intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu khả năng sử dụng thuốc sinh học Chubeca 1.8SL để trừ nhện lông nhung gây bệnh chổi rồng trên nhãn

Chia sẻ: Nguyễn Văn H | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

49
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này nhằm đánh giá khả năng ứng dụng chế phẩm sinh học chứa chấtpolyphenol để phòng trừ nhện lông nhung gây bệnh chổi rồng trên nhãn ở Đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả cho thấy khi phun thuốc sinh học Chubeca chứa 1,8% hoạt chất Polyphenol với lượng 60ml/25 lít nước vào ngay sau khi cắt tỉa vệ sinh vườn, sau mỗi cơi đọt, cơi hoa (đọt và hoa dài 0,5-1cm) và một lần lúc hoa nở hoàn toàn có tác dụng là giảm mật số nhện lông nhung tương đương với thuốc hóa học, tỷ lệ chồi bị nhiễm bệnh chổi rồng từ 4,8-8,5%, hiệu lực của thuốc đạt từ 72-75%.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu khả năng sử dụng thuốc sinh học Chubeca 1.8SL để trừ nhện lông nhung gây bệnh chổi rồng trên nhãn

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM <br /> <br /> NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SỬ DỤNG THUỐC SINH HỌC CHUBECA 1.8SL<br /> ĐỂ TRỪ NHỆN LÔNG NHUNG GÂY BỆNH CHỔI RỒNG TRÊN NHÃN<br /> Trương Thành Tâm1, Trần Thị Bích Trân1,<br /> Nguyễn Văn Hải2, Võ Thanh Hùng2<br /> 1<br /> Công Ty TNHH – Thương mại Tân Thành<br /> 2<br /> Trạm Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang<br /> TÓM TẮT<br /> Nghiên cứu này nhằm đánh giá khả năng ứng dụng chế phẩm sinh học chứa chất Polyphenol<br /> để phòng trừ nhện lông nhung gây bệnh chổi rồng trên nhãn ở Đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả<br /> cho thấy khi phun thuốc sinh học Chubeca chứa 1,8% hoạt chất Polyphenol với lượng 60ml/25 lít<br /> nước vào ngay sau khi cắt tỉa vệ sinh vườn, sau mỗi cơi đọt, cơi hoa (đọt và hoa dài 0,5 – 1cm) và<br /> một lần lúc hoa nở hoàn toàn có tác dụng là giảm mật số nhện lông nhung tương đương với thuốc<br /> hóa học, tỷ lệ chồi bị nhiễm bệnh chổi rồng từ 4,8 – 8,5%, hiệu lực của thuốc đạt từ 72 – 75%. Thuốc<br /> không gây ngộ độc cho cây nhãn. Tỷ suất lợi nhuận của nghiệm thức sử dụng thuốc sinh học<br /> Chubeca 1,8SL đạt 1,28 lần, tương đương với nghiệm thức thuốc hóa học (1,27 lần) và cao hơn<br /> nghiệm thức đối chứng (0,04 lần).<br /> Từ khóa: thuốc trừ nhện sinh học, nhện lông nhung, chổi rồng<br /> <br /> I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Chổi rồng trên nhãn là một dịch bệnh rất<br /> nguy hiểm đối với các vùng trồng nhãn. Ở<br /> vùng ĐBSCL có hơn 59.5% diện tích vườn bị<br /> nhiễm (Trung tâm Bảo vệ thực vật Phía Nam,<br /> 2015). Bệnh gây hại phổ biến trên giống nhãn<br /> tiêu da bò, với khả năng lây lan nhanh và làm<br /> giảm năng suất nhãn đáng kể. Theo Feng và<br /> ctv. (2005), bệnh chổi rồng trên nhãn là do<br /> nhện Eriophyes dimocarpi gây ra. Để phòng<br /> trừ nhện, các chủ vườn hiện chủ yếu sử dụng<br /> các loại thuốc hóa học, phun nhiều lần và với<br /> liều phun rất cao nhưng hiệu quả quản lý nhện<br /> không cao.<br /> Polyphenol là thành phần của Chubeca<br /> 1.8SL – một sản phẩm sinh học, là hợp chất<br /> kích kháng hệ thống phòng thủ của thực vật.<br /> Mặc dù cơ chế tác động cụ thể của Polyphenol<br /> đến nhện lông nhung chưa được làm rõ nhưng<br /> theo Abdul et al. (2012), khi có tác nhân gây<br /> kích kháng, thực vật phản ứng chống lại các<br /> động vật (côn trùng, nhện…) ăn thực vật bằng<br /> nhiều hình thức như kích thích việc sản xuất<br /> các chất chống oxy, hình thành các chất chuyển<br /> hóa<br /> thứ<br /> cấp<br /> (flavonoids,<br /> tannins,<br /> anthocyanins…), hoặc thay đổi đặc tính hình<br /> thái hoặc hình thành những chất bay hơi.<br /> Nghiên cứu này nhằm đánh giá khả năng ứng<br /> dụng chế phẩm Chubeca 1.8SL để phòng trừ<br /> nhện lông nhung, góp phần giảm sử dụng thuốc<br /> trừ nhện hóa học.<br /> <br /> 1014<br /> <br /> II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 2.1. Vật liệu<br /> Vườn nhãn tiêu da bò 15 năm tuổi với tỷ<br /> lệ nhiễm chổi rồng trên 60%, tại xã Tân Hưng,<br /> huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.<br /> Thuốc sinh học Chubeca 1.8SL của Công<br /> Ty TNHH TM Tân Thành, chứa hoạt chất<br /> Polyphenol được chiết xuất từ cây núc nác<br /> (Oroxylum indicum) và lá, vỏ cây liễu (Salic<br /> babylonica). Chubeca 1.8SL tác động đến thực<br /> vật theo cơ chế kích kháng, có tác dụng giảm<br /> thiệt hại do nhện và vi sinh vật gây bệnh.<br /> Thuốc có thể kéo dài đến 14 ngày sau phun.<br /> Thuốc hóa học: sử dụng hoạt chất<br /> Pyridaben 150g/l và hoạt chất Emamectin<br /> benzoate 2%.<br /> Các vật liệu cần thiết khác.<br /> 2.2. Phương pháp nghiên cứu<br /> Nghiên cứu được tiến hành thông qua<br /> thực nghiệm trên đồng ruộng với 3 nghiệm<br /> thức, lặp lại 3 lần, mỗi lần 10 cây nhãn.<br /> Nghiệm thức 1: Thuốc sinh học trừ nhện Chubeca 1.8SL, liều lượng 60ml/ 25 lít nước.<br /> Nghiệm thức 2: Thuốc hóa học trừ nhện<br /> (theo tập quán), phun theo liều khuyến cáo. Sử<br /> dụng luân phiên 02 hoạt chất Pyridaben 150g/l<br /> và hoạt chất Emamectin benzoate 2%. Hoạt<br /> <br /> Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai <br /> <br /> chất Pyridaben 150g/l được dùng cho lần phun<br /> đầu tiên sau khi cắt tỉa vệ sinh vườn.<br /> <br /> - Hiệu lực của thuốc (%): hiệu đính theo<br /> công thức Henderson-Tilton;<br /> <br /> Nghiệm thức 3: Không phun các loại<br /> thuốc trừ nhện<br /> <br /> - Hiệu quả kinh tế của thí nghiệm.<br /> <br /> Các nghiệm thức được bố trí khối hoàn<br /> toàn ngẫu nhiên với 03 lần lặp lại, mỗi lần lặp<br /> lại là 03 cây nhãn (TCN 522-2002).<br /> Xử lý thuốc: thuốc được phun một lần<br /> cho mỗi cơi, phun sau khi cắt tỉa vệ sinh vườn,<br /> khi các cơi đọt nhú ra khoảng 0.5-1cm, cơi hoa<br /> nhú ra 0.5-1cm và khi hoa nở hoàn toàn. Phun<br /> ướt đều cây nhãn với lượng 10 lít nước/ cây.<br /> Giữa 2 nghiệm thức cách nhau bởi một liếp<br /> nhãn để tránh thuốc ở nghiệm thức này tạt sang<br /> nghiệm thức khác.<br /> Kỹ thuật canh tác: các cây nhãn của các<br /> nghiệm thức có cùng kỹ thuật canh tác. Ở tất cả<br /> các nghiệm thức đều cắt tỉa những chồi/hoa bị<br /> nhiễm trước mỗi lần phun thuốc.<br /> Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp<br /> đánh giá<br /> Chỉ tiêu theo dõi<br /> - Mật số nhện lông nhung: đếm số con<br /> nhện lông nhung/ lá chét trước khi phun thuốc<br /> và sau khi phun thuốc 15 ngày;<br /> - Tỷ lệ chồi nhiễm bệnh/cây = (số chồi bị<br /> nhiễm/ tổng số chồi quan sát) x 100: Lấy chỉ<br /> tiêu sau khi phun thuốc 15 ngày;<br /> - Tác động của thuốc đối với cây nhãn<br /> định kỳ 2 tuần/ lần (TCCS 68:2013/BVTV);<br /> <br /> Phương pháp điều tra: Mỗi ô thí<br /> nghiệm điều tra 01 cây cố định, mỗi cây được<br /> điều tra theo 4 hướng (Đông, Tây, Nam và<br /> Bắc), mỗi hướng chọn 1 cành cấp 3 để đều.<br /> Xử lý số liệu: Các số liệu được tính bằng<br /> chương trình Microsoft Excel và được thống kê<br /> bằng phần mềm SPSS 16.0.<br /> III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br /> 3.1. Mật số nhện lông nhung<br /> Mật số nhện trước khi phun thuốc ở thời<br /> điểm cơi 1 và cơi 2 khác biệt không có ý nghĩa<br /> thống kê. Ở thời điểm cơi hoa và hoa nở, mật số<br /> nhện của các nghiệm thức có xử lý thuốc thấp<br /> hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê 5% so với<br /> nghiệm thức đối chứng (Bảng 1). Sau khi xử lý<br /> thuốc 15 ngày ở tất cả các thời điểm phun cho<br /> thấy mật số nhện của nghiệm thức sinh học<br /> Chubeca 1.8SL tương đương với nghiệm thức<br /> thuốc hóa học, thấp hơn và khác biệt có ý nghĩa<br /> thống kê 5% so với nghiệm thức đối chứng. Ở<br /> các nghiệm thức có xử lý thuốc, sau khi phun 15<br /> ngày nhận thấy mật số nhện luôn giảm so với<br /> trước khi phun, mức độ giảm mật số nhện sau<br /> khi phun càng nhiều thì hiệu lực của thuốc càng<br /> lớn. Ngược lại, ở nghiệm thức đối chứng –<br /> không xử lý thuốc trừ nhện, mật số nhện tăng<br /> lên sau đó và luôn cao hơn nghiệm thức phun<br /> thuốc (Bảng 1 và Hình 1).<br /> <br /> Bảng 1. Mật số nhện lông nhung của các nghiệm thức thí nghiệm<br /> Nghiệm thức<br /> Chubeca<br /> 1.8SL<br /> Thuốc hóa học<br /> Đối chứng<br /> Sig.<br /> CV (%)<br /> <br /> Cơi 1<br /> TKP<br /> 15NSP<br /> <br /> Mật số nhện lông nhung (con/ lá chét)<br /> Cơi 2<br /> Cơi hoa<br /> TKP<br /> 15NSP<br /> TKP<br /> 15NSP<br /> <br /> Hoa nở<br /> TKP<br /> 15NSP<br /> <br /> 46,2a<br /> <br /> 13,5b<br /> <br /> 30,7a<br /> <br /> 9,0b<br /> <br /> 19,8c<br /> <br /> 5,8b<br /> <br /> 14,2b<br /> <br /> 4,6b<br /> <br /> 48,6a<br /> 50,9a<br /> ns<br /> 11,68<br /> <br /> 14,5b<br /> 59,6a<br /> *<br /> 6,43<br /> <br /> 33,1a<br /> 38,2a<br /> ns<br /> 14,65<br /> <br /> 10,3b<br /> 44,7a<br /> *<br /> 17,04<br /> <br /> 23,1b<br /> 34,1a<br /> *<br /> 7,53<br /> <br /> 7,6b<br /> 36,3a<br /> *<br /> 8,59<br /> <br /> 20,2b<br /> 49,6a<br /> *<br /> 16,34<br /> <br /> 6,2b<br /> 55,3a<br /> *<br /> 16,55<br /> <br /> (TKP) trước khi phun thuốc; (15NSP) 15 ngày sau khi phun thuốc; (ns) không khác biệt thống kê; (*)<br /> khác biệt có ý nghĩa thống kê 5% qua phép thử Duncan; Số liệu trong cùng một cột có chung mẫu tự<br /> theo sau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê.<br /> <br /> 1015<br /> <br /> VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM <br /> <br /> Hình 1. Diễn tiến mật số nhện sau các thời điểm xử lý thuốc<br /> Kết quả tại Bảng 1 và Hình 1 cũng cho<br /> thấy thuốc sinh học Chubeca 1.8SL có khả<br /> năng làm giảm mật số nhện lông nhung tương<br /> đương hoặc giảm nhiều hơn so với các loại<br /> thuốc hóa học trừ nhện.<br /> 3.2. Tỷ lệ chồi bệnh<br /> Tỷ lệ chồi bệnh giữa các nghiệm thức<br /> khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5% (Bảng<br /> 2); thời điểm 15 ngày sau khi phun thuốc cơi 1,<br /> tỷ lệ chồi bệnh của nghiệm thức thuốc sinh học<br /> Chubeca 1.8SL tương đương với nghiệm thức<br /> thuốc hóa học, cả hai thấp hơn và khác biệt có<br /> ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối<br /> chứng; đến thời điểm cơi 2 sự khác biệt thể<br /> hiện rõ ràng hơn, nghiệm thức sinh học<br /> Chubeca 1.8SL có tỷ lệ chồi bệnh thấp hơn các<br /> nghiệm thức còn lại và khác biệt có ý nghĩa<br /> thống kê; tương tự ở thời điểm cơi hoa, nghiệm<br /> thức sinh học Chubeca 1.8SL có tỷ lệ chồi<br /> bệnh thấp hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê<br /> <br /> so với các nghiệm thức còn lại. Đây là thời<br /> điểm quan trọng vì số chồi nhiễm càng ít thì số<br /> chồi được dùng để xử lý ra hoa càng nhiều.<br /> Hơn nữa, cơi hoa là cơi tập trung nhiều dinh<br /> dưỡng so với các cơi đọt, nên nhện rất thích tấn<br /> công vào cơi hoa, Chubeca 1.8SL bảo vệ tốt<br /> đến cơi hoa sẽ góp phần tạo nên sự khác biệt về<br /> năng suất; đến thời điểm hoa nở, tỷ lệ chồi<br /> bệnh của nghiệm thức sinh học Chubeca 1.8SL<br /> (4,8%), nghiệm thức hóa học (6,1%) thấp hơn<br /> và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm<br /> thức đối chứng (38,9%). Nói cách khác, nếu áp<br /> dụng biện pháp canh tác – như Nghiệm thức<br /> đối chứng đến thời điểm hoa nở có đến 38,9%<br /> chồi bị nhiễm bệnh chổi rồng, khi phun thuốc<br /> hóa học đến thời điểm hoa nở có đến 6,1% chồi<br /> bị nhiễm bệnh chổi rồng và khi phun thuốc<br /> sinh học Chubeca 1.8SL đến thời điểm hoa nở<br /> chỉ có 4,8% chồi bị nhiễm bệnh chổi rồng.<br /> <br /> Bảng 2. Tỷ lệ chồi bệnh của các nghiệm thức thí nghiệm<br /> Nghiệm thức<br /> Chubeca 1.8SL<br /> Thuốc hóa học<br /> Đối chứng<br /> Sig.<br /> CV (%)<br /> <br /> Cơi 1<br /> 8,5b<br /> 11,0b<br /> 17,9a<br /> *<br /> 18,58<br /> <br /> Tỷ lệ chồi bệnh (%)<br /> Cơi 2<br /> Cơi hoa<br /> 5,6c<br /> 5,0c<br /> 7,4b<br /> 7,5b<br /> 15,4a<br /> 19,5a<br /> *<br /> *<br /> 12,53<br /> 13,76<br /> <br /> Hoa nở<br /> 4,8b<br /> 6,1b<br /> 38,9a<br /> *<br /> 16,83<br /> <br /> (*) khác biệt có ý nghĩa thống kê 5% qua phép thử Duncan; Số liệu trong cùng một cột có chung<br /> mẫu tự theo sau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê.<br /> <br /> 1016<br /> <br /> Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai <br /> <br /> Hình 2. Tỷ lệ chồi bị chổi rồng ở các công thức xử lý thuốc<br /> Kết quả thí nghiệm cũng cho thấy, việc<br /> xử lý thuốc sẽ giúp cho tỷ lệ chồi bệnh có xu<br /> hướng giảm dần từ cơi 1 đến khi hoa nở (Hình<br /> 2). Trong khi đó, nghiệm thức đối chứng có tỷ<br /> <br /> lệ chồi bệnh tăng ở thời điểm cơi hoa và thời<br /> điểm hoa nở tăng gấp đôi thời điểm cơi hoa.<br /> 3.3. Hiệu lực của thuốc<br /> Hiệu lực thuốc sinh học Chubeca 1.8SL<br /> từ 72 - 75%, tương đương với thuốc hóa học.<br /> <br /> Hình 3. Hiệu lực của thuốc ở các thời điểm xử lý<br /> 3.4. Tác động của Chubeca 1.8SL đối với cây<br /> nhãn<br /> Khi phun thuốc sinh học Chubeca 1.8SL<br /> không có tác động xấu đến cây nhãn Qua đánh<br /> giá cảm quan khi cây nhãn được xử lý Chubeca<br /> 1.8SL có cơi đọt dài hơn, lá to hơn, lá lụa xanh<br /> và mượt hơn so với các nghiệm thức còn lại.<br /> <br /> 3.5. Hiệu quả kinh tế của thí nghiệm<br /> Kết quả phân tích hiệu quả kinh tế giữa 3<br /> nghiệm thức cho thấy, tổng chi phí của nghiệm<br /> thức sử dụng thuốc sinh học Chubeca 1.8SL<br /> cao hơn nghiệm thức thuốc hóa học và nghiệm<br /> thức đối chứng. Tuy nhiên, năng suất và lợi<br /> nhuận của nghiệm thức sinh học Chubeca 1.8Sl<br /> cao hơn các nghiệm thức còn lại, do đó tỷ suất<br /> <br /> 1017<br /> <br /> VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM <br /> <br /> lợi nhuận của nghiệm thức sinh học Chubeca<br /> 1.8SL (1,28 lần) tương đương với nghiệm thức<br /> <br /> thuốc hóa học (1.27 lần) và cao hơn so với<br /> nghiệm thức đối chứng (0,04 lần).<br /> <br /> Bảng 3. Hiệu quả kinh tế của các nghiệm thức<br /> TT<br /> 1<br /> 2<br /> 3<br /> 4<br /> 5<br /> <br /> Diễn giải<br /> Chi phí sản xuất (1.000đ)<br /> Năng suất (kg/ha)<br /> Thu nhập (1.000đ/ha)<br /> Lợi nhuận (1.000đ/ha)<br /> Tỷ suất lợi nhuận (lần)<br /> <br /> Chubeca 1.8SL<br /> 110,724<br /> 21,060<br /> 252,720<br /> 141,996<br /> 1,28<br /> <br /> Nghiệm thức<br /> Thuốc hóa học<br /> 101,520<br /> 19,170<br /> 230,040<br /> 128,520<br /> 1,27<br /> <br /> Đối chứng<br /> 95,310<br /> 8,250<br /> 99,000<br /> 3,690<br /> 0,04<br /> <br /> IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> <br /> 4.1. Kết luận<br /> <br /> 1. Abdul R. W., Michael G. P., Tariq A., Abdul<br /> A. B., Barkat H., Savarimuthu I. and Hari C.<br /> S., 2012, Mechanisms of Plant Defense<br /> against Insect Herbivores, Plant Signaling &<br /> Behavior 7:10, 1306-1320.<br /> <br /> Khi phun thuốc sinh học Chubeca 1.8SL<br /> (60ml/25 lít nước) vào ngay sau khi cắt tỉa vệ<br /> sinh vườn, sau mỗi cơi (đọt, hoa) dài 0.5 – 1cm<br /> và một lần lúc hoa nở hoàn toàn có tác dụng là<br /> giảm mật số nhện lông nhung tương đương với<br /> thuốc hóa học, tỷ lệ chồi bị nhiễm bệnh chổi<br /> rồng từ 4,8 – 8,5%, hiệu lực của thuốc đạt từ<br /> 72 – 75%. Thuốc không gây ngộ độc cho cây<br /> nhãn.<br /> Tỷ suất lợi nhuận của nghiệm thức sử<br /> dụng thuốc sinh học Chubeca 1.8SL đạt 1,28<br /> lần, tương đương với nghiệm thức thuốc hóa<br /> học (1,27 lần) và cao hơn nghiệm thức đối<br /> chứng (0,04 lần).<br /> 4.2. Đề nghị<br /> Ứng dụng thuốc sinh học Chubeca 1.8SL<br /> để quản lý nhện lông nhung gây chổi rồng trên<br /> cây nhãn.<br /> Tiếp tục đánh giá khả năng thay thế<br /> thuốc hóa học của Chubeca 1.8SL để bổ sung<br /> quy trình phòng trừ hiệu quả nhện lông nhung.<br /> <br /> 1018<br /> <br /> 2. Feng Q., Chomchalow, N., Sukhvibul, N.,<br /> Zeng, M., Chen, J., Liu, H., He, D. (2005).<br /> Occurrence and chemical contral of longan<br /> gall mites during panicle development. Acta<br /> Horiculturerae 665, trang 405-408.<br /> 3. Vũ Mạnh Hà, Mai Văn Trị (2007). Nghiên cứu<br /> vai trò của bọ xít nhãn, ve sầu bướm và nhện<br /> lông nhung đối với hội chứng chổi rồng trên<br /> cây nhãn. Kết quả nghiên cứu khoa học công<br /> nghệ Rau Hoa quả - Viện Cây ăn quả miền<br /> Nam.<br /> 4. TCCS 68:2013/BVTV. Khảo nghiệm trên<br /> đồng ruộng hiệu lực phòng trừ nhện lông<br /> nhung (Eriophyes dimocarpi Kuang) hại<br /> nhãn của các thuốc trừ nhện.<br /> TCN 522-2002, Quy phạm khảo nghiệm trên<br /> đồng ruộng phòng trừ nhện lông nhung hại<br /> nhãn, vải của các thuốc trừ nhện (Tuyển tập<br /> tiêu chuẩn BVTV, quyển 3, Hà Nội, 2004,<br /> p.77).<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2