NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHŨ TƯƠNG HÓA VỚI VÒNG CĂNG BAO<br />
TRONG ĐIỀU TRỊ ĐỤC THỦY TINH THỂ BÁN LỆCH DO CHẤN THƯƠNG<br />
Trần Thị Phương Thu*, Nguyễn Đỗ Nguyên*, Lê Minh Thông**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của vòng căng bao (VCB) ở những mắt có đục lệch thủy tinh thể (TTT) chấn<br />
thương dụng dập bằng phương pháp nhũ tương hóa và đặt kính nội nhãn.<br />
Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu can thiệp, loạt ca, không đối chứng bao gồm 46 mắt (46 bệnh nhân) có đục<br />
TTT và yếu/đứt dây chằng Zinn do chấn thương đụng dập (≤ 150o) trong năm 2005. VCB được đặt trước khi tiến<br />
hành nhũ tương hóa và đặt kính nội nhãn. Các biến chứng trong mổ, sau mổ, thị lực sau mổ được ghi nhận ở các thời<br />
điểm 1 ngày, 2 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng.<br />
Kết quả: 46 mắt /46 bệnh nhân độ tuổi trung bình 46,04 ± 13,43 đã được phẫu thuật. 1 trường hợp tổn thương<br />
thêm dây chằng Zinn trong mổ, phải chuyển sang phương pháp lấy TTT trong bao, đặt kính nội nhãn cố định củng<br />
mạc. 45 trường hợp đặt kính nội nhãn an toàn, chính tâm. Tỷ lệ đạt thị lực ≥ 5/10 sau mổ 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng lần<br />
lượt là: 82,6%, 89,1% và 86,7%.<br />
Kết luận: Ở những trường hợp đục lệch TTT do chấn thương đụng dập có đứt dây chằng Zinn, đặt VCB giúp<br />
cho phẫu thuật tiến hành an toàn, có tỷ lệ thành công cao. VCB tỏ ra hiệu quả trong việc ngăn ngừa sự lệch tâm của<br />
TTT sau phẫu thuật.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
MANAGEMENT OF TRAUMATIC ZONULAR DIALYSIS WITH PHACOEMULSIFICATION<br />
AND IOL IMPLANTATION USING THE CAPSULAR TENSION RING<br />
Tran Thi Phuong Thu, Le Minh Thong, Nguyen Do Nguyen<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 – Supplement of No 1 - 2008: 114 – 118<br />
Purpose: To report our results and to evaluate the effect of capsular tension ring insertion in eyes with traumatic<br />
zonular dialysis that underwent phacoemulsification with in-the-bag intraocular lens implantation.<br />
Methods: This non-comparative interventional study comprised of traumatic zonular dialysis cataract (46 eyes/<br />
46 patients) of ≤ 150o in the year 2005. After insertion of a capsular tension ring, phacoemulsification with in-the-bag<br />
IOL implantation was performed. Posterior capsule rupture, vitreous loss, best-corrected visual acuity (BCVA),<br />
intraocular pressure in the pre- and postoperative periods and postoperative IOL decentration were recorded.<br />
Results: 46 eyes/46 patients (mean age 46.04 ± 13.43) underwent phacoemulsification using the capsular tension<br />
ring. 1 eye with large zonular dialysis (1500) had more damage of zonular apparatus during phacoemulsification which<br />
needed intra capsular lens extraction and scleral fixation IOL. The visual acuity of this case gained 3/10 after 6 months.<br />
45 other cases achieved safety and centration of in-the-bag IOL implantation. At 1 month, 3 months, 6 months, the<br />
visual acuity was 5/10 or better in 38 (82.6%), 41 (89.1%), 40 (86.7%) eyes respectively.<br />
Conclusion: In cases of cataract associated with traumatic zonular dialysis, implanting a capsular tension ring<br />
before phacoemulsification with an in-the-bag IOL is relatively safe technique with a high success rate. The CTR was<br />
found to be efficient in preventing IOL decentration in eyes with traumatic zonular deficiency.<br />
<br />
* BV. Mắt TP. Hồ Chí Minh<br />
** Bộ môn Mắt, Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh<br />
<br />
GIỚI THIỆU<br />
Chấn thương đụng dập nhãn cầu là một<br />
trong những nguyên nhân thường gặp nhất<br />
của đục lệch TTT(8). Tình trạng tổn thương<br />
(rách / đứt) dây chằng Zinn làm cho vị trí TTT<br />
không vững chắc vì thế phẫu thuật viên sẽ gặp<br />
rất nhiều khó khăn trong quá trình lấy TTT,<br />
đặt kính nội nhãn cũng như xử lý các biến<br />
chứng sau mổ khác.<br />
Năm 1991, Hara và cộng sự lần đầu tiên<br />
mô tả việc thiết kế VCB để làm bền vững dây<br />
chằng Zinn và được áp dụng trên mắt thỏ(5).<br />
Sau đó, năm 1993 Witschel và Legler tiến hành<br />
sử dụng VCB trong phẫu thuật nhũ tương hóa<br />
TTT trong những trường hợp rách/đứt dây<br />
chằng Zinn(10). Dây chằng Zinn là một cấu trúc<br />
phức tạp gồm những sợi xuất phát từ mặt<br />
trong của cơ vòng thể mi đến mặt trước và sau<br />
của bao TTT gần vùng xích đạo. Trong phẫu<br />
thuật, VCB làm phân tán lực lên toàn bộ vùng<br />
xích đạo của bao TTT nhờ đó làm giảm đáng<br />
kể khả năng lệch kính nội nhãn. Nhờ vào<br />
những cải tiến về thiết kế của VCB, cũng như<br />
các tiến bộ của trang thiết bị phẫu thuật, kỹ<br />
thuật mổ mà hiện nay phẫu thuật đục TTT<br />
lệch đã trở nên tương đối an toàn và hiệu quả,<br />
ngay cả đối với những trường hợp đứt dây<br />
chằng Zinn > 1800 (6 cung giờ)(1).<br />
Nghiên cứu của chúng tôi nhằm đánh giá<br />
tính an toàn và hiệu quả của phẫu thuật nhũ<br />
tương hóa TTT với VCB và đặt kính nội nhãn<br />
trong bao ở những mắt bị chấn thương đụng<br />
dập gây tổn thương dây chằng Zinn ≤ 1500 (5<br />
cung giờ).<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Nghiên cứu can thiệp, loạt ca, không đối<br />
chứng được tiến hành trên 46 trường hợp (46<br />
mắt – 46 bệnh nhân) đục lệch TTT do chấn<br />
thương đụng dập với mức độ tổn thương dây<br />
chằng Zinn ≤ 1500 trong khoảng thời gian từ 02<br />
tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 năm 2005 tại<br />
bệnh viện Mắt TPHCM. Những trường hợp<br />
đục/ lệch TTT > 1500 hoặc do nguyên nhân<br />
<br />
khác: đục TTT quá chín, hội chứng Marfan, có<br />
kèm theo các tổn thương khác như rách bao<br />
sau do chấn thương đều bị loại khỏi mẫu<br />
nghiên cứu.<br />
Mỗi bệnh nhân được khám và đánh giá<br />
trước phẫu thuật bằng kính sinh hiển vi, đo<br />
nhãn áp, soi đáy mắt sau khi đồng tử được<br />
làm dãn tốt với thuốc nhỏ tropicamide 1% và<br />
phenylephrine 5%, công suất kính nội nhãn<br />
được đo bằng công thức SRK/T.<br />
Tất cả các bệnh nhân được một phẫu thuật<br />
viên thực hiện phẫu thuật phaco với máy<br />
Legacy 20000 (Alcon). Quy trình phẫu thuật<br />
bao gồm:<br />
- Tiêm tê cạnh cầu.<br />
- Tạo đường rạch giác mạc trực tiếp ở thái<br />
dương bằng dao 3.2 mm. Nếu vị trí rách / đứt<br />
dây chằng Zinn ở thái dương thì chúng tôi tiến<br />
hành tạo đường rạch giác mạc ở vị trí thái<br />
dương trên hoặc dưới để tránh vị trí dây chằng<br />
Zinn bị đứt.<br />
- Bơm chất nhầy vào tiền phòng. Pha lê thể<br />
tiền phòng (nếu có) sẽ được “ép” xuống bằng<br />
chất nhầy và cắt pha lê thể trước bằng kéo<br />
Vanas.<br />
- Xé bao tròn liên tục bằng kẹp, vùng xé bao<br />
bắt đầu ở phía đối diện vùng dây chằng Zin yếu,<br />
đường kính xé bao khoảng 4 - 4,5 mm<br />
- Thủy tách nhẹ nhàng.<br />
- VCB bằng polymethylmethacrylate (PMMA)<br />
(Ophtec) được đặt trong bao bằng một dụng cụ<br />
đặc biệt ở thời điểm trước khi tiến hành nhũ tương<br />
hóa TTT. Hai đầu tận của VCB phải ở phía đối<br />
diện của vùng bị yếu/đứt Zinn.<br />
- Tiến hành nhũ tương hóa nhân với áp lực<br />
hút thấp, nếu nhân mềm có thể sử dụng kỹ<br />
thuật phaco “chip và flip”.<br />
- Rửa hút vỏ nhẹ nhàng, tránh làm tổn<br />
thương thêm dây chằng Zinn.<br />
- Đặt kính nội nhãn mềm acrylic Acrysof<br />
MA, SA (Alcon) với càng kính nội nhãn ở vị trí<br />
kinh tuyến của vùng yếu đứt dây chằng, hạn<br />
chế xoay kính nhiều.<br />
<br />
- Tái tạo tiền phòng, tiêm kháng sinh tiền<br />
phòng vancomycine<br />
Sau mổ bệnh nhân được dùng thuốc nhỏ<br />
Oflovid 0.3% (Santen) trong 2 tuần đầu và<br />
thuốc nhỏ Tobradex (Alcon) trong 4 tuần đầu<br />
sau mổ.<br />
Bệnh nhân được tái khám 1 ngày, 2 tuần, 1<br />
tháng, 3 tháng, 6 tháng sau mổ. Các thông số<br />
cần thu thập sau mổ ở lần tái khám 1 ngày và 2<br />
tuần gồm thị lực không kính và các biến chứng<br />
sớm; lúc 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng gồm: thị lực<br />
không kính và có chỉnh kính, khúc xạ chủ<br />
quan, các biến chứng muộn (đục bao sau, bong<br />
võng mạc…); Chúng tôi dùng phần mềm SPSS<br />
for windows 15.0 phân tích thống kê. Mức ý<br />
nghĩa chọn là 0,05.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Bảng 1: Đặc điểm mẫu nghiên cứu<br />
Giới (n=46)<br />
<br />
Nam<br />
Nữ<br />
<br />
Tuổi trung bình<br />
Thời gian chấn thương<br />
trung bình (năm)<br />
Thị lực trước mổ<br />
<br />
≤ 1/10<br />
> 1/10<br />
Hình thái đục TTT<br />
Nhân<br />
Vỏ<br />
Bao<br />
Toàn bộ<br />
Độ cứng nhân<br />
Độ 2<br />
Độ 3<br />
Pha lê thể<br />
tiền phòng<br />
Các tổn thương đi kèm<br />
Đục pha lê<br />
thể<br />
Mức độ tổn thương dây<br />
chằng Zinn<br />
trung bình (độ)<br />
<br />
N<br />
33<br />
13<br />
46,04 ±<br />
13,43<br />
4,17 ±<br />
4,96<br />
44<br />
2<br />
40<br />
1<br />
2<br />
3<br />
21<br />
25<br />
<br />
%<br />
71,7<br />
28,3<br />
Từ 1798 tuổi<br />
<br />
11<br />
<br />
23.9<br />
<br />
23<br />
<br />
50.0<br />
<br />
95,7<br />
4,3<br />
86,9<br />
2,3<br />
4,3<br />
6,5<br />
45,7<br />
54,3<br />
<br />
94.57 ±<br />
15.98<br />
<br />
Từ 02 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 năm<br />
2005 có 46 mắt (46 bệnh nhân) được khảo sát,<br />
trong đó có 33 nam, 13 nữ và độ tuổi trung<br />
bình là 46,04 ± 13,43 (Bảng 1). Thời gian theo<br />
dõi trung bình là 6 tháng. Đa số thị lực trước<br />
mổ là ≤ 1/10 (95,7%).<br />
<br />
Kết quả thị lực<br />
Tỷ lệ thị lực ≥ 5/10 ở các thời điểm khám 1<br />
tháng, 3 tháng, 6 tháng lần lượt là: 82,6%,<br />
89,1% và 86,7%<br />
<br />
Biến chứng<br />
Biến chứng trong mổ: 1 trường hợp (2,2%)<br />
đục TTT lệch với tình trạng đứt dây chằng<br />
Zinn 5 cung giờ (1500) kèm theo pha lê thể tiền<br />
phòng, dây chằng Zinn đã bị tổn thương thêm<br />
trong thì nhũ tương hóa TTT. Phẫu thuật viên<br />
đã quyết định chuyển sang phương pháp lấy<br />
TTT trong bao, cắt sạch pha lê thể trước và đặt<br />
kính nội nhãn cố định củng mạc. Thị lực sau<br />
mổ 6 tháng đạt: 3/10. Các trường hợp còn lại<br />
đều được đặt IOL trong bao an toàn.<br />
<br />
Biến chứng sau mổ<br />
- 3 mắt (6,52%) có phù giác mạc độ I, chủ<br />
yếu ở gần đường rạch và giác mạc trong trở lại<br />
trong 2 tuần. 4 mắt (8,70%) bị tăng nhãn áp<br />
thoáng qua, được ghi nhận ở ngày tái khám<br />
đầu tiên và đáp ứng tốt với điều trị nội khoa.<br />
- 2 mắt (4.35%) có viêm pha lê thể với mức<br />
độ đục nhẹ (+ +) và đáp ứng với điều trị thuốc<br />
nhỏ corticosteroid (Predfort 1%) trong vòng 1<br />
tháng điều trị.<br />
Không có trường hợp nào xảy ra biến chứng<br />
muộn làm đe dọa thị lực như bong võng mạc,<br />
viêm màng bồ đào, viêm mủ nội nhãn, tăng<br />
nhãn áp, phù hoàng điểm, xuất huyết hoàng<br />
điểm, đục bao sau, lệch kính nội nhãn.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Yếu đứt dây chằng Zinn có thể do nhiều<br />
nguyên nhân. Các bệnh lý tại chỗ hoặc toàn<br />
thân đều có thể làm yếu dây chằng Zinn đặc<br />
biệt tình trạng này có thể tiến triển nặng hơn<br />
theo thời gian. Các nguyên nhân được ghi<br />
nhận trong y văn như hội chứng WeilMarchesani, hội chứng Marfan, hội chứng giả<br />
tróc bao, do sức ép của dầu silicone ở khoang<br />
pha lê thể, hoặc do chấn thương.<br />
VCB bằng chất liệu PMMA tỏ ra an toàn,<br />
hiệu quả trong những trường hợp đục lệch<br />
TTT do chấn thương đụng dập. Nhờ tác dụng<br />
<br />
phân bố đều lực tác động của dây chằng Zinn<br />
lên toàn bộ vùng xích đạo của bao TTT mà cấu<br />
trúc giải phẫu giữa dây chằng Zinn – bao TTT<br />
được phục hồi đáng kể, vì vậy ngăn ngừa hoặc<br />
giảm thiểu tình trạng thoát pha lê thể ra tiền<br />
phòng. Hơn nữa, vùng xích đạo của bao TTT<br />
được căng ra, tạo lực đối kháng tránh làm tổn<br />
thương thêm dây chằng Zinn trong thao tác<br />
phẫu thuật.<br />
VCB có thể đặt ở nhiều thời điểm trong phẫu<br />
thuật để duy trì hoặc tái tạo cấu trúc của bao TTT.<br />
VCB được chỉ định trong những trường hợp yếu<br />
dây chằng Zinn toàn bộ mức độ nhẹ (do hội<br />
chứng giả tróc bao) hoặc đứt dây chằng Zinn khu<br />
trú (ít hơn 3-4 cung giờ)(4). Đối với những trường<br />
hợp yếu Zinn toàn bộ mức độ nặng, đứt Zinn<br />
nhiều > 5 cung giờ, VCB thông thường không đủ<br />
tác dụng hỗ trợ làm chính tâm bao TTT mà cần<br />
phải có VCB cố định củng mạc còn gọi là VCB cải<br />
tiến(4). Những nghiên cứu thực nghiệm đều cho<br />
thấy VCB giúp ngăn ngừa sự lệch kính nội nhãn<br />
ở mắt thỏ(7), hơn nữa những nghiên cứu theo dõi<br />
kết quả sớm của phẫu thuật có đặt VCB (2-11<br />
tháng) cho thấy kết quả chính tâm của IOL rất<br />
tốt(3,6).<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, 46 trường<br />
hợp đứt dây chằng Zinn ≤ 150 độ, và được<br />
theo dõi trong 6 tháng, trong đó 45 trường hợp<br />
(97,8%) được đặt VCB và IOL trong bao an<br />
toàn, so với kết quả của Jacob và cộng sự (6) đặt<br />
VCB ở 87,5% những trường hợp lệch TTT với<br />
mức độ yếu / đứt dây chằng Zinn từ 90-1500.<br />
Sự khác biệt này là do cách chọn mẫu khác<br />
nhau. Ở nghiên cứu chúng tôi những dây<br />
chằng Zinn còn lại thường vẫn tốt hơn so với<br />
chất lượng dây chằng Zinn của những trường<br />
hợp hội chứng Marfan, đục TTT quá chín, hội<br />
chứng giả tróc bao.<br />
Các biến chứng sớm sau mổ (phù giác mạc,<br />
tăng nhãn áp thoáng qua) đều đáp ứng tốt với<br />
điều trị nội khoa. Nhờ đó tỷ lệ mắt đạt thị lực ≥<br />
5/10 sau 6 tháng đạt 86,7%, khác với kết quả của<br />
các nghiên cứu khác cho rằng kết quả sau mổ có<br />
thể thấp hơn trước mổ do chấn thương gây đứt<br />
<br />
dây chằng Zinn do thường kèm theo tổn thương<br />
bệnh lý ở phần trước, phần sau nhãn cầu cũng<br />
như cần phải can thiệp trong mổ phức tạp hơn(3).<br />
Sự khác biệt này là do trong nghiên cứu của<br />
chúng tôi, thị lực trước mổ rất thấp, đa số ≤ 1/10<br />
(95,7%), 100% đều có đục TTT ở nhiều mức độ,<br />
không có trường hợp nào lấy TTT trong (clear<br />
lens extraction).<br />
Ngoài ra chúng tôi không phát hiện trường<br />
hợp nào có biến chứng lệch tâm của bao TTT<br />
sớm hoặc trễ sau phẫu thuật. Kính nội nhãn<br />
vẫn nằm chính tâm trong tất cả các ca. Kết quả<br />
này tương ứng với các kết quả của những<br />
nghiên cứu ngắn hạn (< 12 tháng) của các tác<br />
giả khác(2,3,6,7).<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
VCB có thể hỗ trợ phẫu thuật nhũ tương<br />
hóa TTT và đặt kính nội nhãn trong bao trong<br />
những trường hợp tổn thương dây chằng Zinn<br />
≤ 1500 do chấn thương đụng dập. Tỷ lệ thành<br />
công trong nghiên cứu của chúng tôi là<br />
97,83%. Ngoài ra VCB còn có tác dụng ngăn<br />
ngừa sự lệch tâm của kính nội nhãn, bởi vì tổn<br />
thương dây chằng không phải là một bệnh lý<br />
tiến triển, hệ thống dây chằng Zinn còn lại vẫn<br />
đủ căng để có thể thực hiện thao tác phẫu<br />
thuật cũng như để giữ bao TTT chính tâm<br />
trong thời gian dài.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
5<br />
<br />
Cionni R.J., Osher R.H. (1998). Management of profound<br />
zonular dialysis or weakness with a new endocapsular<br />
ring designed for scleral fixation. J Cataract Refract Surg; 24:<br />
1299 - 1306.<br />
Georgopoulos G.T.H., Papaconstantinou D., Georgalas I.,<br />
Koutsandrea C.N. (2007). Management of large traumatic<br />
zonular dialysis with phacoemulsification and IOL<br />
implantation using the capsular tension ring. Acta<br />
Ophthalmol Scand, Mar 22.<br />
Gimbel H.V., Sun R., Heston J.P. (1997). Management of<br />
zonular dialysis in phacoemulsification and IOL<br />
implantation using the capsular tension ring. Ophthalmic<br />
Surg Lasers; 28: 273 - 281.<br />
Hasanee K., Butler M., Ahmed I.I. (2006). Capsular tension<br />
rings and related devices: current concepts. Curr Opin<br />
Ophthalmol; 17: 31 - 41.<br />
Hara T., Yamada Y. (1991). Equator ring for maintenance<br />
of the completely circular countour of the capsular bag<br />
equator after cataract removal. Ophthalmic Surg; 22: 358 –<br />
359.<br />
<br />
6<br />
<br />
7<br />
<br />
8<br />
<br />
9<br />
<br />
10<br />
<br />
Jacob S., Argawal A., Argawal A., Argawal S., Patel N.<br />
(2003). Efficacy of a capsular tension ring for<br />
phacoemulsification in eyes with zonular dialysis. J<br />
Cataract Refract Surg; 29: 315 - 321.<br />
Lee D.H., Lee H.Y., Lee K.H., Chung K.H., Joo C.K. (2001).<br />
Effect of a capsular tension ring on the shape of the<br />
capsular bag and opening and the intraocular lens. J<br />
Cataract Refract Surg; 27: 452 - 456.<br />
Por Y.M., Lavin M.J. (2005). Techniques of intraocular lens<br />
suspension in the absence of Capsular/ Zonular support.<br />
Surv Ophthalmol; 50: 429 - 462.<br />
Price F.W. Jun, Mackool R.J., Miller K.M. (2005). Interim<br />
results of the United States investigational device study of<br />
the Ophtec capsular tension ring. Ophthalmology; 112: 460 465.<br />
Witschel B., Legler U. (1993). The capsular tension ring. In:<br />
Lim E.S., Castenada V.E. New approaches to zonular case<br />
(video tape). Audiovisual J Cataract Implant Surg 9 (4).<br />
Cincinnati Eye Institute, Cincinnati.<br />
<br />