Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA ĐỘT BIẾN GEN P53 VỚI TIÊN LƯỢNG<br />
VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG<br />
Nguyễn Hoàng Bắc*, Nguyễn Hữu Thịnh*, Hứa Thị Ngọc Hà**, Đỗ Thị Thanh Thủy***<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mở đầu: Ung thư đại trực tràng (UTĐTT) là một bệnh thường gặp. Đột biến gen p53 - một gen ức chế u<br />
đóng vai trò như "người bảo vệ" bộ gen - được xem là dấu hiệu tiên lượng xấu của bệnh UTĐTT. Tỉ lệ đột biến<br />
gen p53 của UTĐTT theo y văn khoảng 45%.<br />
Mục tiêu: Xác định mối liên quan giữa đột biến gen p53 với tiên lượng và hiệu quả điều trị UTÐTT.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu đoàn hệ<br />
Kết quả: 100 bệnh nhân, 50% các trường hợp có kết quả hóa mô miễn dịch protein p53 dương tính. Tỉ lệ đột<br />
biến gen p53 ở các exon 5,6,7,8 là 50%. Đột biến gen p53 liên quan có ý nghĩa với độ biệt hóa, xâm nhập mạch<br />
máu. Tỉ lệ tái phát ở nhóm có và không đột biến gen p53 là 20,9% và 12,2% (p=0,25). Tỉ lệ sống còn sau 20 tháng<br />
ở nhóm có đột biến gen p53 là 81,4% ở nhóm không đột biến gen p53 là 87,8% (p=0,56).<br />
Kết luận: Đột biến gen p53 liên quan có ý nghĩa với độ biệt hóa và xâm nhập mạch máu, là yếu tố tiên<br />
lượng xấu cho UTÐTT. Chưa thấy mối liên quan có ý nghĩa giữa đột biến gen p53 với tỉ lệ tái phát, thời gian<br />
sống còn ở bệnh nhân UTÐTT được điều trị phẫu thuật.<br />
Từ khóa: Ung thư đại tràng, ung thư trực tràng, p53, đột biến, tiên lượng, sống còn.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
THE RELATIONSHIP BETWEEN MUTANT P53 GENE WITH PROGNOSIS AND POSTOPERATIVE<br />
OUTCOMES OF COLORECTAL CANCER TREATMENT<br />
Nguyen Hoang Bac, Nguyen Huu Thinh, Hua Thi Ngoc Ha, Do Thi Thanh Thuy<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 73 - 78<br />
Background: Colorectal cancer is a common disease. Mutant p53 gene - a gene that suppresses tumor act as<br />
"guardians" of the gene - is considered a poor prognosis of colorectal cancer patients. Mutant p53 gene rate of<br />
medical literature was about 45%.<br />
Objectives: The aims of this study were to determine the possible association mutant p53 gen with prognosis<br />
and postoperative outcome.<br />
Method: This is a cohort study of 100 patients who underwent colorectal surgery for cancer at UMC.<br />
Results: There were 50% of cases with p53 protein over expression. The rate of mutant p53 gene in exon<br />
5,6,7,8 was 50%. P53 gene mutation was significantly associated with the tumor differentiation, vessel invasion.<br />
Recurrence rates in the group with p53 gene mutation was 20.9% higher in the group without p53 gene mutation<br />
was 12.2% (p = 0.25). Overall survival after 20 months in the group with p53 mutation was 81.4% in the group<br />
without p53 gene mutation is 87.8% (p = 0.56).<br />
Conclusion: Mutant p53 gene was significantly associated with tumor differentiation and blood vessel<br />
invasion that are the factors for poor prognosis of colorectal cancer. There was no significant correlation between<br />
mutant p53 genes with recurrence rates and overall survival.<br />
<br />
<br />
Bộ môn Ngoại, Đại học Y Dược TPHCM Bộ môn Giải phẫu bệnh, khoa Y, Đại học Y Dược TPHCM<br />
*** Trung tâm Y Sinh học Đại học Y Dược TPHCM<br />
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Hữu Thịnh. ĐT: 0918.089.282<br />
Email: thinh.nh@umc.edu.vn<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
73<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Key words: colon cancer, rectal cancer, mutation, p53, prognosis, survival.<br />
thời gian sống thêm ngắn hơn những bệnh nhân<br />
MỞ ĐẦU<br />
không có biểu hiện đột biến gen p53(2).<br />
Ung thư đại trực tràng (UTĐTT) là một bệnh<br />
Tại Việt Nam, đã có một vài công trình<br />
thường gặp. Tại Mỹ, UTĐTT đứng hàng thứ ba<br />
nghiên cứu ở Quân Y viện 108, Đại học Y Dược<br />
trong các loại ung thư, là nguyên nhân gây tử<br />
TPHCM về biểu hiện của các kháng nguyên p53,<br />
vong đứng hàng thứ hai sau ung thư phổi (Hội<br />
Ki-67 và Her-2 trong UTĐTT bằng hóa mô miễn<br />
Ung Thư Hoa Kỳ - 2008)(1). Ở Việt Nam, theo số<br />
dịch(11,18), tuy nhiên chưa công trình nào nghiên<br />
liệu ước tính năm 2000, UTĐTT đứng hàng thứ<br />
cứu về đột biến gen p53 trên UTĐTT bằng giải<br />
tư trong các loại ung thư thường gặp(11).<br />
trình tự gen cũng như mối tương quan giữa đột<br />
Trong hai thập niên gần đây, những tiến bộ<br />
biến gen p53 với tiên lượng và hiệu quả điều trị<br />
vượt bậc của công nghệ sinh học phân tử đã giải<br />
trong UTĐTT. Đây cũng chính là cơ sở để chúng<br />
đáp khá rõ ràng cơ chế sinh ung thư, mở ra xu<br />
tôi thực hiện đề tài này.<br />
hướng mới nghiên cứu về lĩnh vực gen sinh ung<br />
Mục tiêu<br />
và những ứng dụng của nó trong chẩn đoán và<br />
Xác định mối liên quan giữa đột biến gen<br />
điều trị ung thư.<br />
p53 với độ biệt hóa mô, xâm nhập mạch máu,<br />
Ung thư là bệnh di truyền tế bào do hàng<br />
xâm nhập mạch bạch huyết, giai đoạn bệnh, thời<br />
loạt các biến đổi vật liệu di truyền ở tế bào gây<br />
gian sống còn, tỉ lệ tái phát trong UTÐTT.<br />
ra, chủ yếu là đột biến gen. Ở bệnh UTÐTT,<br />
khoảng 85% các khối u đại - trực tràng được<br />
hình thành theo con đường mất ổn định nhiễm<br />
sắc thể mà trong đó, hàng loạt đột biến được<br />
tích lũy và diễn ra theo một thứ tự, khởi đầu là<br />
các biến đổi xảy ra trên gen Apc, gen Kras, Dcc,<br />
Smad và sau đó là đột biến gen p53 và các biến<br />
đổi nhiều gen khác. Khi mới xuất hiện các đột<br />
biến Apc hay Kras ở giai đoạn đầu của bệnh<br />
ung thư đại - trực tràng, tế bào đã có sự biểu<br />
hiện vượt mức protein p53(3,8). Do đó, bên cạnh<br />
phương pháp giải trình tự gen p53 tìm đột biến<br />
thì đánh giá sự tích tụ vượt mức protein p53<br />
bằng phương pháp hóa mô miễn dịch cũng là 1<br />
phương pháp xác định đột biến gen p53 có độ<br />
tin cậy cao. Bên cạnh đó, đột biến gen p53 được<br />
xem là dấu hiệu tiên lượng xấu của bệnh ung<br />
thư đại - trực tràng ở giai đoạn sau. Tỉ lệ đột<br />
biến gen p53 của ung thư đại - trực tràng theo y<br />
văn là khoảng 45%(3). Ở Việt Nam, theo nghiên<br />
cứu ở Bệnh viện 108 của Trịnh Tuấn Dũng năm<br />
2007 thì tỉ lệ dương tính với kháng nguyên của<br />
protein p53 ở ung thư đại - trực tràng là<br />
54,55%(18). Sự xác định đột biến gen p53 trong<br />
UTĐTT có ý nghĩa tiên lượng; bệnh nhân có<br />
biểu hiện đột biến gen p53 có tiên lượng xấu,<br />
<br />
74<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Các bệnh nhân được chẩn đoán là carcinôm<br />
tuyến đại trực tràng và được điều trị phẫu thuật<br />
tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ<br />
Chí Minh từ tháng 10/2008 đến tháng 4/2009.<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Những trường hợp không thực hiện nhuộm<br />
HMMD tìm tích tụ quá mức protein p53 và<br />
phân tích đột biến gen p53 bằng giải trình tự gen<br />
và/hoặc mất dấu bệnh nhân.<br />
Cỡ mẫu<br />
Chọn p = 50% (Tỷ lệ đột biến gen p53<br />
trong mô ung thư đại trực tràng nguyên phát<br />
30 đến 76%(5,10,19). Cỡ mẫu cần nghiên cứu là 97<br />
bệnh nhân.<br />
<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Nghiên cứu đoàn hệ.<br />
<br />
Các bước thực hiện<br />
Các bệnh nhân UTĐTT sau khi được chẩn<br />
đoán xác định, tùy theo vị trí u, sẽ được phẫu<br />
thuật nội soi theo phương pháp tương ứng.<br />
Bệnh phẩm sẽ được xử lý để có thể thực hiện<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
nhuộm hóa mô miễn dịch và giải trình tự gen<br />
tìm đột biến gen p53. Những trường hợp có chỉ<br />
định hóa trị hỗ trợ được điều trị theo phác đồ<br />
XELOX 8 chu kì. Bệnh nhân được tiếp tục theo<br />
dõi bởi nhóm nghiên cứu.<br />
<br />
Các biến số cần thu thập<br />
Ghi nhận các đặc điểm lâm sàng: Tuổi, giới,<br />
vị trí u, hình ảnh đại thể.<br />
Khảo sát các đặc điểm: loại mô học, độ mô<br />
học, mức độ xâm lấn và tình trạng xâm nhập<br />
của u, tình trạng di căn hạch, tình trạng di căn<br />
xa, tỉ lệ phát hiện protein p53 qua nhuộm hóa<br />
mô miễn dịch và đột biến gen p53 qua giải trình<br />
tự gen, tỉ lệ tái phát, tỉ lệ sống còn sau 1 năm.<br />
<br />
Xử lý số liệu<br />
Số liệu trong các bảng thu thập được tổng<br />
hợp, phân tích và xử lý bằng phần mềm<br />
SPSS 16.0.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
<br />
Giai đoạn bệnh theo phân loại TNM<br />
Bảng 1. Giai đoạn bệnh TNM.<br />
<br />
BN<br />
%<br />
<br />
0<br />
1<br />
1<br />
<br />
I<br />
20<br />
20<br />
<br />
là 37%. Như vậy, hai phương pháp phát hiện<br />
biểu hiện vượt mức protein p53 và biến đổi<br />
trình tự gen p53 này cho kết quả giống nhau ở<br />
74% tổng số mẫu.<br />
<br />
Liên quan giữa đột biến gen p53 và các<br />
đặc điểm có ý nghĩa tiên lượng<br />
Liên quan giữa đột biến gen p53 với loại mô<br />
học<br />
Nhóm carcinôm tuyến chế nhầy có tỷ lệ<br />
đột biến gen p53 là 36,4%, so với nhóm<br />
carcinôm tuyến không chế nhầy (51,1%). Khác<br />
biệt không có ý nghĩa thống kê với kiểm định<br />
χ2 (p = 0,35 > 0,05).<br />
Liên quan giữa p53 với độ mô học.<br />
Bảng 2. Liên quan giữa độ mô học và đột biến gen<br />
p53.<br />
Đột biến<br />
gen p53<br />
Không<br />
<br />
Có 100 bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn chọn<br />
bệnh được đưa vào nghiên cứu. Trong đó, 45<br />
bệnh nhân nam (45%) và 55 nữ (55%). Tỉ lệ<br />
nam/nữ = 1/1,22. Tuổi trung bình 58,4 (± 13,8),<br />
thấp nhất là 20 tuổi, cao nhất là 90 tuổi. trong đó<br />
độ tuổi trên 40 chiếm 91%.<br />
<br />
IIA<br />
9<br />
9<br />
<br />
IIB<br />
41<br />
41<br />
<br />
Giai đoạn<br />
IIIA IIIB<br />
4<br />
22<br />
4<br />
22<br />
<br />
IIIC<br />
1<br />
1<br />
<br />
IV<br />
2<br />
2<br />
<br />
Tổng<br />
100<br />
100<br />
<br />
Khảo sát biểu hiện tích tụ quá mức protein<br />
p53, 50% các trường hợp có kết quả hóa mô<br />
miễn dịch protein p53 dương tính.<br />
Tiến hành PCR đoạn DNA chứa exon 5 - 8<br />
của gen p53, sau đó kiểm tra bằng điện di sản<br />
phẩm PCR. Kết quả giải trình tự gen cho thấy tỉ<br />
lệ đột biến gen p53 ở các exon 5,6,7,8 (tỷ lệ đột<br />
biến tương ứng là 23%, 3%, 10%, 14%) là 50%.<br />
Tỉ lệ mẫu có hóa mô miễn dịch dương tính<br />
và có đột biến gen p53, tỉ lệ mẫu có hóa mô<br />
miễn dịch âm tính và không đột biến p53 đều<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Có<br />
Tổng<br />
<br />
1<br />
8<br />
80,0%<br />
2<br />
20,0%<br />
10<br />
<br />
2<br />
29<br />
47,5%<br />
32<br />
52,5%<br />
61<br />
<br />
Độ mô học<br />
3<br />
4<br />
9<br />
4<br />
45,0% 50,0%<br />
11<br />
4<br />
55,0% 50,0%<br />
20<br />
8<br />
<br />
Tổng<br />
50<br />
50,5%<br />
49<br />
49,5%<br />
99<br />
<br />
Tỉ lệ đột biến gen p53 ở nhóm carcinôm biệt<br />
hóa rõ là thấp nhất (20%), khác biệt này có ý<br />
nghĩa thống kê so với tỉ lệ đột biến gen p53 ở các<br />
nhóm mô học còn lại (p = 0,05).<br />
<br />
Liên quan giữa đột biến gen p53 với độ xâm<br />
lấn<br />
Trong nhóm ít xâm lấn, tỷ lệ đột biến gen<br />
p53 là 48,3%. Trong khi đó, nhóm xâm lấn nhiều<br />
tỷ lệ đột biến gen p53 là 51,6%. Khác biệt này<br />
không có ý nghĩa thống kê với kiểm định χ2 (p =<br />
0,81 > 0,05).<br />
Liên quan giữa đột biến gen p53 với di căn<br />
hạch<br />
Tỉ lệ đột biến gen p53 trong các trường<br />
hợp có di căn hạch (57,1%) cao hơn so với<br />
không di căn hạch (47,2%). Tuy nhiên khác<br />
biệt này không có ý nghĩa thống kê với kiểm<br />
định χ2 (p = 0,37 > 0,05).<br />
Liên quan giữa đột biến gen p53 với giai<br />
đoạn bệnh<br />
<br />
75<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Bảng 3. Liên quan giữa đột biến gen p53 với giai<br />
đoạn bệnh.<br />
Đột biến<br />
gen p53<br />
Không<br />
Có<br />
Tổng<br />
<br />
1<br />
13<br />
61,9%<br />
8<br />
38,1%<br />
21<br />
<br />
Giai đoạn TNM<br />
2<br />
3<br />
4<br />
25<br />
12<br />
0<br />
50,0% 46,2%<br />
0%<br />
25<br />
14<br />
3<br />
50,0% 53,8% 100,0%<br />
50<br />
26<br />
3<br />
<br />
Tổng<br />
50<br />
50,0%<br />
50<br />
50,0%<br />
100<br />
<br />
Tất cả các trường hợp ở giai đoạn 4 đều có<br />
đột biến gen p53 (100%), tuy nhiên khác biệt về<br />
tỉ lệ đột biến gen p53 so với các giai đoạn còn lại<br />
không có ý nghĩa thống kê với kiểm định χ2 (p =<br />
0,12 > 0,05).<br />
<br />
Liên quan giữa đột biến gen p53 với xâm<br />
nhập mạch máu<br />
Trong nhóm có xâm nhập mạch máu, tỷ lệ<br />
đột biến gen p53 rất cao (75%) so với nhóm<br />
không có xâm nhập mạch máu (43,8%). Khác<br />
biệt có ý nghĩa thống kê với kiểm định χ2 (p =<br />
0,01 < 0,05).<br />
Liên quan giữa đột biến gen p53 với xâm<br />
nhập mạch bạch huyết<br />
Đột biến gen p53 trong nhóm xâm nhập<br />
mạch bạch huyết có tỉ lệ cao hơn so với nhóm<br />
không xâm nhập mạch lymphô (55,7% so với<br />
36,7%). Tuy nhiên khác biệt không có ý nghĩa<br />
thống kê với kiểm định χ2 (p = 0,08 > 0,05).<br />
Kết quả theo dõi sau điều trị<br />
Có 16 trường hợp mất dấu (người nước<br />
ngoài, Việt kiều, không liên lạc được), 84 trường<br />
hợp còn lại theo được theo dõi trung bình 20<br />
tháng (±1,8), từ 17 tháng đến 23 tháng.<br />
Thời gian sống không bệnh trung bình<br />
18,7 tháng (±3,8), ngắn nhất là 5 tháng, dài<br />
nhất<br />
23 tháng.<br />
Tỉ lệ tái phát ở nhóm có đột biến gen p53 là<br />
20,9% (9/43) cao hơn ở nhóm không đột biến gen<br />
p53 là 12,2% (5/41). Tuy nhiên, khác biệt này<br />
không có ý nghĩa thống kê (p = 0,25 > 0,05).<br />
Tỉ lệ sống còn sau 20 tháng ở nhóm có đột<br />
biến gen p53 là 81,4% ở nhóm không đột biến<br />
gen p53 là 87,8%. Khác biệt không có ý nghĩa<br />
<br />
76<br />
<br />
thống kê (p = 0,56 > 0,05).<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Đột biến gen p53 đóng vai trò quan trọng<br />
trong UTĐTT, protein p53 đảm bảo cho tính<br />
toàn vẹn của DNA. Khi DNA bị tổn thương, gen<br />
p53 làm ngừng chu kỳ tế bào ở pha G1 để sửa<br />
chữa. Nếu tổn thương quá lớn, gen p53 sẽ làm<br />
cho tế bào đó chết theo chương trình. Vì thế, khi<br />
gen p53 mất chức năng do đột biến hoặc mất<br />
đoạn, cho phép các tế bào tích lũy các đột biến<br />
vào bộ gen gây ra mất ổn định tế bào, tế bào<br />
không dừng lại ở pha G1 để sửa chữa được nữa<br />
và cũng giảm khả năng chết theo chương trình,<br />
phát sinh ung thư(5,6).<br />
Đột biến gen p53 tạo ra protein có thời gian<br />
bán hủy dài cho phép phát hiện bằng hóa mô<br />
miễn dịch (HMMD). Tuy nhiên HMMD cho<br />
thấy có tới 30-35% kết quả trái ngược với các<br />
phương pháp phân tích gen. Vì thế xác định tích<br />
tụ quá mức protein p53 không đo lường chính<br />
xác chức năng của gen p53(7). Nhiều nghiên cứu<br />
cho rằng biểu hiện tích tụ protein p53 liên quan<br />
có ý nghĩa đến tiên lượng khả năng sống thêm<br />
ngắn(4,13,15). Ngược lại cũng có nghiên cứu cho<br />
thấy sự tích tụ quá mức protein p53 có liên quan<br />
đến tiên lượng tốt hơn(16). Tuy nhiên một số<br />
nghiên cứu khác không thấy sự liên quan(9,19).<br />
Nghiên cứu của Yamaguchi(20) cho thấy tuy<br />
đột biến gen p53 không liên quan đến độ biệt<br />
hóa, xâm lấn, di căn hạch nhưng lại liên quan có<br />
ý nghĩa với tái phát và sống còn sau 5 năm.<br />
Russo(14) trong một nghiên cứu tổng quan hệ<br />
thống từ 25 nghiên cứu với 3583 bệnh nhân<br />
UTÐTT nhận thấy đột biến gen p53 liên quan<br />
đến xâm nhập mạch bạch huyết và là yếu tố tiên<br />
lượng sống còn xấu. Ngoài ra những trường<br />
hợp UTÐTT có đột biến gen p53 thường không<br />
nhạy với các điều trị hóa xạ trị hỗ trợ, có lẽ do<br />
protein p53 là tăng trở kháng của tế bào với tác<br />
nhân hóa xạ. Tang(17) nghiên cứu 180 trường hợp<br />
UTÐTT cũng có cùng quan điểm: đột biến gen<br />
p53 không những là yếu tố tiên lượng xấu cho<br />
diễn tiến nặng của bệnh mà còn là yếu tố tiên<br />
lượng xấu cho điều trị hỗ trợ đối với UTÐTT.<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, đột biến<br />
gen p53 liên quan có ý nghĩa đến những yếu<br />
tố tiên lượng xấu của bệnh như: độ biệt hóa,<br />
xâm nhập mạch máu. Còn tỉ lệ tái phát và tử<br />
vong ở nhóm có đột biến gen p53 cao hơn ở<br />
nhóm bình thường nhưng không có ý nghĩa<br />
thống kê. Có thể thời gian theo dõi sau mổ<br />
của chúng tôi còn ngắn (20 tháng) nên chưa<br />
thấy rõ sự khác biệt này.<br />
Giải thích cho hiện tượng đột biến gen p53 ít<br />
hay thậm chí không có mối liên hệ nào với các<br />
đặc điểm lâm sàng dựa vào (1) các kiểu biểu<br />
hiện phức tạp của các thể đồng dạng protein<br />
p53 khác nhau (có ít nhất 9 dạng thể đồng dạng<br />
khác nhau), ảnh hưởng đến các đáp ứng xuôi<br />
dòng và ngược dòng của protein p53 bình<br />
thường, ảnh hưởng đến biểu hiện của protein<br />
bình thường trong tế bào, hay nói cách khác, các<br />
thể đồng dạng protein p53 biểu hiện vốn có<br />
trong các mô bình thường đã tạo ra các “tín hiệu<br />
nhiễu”, tạo ra vô số các tương tác giữa thể đồng<br />
dạng và protein bình thường, hình thành vố số<br />
tổ hợp kiểu hình khác nhau biểu hiện ra thành<br />
các đặc điểm lâm sàng khác nhau; (2) sự hình<br />
thành khối u ung thư đại - trực tràng là kết quả<br />
của hàng loạt các biến đổi gen, không chỉ do<br />
mỗi gen p53 quyết định, do đó, các biến đổi trên<br />
gen p53 không phải là yếu tố quyết định toàn bộ<br />
kiểu hình – đặc điểm lâm sàng của khối ung thư<br />
đó.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Tỉ lệ đột biến gen p53 ở bệnh nhân UTĐTT<br />
là 50%. Đột biến gen p53 liên quan có ý nghĩa<br />
với độ biệt hóa và xâm nhập mạch máu, là yếu<br />
tố tiên lượng xấu cho UTÐTT. Chưa thấy mối<br />
liên quan có ý nghĩa giữa đột biến gen p53 với tỉ<br />
lệ tái phát, thời gian sống còn ở bệnh nhân<br />
UTÐTT được điều trị phẫu thuật sau 20 tháng<br />
theo dõi.<br />
<br />
3.<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
<br />
10.<br />
<br />
11.<br />
12.<br />
<br />
13.<br />
<br />
14.<br />
<br />
15.<br />
<br />
16.<br />
<br />
17.<br />
<br />
18.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
2.<br />
<br />
American Cancer Society (2008). Colorectal cancer facts and<br />
figures 2008-2010. Atlanta: American Cancer Society.<br />
Calvert PM, Frucht H (2002). The genetics of colorectal cancer.<br />
Ann Intern Med, 137: 603-612.<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
19.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Fearon ER, Vogelstein B (1990). A genetic model for colorectal<br />
tumorigenesis. Cell, 61(5): 759-67.<br />
Garrity MM, Burgart LJ, et al (2004). Prognostic value of<br />
proliferation, apoptosis, defective DNA mismatch repair, and<br />
p53 overexpression in patients with resected Dukes B2 or C<br />
colon cancer: A North central cancer treatment group study. J<br />
Clin Oncol, 22(9): 1572-1582.<br />
Georgescu CV, Saêftoiu A, Georgescu CC, et al (2007).<br />
Correlations of proliferation markers, p53 expression and<br />
histological findings in colorectal carcinoma. J. Gastrointestin<br />
Liver Dis, 16(2): 133-139.<br />
Houlston RS (2001). What we could do now: molecular<br />
pathology of colorectal cancer. J Clin Pathol, 54: 206-214.<br />
Kahlenberg MS, Stoler DL, Bigas MA, et al (2000). p53 tumor<br />
suppressor gene mutations predict decreased survival of patients<br />
with sporadic colorectal carcinoma. Cancer, 88: 1814-1819.<br />
Kinzler KW, Nilbert MC, Su LK, et al (1991). Identification of<br />
FAP locus genes from chromosome 5q21. Science, 253(5020):<br />
661-665.<br />
Nehls O, Okech T, Hsieh CJ, et al (2007). Studies on p53, BAX<br />
and Bcl-2 protein expression and microsatellite instability in<br />
stage III (UICC) colon cancer treated by adjuvant chemotherapy:<br />
major prognostic impact of proapoptotic BAX. British Journal of<br />
Cancer, 96: 1409-1418.<br />
Paradiso A, Simone G, Petroni S (2000). Thymidilate synthase<br />
and p53 primary tumour expression as predictive factors for<br />
advanced colorectal cancer patients. British Journal of Cancer,<br />
82(3): 560-567.<br />
Phạm Hùng Cường (2003). Carcinôm đại tràng kết quả sống còn<br />
và các yếu tố tiên lượng. Y học Tp. Hồ Chí Minh, 7(4): 172-177.<br />
Phạm Thị Hoàng Anh, Nguyễn Mạnh Quốc, Nguyễn Bá Đức,<br />
Nguyễn Chấn Hùng (2001). Tình hình bệnh ung thư ở Việt<br />
Nam năm 2000. Thông tin y dược, 218(2): 19-26.<br />
Riddell RH (2003). Tumors of the intestine. Atlas of tumor<br />
pathology, Armed Forces Institute of Pathology, Washington<br />
DC, 3rd ed.<br />
Russo A, Bazan V, Iacopetta B et al (2005). The TP53 Colorectal<br />
Cancer International Collaborative Study on the prognostic and<br />
predictive significance of p53 mutation: influence of tumor site,<br />
type of mutation, and adjuvant treatment. J Clin Oncol, 23:<br />
7518–7528.<br />
Shanmugam C, Katkoori VR, Jhala NC, et al (2008). p53 nuclear<br />
accumulation and bcl-2 expression in contiguous adenomatous<br />
components of colorectal adenocarcinomas predict aggressive<br />
tumor behavior. J Histochem Cytochem, 56(3): 305-312.<br />
Soong R, Grieu F, Robbins P, et al (1997). p53 alterations are<br />
associated with improved prognosis in distal colonic carcinomas.<br />
Clinical Cancer Research, 3: 1405-1411.<br />
Tang R, Wangb JY, Fana CW, et al (2004). p53 is an independent<br />
pre-treatment markers for long-term survival in stage II and III<br />
colorectal cancers: an analysis of interaction between genetic<br />
markers and fluorouracil-based adjuvant therapy. Cancer<br />
Letters, 210: 101–109.<br />
Trịnh Tuấn Dũng (2007). Nghiên cứu sự biểu hiện của các kháng<br />
nguyên p53, Ki-67 và Her-2/Neu trong ung thư đại trực tràng<br />
bằng hóa mô miễn dịch. Y học Tp. Hồ Chí Minh, 11(3): 89-94.<br />
Watanabe T, Wu TT, Catalano PJ, et al (2001). Molecular<br />
predictors of survival after adjuvant chemotherapy for colon<br />
cancer. The New England Journal of Medicine, 344(16): 11961206.<br />
<br />
77<br />
<br />