Trần Thanh Vân và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
123(09): 67 - 76<br />
<br />
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SẢN XUẤT, CHẤT LƯỢNG THỊT<br />
CỦA GÀ MÈO NUÔI TẠI QUẢNG YÊN - QUẢNG NINH<br />
Trần Thanh Vân1*, Nguyễn Tiến Hưng2, Nguyễn Thị Thuý Mỵ3<br />
1Đại học<br />
<br />
Thái Nguyên, 2Phòng kinh tế Quảng Yên, Quảng Ninh,<br />
3Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Thí nghiệm được tiến hành trên 750 gà Mèo thuần, nuôi phương thức bán nuôi nhốt đến 20 tuần<br />
tuổi ở 3 hộ gia đình tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh với mục tiêu khảo sát sức sản xuất thịt,<br />
cung cấp thực phẩm đặc sản cho thành phố du lịch. Kết quả thu được là:<br />
Tỷ lệ nuôi sống là 94,0 %. Khối lượng sống tính chung trống mái là: 1714,74 g/con. Sinh trưởng<br />
tuyệt đối bình quân là 12,04 g/con/ngày. Khả năng tiêu thụ thức ăn bình quân/ngày là 60,52<br />
g/con/ngày; Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng là 5,06. Chỉ số sản xuất (PI) của gà là 22,78.<br />
Tỷ lệ thân thịt đạt 71,29 - 72,11 %, tỷ lệ thịt đùi + ngực là 38,41 % - 38,88 %, tỷ lệ mỡ bụng<br />
1,08% - 2,03 %. Tỷ lệ vật chất khô 25,98 % - 26,33% ở cơ ngực và 26,30% - 26,36% ở cơ đùi; Tỷ lệ<br />
protein thô là 23,72% - 24,07% ở cơ ngực và 20,74% - 21,92% ở cơ đùi. Tỷ lệ mất nước chế biến của<br />
thịt gà là 17,28 %, tỷ lệ mất nước tổng số là 18,71 %, giá trị pH của thịt trong khoảng 5,76 - 6,26,<br />
màu sắc thịt mang đặc trưng của giống gà Mèo với màu sáng (L), màu đỏ-đen (a) và màu vàng (b)<br />
tương ứng là 41,17 - 5,53 - 4,67, độ dai của thịt là 2,58 kg.<br />
Một số món ăn chế biến từ thịt gà Mèo được người tiêu dùng chấp thuận và đánh giá cao, phù hợp<br />
thị hiếu với tổng điểm trung bình có trọng số với món gà luộc, gà hấp muối và gà nấu canh gừng<br />
lần lượt là 22,17 - 21,17 - 19,61 trên tổng số 22,75 điểm.<br />
Từ khoá: bán nuôi nhốt, chất lượng thịt, gà Mèo, Quảng Yên-Quảng Ninh, sức sản xuất thịt<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Một trong những giống bản địa phù hợp với<br />
những nhu cầu, thị hiếu nêu trên là giống gà<br />
Mèo, với đặc điểm thịt đen, xương đen, phủ<br />
tạng đen, hàm lượng mỡ rất ít, thịt dai, chắc,<br />
thơm ngon, hàm lượng đạm khá cao so với<br />
các giống khác; ngoài việc sử dụng làm thực<br />
phẩm, giống gà này còn dùng để chữa bệnh<br />
hoặc nấu cao. Gà Mèo mang nhiều đặc điểm<br />
quý như khả năng chống chịu cao, ít đòi hỏi<br />
về chế độ ăn và chế độ chăm sóc cầu kỳ,<br />
nhưng lại cho tốc tộ sinh trưởng tương đối<br />
nhanh. Trước đây giống gà này chỉ nuôi ở<br />
vùng núi cao phía Bắc với số lượng không<br />
nhiều; năm 2003, nhằm bảo tồn và phát triển<br />
giống gà Mèo, Viện Chăn nuôi thực hiện dự<br />
án "Hoàn thiện quy trình công nghệ chăn nuôi<br />
vịt Bầu Quỳ và gà Mèo". Dự án này đã hoàn<br />
thành và được Hội đồng Khoa học công nghệ<br />
cấp Nhà nước nghiệm thu cho phép nhân rộng<br />
ra sản xuất, giống gà Mèo đã được đưa vào<br />
danh sách nuôi giữ giống gốc tại Viện chăn<br />
*<br />
<br />
Tel: 0912 282816, Email: tranthanhvan@tnu.edu.vn<br />
<br />
nuôi quốc gia để phát triển cung cấp con<br />
giống phục vụ sản xuất chăn nuôi.<br />
Nhằm khai thác hiệu quả và bảo vệ sự phong<br />
phú giống vật nuôi bản địa thì việc nuôi thí<br />
nghiệm giống gà Mèo tại địa bàn thị xã<br />
Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh là rất cần thiết,<br />
với mục đích mở rộng được phạm vi phân bố<br />
của giống, qua đó nghiên cứu một số đặc<br />
điểm sinh học, sự thích nghi, khả năng sản<br />
xuất và chất lượng thịt của chúng. Từ kết quả<br />
thành công của việc nuôi thí nghiệm tiến đến<br />
nhân rộng sản xuất tại địa bàn để đáp ứng nhu<br />
cầu rất lớn hiện nay về các thực phẩm quý<br />
hiếm, đặc sản có giá trị dinh dưỡng, giá trị<br />
dược liệu cao đang ngày một tăng tại tỉnh<br />
Quảng Ninh, một tỉnh có du lịch phát triển,<br />
hàng năm đón hơn 5 triệu khách trong và<br />
ngoài nước đến thăm quan, nghỉ dưỡng. Từ<br />
cơ sở khoa học và yêu cầu thực tiễn trên,<br />
chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài này. Mục<br />
tiêu của đề tài: Góp phần bảo tồn và phát triển<br />
giống gà đặc sản Mèo bằng việc mở rộng<br />
phạm vi phân bố của giống; Nghiên cứu sự<br />
thích nghi, khả năng sản xuất và chất lượng<br />
67<br />
<br />
Trần Thanh Vân và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
thịt của giống gà Mèo nuôi tại tỉnh Quảng<br />
Ninh; Khảo sát, đánh giá chất lượng thịt để<br />
xác định được giai đoạn tuổi gà đưa vào khai<br />
thác hiệu quả nhất từ đó đưa ra khuyến cáo<br />
định hướng sản xuất vừa đảm bảo hiệu quả<br />
kinh tế vừa đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu<br />
người tiêu dùng.<br />
Đối tượng, địa điểm, nội dung, phương<br />
pháp nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu: Giống gà Mèo<br />
thuần, lông, da, thịt, xương màu đen của<br />
Viện chăn nuôi;<br />
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8/2012 đến<br />
tháng 8/2013.<br />
Địa điểm nghiên cứu: Tại thị xã Quảng Yên,<br />
tỉnh Quảng Ninh.<br />
Nội dung nghiên cứu: Nuôi khảo sát gà Mèo<br />
thuần nhóm có da, thịt, xương đen; từ 1 - 20<br />
Sơ đồ bố trí thí nghiệm<br />
STT<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
<br />
123(09): 67 - 76<br />
<br />
tuần tuổi ở nông hộ theo phương thức bán<br />
chăn thả để đánh giá một số đặc điểm sinh<br />
học, tính thích nghi, khả năng sản xuất, khả<br />
năng cho thịt của gà Mèo nuôi tại thị xã<br />
Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Thí nghiệm được<br />
bố trí 3 lô, đảm bảo sự đồng đều về các yếu<br />
tố: Cùng thời điểm, giống, tuổi, tính biệt, thức<br />
ăn và quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng.<br />
Các chỉ tiêu theo dõi: Tỉ lệ nuôi sống; Sinh<br />
trưởng tích lũy; Sinh trưởng tuyệt đối; Khả<br />
năng tiêu thụ và chuyển hóa thức ăn; Chỉ số<br />
sản xuất; Chỉ tiêu giết mổ; Chất lượng thịt.<br />
Phương pháp xử lý số liệu<br />
Số liệu thu được chúng tôi tiến hành xử lý<br />
theo phương pháp thống kê sinh vật học của<br />
Nguyễn Văn Thiện và cs (2002) trên phần<br />
mềm Minitab ver 16.<br />
<br />
Diễn giải<br />
Số hộ nuôi gà (hộ)<br />
Số gà/ hộ (con)<br />
Thời gian nuôi (tuần)<br />
Phương thức nuôi: 01 - 24 ngày<br />
25 - 140 ngày<br />
- Thời gian mổ khảo sát<br />
- Số lượng gà mổ khảo sát, phân tích TPHH,<br />
chất lượng thịt lần 1<br />
- Số lượng gà mở Hội nghị thử nếm<br />
<br />
Số lượng<br />
03<br />
250 con<br />
20<br />
Nhốt - cho ăn tự do cả ngày<br />
Bán chăn thả - cho ăn 2 bữa /ngày<br />
- 13 / 17/ 20 tuần tuổi<br />
- 3 trống + 3 mái /mỗi lần<br />
- 3 trống + 3 mái/mỗi lần<br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
Kết quả theo dõi về khả năng thích nghi<br />
Bảng 1. Tỷ lệ sống cộng dồn của gà thí nghiệm (%)<br />
Tuần tuổi<br />
<br />
X mX<br />
<br />
Cv %<br />
<br />
1<br />
5<br />
10<br />
15<br />
20<br />
<br />
98,27 0,35<br />
95,33 0,13<br />
94,40 0,46<br />
94,13 0,27<br />
94,00 0,23<br />
<br />
0,62<br />
0,24<br />
0,85<br />
0,49<br />
0,43<br />
<br />
Tỷ lệ nuôi sống cộng dồn tính chung của 03 lô là 94,00%, trong suốt thời gian nuôi, chúng tôi<br />
không thấy gà có biểu hiện khác thường về sức khoẻ cũng như bệnh tật, như vậy, gà Mèo thích<br />
hợp với điều kiện khí hậu biển Đông bắc của Quảng Yên - Quảng Ninh và quy trình nuôi dưỡng<br />
của chúng tôi. So sánh với kết quả nghiên cứu tỷ lệ nuôi sống ở 20 tuần tuổi trên gà Mèo thuần<br />
nuôi tại Sa Pa, Lào Cai (Ngô Xuân Cảnh, 2011) [1] thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn.<br />
So sánh kết quả nghiên cứu trên gà Mèo thuần nuôi tại Thái Nguyên của Nguyễn Thu Quyên,<br />
2008 [4] thì kết quả của chúng tôi thấp hơn (2-4%); kết quả của chúng tôi tiệm cận so với nơi<br />
xuất phát của giống (94,63 % - 97,30 %) (Võ Văn Sự và cộng sự, 2005) [5].<br />
68<br />
<br />
Trần Thanh Vân và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Sinh trưởng của gà thí nghiệm<br />
<br />
123(09): 67 - 76<br />
<br />
Trần Thanh Vân và cs (2006) [9] gà Mèo<br />
thuần nuôi tại Hà Giang lúc 20 tuần tuổi có<br />
khối lượng bình quân con trống đạt 1780,83<br />
g/con, con mái đạt 1522,05 thì kết quả của<br />
chúng tôi cao hơn. So sánh với kết quả nghiên<br />
cứu của Nguyễn Duy Hoan và cs (2008) [11],<br />
gà Mèo thuần (có nguồn gốc từ Yên Bái) nuôi<br />
khảo sát tại Yên Phong, Bắc Ninh lúc 20 tuần<br />
tuổi có khối lượng bình quân con trống đạt<br />
2225,53 g/con, con mái đạt 1904,66 g/con thì<br />
kết quả của chúng tôi thấp hơn kết quả nghiên<br />
cứu của tác giả.<br />
<br />
Sinh trưởng tích lũy<br />
Qua bảng 2 cho thấy gà Mèo có khối lượng<br />
mới nở bình quân là 29,59 g/con. Khối lượng<br />
cơ thể tính chung trống mái và tính riêng<br />
trống, mái của gà khảo nghiệm tăng dần qua<br />
các tuần tuổi, ở các lô thí nghiệm gà đều sinh<br />
trưởng tốt, phù hợp với quy luật sinh trưởng<br />
của gia cầm. Tại thời điểm 12 tuần tuổi, khối<br />
lượng con trống và con mái lần lượt là<br />
1270,11 g/con và 1091,87 g/con, khối lượng<br />
bình quân trống mái là 1185,85 g/con. Kết<br />
thúc thí nghiệm ở 20 tuần tuổi, khối lượng cơ<br />
thể của gà thí nghiệm đạt bình quân 1714,74<br />
g/con; trong đó con trống đạt 1819,99 g/con,<br />
con mái đạt 1608,11 g/con. So sánh với kết<br />
quả nghiên cứu của các tác giả Phạm Công<br />
Thiếu và cs (2001) [7], Ngô Kim Cúc và cs<br />
(2002) [2], Phan Đình Thắm và cs (2003) [6]<br />
và Trần Thanh Vân (2005) [8] về khối lượng<br />
gà Mèo lông đen lúc 12 tuần tuổi, thì khối<br />
lượng gà thí nghiệm của chúng tôi cao hơn.<br />
<br />
Hình 1 cho thấy đường biểu diễn khối lượng<br />
cơ thể của gà Mèo của cả 3 lô thí nghiệm luôn<br />
tương đương nhau, gà Mèo giai đoạn 1 - 3<br />
tuần tuổi khối lượng cơ thể tăng chậm nên độ<br />
dốc của đồ thị ít, nhưng từ tuần tuổi thứ 4<br />
khối lượng cơ thể của gà Mèo bắt đầu tăng<br />
nhanh nên độ dốc của đồ thị cũng tăng nhanh,<br />
đến giai đoạn 14 - 15 tuần tuổi có dấu hiệu<br />
khối lượng cơ thể tăng chậm dần lại, đến giai<br />
đoạn 18 - 20 tuần tuổi có chiều hướng đạt gần<br />
đỉnh của quá trình sinh trưởng tích lũy, đồ thị<br />
phát triển theo chiều ngang và ít có độ dốc hơn<br />
so với các tuần tuổi trước đó.<br />
<br />
So sánh với kết quả của Ngô Xuân Cảnh<br />
(2011) [1], gà Mèo thuần nuôi tại Sa Pa Lào<br />
Cai, lúc 20 tuần tuổi có khối lượng cơ thể<br />
bình quân đạt 1491,81 g/con và của tác giả<br />
<br />
Bảng 2. Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm (g)<br />
Con trống<br />
Tuần<br />
tuổi<br />
6<br />
7<br />
11<br />
12<br />
15<br />
16<br />
19<br />
20<br />
<br />
n<br />
<br />
X mx<br />
<br />
84<br />
84<br />
78<br />
87<br />
81<br />
84<br />
83<br />
77<br />
<br />
547,81 ± 6,96<br />
673,35 ± 9,66<br />
1177,87 ± 15,61<br />
1270,11 ± 15,64<br />
1612,07 ± 20,66<br />
1666,99 ± 20,38<br />
1788,22 ± 20,49<br />
1819,99 ± 20,82<br />
<br />
Chung trống mái<br />
<br />
Con mái<br />
Cv<br />
(%)<br />
11,64<br />
13,31<br />
11,70<br />
11,48<br />
11,53<br />
11,21<br />
10,44<br />
10,04<br />
<br />
n<br />
<br />
X mx<br />
<br />
Cv (%)<br />
<br />
X<br />
<br />
76<br />
82<br />
78<br />
78<br />
79<br />
73<br />
70<br />
76<br />
<br />
404,99 ± 4,40<br />
522,25 ± 5,57<br />
999,55 ± 9,49<br />
1091,87 ± 10,05<br />
1352,04 ± 14,52<br />
1404,58 ± 16,21<br />
1572,66 ± 16,88<br />
1608,11 ± 14,89<br />
<br />
9,48<br />
9,57<br />
8,39<br />
8,13<br />
9,54<br />
9,86<br />
9,04<br />
8,07<br />
<br />
480,40<br />
600,54<br />
1088,71<br />
1185,85<br />
1483,68<br />
1548,98<br />
1688,84<br />
1714,74<br />
<br />
2000<br />
1800<br />
1600<br />
<br />
Gam/con<br />
<br />
1400<br />
1200<br />
Lô 1<br />
<br />
1000<br />
<br />
Lô 2<br />
<br />
800<br />
<br />
Lô 3<br />
<br />
600<br />
400<br />
200<br />
0<br />
SS<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
5<br />
<br />
6<br />
<br />
7<br />
<br />
8<br />
<br />
9<br />
<br />
10<br />
<br />
11<br />
<br />
12<br />
<br />
13<br />
<br />
14<br />
<br />
15<br />
<br />
16<br />
<br />
17<br />
<br />
18<br />
<br />
19<br />
<br />
20<br />
<br />
Tuầ n tuổi<br />
<br />
Hình 1. Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm<br />
<br />
69<br />
<br />
Trần Thanh Vân và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm<br />
<br />
Kết quả theo dõi cho thấy ở giai đoạn 0 - 1<br />
tuần tuổi sinh trưởng tuyệt đối gà thí nghiệm<br />
đạt bình quân là 4,72 g/con/ngày; Sinh trưởng<br />
tuyệt đối của gà thí nghiệm tăng dần trong<br />
những tuần đầu và đạt giá trị cao nhất vào giai<br />
đoạn 7 - 8 tuần tuổi (17,70 g/con/ngày). Điều<br />
này có thể lý giải theo quy luật sinh trưởng<br />
theo giai đoạn của gia cầm, sinh trưởng tuyệt<br />
đối tuân theo quy luật và tương đồng với kết<br />
quả sinh trưởng tích luỹ.<br />
<br />
Trên cơ sở số liệu về khối lượng cơ thể,<br />
chúng tôi tiến hành tính toán sinh trưởng<br />
tuyệt đối của gà thí nghiệm qua 20 tuần tuổi.<br />
Kết quả được trình bày tại bảng 3 và hình 2.<br />
Bảng 3. Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm<br />
(g/con/ngày)(Chung trống mái của 3 đàn)<br />
Giai đoạn<br />
(tuần tuổi)<br />
<br />
X mx<br />
<br />
Cv%<br />
<br />
0-1<br />
1-2<br />
6-7<br />
7-8<br />
10 - 11<br />
11 - 12<br />
14 - 15<br />
15 - 16<br />
18 -19<br />
19-20<br />
1-20<br />
<br />
4,72 ± 0,06<br />
5,02 ± 0,07<br />
17,19 ± 0,25<br />
17,70 ± 0,61<br />
17,00 ± 5,03<br />
14,12 ± 7,90<br />
11,90 ± 0,90<br />
8,00 ± 0,57<br />
6,95 ± 0,758<br />
4,35 ± 0,37<br />
12,05 ± 0,01<br />
<br />
2,12<br />
2,31<br />
2,56<br />
5,96<br />
7,07<br />
3,13<br />
13,04<br />
12,28<br />
14,41<br />
14,54<br />
0,14<br />
<br />
123(09): 67 - 76<br />
<br />
Kết quả theo dõi thí nghiệm cho thấy sinh<br />
trưởng tuyệt đối cả giai đoạn của gà thí<br />
nghiệm (từ 1 - 20 tuần tuổi) bình quân chung<br />
của 3 đàn là 12,05 g/con/ngày.<br />
Biểu đồ ở hình 2 cho thấy gà thí nghiệm có sinh<br />
trưởng tuyệt đối cực đại ở giai đoạn từ 7 - 8 tuần<br />
tuổi (17,70 g/con/ngày), sau giai đoạn đó sinh<br />
trưởng tuyệt đối có xu hướng giảm dần.<br />
<br />
20,00<br />
18,00<br />
16,00<br />
<br />
g/con/ngày<br />
<br />
14,00<br />
12,00<br />
<br />
Lô 1<br />
<br />
10,00<br />
<br />
Lô 2<br />
<br />
8,00<br />
<br />
Lô 3<br />
<br />
6,00<br />
4,00<br />
2,00<br />
<br />
9<br />
18<br />
<br />
-1<br />
<br />
7<br />
16<br />
<br />
-1<br />
<br />
5<br />
14<br />
<br />
-1<br />
<br />
3<br />
<br />
9<br />
8-<br />
<br />
-1<br />
12<br />
<br />
7<br />
6-<br />
<br />
1<br />
<br />
5<br />
4-<br />
<br />
-1<br />
<br />
3<br />
2-<br />
<br />
10<br />
<br />
1<br />
0-<br />
<br />
0,00<br />
<br />
Tuần tuổi<br />
<br />
Hình 2. Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm<br />
<br />
Khả năng tiêu thụ và chuyển hóa thức ăn<br />
Khả năng tiêu thụ thức ăn của gà thí nghiệm<br />
Bảng 4. Khả năng tiêu thụ thức ăn của gà<br />
<br />
70<br />
<br />
Tuần tuổi<br />
<br />
X mx<br />
<br />
X mx<br />
<br />
1<br />
2<br />
18<br />
20<br />
Bình quân 20 tuần<br />
Tổng TA tiêu thụ 20 tuần (g)<br />
<br />
(g/con/ngày)<br />
6,74 ± 0,39<br />
11,17 ± 0,04<br />
95,12 ± 0,01<br />
108,29 ± 0,07<br />
60,52 ± 0,45<br />
8473,00 ± 62,75<br />
<br />
(g/con/tuần)<br />
47,20 ± 2,71<br />
78,16 ± 0,27<br />
665,86 ± 0,05<br />
758,04 ± 0,51<br />
423,65 ± 3,14<br />
8473,00 ± 62,75<br />
<br />
Trần Thanh Vân và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Số liệu bảng 4 cho thấy: Lượng thức ăn thu<br />
nhận của đàn gà Mèo tăng dần qua các tuần<br />
tuổi, đến 20 tuần tuổi tiêu thụ thức ăn của gà<br />
ở 3 lô thí nghiệm bình quân là 108,29<br />
g/con/ngày; Lượng thức ăn tiêu thụ bình quân<br />
trong 20 tuần của gà thí nghiệm là 60,25<br />
g/con/ngày. Tổng lượng thức ăn tiêu thụ trong<br />
20 tuần tuổi của gà thí nghiệm là 8473,00<br />
g/con. Kết quả theo dõi của chúng tôi về tổng<br />
lượng thức ăn tiêu thụ của gà Mèo là tương<br />
đối cao, điều này lý giải nguyên nhân là do gà<br />
được nuôi trong các nông hộ theo phương<br />
thức bán chăn thả nên lượng thu nhận thức ăn<br />
lớn. So sánh khả năng tiêu thụ thức ăn của gà<br />
khảo nghiệm với kết quả nghiên cứu trên gà<br />
Mèo thuần nuôi tại Sa Pa, Lào Cai (Ngô Xuân<br />
Cảnh, 2011) [1] đến 20 tuần tuổi lượng thức<br />
ăn thu nhận của gà Mèo trong khoảng từ<br />
95,00 - 101, 21 g/con/ngày thì kết quả theo<br />
dõi của chúng tôi tương tự.<br />
Khả năng chuyển hóa thức ăn của gà thí nghiệm<br />
Kết quả ở bảng 5 cho thấy tiêu tốn thức ăn<br />
cộng dồn của gà thí nghiệm tuân theo quy luật<br />
tăng dần qua các tuần tuổi; kết quả theo dõi ở<br />
3 lô thí nghiệm cho thấy chỉ số tiêu tốn thức<br />
ăn tại các lô là tương đương nhau, tiêu tốn<br />
thức ăn của gà thí nghiệm cao nhất ở 20 tuần<br />
tuổi là 5,06 kg thức ăn/kg tăng khối lượng. So<br />
sánh với kết quả nghiên cứu của Ngô Xuân<br />
Cảnh (2011) [1] trên gà Mèo thuần nuôi tại Sa<br />
Pa, Lào Cai có tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối<br />
<br />
123(09): 67 - 76<br />
<br />
lượng trung bình đến 20 tuần tuổi là 4,39 kg,<br />
thì kết quả theo dõi tiêu tốn thức ăn/kg tăng<br />
khối lượng của chúng tôi cao hơn một chút<br />
(5,06 kg). So sánh với kết quả nghiên cứu của<br />
Nguyễn Thu Quyên (2008) [4] trên gà Mèo<br />
thuần nuôi tại Thái Nguyên có tiêu tốn thức<br />
ăn/kg tăng khối lượng ở 12 tuần tuổi là 3,74<br />
kg, kết quả nghiên cứu của Trần Thanh Vân<br />
và cs (2006) [9] trên gà Mèo nuôi tại Hà<br />
Giang có tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng<br />
ở 12 tuần tuổi là 3,39 kg thì kết quả tiêu tốn<br />
thức ăn của chúng tôi thấp hơn (3,04 kg).<br />
Bảng 5. Tiêu tốn thức ăn /kg tăng khối lượng<br />
cộng dồn của gà thí nghiệm (kg)<br />
Chung cả 3 lô<br />
Tuần tuổi<br />
5<br />
9<br />
12<br />
20<br />
<br />
X mx<br />
<br />
Cv %<br />
<br />
1,81 ± 0,08<br />
2,54 ± 0,08<br />
3,04 ± 0,09<br />
5,06 ± 0,04<br />
<br />
7,88<br />
5,24<br />
5,06<br />
1,40<br />
<br />
Chỉ số sản xuất (PI) của gà thí nghiệm<br />
Thông qua các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật của<br />
gà thí nghiệm chúng tôi tính chỉ số sản xuất,<br />
kết quả chỉ số sản xuất thể hiện ở bảng 6.<br />
Bảng 6. Chỉ số sản xuất của gà thí nghiệm<br />
Bình quân 3 lô<br />
<br />
Tuần tuổi<br />
<br />
X mx<br />
<br />
9<br />
15<br />
20<br />
<br />
49,38 ± 0,70<br />
36,71 ± 1,06<br />
22,78 ± 0,54<br />
<br />
60,000<br />
<br />
50,000<br />
<br />
40,000<br />
<br />
PI<br />
<br />
Lô 1<br />
30,000<br />
<br />
Lô 2<br />
Lô 3<br />
<br />
20,000<br />
<br />
10,000<br />
<br />
0,000<br />
9<br />
<br />
10<br />
<br />
11<br />
<br />
12<br />
<br />
13<br />
<br />
14<br />
<br />
15<br />
<br />
16<br />
<br />
17<br />
<br />
18<br />
<br />
19<br />
<br />
20<br />
<br />
Tuần tuổi<br />
<br />
Hình 3. Chỉ số sản xuất của gà thí nghiệm<br />
<br />
Kết quả ở bảng 6 và hình 3 cho thấy chỉ số PI giảm dần qua các tuần tuổi, đạt cao nhất ở 9 tuần<br />
tuổi (49,38), đến 20 tuần tuổi, chỉ số sản xuất giảm thấp nhất (22,78). So sánh với chỉ số sản xuất<br />
của giống gà này nuôi tại Thái Nguyên năm 2004-2005 [8], thì tương đồng với chỉ số sản xuất gà<br />
Mèo của chúng tôi nghiên cứu.<br />
71<br />
<br />