Năng Lực Cá Nhân - Khả Năng Học Hỏi
lượt xem 42
download
Dữ liệu là nguồn gốc của thông tin Mọi thứ xung quanh chúng ta là dữ liệu, cho đến khi chúng ta đưa vào não xử lý thì đó là thông tin. “Thông tin là nền tảng của tri thức”, chúng ta càng có nhiều thông tin, sự hiểu biết của chúng ta càng rộng. Những tri thức đó khi được tổng hợp lại theo một trình tự logic nào đó, nhằm hướng đến việc mang lại giá trị cho bản thân là gọi là kiến thức. Tại sao tôi đề cập đến điều này? Thứ nhất : Chúng ta đi làm...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Năng Lực Cá Nhân - Khả Năng Học Hỏi
- Năng Lực Cá Nhân - Khả Năng Học Hỏi Dữ liệu là nguồn gốc của thông tin Mọi thứ xung quanh chúng ta là dữ liệu, cho đến khi chúng ta đưa vào não xử lý thì đó là thông tin. “Thông tin là nền tảng của tri thức”, chúng ta càng có nhiều thông tin, sự hiểu biết của chúng ta càng rộng. Những tri thức đó khi được tổng hợp lại theo một trình tự logic nào đó, nhằm hướng đến việc mang lại giá trị cho bản thân là gọi là kiến thức. Tại sao tôi đề cập đến điều này? Thứ nhất : Chúng ta đi làm để được trả lương và ngược lại chúng ta phải mang lại những giá trị vượt khỏi những gì mình được trả. Hay nói cách khác chúng ta được trả cho năng lực của chúng ta, bởi kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm, sự sáng tạo, khả năng chấp nhận sự thay đổi của chúng ta chứ không phải vị trí chúng ta có, thâm niên làm việc hay CV của chúng ta. Chúng ta được trả để tham dự các khóa học, được trả để đọc, để liên tục cập nhật những thông tin mới, được trả để hiểu biết nhiều hơn đối thủ của chúng ta, để mang lại những ý tưởng mới, giá trị mới cho đồng nghiệp và khách hàng, để phục vụ họ tốt hơn đối thủ của chúng ta. Thứ hai là chúng ta đang sống một thời đại của thông tin (information age), thời đại của sự hiểu biết, nói cách khác đó là thời đại của tri thức. Nơi tri thức được chia sẻ, phổ biến khắp nơi, và được cập nhật từng giây mỗi ngày. Chúng ta không thể tồn tại trong một kỷ nguyên tri thức khi bản thân không
- cập nhật hoặc không có tri thức. Chúng ta không thể sử dụng thông tin hay tri thức của 10 năm về trước để trải nghiệm, và tạo sự đột phá cho 10 năm về sau. Đó là lý do của bài viết này. Khả năng học hỏi Học là nền tảng của mọi thành công trong cuộc sống. Học là khởi đầu cho một cuộc hành trình đến thành công, một cuộc sống vui khỏe và hạnh phúc thực thụ, về tài chính, sức khỏe, tin thần. Học giúp bạn vượt ra khỏi nhóm trung bình, tạo ra nhiều giá trị hơn trong thời gian ngắn hơn, đạt được nhiều mục tiêu hơn trong đời, cũng như giúp bạn thay đổi cuộc đời mình, đến với nhóm vượt trội (excellent group), nhóm 20% người thành công thay vì 80% còn lại. Học còn được định nghĩa là quá trình thu thập thông tin để hình thành kiến thức nhằm giúp chúng ta có được những sự lựa chọn khôn ngoan hơn cho mỗi hành vi của mình. Theo Don Shula & Ken Blanchard “Học hỏi được định nghĩa là một sự thay đổi trong hành vi. Chúng ta chưa học được gì cho đến khi chúng ta hành động và áp dụng nó”. Nếu bạn muốn tạo sự thay đổi trong cuộc sống, muốn thiết kế cho mình một cuộc hành trình mới, vẽ cho mình một tương lai tươi sáng thì học sẽ là cây cọ để phác họa lên cuộc hành trình và vẽ lên hình ảnh của bạn trong tương lai. Đó là lý do mà mọi người thường đề cập đến việc học. Khi đi phỏng vấn họ thường nói “tôi là người ham học hỏi, cầu tiến”, khi nói chuyện với bạn bè, mọi người xung quanh họ luôn cố thể hiện mình là người thích học hỏi. Thậm chí khi nêu ra một tấm gương của một người thành đạt, hay nói chuyện với con cái, chúng ta cũng thường đề cập đến việc học hỏi. Tôi có một câu hỏi nhỏ dành cho bạn: “Bạn sẽ làm gì khi có một loạt các câu hỏi
- về công việc, gia đình, sức khỏe vv…?”? Câu trả lời sẽ là: “Việc cần làm là tìm kiếm câu trả lời cho các câu hỏi đó.” Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học Hỏi để biết, hỏi là bước đầu từ của việc học. Làm sao bạn có thể biết nếu bạn không hỏi nhỉ? Đương nhiên ngày nay bạn có thể vào Google search. Nhưng thông thường nếu bạn muốn biết, bạn phải hỏi. Là một người có khả năng học, chúng ta không chỉ thu thập thông tin hay đơn giản tin vào những gì người khác nói, viết, thậm chí báo đài, Tivi, quảng cáo, phim ảnh vv.. Thông tin phải được chọn lọc, đối chiếu, kiểm tra và hệ thống hóa thì mới thành kiến thức. Có những kiến thức chỉ giúp chúng ta tồn tại, trong khi những kiến thức khác giúp chúng ta tạo sự khác biệt. Trong các buổi hội thảo chuyên đề, tôi thường hay nói, “kiến thức tổng quát giúp bạn tồn tại, kiến thức chuyên môn giúp bạn tạo ra giá trị cho bản thân và khả năng tự học hỏi sẽ giúp bạn có nhiều câu trả lời hơn cho một câu hỏi, điều mà tất cả chúng ta phải tìm kiếm cả đời. Câu trả lời đúng cho từng câu hỏi để hành động đúng cho từng tình huống. Khi bạn gặp khó khăn về tiền bạc, bạn học được những khái niệm, ý tưởng mới về tài chính sẽ giúp bạn cải thiện tình hình tài chính, giúp bạn thoát khỏi khủng hoảng. Hoặc khi bạn học về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bán hàng sẽ giúp bạn bán hàng nhiều hơn, giao tiếp tốt hơn và có nhiều mối quan hệ hơn vv… Nhưng thật đáng buồn, nhiều người đã nghĩ rằng học chỉ là giai đoạn, ngay khi họ rời khỏi ghế nhà trường với văn bằng Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ nghĩa là giai đoạn học hỏi của họ đã xong và họ không cần phải học nữa.
- Thực tế “những điều chúng ta biết không bao giờ đủ cho những gì chúng ta cần” (John C. Maxwell). Tất cả những gì chúng ta biết hôm nay là kết quả những gì chúng ta học ngày hôm qua, những gì chúng ta học hỏi hôm nay sẽ quyết định những gì chúng ta thấy ngày mai. Xe cần xăng để chạy, con người cần ăn uống để sống, não chúng ta cũng cần có thông tin và kiến thức để tư duy. Nó được tạo ra để thu thập thông tin và kiến thức, nên nó có một khả năng vô hạn để làm điều này. Sau khi đọc xong bài viết này, hãy làm một cam kết với bản thân để giải phóng tiềm năng vô hạn đang tiềm ẩn trong não bộ của bạn. Tôi muốn thách thức bạn thực hiện điều này một cách đều đặn mỗi ngày dành 30 phút để đọc sách, hoặc nghe sách. Vào cuối tuần hãy xem lại cam kết và đánh giá xem bạn cảm thấy thế nào, bạn đã học được gì? Để việc thực hiện cam kết được dễ dàng hãy: 1. Viết ra 10 đến 20 đề tài mà bạn đã từng muốn biết thêm, muốn tìm hiểu sâu hơn về nó nhưng chưa tiến hành. 2. Viết ra các giá trị mà những đề tài trên có thể mang lại cho bạn. 3. Chọn trước 3 đề tài hấp dẫn nhất từ 10 đến 20 đề tài trên. 4. Liệt kê ra các hình thức để học 3 đề tài này, có thể đọc sách, tham gia khóa học, tìm kiếm thông tin trên mạng, tham gia vào câu lạc bộ, diễn đàn, thậm chí tìm một dự án để thực hiện thử, hoặc tìm sự chia sẻ từ những người đi trước và có kinh nghiệm.
- 5. Ấn định thời gian bắt đầu và hoàn tất 3 đề tài này. 6. Phân bố thời gian và lịch học cụ thể mỗi ngày. Hãy nhớ những gì lên lịch là những thứ sẽ được hoàn thành. Bạn càng học nhiều trong cuộc sống bạn càng có khả năng làm chủ cuộc đời mình. Hãy là người có khả năng học hỏi để hoàn tất nhiều mục tiêu hơn trong cuộc sống. Mỗi người chúng ta gặp đều có thể dạy cho ta một điều gì đó. Và “Nếu một người quyết định rót tài sản vào trong đầu anh ta, sẽ không có ai thể lấy nó đi khỏi anh ta. Và đầu tư cho kiến thức luôn là đầu tư có lãi cao nhất” (Benjamin Franklin) Hẹn gặp lại bạn trong những bài viết sau, tôi chia sẻ theo quan điểm cá nhân của mình, nếu bạn có những quan điểm khác vui lòng đừng ngần ngại đóng góp. Chúc bạn thành công!
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Quản trị nhân sự.Chương 5
32 p | 438 | 232
-
Năng lực sáng tạo: Làm sao để có?
4 p | 397 | 127
-
Xác định tiêu chuẩn cá nhân
3 p | 355 | 122
-
"Cân" năng lực để "định giá" bản thân
2 p | 387 | 109
-
Trả lương theo thành tích cá nhân: chính sách đãi ngộ khôn ngoan
4 p | 260 | 75
-
Quyền lực từ năng lực chuyên môn
4 p | 177 | 58
-
Thiết lập mục tiêu cá nhân
1 p | 222 | 52
-
Tối ưu hóa tiềm năng của cá nhân
5 p | 139 | 42
-
Bài giảng Tạo động lực cho cán bộ, công nhân viên Dona House Land
67 p | 109 | 22
-
Nuôi dưỡng động lực làm việc của doanh nhân.
3 p | 109 | 20
-
Trả lương theo thành tích cá nhân?
7 p | 108 | 18
-
Bài giảng Giáo dục kỹ năng sống - TS. Trần Văn Tính
42 p | 101 | 16
-
Bài giảng Kỹ năng khám phá bản thân và lập kế hoạch nghề nghiệp: Phần 1 - ThS. Lê Nữ Diễm Hương (Bậc Đại học chương trình Đại trà)
68 p | 48 | 10
-
Thực trạng và giải pháp nâng cao kỹ năng làm việc nhóm trong học tập của sinh viên năm thứ nhất Trường đại học Cửu Long
9 p | 35 | 10
-
Mẫu bảng Đánh giá thực hiện công việc của nhân viên (cá nhân tự đánh giá)
4 p | 81 | 9
-
Phát triển kỹ năng phần mềm cho Sinh viên các trường Cao đẳng chuyên nghiệp
6 p | 91 | 7
-
Bằng cấp có thể hiện năng lực
3 p | 75 | 7
-
Mối quan hệ giữa phương pháp lãnh đạo trao quyền và hiệu suất sáng tạo của cá nhân: Nghiên cứu tại các nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam
10 p | 39 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn