T¹p chÝ Y - d-îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò H×NH TH¸I HäC-2017<br />
<br />
NGHIÊN CỨU MỐI TƢƠNG QUAN GIỮA KÍCH THƢỚC<br />
SIÊU ÂM THẬN VỚI TUỔI, GIỚI, CHIỀU CAO, CÂN NẶNG<br />
CỦA NGƢỜI TRƢỞNG THÀNH<br />
Nguyễn Thị Sinh*; Trịnh Xuân Đàn*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: xác định một số chỉ số trung bình về kích thước siêu âm thận và tìm mối tương<br />
quan giữa chiều dài thận, bề dày nhu mô thận với tuổi, chiều cao, trọng lượng cơ thể của người<br />
trưởng thành. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu tiến cứu mô tả trên 500 người khoẻ<br />
mạnh, trong đó 211 người nhóm tuổi 18 - 39, 228 người nhóm tuổi 40 - 59 và 61 người nhóm<br />
tuổi > 59, gồm 250 nam và 250 nữ. Kết quả và kết luận: kích thước thận giảm dần theo tuổi,<br />
chiều dài thận, chiều rộng thận, bề dày thận, bề dày nhu mô thận ở nam giới lớn hơn ở nữ giới<br />
(p < 0,05). Chiều dài thận, bề dày nhu mô thận có mối tương quan thuận tuyến tính với chiều<br />
cao, cân nặng và tương quan nghịch với tuổi của người trưởng thành.<br />
* Từ khoá: Kích thước thận; Siêu âm thận; Người trưởng thành.<br />
<br />
Research of Correlation between Renal Ultrasound Size with Age,<br />
Gender, Height, Weight of Adults<br />
Summary<br />
Objectives: To determine the average index of renal ultrasound size and to find the<br />
correlation between the length of the kidney, renal parenchymal thickness with age, height,<br />
body weight of adult. Subjects and methods: A prospective descriptive study on 500 healthy<br />
people, including 211 people aged 18 - 39, 228 people aged 40 - 59 and over 59 years old<br />
group: 61 people, including 250 males and 250 females. Results and conclusion: Kidney size<br />
decreases with age, renal length, width kidney, kidney thickness, renal parenchymal thickness<br />
that is greater in male than in female (p < 0.05). The length of kidney, renal parenchymal<br />
thickness have a linear positive correlation with height, weight and have a linear unpositive<br />
correlation with age of an adult.<br />
* Keywords: Renal size; Renal ultrasound; Adults.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Kích thước và chức năng thận có liên<br />
hệ chặt chẽ với nhau, đánh giá kích<br />
thước thận là việc cần phải làm trong<br />
chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân<br />
biệt các bệnh về thận - tiết niệu, gián tiếp<br />
<br />
đánh giá chức năng thận. Có nhiều phương<br />
pháp đo kích thước thận, tuy nhiên siêu<br />
âm thận vẫn được ưu tiên lựa chọn bởi vì<br />
siêu âm có độ chính xác cao, không độc<br />
hại, dễ sử dụng, kinh tế, thăm khám được<br />
nhiều lần, nhiều góc độ [3, 4, 5].<br />
<br />
* Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên<br />
Người phản hồi (Corresponding): Trịnh Xuân Đàn (trinhxuandan@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 20/07/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 25/08/2017<br />
Ngày bài báo được đăng: 28/08/2017<br />
<br />
47<br />
<br />
T¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò H×NH TH¸I HäC-2017<br />
Tại các nước phát triển, những chỉ số<br />
về kích thước thận đã được nghiên cứu<br />
khá đầy đủ. Ở Việt Nam, đã có nhiều<br />
nghiên cứu giải phẫu về chỉ số kích thước<br />
thận nhưng có rất ít công trình nghiên<br />
cứu về kích thước siêu âm thận. Vì vậy,<br />
các nhà chẩn đoán hình ảnh vẫn dùng<br />
kích thước siêu âm của người nước<br />
ngoài để tham chiếu. Các tác giả nước<br />
ngoài đều nhấn mạnh tầm quan trọng của<br />
chiều dài thận, vì chiều dài thận chính xác<br />
là cơ sở để tính toán đúng thể tích và<br />
trọng lượng thận, gián tiếp phản ánh tình<br />
trạng chức năng thận. Tuy nhiên, chiều<br />
dài thận giống như chiều cao cơ thể bị chi<br />
phối bởi kiểu gen, tập quán và thói quen<br />
dinh dưỡng nên chỉ số này khác nhau ở<br />
mỗi nước. Điều này cho thấy chúng ta<br />
không nên lấy chỉ số kích thước thận ở<br />
người nước ngoài áp dụng cho người<br />
Việt Nam [2]. Vì vậy, mục tiêu của đề tài<br />
này: Xác định một số chỉ số trung bình về<br />
kích thước siêu âm thận và mối tương<br />
quan giữa chiều dài thận, bề dày nhu mô<br />
thận với tuổi, giới và cân nặng của người<br />
trưởng thành bình thường<br />
Kết quả thu được có thể là hằng số<br />
tham chiếu, làm cơ sở khoa học cho các<br />
công trình nghiên cứu tiếp theo về vấn<br />
đề này, cũng như đóng góp vào việc<br />
nghiên cứu chỉ tiêu sinh học của người<br />
Việt Nam.<br />
<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
500 người trưởng thành đến khám tại<br />
Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Thái<br />
Nguyên năm 2013.<br />
* Tiêu chuẩn lựa chọn: người trưởng<br />
thành ≥ 18 tuổi, tiền sử và hiện tại không<br />
mắc bệnh về thận tiết niệu cũng như<br />
bệnh liên quan đến thận - tiết niệu.<br />
* Địa điểm nghiên cứu: Phòng siêu âm<br />
tổng quát, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
Nghiên cứu mô tả - diện điều tra cắt<br />
ngang.<br />
* Chỉ tiêu nghiên cứu:<br />
- Tuổi, giới, chiều cao, cân nặng.<br />
- Chiều dài thận, chiều rộng thận, bề<br />
dày thận, bề dày nhu mô thận.<br />
* Kỹ thuật thu thập số liệu:<br />
- Đo chiều cao bằng thước dây, đo cân<br />
nặng bằng cân bàn Trung Quốc.<br />
- Bác sỹ Chuyên khoa Chẩn đoán Hình<br />
ảnh đo kích thước thận theo chiều dài thận,<br />
chiều rộng thận, bề dày thận, độ dày nhu<br />
mô thận bằng máy siêu âm HDX11 Phillip.<br />
* Xử lý số liệu: theo các phương pháp<br />
thống kê y học trên phần mềm SPSS 18.0.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br />
1. Chiều cao, cân nặng của đối tƣợng nghiên cứu.<br />
Bảng 1: Chiều cao và cân nặng trung bình theo nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu.<br />
(18 - 39) tuổi<br />
<br />
(40 - 59) tuổi<br />
<br />
> 59 tuổi<br />
<br />
Nam<br />
(n = 122)<br />
<br />
Nữ<br />
(n = 89)<br />
<br />
Nam<br />
(n = 107)<br />
<br />
Nữ<br />
(n = 121)<br />
<br />
Nam<br />
(n = 21)<br />
<br />
Nữ<br />
(n = 40)<br />
<br />
p<br />
<br />
Chiều cao ( cm)<br />
<br />
163,9 ±<br />
5,3<br />
<br />
155,9 ±<br />
6,0<br />
<br />
163,3 ±<br />
6,0<br />
<br />
156,2 ±<br />
5,1<br />
<br />
161,4 ±<br />
5,4<br />
<br />
154,9 ±<br />
5,3<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Cân nặng (kg)<br />
<br />
58,4 ±<br />
6,8<br />
<br />
49,9 ±<br />
5,4<br />
<br />
61,3 ± 8,2<br />
<br />
52,9 ±<br />
7,6<br />
<br />
56,4 ± 5,4<br />
<br />
53,9 ±<br />
7,6<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
48<br />
<br />
T¹p chÝ Y - d-îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò H×NH TH¸I HäC-2017<br />
Việc đo kích thước thận là một đòi hỏi<br />
trong thực tế lâm sàng của chuyên khoa<br />
thận tiết niệu. Trước hết là để chẩn đoán<br />
thận to hay nhỏ, ở một bên hay cả hai<br />
bên?. Bởi vì rối loạn của thận có liên<br />
quan đến thay đổi kích thước thận. Siêu<br />
âm đã, đang và sẽ đóng góp tốt cho đo<br />
kích thước thận. Kích thước thận qua<br />
siêu âm không bị phóng đại nên gần với<br />
kích thước thật của thận, do đối chiếu<br />
trên mặt phẳng nên việc đo các chỉ số<br />
thận tương đối dễ thực hiện [3, 4, 5].<br />
<br />
Chúng tôi tiến hành đo kích thước thận<br />
theo chiều dài, chiều rộng, bề dày, độ dày<br />
nhu mô thận. Bảng 1 cho thấy chiều cao<br />
và cân nặng trung bình theo nhóm tuổi<br />
của đối tượng nghiên cứu cao hơn so với<br />
giá trị sinh học người Việt Nam bình<br />
thường thập kỷ 90, thế kỷ XX [1]. So sánh<br />
giữa nam và nữ thấy chiều cao và cân<br />
nặng trung bình theo nhóm tuổi ở nam<br />
cao hơn nữ, càng về già chiều cao và cân<br />
nặng trung bình có xu hướng giảm. Khác<br />
biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).<br />
<br />
2. Một số chỉ số trung bình về kích thƣớc thận.<br />
Bảng 2:<br />
Kích thƣớc thận<br />
<br />
Nam (n = 250)<br />
<br />
Nữ (n = 250)<br />
<br />
p<br />
<br />
Chiều dài thận phải (cm)<br />
<br />
9,6 ± 1,1<br />
<br />
9,5 ± 1,3<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Chiều dài thận trái (cm)<br />
<br />
9,6 ± 1,4<br />
<br />
9,5 ± 1,3<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Chiều rộng thận phải (cm)<br />
<br />
4,8 ± 0,8<br />
<br />
4,6 ± 0,8<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Chiều rộng thận trái (cm)<br />
<br />
5,0 ± 0,7<br />
<br />
4,7 ± 0,7<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Bề dày thận phải (cm)<br />
<br />
4,0 ± 0,7<br />
<br />
3,9 ± 0,6<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Bề dày thận trái (cm)<br />
<br />
4,3 ± 0,9<br />
<br />
4,1 ± 0,7<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Nhu mô thận phải (cm)<br />
<br />
1,5 ± 0,6<br />
<br />
1,4 ± 0,3<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Nhu mô thận trái (cm)<br />
<br />
1,7 ± 0,5<br />
<br />
1,6 ± 0,4<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Chiều dài thận, chiều rộng thận, bề dày thận, bề dày nhu mô thận ở nam giới lớn<br />
hơn ở nữ giới, các chỉ số thận trung bình theo giới. Chúng tôi thấy chiều dài thận trái<br />
và chiều dài thận phải như nhau (ở nam: chiều dài thận phải = 9,6 ± 1,1 cm; chiều dài<br />
thận trái = 9,6 ± 1,4 cm), (ở nữ: chiều dài thận = 9,5 ± 1,3 cm). Khác biệt này không có<br />
ý nghĩa thống kê. Một số tác giả khác có nhận xét tương tự [2, 3, 7, 9, 10].<br />
Bảng 3: Chỉ số kích thước thận theo tuổi và giới.<br />
18 - 39 tuổi<br />
<br />
40 - 59 tuổi<br />
<br />
> 59 tuổi<br />
<br />
Nam<br />
(n = 122)<br />
<br />
Nữ<br />
(n = 89)<br />
<br />
p<br />
<br />
Nam<br />
(n = 107)<br />
<br />
Nữ<br />
(n = 89)<br />
<br />
p<br />
<br />
Nam<br />
Nữ<br />
(n = 21) (n = 40)<br />
<br />
Chiều dài thận phải<br />
(cm)<br />
<br />
9,5 ±<br />
1,4<br />
<br />
9,9 ±<br />
1,2<br />
<br />
#<br />
<br />
9,4 ±<br />
1,2<br />
<br />
9,5 ±<br />
0,9<br />
<br />
#<br />
<br />
9,5 ±<br />
1,5<br />
<br />
9,0 ±<br />
1,1<br />
<br />
#<br />
<br />
Chiều dài thận trái (cm)<br />
<br />
9,5 ±<br />
1,1<br />
<br />
10,0 ±<br />
1,7<br />
<br />
#<br />
<br />
9,4 ±<br />
1,5<br />
<br />
9,6 ±<br />
1,1<br />
<br />
#<br />
<br />
9,3 ±<br />
0, 8<br />
<br />
9,4 ±<br />
1,5<br />
<br />
#<br />
<br />
Chiều rộng thận phải<br />
(cm)<br />
<br />
4,7 ±<br />
0,7<br />
<br />
4,6 ±<br />
0,9<br />
<br />
#<br />
<br />
4,6 ±<br />
0,7<br />
<br />
4,6 ±<br />
0,7<br />
<br />
#<br />
<br />
4,6 ±<br />
0,9<br />
<br />
4,5 ±<br />
0,7<br />
<br />
*<br />
<br />
p<br />
<br />
49<br />
<br />
T¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò H×NH TH¸I HäC-2017<br />
Chiều rộng thận trái<br />
(cm)<br />
<br />
5,0 ±<br />
0,6<br />
<br />
4,7 ±<br />
0,7<br />
<br />
#<br />
<br />
5,0 ±<br />
0,9<br />
<br />
4,7 ±<br />
0,8<br />
<br />
#<br />
<br />
4,9 ±<br />
0,8<br />
<br />
4,5 ±<br />
0,5<br />
<br />
*<br />
<br />
Bề dầy thận phải (cm)<br />
<br />
4,1 ±<br />
0,7<br />
<br />
4,0 ±<br />
0,8<br />
<br />
#<br />
<br />
4,0 ±<br />
0,7<br />
<br />
3,8 ±<br />
0,5<br />
<br />
#<br />
<br />
3,7 ±<br />
0,6<br />
<br />
3,6 ±<br />
0,7<br />
<br />
*<br />
<br />
Bề dầy thận trái (cm)<br />
<br />
4,1 ±<br />
0,9<br />
<br />
4,2 ±<br />
0,5<br />
<br />
#<br />
<br />
4,5 ±<br />
1,0<br />
<br />
4,0 ±<br />
0,7<br />
<br />
#<br />
<br />
4,0 ±<br />
0,9<br />
<br />
4,1 ±<br />
0,9<br />
<br />
*<br />
<br />
Nhu mô thận phải (cm)<br />
<br />
1,5 ±<br />
0,3<br />
<br />
1,4 ±<br />
0,2<br />
<br />
*<br />
<br />
1,5 ±<br />
0,4<br />
<br />
1,4 ±<br />
0,3<br />
<br />
*<br />
<br />
1,3 ±<br />
0,2<br />
<br />
1,3 ±<br />
0,2<br />
<br />
*<br />
<br />
Nhu mô thận trái (cm)<br />
<br />
1,6 ±<br />
0,3<br />
<br />
1,5 ±<br />
0,3<br />
<br />
*<br />
<br />
1,6 ±<br />
0,6<br />
<br />
1,5 ±<br />
0,8<br />
<br />
*<br />
<br />
1,4 ±<br />
0,2<br />
<br />
1,4 ±<br />
0,2<br />
<br />
*<br />
<br />
((*): p < 0,05; (#): p > 0,05)<br />
Kích thước thận ở hai giới có xu hướng giảm dần theo nhóm tuổi, kết quả này phù<br />
hợp với nghiên cứu của Hoàng Văn Ngoạn [2]. Đặc biệt ở nhóm tuổi > 59, bề dày nhu<br />
mô thận có xu hướng giảm nhiều, do ở nhóm tuổi này có sự lão hóa dần các bộ phận<br />
bên trong cơ thể nên chiều cao và cân nặng có xu hướng giảm. Chiều dài thận trái ở<br />
nữ cao hơn so với chiều dài thận trái ở nam theo các nhóm tuổi (nữ: 10,0 ± 1,7 cm;<br />
nam 9,5 ± 1,1 cm). Khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Chúng tôi thấy có sự khác<br />
biệt rõ rệt (p < 0,05) giữa bề dày nhu mô thận xét chung theo cả ba nhóm tuổi và giới.<br />
Bảng 4: Tương quan giữa chiều dài thận với tuổi, chiều cao, cân nặng.<br />
Tuổi (năm)<br />
<br />
Chiều cao (cm)<br />
<br />
Cân nặng (cân nặng)<br />
<br />
Chiều dài thận<br />
phải (cm)<br />
<br />
r = -0,13; p < 0,01<br />
Y = -0,57X + 33,19<br />
<br />
r = 0,03; p < 0,01<br />
Y = 0,25X + 157,86<br />
<br />
r = 0,03; p < 0,01<br />
Y = 0,31X + 52,96<br />
<br />
Chiều dài thận<br />
trái (cm)<br />
<br />
r = -0,08; p < 0,01<br />
Y = -0,504X + 34,89<br />
<br />
r = 0,09; p < 0,01<br />
Y= 0,22X + 157,36<br />
<br />
r = 0,08; p < 0,01<br />
Y = 0,268X + 51,26<br />
<br />
Chiều dài thận có mối tương quan thuận tuyến tính với chiều cao và cân nặng,<br />
tương quan nghịch với tuổi. Sự tương quan ở mức rất thấp (p < 0,01). Các tác giả<br />
nước ngoài đều nhấn mạnh tầm quan trọng của chiều dài thận, vì một chiều dài thận<br />
chính xác là cơ sở để tính toán đúng thể tích và trọng lượng thận, gián tiếp phản ánh<br />
tình trạng chức năng thận [2].<br />
Bảng 5: Tương quan giữa bề dày nhu mô thận với tuổi.<br />
Tuổi (năm)<br />
Bề dày nhu mô thận phải (cm)<br />
<br />
r = -0,07; p < 0,01<br />
Y= -2,10x + 38,57<br />
<br />
Bề dày nhu mô thận trái (cm)<br />
<br />
r = -0,06; p < 0,01<br />
Y = -0,87 + 41,48<br />
<br />
Có mối tương quan nghịch giữa bề dày nhu mô thận với tuổi của đối tượng nghiên<br />
cứu (r = -0,06). Sự tương quan ở mức rất thấp (p < 0,01). Theo các nhà làm lâm sàng,<br />
bề dày nhu mô thận gián tiếp phản ánh tình trạng chức năng thận.<br />
50<br />
<br />
T¹p chÝ Y - d-îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò H×NH TH¸I HäC-2017<br />
KẾT LUẬN<br />
Qua kết quả và bàn luận nói trên,<br />
chúng tôi rút ra một số kết luận:<br />
* Kích thước siêu âm thận trung bình (cm):<br />
Kích thước thận giảm dần theo tuổi,<br />
chiều dài thận, chiều rộng thận, bề dày<br />
thận, bề dày nhu mô thận ở nam giới lớn<br />
hơn ở nữ giới (p < 0,05).<br />
* Chiều dài thận có mối tương quan<br />
thuận tuyến tính ở mức rất thấp với cân<br />
nặng và chiều cao (p < 0,01). Chiều dài<br />
thận và bề dày nhu mô thận có mối tương<br />
quan nghịch với tuổi (p < 0,01).<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Bộ Y tế. Các giá trị sinh học người Việt<br />
Nam bình thường thập kỷ 90 - thế kỷ XX. Nhà<br />
xuất bản Y học. 2003, tr.14-20.<br />
<br />
2. Hoàng Văn Ngoạn. Nghiên cứu kích<br />
thước bên ngoài và bên trong của thận ở<br />
người cao tuổi so với người trẻ và người<br />
trung niên. Tạp chí Khoa học. Đại học Huế.<br />
2009, số 52, tr.97-104.<br />
3. Nguyễn Phước Bảo Quân. Siêu âm tổng<br />
quát. Nhà xuất bản Thuật Hóa - Huế. 2008.<br />
4. Nguyễn Ngọc Sáng, Vũ Văn Quang,<br />
Trần Linh Chi. Bước đầu nghiên cứu kích<br />
thước siêu âm thận ở trẻ em bình thường<br />
9 - 10 tuổi. Y học Việt Nam. 2005, 311,<br />
tr.153-159.<br />
5. Alp Alper Safak, Enver Simsek, Talat<br />
Bahcebasi. Sonographic assessment of the<br />
normal limits and percentile curves of liver,<br />
spleen, and kidney demensions in healthy<br />
school-aged children. J Ultrasound Med.<br />
2005, 24, pp.1359-1364.<br />
<br />
51<br />
<br />