bụng n(%)<br />
68(19,3)<br />
47(32,4)<br />
0,019<br />
Hút thuốc lá n(%)<br />
48(13,6)<br />
32(22,1)<br />
0,037<br />
Rượu bia n(%)<br />
22(6,2)<br />
18(12,4)<br />
0,021<br />
Sống tĩnh tại n(%)<br />
105(29,8)<br />
38(26,2)<br />
0,428<br />
TSGĐ THA n(%)<br />
204(57,8)<br />
99(68,3)<br />
0,029<br />
Các chỉ số xét nghiệm<br />
Cholesterol<br />
5,54±1,06<br />
5,82±1,02<br />
0,007<br />
TP(mmol/L)<br />
Triglyceride<br />
1,29[0,94–<br />
1,81[1,23–<br />
0,000<br />
(mmol/L)*<br />
1,97]<br />
2,64]<br />
LDL-C(mmol/L)<br />
3,16±0,81<br />
3,33±0,88<br />
0,041<br />
HDL-C(mmol/L)<br />
1,29±0,31<br />
1,21±0,27<br />
0,004<br />
Rối loạn lipid máu<br />
262(74,2)<br />
133(91,7)<br />
0,000<br />
n(%)<br />
Hội chứng chuyển<br />
53(15)<br />
82(56,6)<br />
0,000<br />
hóa n(%)<br />
4,82[4,14–<br />
5,43[4,74–<br />
Acid uricmg/dL *<br />
0,000<br />
5,92]<br />
6,96]<br />
1,78[0,63–<br />
2,12[0,72–<br />
CRPmg/L *<br />
0,401<br />
3,42]<br />
3,69]<br />
Đường huyết<br />
4,82[4,45–<br />
4,99[4,63–<br />
0,000<br />
đói(mmol/L)*<br />
5,15]<br />
5,61]<br />
Insulin(micro U/ml)* 6,9[5–10]<br />
7,9[6,2–11,9] 0,000<br />
1,48[1,04–<br />
1,83[1,41–<br />
HOMA-IR*<br />
0,000<br />
2,20]<br />
2,64]<br />
HOMA-IR>1,41<br />
188(53,3)<br />
108(74,5)<br />
0,000<br />
n(%)<br />
Rối loạn<br />
đườnghuyết đói<br />
25(7,1)<br />
21(14,5)<br />
0,001<br />
n(%)<br />
Đái tháo đường<br />
10(2,8)<br />
17(11,7)<br />
0,001<br />
n(%)<br />
Chú thích: * trung vị [khoảng tứ phân vị], trung bình ±1 độ<br />
lệch chuẩn<br />
Biến số<br />
<br />
Tỉ lệ THA là 29,1%. trong nhóm THA có tuổi<br />
trung bình, BMI, vòng eo, tình trạng hút thuốc<br />
lá, uống rượu bia, tiền sử gia đình THA cao hơn<br />
<br />
385<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
nhóm không THA. Nam giới có tỉ lệ THA cao<br />
hơn nữ giới (44,1% so với 23,6%). Tỉ lệ béo bụng<br />
trong nhóm THA cao hơn nhóm không THA<br />
(32,4% so với 19,3%). ở nhóm THA có các chỉ số<br />
xét nghiệm: ĐH đói, insulin máu, và HOMA-IR,<br />
Triglyceride, LDL-C, cholesterol toàn phần, acid<br />
uric cao hơn và HDL-C thấp hơn so với nhóm<br />
không THA. Nhóm THA có tỉ lệ đề kháng<br />
insulin cao hơn nhóm không THA (74,5% so với<br />
53%). Tỉ lệ hội chứng chuyển hóa trên đối tượng<br />
THA cũng cao hơn nhóm không THA (56,6% so<br />
với 15%).<br />
<br />
Tăng huyết áp<br />
<br />
Biến số<br />
<br />
OR(95%khoảng tin cậy) Giá trị p<br />
<br />
Tiền sử gia đình đái<br />
tháo đường<br />
Tiền sử gia đình rối<br />
loạn lipid<br />
Tăng Cholesterol toàn<br />
phần<br />
Tăng Triglyceride<br />
≥150mg/dl<br />
Tăng LDL-C<br />
<br />
1,01(0,66–1,53)<br />
<br />
0,973<br />
<br />
0,91(0,56–1,49)<br />
<br />
0,704<br />
<br />
1,84(1,15–2,95)<br />
<br />
0,011<br />
<br />
2,52(1,70–3,74)<br />
<br />
0,000<br />
<br />
1,33(0,90–1,96)<br />
<br />
0,151<br />
<br />
Giảm HDL-C<br />
<br />
1,36(0,92–2,01)<br />
<br />
0,118<br />
<br />
Rối loạn lipid máu<br />
<br />
3,85(2,04–7,28)<br />
<br />
0,000<br />
<br />
1,62(1,04–2,54)<br />
<br />
0,034<br />
<br />
2,06(1,39–3,06)<br />
<br />
0,000<br />
<br />
3,23(1,94–5,37)<br />
<br />
0,000<br />
<br />
7,37(4,75–11,43)<br />
<br />
0,000<br />
<br />
2,56(1,67–3,93)<br />
<br />
0,000<br />
<br />
Tăng TG và giảm<br />
HDL-C<br />
Tăng acid uric<br />
>5,5mg/dl<br />
Đường huyết<br />
≥5,6mmol/l<br />
Hội chứng chuyển<br />
hóa<br />
HOMA–IR >1,41<br />
<br />
Bảng 3: Phân tích hồi quy logistic đa biến các yếu tố<br />
liên quan đến THA (hiệu chỉnh cho tất cả các biến<br />
trong bảng)<br />
Tăng huyết áp<br />
Biến số<br />
<br />
OR (95%khoảng<br />
tin cậy)<br />
<br />
Giá trị p<br />
<br />
Tuổi (năm)<br />
<br />
1,10(1,07–1,14)<br />
<br />
0,000<br />
<br />
Giới: Nam<br />
<br />
2,65(1,29–5,47)<br />
<br />
0,008<br />
<br />
BMI (kg/m )<br />
<br />
1,12(1,02–1,24)<br />
<br />
0,018<br />
<br />
Hút thuốc lá<br />
<br />
0,62(0,29–1,33)<br />
<br />
0,221<br />
<br />
Rượu–bia<br />
<br />
2,05(0,86–4,88)<br />
<br />
0,105<br />
<br />
Tiền sử gia đình THA<br />
<br />
1,63(1,02–2,60)<br />
<br />
0,039<br />
<br />
Tăng triglyceride ≥150mg/dl<br />
<br />
1,04(0,62–1,74)<br />
<br />
0,883<br />
<br />
Giảm HDL-C<br />
<br />
1,46(0,89–2,39)<br />
<br />
0,132<br />
<br />
Tăng acid uric >5,5mg/dl<br />
<br />
0,83(0,47–1,44)<br />
<br />
0,502<br />
<br />
Đường huyết ≥5,6mmol/l<br />
<br />
1,52(0,84–2,77)<br />
<br />
0,167<br />
<br />
HOMA–IR >1,41<br />
<br />
1,74(1,04–2,93)<br />
<br />
0,035<br />
<br />
2<br />
<br />
Bảng 2: Phân tích hồi quy logistic đơn biến các yếu tố<br />
liên quan đến tăng huyết áp<br />
Tăng huyết áp<br />
<br />
Biến số<br />
<br />
OR(95%khoảng tin cậy) Giá trị p<br />
<br />
Tuổi(năm)<br />
<br />
1,09(1,06–1,13)<br />
<br />
0,000<br />
<br />
Giới: Nam<br />
<br />
2,31(1,54–3,46)<br />
<br />
0,000<br />
<br />
BMI (kg/m )<br />
<br />
1,21(1,13–1,29)<br />
<br />
0,000<br />
<br />
Béo bụng<br />
<br />
2,01(1,29–3,13)<br />
<br />
0,002<br />
<br />
Hút thuốc lá<br />
<br />
1,80(1,10–2,95)<br />
<br />
0,019<br />
<br />
Rượu–bia<br />
<br />
2,13(1,11–4,11)<br />
<br />
0,024<br />
<br />
Sống tĩnh tại<br />
<br />
0,84(0,54–1,30)<br />
<br />
0,428<br />
<br />
Tiền sử gia đình THA<br />
<br />
1,57(1,05–2,37)<br />
<br />
0,030<br />
<br />
2<br />
<br />
386<br />
<br />
HOMA-IR tương quan với huyết áp tâm thu<br />
(r=0,171) và huyết áp tâm trương (r=0,131) có ý<br />
nghĩa thống kê với p 5,5mg/dl, hội chứng chuyển hóa, HOMA-IR<br />
>1,41 là các yếu tố nguy cơ của THA.<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa II<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
Sau khi hiệu chỉnh cho tuổi, giới, BMI, hút<br />
thuốc lá, uống rượu bia, tiền sử gia đình THA,<br />
tăng Triglyceridde ≥150mg/dl, giảm HDL-C<br />
1,41, tuổi, giới, BMI,<br />
tiền sử gia đình THA là yếu tố nguy cơ của THA<br />
và độc lập với các yếu tố khác.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Tỉ lệ THA và tiền THA trong nghiên cứu<br />
chúng tôi là 145/498 (29,1%) và 221 (44,4%). Tỉ lệ<br />
này tương tự như các quốc gia khác: Tại Mỹ,<br />
trong cuộc điều tra sức khỏe và dinh dưỡng, tỉ lệ<br />
THA là 31% và tiền THA là 32%(17). Tương tự, tại<br />
các nước phương Tây: tỉ lệ THA tại Anh (42%),<br />
Thụy Điển (38%), Canada (27%)(18). Ở các nước<br />
Nam Á tỉ lệ THA cũng cao tương tự: Singapore<br />
27%, Thái Lan 22% , Hàn Quốc 22,9%(5), tại Nhật<br />
tỉ lệ THA là 30% và tỉ lệ tiền THA 31%(9). Tại<br />
Trung Quốc tỉ lệ THA là 36,7%, tiền THA là<br />
44,4%(16). Nhìn chung, chúng tôi thấy tỉ lệ THA<br />
ngày càng gia tăng trong cộng đồng ở cả các<br />
nước phát triển và nước đang phát triển.<br />
Nghiên cứu chúng tôi góp phần cho thấy<br />
đề kháng insulin có liên quan với THA. Mối<br />
liên quan giữa hai vấn đề này đã được mô tả<br />
từ rất lâu, và trên nhiều phương pháp đánh<br />
giá đề kháng insulin khác nhau, cũng như<br />
những giả thuyết về cơ chế bệnh sinh của đề<br />
kháng insulin đối với HA. Trên những bệnh<br />
nhân THA có nồng độ insulin máu cao hơn<br />
người không THA đã được chứng minh trong<br />
nhiều nghiên cứu(11, 15). Theo Saad và cộng<br />
sự(15), bệnh nhân THA có nồng độ insulin máu<br />
trung bình 117 pmol/L cao hơn so với nhóm<br />
không THA 106 pmol/L. Tương tự Kawamoto<br />
cũng cho thấy nồng độ insulin máu trung<br />
bình trên bệnh nhân THA 5,6microUI/ml cao<br />
hơn so với nhóm HA bình thường<br />
4,4microUI/ml(9). Trong nghiên cứu tiến cứu<br />
ARIC của Liese và cộng sự, bệnh nhân có<br />
nồng độ insulin máu tăng cao có khả năng<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa II<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
tiên đoán THA (với HR=2,4; 95% khoảng tin<br />
cậy 1,5–3,9)(11).<br />
Ngoài ra, một số nghiên cứu đánh giá đề<br />
kháng insulin và THA bằng kĩ thuật “kẹp hay cố<br />
định” cũng cho thấy mối tương quan giữa THA<br />
và đề kháng insulin. Theo nhóm nghiên cứu đề<br />
kháng insulin ở Châu Âu, trên bệnh nhân THA<br />
khả năng thu nạp glucose thấp hơn so với nhóm<br />
không THA(6). Goff và cộng sự đánh giá đề<br />
kháng insulin và THA bằng chỉ số nhạy cảm<br />
insulin (ISI: insulin sensitivity index), kết quả<br />
cũng tương tự như các phương pháp khác, bệnh<br />
nhân THA có chỉ số ISI thấp hơn nhóm không<br />
THA có ý nghĩa thống kê (p < 0,01)(8).<br />
Do sự bất tiện của kĩ thuật kẹp cố định và<br />
khó áp dụng trong nghiên cứu cộng đồng, nên<br />
nhiều tác giả đã sử dụng chỉ số HOMA-IR để<br />
đánh giá đề kháng insulin, đồng thời chỉ số<br />
HOMA-IR có tương quan khá tốt với kĩ thuật<br />
“kẹp hay cố định” với r=0,85. Trong nghiên cứu<br />
chúng tôi, bệnh nhân THA có chỉ số HOMA-IR<br />
trung vị 1,83 (1,41–2,64) cao hơn nhóm không<br />
THA 1,48 (1,04–2,2) có ý nghĩa thống kê<br />
(p=0,000). Galletti và cộng sự cũng cho kết quả<br />
tương tự, trên bệnh nhân THA chỉ số HOMA-IR<br />
trung bình cao hơn so với nhóm không THA<br />
(2,2 so với 2, p < 0,001)(7).<br />
Mặc dù đề kháng insulin và chỉ số huyết áp<br />
có mối tương quan với nhau, nhưng mối tương<br />
quan tương đối yếu. Trong nghiên cứu chúng<br />
tôi, hệ số tương quan giữa HOMA-IR với HA<br />
tâm thu bằng 0,17 và HA tâm trương bằng 0,13.<br />
Meshkani và cộng sự cũng cho kết quả tương tự,<br />
HOMA-IR có tương quan yếu với HA tâm thu<br />
và HA tâm trương với hệ số tương quan 0,17 và<br />
0,2(12). Nghiên cứu của Kawamoto và cộng sự<br />
cũng không ngoại lệ, kết quả cho thấy hệ số<br />
tương quan giữa HOMA–IR và HA tâm thu là<br />
0,17 và HA tâm trương là 0,17(9). Trong nghiên<br />
cứu IRAS, Saad và cộng sự sử dụng chỉ số nhạy<br />
cảm insulin (ISI: insulin sensitivity index), kết<br />
quả cho thấy ISI có tương quan nghịch với HA<br />
tâm thu và HA tâm trương với hệ số tương quan<br />
0,21 và 0,17(15).<br />
<br />
387<br />
<br />