intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số bệnh ở đà điểu

Chia sẻ: Linh Ha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

143
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đà điểu là động vật nên chắc chắn có lúc ốm đau. Tốt nhất, cần có hoặc mời một bác sĩ thú y địa phương đến thăm trang trại bạn trước khi xảy ra vấn đề.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số bệnh ở đà điểu

  1. Một số bệnh ở đà điểu Đà điểu là động vật nên chắc chắn có lúc ốm đau. Tốt nhất, cần có hoặc mời một bác sĩ thú y địa phương đến thăm trang trại bạn trước khi xảy ra vấn đề. Đà điểu là loài chim to nhất trong các gia cầm nên không dễ dàng phát hiện bệnh. Bạn phải quan sát, chăm sóc chúng hàng ngày. Khi bạn hiểu biết chúng bình thường hoạt động ra sao để khi có vấn đề gì khác thường thì bạn sẽ nhận ra ngay. Quan sát cách ăn uống ra sao; bụng có đầy không; mắt có sáng và lanh lợi không ? Lông có mượt mà không ? Sau đó mới bắt đầu kiểm tra những biểu hiện bề ngoài khác. Mẫu phân, mẫu máu để khảo nghiệm. Thuật lại cho bác sĩ thú y những điều bạn quan sát được
  2. ngay cả những điều cảm thấy rất buồn cười. Đà điểu thường dễ nhiễm bệnh viêm não người. Nếu bạn ở trong vùng có ngựa và muỗi thì bạn phải chủng vacxin cho đà điểu. Bác sĩ thú y địa phương sẽ giúp bạn và cho những khuyến cáo bổ ích. BỆNH Dưới đây là danh mục của các loại bệnh và các tác nhân gây bệnh đã được xác định và giới thiệu trong các văn bản khoa học. Vì công nghệ đà điểu tương đối mới nên danh mục chắc chắn sẽ dài thêm và các thông tin thu thập được sẽ ngày càng nhiều hơn. Hiện nay, có tính thăm dò, thử nghiệm chứ không khẳng định, các báo cáo nêu lên nhiều bệnh có thể khác của đà điểu.
  3. Bạn nên quan hệ chặt chẽ với thú y ở địa phương và trung ương hoặc 1 trạm thú y gần nhất khi trang trại đà điểu của bạn có vấn đề. 1. Tuyến trùng Paronchocerca struthionus. Một thứ tuyến trùng chỉ lấy từ phổi của đà điểu ở Tây Phi. Struthiofilaria megaloceplala : thấy ở lỗ huyệt cơ thể của đà điểu. Chưa rõ bệnh nguyên nhưng có thể sẽ biết được. Lipostrongylus douglass. Tuyến trùng đường ruột của đà điểu trị bằng thuốc diệt giun : Frenbendazole. 2. Sán dây Houttuynia struthionis. Sán dây đường ruột của đà điểu. Thuốc trị : Frenbendazole. 3. Sán lá hai chủ
  4. Philophthalmus gralli gây khó chịu ở mắt cho đà điểu; thường thấy ở những con bị nhốt. 4. Động vật nguyên sinh Lây nhiễm các bệnh đường ruột ở đà điểu con, thường thấy ở Bắc Mỹ. 5. Ngành chân khớp Struthiolipeurus nandu làm cho thưa lông và rụng. Đó là một loài ve thuộc họ Pterolichida hại đà điểu ở Bắc Mỹ. Thuốc đặc trị : Ivermectin. Trong các giai đoạn sinh trưởng của đà điểu có nhiều côn trùng hút máu gây hại. 6. Các bệnh Vi-rut - Siêu vi tân thành cũng hại đà điểu, ở Israel. Tỉ lệ tử vong
  5. cao. - Bệnh thủy đậu trên đà điểu, thấy ở Israel. - Bệnh viêm màng não dạng xốp cũng được phát hiện ở đà điểu nuôi. - Sốt xuất huyết congo hại đà điểu. Virut có thể lây sang người do giết mổ thủ công hoặc qua côn trùng hút máu; bệnh thường xảy ra ở Nam Phi. 7. Các bệnh vi khuẩn - Staphylococcus hyicus gây bệnh viêm màng kết (mắt). - Bệnh lao cũng thấy ở đà điểu và các loài chim chạy khác. - Bệnh Pasteurella multocida lây nhiễm cho đà điểu ở Nigeria. -Colobacillosis hại đà điểu con.
  6. 8. Bệnh nấm Aspergillus 9. Bệnh dinh dưỡng - Thiếu vitamine E và Selenium. - Bệnh yếu cơ ở đà điểu con. - Chứng phù toàn thân và cận thị ở đà điểu con. - Chứng quáng gà ở đà điểu nuôi nhốt. 10. Bệnh đường hô hấp Các bệnh đường hô hấp là phổ biến nhất ở đà điểu đang lớn và đà điểu mới trưởng thành. Thường những vấn đề hô hấp thường thấy ở đà điểu mới di động, mới nhập hoặc trong những dấu hiệu khởi đầu của vấn đề hô hấp. Chẩn đoán, xét
  7. nghiệm và xử lý kịp thời để phòng ngừa sự phát triển sau này trong đó sự lây nhiễm khuẩn lòng đỏ hoặc bệnh viêm phổi là nghiêm trọng hơn cả. Càng nghiêm trọng hơn nếu thấy những dấu hiệu thở dồn dập, hệ số hô hấp tăng và lông rũ. Sự nhiễm bệnh ban đầu và khi nguy kịch cũng đều khó phát hiện, mãi cho đến giai đoạn sau cùng. Nhiễm bệnh nấm (Aspergillus), vi trùng (Pasteurellasma), tất cả đều được chẩn đoán hoặc bằng thử ở phòng thí nghiệm hoặc bằng xét nghiệm sau chết. Điều trị bằng sử dụng các kháng sinh lưu dẫn, bổ sung các vitamine và dinh dưỡng tốt, chăm sóc tốt thường đem lại thành công nếu việc chẩn đoán được thực hiện sớm. Bệnh viêm phổi thỉnh thoảng xem như kết quả của uống quá nhiều hoặc ợ lên miệng các chất lỏng trong cuống họng và phổi. Điều này có thể xảy ra do quản lí không thích hợp các chất lỏng hoặc thuốc uống. Cần lắng nghe ý kiến các bác sĩ thú y để quản lý tốt các chất lỏng vào bất cứ tuổi nào
  8. của đà điểu. 11. Bệnh đường tiêu hóa Các va chạm vật cản thường thấy nhất ở đà điểu đang phát triển đến trưởng thành. Có 2 loại vấn đề vật cản C. Những vật cản nghiêm trọng hoặc mới bị, và những vật cản cấp tính hoặc đã lâu. Loại thứ nhất có thể gặp là cát, rác, sỏi đá, cỏ... Trong những trường hợp đó, tử vong thường nhanh chóng. Va chạm cấp tính thường do thú nuôi có khoang dạ dày bị va chạm cục bộ khi một số vật thể đi qua ruột như cỏ, viên đá, cát v.v... hoặc một số vật thể lạ lớn hơn, làm cản ngại cục bộ dạ dày ruột. Những thú nuôi bị như thế không phát triển bình thường do thường ăn quá mức các vật thể không phải là thực phẩm như cát, rác rưởi... và thường biểu hiện kém dinh dưỡng. Nhiều thú nuôi có vấn đề khi va chạm với nhiều tình thế mới : Di chuyển đến chuồng mới, thay đổi chế độ ăn uống, chấn động hoặc các bệnh có thể dẫn đến ăn
  9. uống thất thường, góp phần làm cho vấn đề thêm trầm trọng. Chữa trị ban đầu với một số chất bôi trơn như dầu khoáng, có thể làm phá vỡ một số vật thể ấy và giúp cho thú nuôi trở lại ăn uống bình thường. Phổ biến hơn, sự can thiệp bằng giải phẫu là cần thiết, làm di dời vật thể lạ. Nếu chẩn đoán được sớm sự can thiệp bằng giải phẫu có thể rất thành công. Nuốt vật lạ Rất giống các hiện tượng mắc nghẹn, đà điểu ở một lứa tuổi thường ăn các vật thể cứng. Trong nhiều trường hợp các vật thể không tiêu hóa được và nằm lại khoang dạ dày-ruột và làm tổn thương đến sự vận động thức ăn bình thường. Các đối tượng như : móng (tay, chân), chất dẻo, con dao, dụng cụ v.v... do các thú nuôi tò mò ăn. Trong nhiều trường hợp các vật thể lạ được nuốt vào, không làm hại thành ruột hoặc làm thủng khoang dạ dày – ruột, mà cuối cùng rồi cũng đi qua ống tiêu hóa ra ngoài. Nếu đó là khối to và gây cản trở
  10. hoạt động của khoang dạ dày – ruột, dẫn đến mắc nghẹn cấp tính. Một sự can thiệp bằng giải phẫu thường rất hiệu quả trong việc sửa sai vấn đề. Một lần nữa sự chẩn đoán sớm và giải phẫu là rất cần thiết. Giải phẫu yêu cầu những bước chuẩn bị trước gây mê bằng khí gây mê. Sau khi chuẩn bị giải phẫu kẹp tất cả các lông dọc đường giữa của ức-xương, một nhát mổ bắt đầu từ rạch dọc theo đường giữa của xương sụn-ức. Khoang dạ dày-ruột ở bên trái, được hồi phục qua nhát mổ. Khoang dạ – dày ruột đã mở toang và các vật chứa được dọn dẹp sạch sẽ. Cẩn thận đừng để nhiễm khuẩn khoang bụng trong nhát mổ ban đầu và trong buồng khí. Nội tạng giải phẫu cần được đóng kín. Công việc hộ lý bao gồm thuốc nước uống và thuốc kháng sinh sử dụng trong vài giờ đầu sau cuộc giải phẫu.
  11. 12. Sa trệ trực tràng Chứng bệnh này thường thấy ở đà điểu con. Đây là vấn đề hệ trọng và cần được lưu tâm kịp thời. Điều kiện thường xảy ra ở gia cầm là bệnh tiêu chảy do sự cố gắng quá sức (rặn) trong khi bài tiết. Sự sa trực tràng có thể bị thay đổi dễ dàng và được khâu lại tại chỗ. Chẩn đoán sớm và điều trị là cần nhưng với chúng kết quả tốt có thể đoán trước được. Thỉnh thoảng, các con trống già sẽ phát triển chứng sa dương vật. Trong trường hợp đó, dương vật không thể rút lại vào lỗ huyệt và hư hại cơ lý có thể xảy ra. Điều trị thường là nhốt chuồng, làm sạch sẽ và bôi trơn dương vật. Giải phẫu không nhất thiết cần và có thể không tốt. Nguồn: Đặng Thái Thuận-Chăn nuôi đà điểu-NXBNN 1997
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2