intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số khái niệm thường gặp khi chuẩn bị Dự án

Chia sẻ: Nguyen Anh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

76
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dự án là một tập hợp những hoạt động được sắp đặt theo lịch trình, có thời hạn, trong phạm vi ngân sách và không phải là hoạt động thường xuyên. Trong doanh nghiệp, làm việc theo dự án là sự huy động nguồn lực từ các phòng, ban khác nhau trong một đơn vị để thực hiện một dự án nào đó.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số khái niệm thường gặp khi chuẩn bị Dự án

  1. Một số khái niệm thường gặp khi chuẩn bị Dự án Dự án là một tập hợp những hoạt động được sắp đặt theo lịch trình, có thời hạn, trong phạm vi ngân sách và không phải là hoạt động thường xuyên. Trong doanh nghiệp, làm việc theo dự án là sự huy động nguồn lực từ các phòng, ban khác nhau trong một đơn vị để thực hiện một dự án nào đó.
  2. Nếu không chủ động trong công tác chuẩn bị, người quản lý dự án sẽ rất dễ rơi vào tình trạng rối loạn hoặc bế tắc khi triển khai công việc. Nắm rõ các khái niệm thường gặp trước khi triển khai dự án là một bước chuẩn bị thiết yếu trước khi bắt tay vào dự án. Các khái niệm liên quan khi chuẩn bị dự án
  3. 1. Mục tiêu Dự án: Là tình trạng mong muốn đối với lĩnh vực mà Dự án tác động vào và là lý do phải có Dự án. Mục tiêu phát triển (Mục tiêu dài hạn): là mục tiêu đặt ra cho một thời kỳ dài mà Dự án chỉ góp phần thực hiện chứ không thực hiện trọn vẹn được. Mục tiêu trực tiếp (Mục tiêu ngắn hạn, Mục tiêu cụ thể, Mục tiêu trước mắt): là mục tiêu mà Dự án có thể và phát đạt được sau khi kết thúc giai đoạn thực hiện. 2. Cấu phần của Dự án: Là một tập hợp các hoạt động có cùng tính chất hoặc/ và mục tiêu. Ví dụ: Dự án xóa đói giảm nghèo tại huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) có các cấu phần:  Cấu phần điều tra,đánh giá hiện trạng và tiềm năng.  Cấu phần hỗ trợ kỹ thuật và cho vay vốn
  4.  Cấu phần nâng cao năng lực các cơ quan/đoàn thể 3. Đầu ra: Là những vật phẩm hay sự kiện mà, đến thời gian nào đó, người thực hiện Dự án phải đưa ra với tính cách là phương tiện chứa đựng hay chuyển tải kết quả hoạt động. Ví dụ:  Vật phẩm: Bản báo cáo, bản thiết kế  Sự kiện: Hội thảo khóa tập huấn. 4. Người thụ hưởng trực tiếp: Đối tượng (chủ thể hay nhóm chủ thể) trực tiếp tiếp nhận các kết quả của Dự án. Ví dụ: Giảng viên mong Dự án cải cách giáo dục. 5. Người thụ hưởng cuối cùng: Nhóm chủ thể mà, xét đến cùng thì vì lợi ích của họ mà có Dự án. Ví dụ: Học sinh trong Dự án cải cách giáo dục, các hộ nghèo trong Dự án xóa đói giảm nghèo.
  5. 6. Cơ chế tác động: Động lực và cách thức thúc đẩy những người thụ hưởng trực tiếp tích cực đem các thành quả của Dự án đến những người thụ hưởng cuối cùng. Ví dụ: Cơ chế hành chính, cơ chế lợi ích...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2