Journal of Science – 2016, Vol. 10 (2), 97 – 103<br />
<br />
Part B: Political Sciences, Economics and Law<br />
<br />
NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH SỰ TRUNG THÀNH THƯƠNG HIỆU<br />
CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI SẢN PHẨM QUÝT ĐƯỜNG LONG TRỊ<br />
TỈNH HẬU GIANG<br />
Nguyễn Hoàng Khởi1, Mai Văn Nam1<br />
1<br />
<br />
Trường Đại học Cần Thơ<br />
<br />
Thông tin chung:<br />
Ngày nhận bài: 06/03/2015<br />
Ngày nhận kết quả bình duyệt:<br />
22/06/2015<br />
Ngày chấp nhận đăng: 06/2016<br />
Title:<br />
Reseach the model of<br />
consumers’ brand loyalty to the<br />
Long Tri tangerin of Hau Giang<br />
province<br />
Từ khóa:<br />
Quýt đường Long Trị, thương<br />
hiệu, sự trung thành<br />
Keywords:<br />
Long Tri swett tangerines,<br />
brand, loyalty<br />
<br />
ABSTRACT<br />
After having surveyed 215 consumers based in Can Tho city and Hau Giang<br />
province that chose to buy a random sample of Long Tri sweet tangerines at<br />
their convenience, the researcher applied the multivariate regression analysis<br />
in treating the collected data and verifying the hypotheses about the factors<br />
influencing consumer loyalty towards this brandname. The result of the<br />
research was a regression model with four main factors: quality as the greatest<br />
influence (0.32); price (0.26); information (0.23); and safety (0.21)<br />
respectively. These factors and values could serve as a reference to increasing<br />
the level of consumer satisfaction about Long Tri sweet tangerines. To this end,<br />
the paper suggested possible ways of achieving this commercial goal.<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Thông qua nghiên cứu 215 người tiêu dùng trên địa bàn Cần Thơ và Hậu Giang<br />
đã mua sản phẩm quýt đường Long Trị bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu<br />
nhiên và thuận tiện, tác giả sử dụng phương pháp hồi quy đa biến và kiểm định<br />
các giả thiết của mô hình hồi quy về các yếu tố liên quan đến sự trung thành<br />
thương hiệu của người tiêu dùng đối với sản phẩm quýt đường Long Trị. Tác<br />
giả đã đưa ra được mô hình hồi quy đa biến về sự trung thành của người tiêu<br />
dùng đối với sản phẩm quýt đường Long Trị bao gồm bốn yếu tố chính: yếu tố<br />
đầu tiên là yếu tố chất lượng, đây là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến sự trung<br />
thành (0,32); tiếp theo là yếu tố giá (0,26); yếu tố thứ ba là yếu tố thông tin<br />
(0,23); yếu tố cuối cùng là an toàn (0,21). Các yếu tố và các giá trị này có ý<br />
nghĩa tham khảo để gia tăng sự hài lòng của người tiêu dùng với thương hiệu<br />
quýt đường Long Trị tỉnh Hậu Giang. Qua nghiên cứu tác giả cũng đưa ra một<br />
vài khuyến nghị nhằm nâng cao sự hài lòng của người tiêu dùng đối với thương<br />
hiệu quýt đường Long Trị.<br />
<br />
Long thì quýt đường Long Trị còn là mặt hàng<br />
được ưa chuộng tại các tỉnh miền Đông Nam Bộ.<br />
<br />
1. GIỚI THIỆU<br />
Quýt đường Long Trị là một trong những đặc sản<br />
chủ lực của tỉnh Hậu Giang được ưa chuộng bởi<br />
vị ngọt thơm ngon, màu sắc hấp dẫn, và có giá trị<br />
dinh dưỡng cao. Ngoài nhu cầu tiêu thụ ngày càng<br />
tăng ở thị trường các tỉnh Đồng bằng sông Cửu<br />
<br />
Trong thực tế, dù quýt đường Long Trị tỉnh Hậu<br />
Giang đã có thương hiệu, được đăng ký nhãn hiệu<br />
và được cấp bảo hộ chỉ dẫn địa lý nhưng người<br />
tiêu dùng vẫn chưa nhận biết được sản phẩm quýt<br />
<br />
97<br />
<br />
Journal of Science – 2016, Vol. 10 (2), 97 – 103<br />
<br />
Part B: Political Sciences, Economics and Law<br />
<br />
đường Long Trị, mà chỉ biết được loại trái cây họ<br />
mua là quýt hay quýt đường. Vì thế, vấn đề được<br />
đặt ra là cần có sự quan tâm của các nhà khoa học,<br />
các cơ quan hoạch định chính sách của tỉnh Hậu<br />
Giang và đặc biệt là những tác nhân trong kênh<br />
phân phối sản phẩm quýt đường Long Trị để xây<br />
dựng và phát triển thương hiệu cũng như đánh giá<br />
sự trung thành của người tiêu dùng đối với thương<br />
hiệu quýt đường Long Trị so với các loại quýt<br />
khác trên thị trường. Mục tiêu của bài nghiên cứu<br />
là tìm ra các yếu tố tác động đến sự trung thành<br />
thương hiệu của người tiêu dùng đối với sản phẩm<br />
quýt đường Long Trị, một vấn đề ảnh hưởng lớn<br />
đến việc xây dựng và phát triển thương hiệu quýt<br />
đường Long Trị tỉnh Hậu Giang hiện nay.<br />
<br />
thương hiệu trái cây được xác định là tích của ba<br />
yếu tố: thị phần, giá tương đối và sự quay lại của<br />
khách hàng (sự trung thành). Mỗi yếu tố này là<br />
một mặt của một thương hiệu trái cây mạnh. Mặt<br />
khác, có một sự đánh đổi giữa các yếu tố này. Ví<br />
dụ giá trái cây tăng quá cao có thể làm giảm sự<br />
mong muốn mua thêm lần nữa do đó dẫn đến việc<br />
giảm thị phần trái cây đó trên thị trường. Qua các<br />
định nghĩa nêu trên thì có thể rút ra rằng trung<br />
thành thương hiệu không chỉ là việc đơn thuần<br />
mua sản phẩm đó mà là sự mua lại, hoặc ít nhất là<br />
được người tiêu dùng nói tốt về thương hiệu đó để<br />
khuyến khích người khác sử dụng. Do đó, mục<br />
tiêu của bài nghiên cứu là tìm ra các yếu tố tác<br />
động đến sự trung thành của người tiêu dùng đối<br />
với sản phẩm quýt đường Long Trị nhằm góp<br />
phần tránh tình trạng rớt giá khi vào vụ vì nguyên<br />
nhân người tiêu dùng không trung thành.<br />
<br />
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
2.1 Cơ sở lý thuyết<br />
Theo Dick và Basu (1994) cho rằng, một người<br />
tiêu dùng được xem là thực sự trung thành khi họ<br />
có thái độ tích cực đối với thương hiệu và mua<br />
thương hiệu một cách ổn định. Theo Amine, A<br />
(1998) định nghĩa trung thành thương hiệu là hành<br />
vi mua một thương hiệu nhất định lặp đi lặp lại<br />
trong một khoảng thời gian dài. Theo Oliver<br />
(1999) định nghĩa trung thành thương hiệu là sự<br />
cam kết mua lặp lại ổn định một sản phẩm ưa<br />
thích trong tương lai. Theo Bill Moran giá trị<br />
<br />
2.2 Mô hình nghiên cứu<br />
Mô hình đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu<br />
tố đến sự trung thành của khách hàng có dạng như<br />
sau:<br />
Y=f(Xi), với Y là biến phụ thuộc ; Xi là các biến<br />
độc lập (i= 1, 2, … n)<br />
<br />
Bảng 1. Diễn giải các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu<br />
<br />
Biến số (Xi)<br />
<br />
Diễn giải<br />
<br />
CHATLUONG<br />
<br />
Chất lượng của quýt, được đo bằng mức độ hài lòng thông qua điểm số từ 1<br />
đến 5 điểm, với 1 là rất không hài lòng và 5 là rất hài lòng.<br />
<br />
ANTOAN<br />
<br />
Tính an toàn khi dùng quýt, được đo bằng mức độ hài lòng thông qua điểm số<br />
từ 1 đến 5 điểm, với 1 là rất không hài lòng và 5 là rất hài lòng.<br />
<br />
GIA<br />
<br />
Giá của quýt, được đo bằng mức độ hài lòng thông qua điểm số từ 1 đến 5<br />
điểm, với 1 là rất không hài lòng và 5 là rất hài lòng.<br />
<br />
THUANTIEN<br />
<br />
Tính thuận tiện khi mua quýt, được đo bằng mức độ hài lòng của khách hàng<br />
thông qua điểm số từ 1 đến 5 điểm, với 1 là rất không hài lòng và 5 là rất hài<br />
lòng.<br />
98<br />
<br />
Journal of Science – 2016, Vol. 10 (2), 97 – 103<br />
<br />
Part B: Political Sciences, Economics and Law<br />
<br />
Biến số (Xi)<br />
THONGTIN<br />
<br />
Diễn giải<br />
Thông tin là biến giả, nhận giá trị 1 nếu có tiếp nhận được thông tin qua các<br />
kênh truyền thông, nhận giá trị 0 nếu không tiếp nhận được thông tin.<br />
<br />
Biến phụ thuộc (Y) trong mô hình là biến<br />
SUTRUNGTHANH, SUTRUNGTHANH được<br />
đo bằng các thang điểm từ 1 đến 5, với 1 là chắc<br />
chắn không mua lại,…, 5 là chắc chắn sẽ mua lại.<br />
<br />
2.3 Phương pháp phân tích<br />
Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả với<br />
các chỉ tiêu như số trung bình, tần suất, tỷ lệ,... để<br />
phản ánh thực trạng sự trung thành của người tiêu<br />
dùng. Song song đó, mô hình hồi quy tuyến tính<br />
đa biến được sử dụng để ước lượng mức độ tác<br />
động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc;<br />
đồng thời sử dụng phương pháp ước lượng bình<br />
phương nhỏ nhất để ước lượng mô hình hồi quy<br />
trên.<br />
<br />
Nghiên cứu này sử dụng mô hình hồi quy đa biến<br />
vì kỳ vọng rằng mức độ hài lòng của các yếu tố<br />
giá cả, chất lượng, sự an toàn, tính thuận tiện và<br />
thông tin càng cao thì khả năng mua lại càng lớn,<br />
điều này cũng phù hợp với thực tế. Mô hình hồi<br />
quy tuyến tính có dạng như sau:<br />
SUTRUNGTHANH = β0 + β1GIA +<br />
β2CHATLUONG + β3ANTOAN +<br />
β4THUANTIEN + β5THONGTIN<br />
<br />
2.4 Dữ liệu nghiên cứu<br />
Để đảm tính khoa học, tính đại diện của số liệu sơ<br />
cấp, nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn<br />
mẫu phân tầng kết hợp với chọn mẫu thuận tiện<br />
để tiến hành khảo sát. Tiêu chí phân tầng theo địa<br />
bàn nghiên cứu. Đối với các quan sát tại địa bàn<br />
Cần Thơ do số lượng quýt đường bán ra không<br />
dồi dào như Hậu Giang nên nhóm nghiên cứu<br />
chọn phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Đối với<br />
các quan sát tại Hậu Giang, nhóm tác giả tiến<br />
hành thu thập số liệu qua các bước sau: (1) Lập<br />
danh sách các điểm bán quýt trên địa bàn nghiên<br />
cứu, (2) Phân chia các điểm nghiên cứu theo địa<br />
bàn cấp huyện, (3) Tiến hành phỏng vấn người<br />
tiêu dùng mua quýt tại các điểm đã lập danh sách<br />
phân chia, cứ 2 người tiêu dùng mua quýt sẽ<br />
phỏng vấn 1 người.<br />
<br />
β0: là hằng số;<br />
β1, β2, β3, β4, β5: là các tham số thể hiện mức độ<br />
ảnh hưởng của các biến độc lập đến biến phụ<br />
thuộc.<br />
Dự báo dấu của các tham số β:<br />
Tham số β1 kỳ vọng mang dấu dương (β1>0), vì<br />
khi mức độ hài lòng về giá càng cao thì<br />
SUTRUNGTHANH càng lớn.<br />
Tham số β2 kỳ vọng mang dấu dương (β2>0), vì<br />
khi mức độ hài lòng về chất lượng càng cao, càng<br />
được đảm bảo thì SUTRUNGTHANH càng lớn.<br />
Tham số β3 kỳ vọng mang dấu dương (β3>0), vì<br />
khi mức độ hài lòng về tính an toàn của sản phẩm<br />
càng cao thì SUTRUNGTHANH càng lớn.<br />
<br />
Đối tượng phỏng vấn là người tiêu dùng có sử<br />
dụng quýt đường Long Trị với cỡ được chọn mẫu<br />
là 215. Cụ thể: 155 quan sát ở Hậu Giang, 60<br />
quan sát ở Cần Thơ. Thời gian triển khai cuộc<br />
điều tra từ tháng 06/2014 đến tháng 12/2014.<br />
<br />
Tham số β4 kỳ vọng mang dấu dương (β4>0), vì<br />
khi mức độ hài lòng về sự thuận tiện càng cao thì<br />
SUTRUNGTHANH càng lớn.<br />
Tham số β5 kỳ vọng mang dấu dương (β5>0), vì<br />
khi người tiêu dùng tiếp cận được với các thông<br />
tin thì SUTRUNGTHANH sẽ lớn hơn.<br />
<br />
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO<br />
LUẬN<br />
3.1 Kiểm định các giả thiết<br />
<br />
99<br />
<br />
Journal of Science – 2016, Vol. 10 (2), 97 – 103<br />
<br />
Part B: Political Sciences, Economics and Law<br />
<br />
*Kiểm định t-statistic<br />
Bảng 2. Kiểm định t<br />
<br />
Biến số<br />
<br />
t-statistic<br />
<br />
t-bảng =0,5%<br />
<br />
GIA<br />
<br />
4,242<br />
<br />
2,204<br />
<br />
Bác bỏ giả thiết H0<br />
<br />
CHATLUONG<br />
<br />
5,026<br />
<br />
2,204<br />
<br />
Bác bỏ giả thiết H0<br />
<br />
ANTOAN<br />
<br />
3,021<br />
<br />
2,204<br />
<br />
Bác bỏ giả thiết H0<br />
<br />
THUANTIEN<br />
<br />
1,632<br />
<br />
2,204<br />
<br />
Chấp nhận giả thiết H0<br />
<br />
THONGTIN<br />
<br />
3,122<br />
<br />
2,204<br />
<br />
Bác bỏ giả thiết H0<br />
<br />
Qua bảng trên ta thấy :<br />
Giá trị t-statistic của tất cả các biến số đều có ý<br />
nghĩa về mặt thống kê, ngoại trừ biến số<br />
THUANTIEN. Vì có ít nhất một giá trị t-statistic ><br />
t-bảng (ở mức ý nghĩa 5%), nên chúng tôi bác bỏ<br />
giả thiết H0: β1 = β2 = β3 = β4 = β5 =0<br />
<br />
Kết luận<br />
<br />
một biến độc lập là tổ hợp tuyến tính của các biến<br />
còn lại.<br />
Ảnh hưởng của hiện tượng đa cộng tuyến:<br />
-<br />
<br />
Các ước lượng βi là không xác định được.<br />
<br />
-<br />
<br />
Các ước lượng của độ lệch chuẩn là không xác<br />
định.<br />
<br />
-<br />
<br />
Phương sai và sai số chuẩn lớn sẽ dẫn đến<br />
khoảng tin cậy lớn hơn so với thực tế.<br />
<br />
*Kiểm định F-Statistic<br />
Giả thiết:<br />
H0: β1 = β2 = β3 = β 4 = β 5 = 0<br />
<br />
k = 5 (k là số biến độc lập trong mô hình)<br />
<br />
Để tiến hành kiểm chứng hiện tượng đa cộng<br />
tuyến của mô hình, nghiên cứu tiến hành ước<br />
lượng các mô hình hồi quy riêng lẻ để xem xét<br />
các hệ số tương quan cặp giữa các biến độc lập.<br />
<br />
df2 = N-k = 215 -5 = 210 (N là số biến quan sát)<br />
<br />
Các mô hình hồi quy:<br />
<br />
Fbảng, 5, 210 ~ 5,35 (mức ý nghĩa = 5%)<br />
<br />
(1) GIA = a0 + a1CHATLUONG + a2ANTOAN +<br />
a3THUANTIEN + a4THONGTIN<br />
<br />
H1: Có ít nhất 1 βi khác 0. Tức là mô hình tồn tại.<br />
F-statistic = 21,92<br />
<br />
Như vậy, F-Statistic > F-bảng, 5, 210. Bác bỏ giả thiết<br />
H0, chấp nhận giả thiết H1, tức là mô hình tồn tại.<br />
<br />
(2) CHATLUONG = b0 + b1ANTOAN +<br />
b2THUANTIEN +b3THONGTIN<br />
<br />
3.2 Kiểm định các vi phạm giả thiết của mô<br />
hình<br />
<br />
(3) ANTOAN<br />
c2THONGTIN<br />
<br />
* Hiện tượng đa cộng tuyến<br />
<br />
=<br />
<br />
c0<br />
<br />
+<br />
<br />
c1THUANTIEN<br />
<br />
+<br />
<br />
Kết quả ước lượng của 3 mô hình trên như sau:<br />
<br />
Hiện tượng đa cộng tuyến là hiện tượng có ít nhất<br />
Bảng 3. Kết quả ước lượng mô hình<br />
Mô hình<br />
<br />
R2mô hình bổ sung<br />
<br />
R2mô hình gốc<br />
<br />
Mô hình (1)<br />
<br />
0,15<br />
<br />
0,72<br />
<br />
Không có hiện tượng đa cộng tuyến<br />
<br />
Mô hình (2)<br />
<br />
0,16<br />
<br />
0,72<br />
<br />
Không có hiện tượng đa cộng tuyến<br />
<br />
Mô hình (3)<br />
<br />
0,12<br />
<br />
0,72<br />
<br />
Không có hiện tượng đa cộng tuyến<br />
<br />
100<br />
<br />
Kết luận<br />
<br />
Journal of Science – 2016, Vol. 10 (2), 97 – 103<br />
<br />
Part B: Political Sciences, Economics and Law<br />
<br />
Hệ số tương quan cặp giữa các biến độc lập như sau:<br />
Bảng 4. Hệ số tương quan cặp giữa các biến độc lập<br />
ANTOAN<br />
<br />
CHATLUONG<br />
<br />
1<br />
<br />
GIA<br />
<br />
THUANTIEN<br />
<br />
THONGTIN<br />
<br />
0,326<br />
<br />
-0,021<br />
<br />
0,224<br />
<br />
0,232<br />
<br />
1<br />
<br />
-0,006<br />
<br />
-0,026<br />
<br />
0,181<br />
<br />
1<br />
<br />
ANTOAN<br />
<br />
0,361<br />
<br />
-0,094<br />
<br />
1<br />
<br />
-0,106<br />
<br />
CHATLUONG<br />
GIA<br />
THUANTIEN<br />
THONGTIN<br />
<br />
1<br />
<br />
Qua kết quả kiểm định ở Bảng 4 thì giá trị của<br />
các hệ số tương quan cặp không cao, hệ số R2 của<br />
các mô hình hồi quy bổ sung nhỏ hơn hệ số R2<br />
của mô hình hồi quy gốc, do đó bác bỏ hiện<br />
tượng đa cộng tuyến của mô hình.<br />
<br />
Wstat = N. R2acti = 215*0,04 = 8,60<br />
γ2df=k = γ217 = 28,062 (k = 17 là số biến độc<br />
lập của mô hình hồi quy nhân tạo)<br />
W-stat < γ20,05; 17: Chấp nhận giả thiết H0: γ1 =<br />
γ2 = γ3 = γ4 = γ5 = γ6 = γ7 = γ8 = γ9 = γ10 = γ11<br />
= γ12 =0. Tức là mô hình hồi quy nhân tạo<br />
không tồn tại hay nói cách khác không có<br />
hiện tượng phương sai không đồng đều trong<br />
mô hình nghiên cứu.<br />
<br />
* Phương sai không đồng đều<br />
Hiện tượng phương sai không đồng đều là hiện<br />
tượng mà các phương sai của đường hồi quy của<br />
tổng thể ứng với các giá trị của các biến độc lập là<br />
khác nhau, tức là phương sai không phải là một<br />
hằng số. Để kiểm định hiện tương phương sai<br />
không đồng đều, nghiên cứu dùng kiểm định<br />
White Test.<br />
<br />
3.3 Kết quả ước lượng của mô hình<br />
SUTRUNGTHANH = -0,58 + 0,26 GIA + 0,32<br />
CHATLUONG + 0,21 ANTOAN<br />
-0,04THUANTIEN + 0,23 THONGTIN<br />
<br />
Mô hình hồi quy nhân tạo được ước lượng để<br />
kiểm định White Test như sau:<br />
<br />
Giá trị R2 = 0,72, tức là mức độ giải thích của mô<br />
hình so với thực tế đạt độ tin cậy 72%, còn 28% là<br />
các yếu tố khác không nghiên cứu trong mô hình.<br />
<br />
δt2 = α1 + α2GIAt + α3GIA2t +<br />
α4GIAt*CHATLUONGt*ANTOANt*THUANTIENt<br />
<br />
Với kết quả ước lượng trên, giả sử khi tất cả các<br />
biến độc lập đều đạt giá trị là 1 (rất không hài<br />
lòng) thì SUTRUNGTHANH đạt trị số là 0,4.<br />
Điều này phù hợp với thực tế khi các yếu tố giá,<br />
chất lượng, tính an toàn, sự thuận tiện và thông tin<br />
được người tiêu dùng đánh giá ở mức rất không<br />
hài lòng thì sự hài lòng của người tiêu dùng sẽ ở<br />
mức rất thấp, sự hài lòng chưa đạt trị số 1 là do<br />
ảnh hưởng bởi hằng số β0 mang dấu âm và các<br />
yếu tố khác chưa nghiên cứu trong mô hình. Hay<br />
khi tất cả các biến độc lập đều đạt giá trị 5 (rất hài<br />
lòng) thì SUTRUNGTHANH chỉ đạt trị số là 4,32<br />
(hài lòng ở mức khá), chưa đạt trị số 5 là cũng do<br />
ảnh hưởng bởi hằng số β0 mang dấu âm và các<br />
<br />
+α5GIAt*CHATLUONGt*ANTOANt<br />
+ α6GIAt*CHATLUONGt + α7GIAt*ANTOANt<br />
+α8CHATLUONGt+ α9CHATLUONG2t<br />
+ α10CHATLUONGt*ANTOANt*THUANTIENt<br />
+α11CHATLUONGt*ANTOANt<br />
+ α12CHATLUONGt*THUANTIENt + α13ANTOANt<br />
+α14ANTOAN2t+ α15ANTOANt*THUANTIENt<br />
+ α16THUANTIENt + α17THUANTIEN2t<br />
+α18THONGTINt<br />
<br />
Hệ số xác định của mô hình hàm hồi quy nhân<br />
tạo: R2acti = 0,04.<br />
Hệ số White test:<br />
101<br />
<br />