intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghệ thuật kỷ nguyên La Mã

Chia sẻ: Thúy Vi Nguyễn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

170
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với những cuộc xâm lăng liên tiếp trong hàng thế kỷ, người La Mã đã trải rộng đế chế của họ lên gần hết thế giới cổ đại. Đi cùng với việc xâm chiếm, họ học hỏi và kế thừa rất nhiều nền nghệ thuật khác nhau trên thế giới tạo nên một nền nghệ thuật riêng của kỷ nguyên La Mã So với những di sản nghệ thuật Hy Lạp hầu như đã biến mất, những tác phẩm của kỷ nguyên La Mã được tìm thấy và lưu giữ với số lượng lớn. Nhiều tác phẩm đến từ những vùng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghệ thuật kỷ nguyên La Mã

  1. Nghệ thuật kỷ nguyên La Mã Với những cuộc xâm lăng liên tiếp trong hàng thế kỷ, người La Mã đã trải rộng đế chế của họ lên gần hết thế giới cổ đại. Đi cùng với việc xâm chiếm, họ học hỏi và kế thừa rất nhiều nền nghệ thuật khác nhau trên thế giới tạo nên một nền nghệ thuật riêng của kỷ nguyên La Mã Phế tích Pompeii So với những di sản nghệ thuật Hy Lạp hầu như đã biến mất, những tác phẩm của kỷ nguyên La Mã được tìm thấy và lưu giữ với số lượng lớn. Nhiều tác phẩm đến từ những vùng quanh Vesuvius đặc biệt là từ Pompeii và Herculaneum. Bản thân thành Rome cũng còn lại rất nhiều những tác phẩm được lưu giữ như những bích họa được hoàng đế Nero xây dựng trong vườn ở Villa of Livia hay trong nhà của Augustus và ở Domus Aurea. Ngoài ra còn tìm thấy một số lượng lớn các tranh khảm đến từ các vùng nằm trong lưu vực Địa Trung Hải từ Syria và Bắc Phi cho tới bán đảo Iberian.
  2. Bích họa sử dụng hiệu ứng tả thực trong vườn huyền thoại (Villa dei Misteri) - năm 60-50 TCN Những tác phẩm nghệ thuật La Mã thường được chia ra làm 4 dòng chính. 4 dòng này được gọi chung là "nghệ thuật Pompeiian" vì các tác phẩm cho 4 dòng này đều được tìm thấy ở thành phố Pompeii. Người ta đã sáng tác nhiều thế kỷ tại thành phố này cho đến khi vụ phun trào núi lửa Vesuvius chôn vùi thành phố vào năm 79 (sau CN). Dòng đầu tiên của nghệ thuật La Mã xuất hiện và tồn tại vào khoảng thế kỷ thứ 2 đến đầu thế kỷ 1 TCN bao gồm những tác phẩm trên các công trình kiến trúc mô phỏng được làm từ đá hoa cương, cẩm thạch. Tường thường được trang trí với với lớp sơn thạch cao, vữa stucco (loại vữa chuyên dùng để trát, đắp nổi trên tường) - mang đặc thù của nghệ thuật Hy Lạp. Viền tường kể chuyện về thần rượu nho Dionysos - năm 60-50 TCN Dòng thứ 2 (thế kỷ 1 TCN) tiến tới mô tả một cách đầy đủ cấu trúc của công trình kiến trúc sử dụng phối cảnh và nghệ thuật tả thực mở ra các không gian và phong cảnh. Dưới những ảnh hưởng phức tạp của kiến trúc, người ta thêm vào những pho tượng giả, những bức tranh với các cảnh vật, động vật và chân dung con người. Vườn huyền thoại (Villa dei Misteri) ở Pompeii và Nhà của Augustus (Rome) có những tác phẩm tiêu biểu cho dòng nghệ thuật thời kỳ này.
  3. Bích họa sự ra đời của Venus - thế kỷ 1 TCN Dòng thứ 3 (cuối thế kỷ 1TCN - giữa thế kỷ 1 SCN) có phần lớn các tác phẩm mang đặc điểm trang trí. Những tác phẩm nghệ thuật trong công trình kiến trúc được thêm vào những chi tiết với mục đích để trang hoàng ngoài công năng của các công trình. Bắt đầu có những khoảng mở, phong cảnh và những sự chú ý đặc biệt trong các chi tiết. Ví dụ cho thời kỳ này có thể tìm thấy ở kim tự tháp của Gaius Cestius tại Rome và nhà của Marcus Lucretius Fronto và Cecilius Jocundus tại Pompeii.
  4. Chân dung thần rượu - thế kỷ 1 SCN Dòng cuối cùng (khoảng 30 - 79 SCN) được biết đến là loại hình nghệ thuật "lập dị" nhưng vẫn mang đậm nét kiến trúc. Chúng sử dụng những yếu tố trang trí kỳ dị. Kiến trúc sư La Mã Vitruvius (TK1 TCN) trong chuyên luận De Architectura đã chỉ trích loại hình này vì sự khó hiểu của chúng trong thực tế. Cho đến thế kỷ 16, thể loại trang trí này được gọi với cái tên riêng là "kỳ cục" (grotesque) và được sử dụng nhiều trong hội họa thời kỳ Phục Hưng. Dòng nghệ thuật thứ 4 này có nhiều tác phẩm, dẫn chứng tại Pompeii. Trước khi biến mất do vụ phun trào núi lửa nó đang là mốt và được sử dụng rộng rãi.
  5. Bích họa khu vườn có thần Hermes và vòi nước - thế kỷ 1 SCN Nghệ thuật La Mã cũng có dòng hội họa tối giản hay hội họa theo chủ nghĩa ấn tượng. Theo Pliny the Elder trong tác phẩm Lịch sử tự nhiên (Naturalis Historia) vào khoảng 300 TCN: kiểu hội họa này mô tả khuôn mặt với một số các nét vẽ nhanh bằng màu. Những ngôi nhà ở Pompeii và Herculaneum, những bức bích họa trong những ngôi nhà La Mã hay trong hầm mộ có rất nhiều những cảnh, chân dung, mặt nạ và động vật sử dụng kỹ thuật này. Đây cũng là dòng hội họa mà rất nhiều tác phẩm thời kỳ đầu với chủ đề thiên chúa được tạo ra.
  6. Những quả đào và bình thủy tinh - thế kỷ 1 SCN Vẽ chân dung là loại hình nghệ thuật rất phát triển trong kỷ nguyên La Mã. Người ta tin rằng kỹ thuật vẽ chân dung thịnh hành ở khắp mọi nơi trong đế chế La Mã suốt 2 thế kỷ SCN cho dù chỉ còn khoảng 200 bức chân dung còn tồn tại cho đến ngày nay. Bởi vì tất cả các tác phẩm chân dung đều được tìm thấy tại các thuộc địa của La Mã như Ai Cập, đặc biệt là ốc đảo El-Feyyum. Và các tác phẩm này đều được sáng tác trên gỗ nên chúng rất dễ hỏng. Hầu hết các tác phẩm còn tồn tại đều nằm trong hầm mộ khô ráo ở phía dưới các lớp cát nóng trong sa mạc khô cằn.
  7. Paquio Procolo và vợ - thế kỷ 1 SCN Có người nghĩ rằng các tác phẩm chân dung chỉ có chủ đề về cái chết và người đã chết. Nhưng thường thường các tác phẩm này mang chủ đề của của sự sống kể về các hoạt động sinh hoạt hàng ngày: đồ vật, cuộc sống... sau đó mới là những chân dung để lưu lại hình ảnh của người đã khuất. Những tác phẩm tìm thấy tại ốc đảo El-Feyyum cũng là những ví dụ sống động cho lối kỹ thuật hội họa tối giản. Nhiều tác phẩm còn lại có các nét tương đồng với nghệ thuật chân dung thế kỷ 19.
  8. Sappho - thế kỷ 1 SCN
  9. Sự ra đời của Adonis - năm 64 đến 68 SCN Tranh khảm mặt nạ bi kịch và khôi hài - thế kỷ 2 SCN
  10. Tranh khảm trong lòng đại dương - thế kỷ 2 SCN Chân dung một người phụ nữ trong hầm mộ El-Fayyum - thế kỷ 1 SCN
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2