intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu nồng độ homocystein và axít folic huyết tương ở bệnh nhân nhồi máu não

Chia sẻ: Ni Ni | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

41
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết nghiên cứu nồng độ homocystein và axít folic huyết tương ở bệnh nhân (BN) nhồi máu não (NMN) và tìm mối liên quan giữa nồng độ homocystein với axít folic huyết tương ở những BN này. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu nồng độ homocystein và axít folic huyết tương ở bệnh nhân nhồi máu não

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò ®ét quþ-2016<br /> <br /> NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ HOMOCYSTEIN VÀ AXÍT FOLIC<br /> HUYẾT TƯƠNG Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO<br /> Phạm Văn Trân*; Nguyễn Văn Tuấn*; Nguyễn Minh Hiện*<br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: nghiên cứu nồng độ homocystein và axít folic huyết tương ở bệnh nhân (BN) nhồi<br /> máu não (NMN) và tìm mối liên quan giữa nồng độ homocystein với axít folic huyết tương ở<br /> những BN này. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu bệnh chứng trên 136 BN NMN, tuổi<br /> trung bình của nhóm đột quỵ não (ĐQN) 65,6 ± 10,33; tỷ lệ nam/nữ = 1,89. Nhóm chứng có 136 BN<br /> không ĐQN, tương đương nhóm bệnh về tuổi, giới, tăng huyết áp và đái tháo đường. Kết quả:<br /> nồng độ homocystein trung bình 14,96 ± 4,73 µmol/l, cao hơn nhóm chứng (12,25 ± 4,34 µmol/l),<br /> p < 0,001. Nồng độ axít folic trung bình (8,74 ± 4,95 ng/ml) thấp hơn nhóm chứng (13,02 ± 6,18 ng/l),<br /> p < 0,0001. 42,6% BN ở nhóm bệnh tăng nồng độ homocystein huyết tương (> 15 µmol/l), cao<br /> hơn nhóm chứng (19,9%), p < 0,0001; tỷ suất chênh OR = 3,0 (95%CI; 1,75 - 5,16). Có mối<br /> tương quan nghịch mức độ yếu giữa nồng độ homocystein với nồng độ axít folic (r = -0,282 và<br /> p < 0,01). Kết luận: tăng nồng độ homocystein huyết tương (> 14 µmol/l) là yếu tố nguy cơ độc<br /> lập của đột quỵ NMN. Nồng độ homocystein có mối tương quan nghịch mức yếu với nồng độ<br /> axít folic huyết tương ở BN NMN.<br /> * Từ khóa: Đột quỵ nhồi máu não; Homocystein; Axít folic.<br /> <br /> Studying Plasma Homocysteine and Folic Acid Levels in Patients<br /> with Ischemic Stroke<br /> Summary<br /> Objectives: To study plasma homocysteine and folic acid levels in patients with ischemic<br /> stroke and finding out the relationship between plasma homocysteine concentrations and folic<br /> acid in patients with ischemic stroke. Subjects and methods: Case-control study of 136 patients<br /> with ischemic stroke, the average age of case group was 65.6 ± 10.33; ratio of male/female =<br /> 1.89. The control group had 136 cases. Results: The average concentration of homocysteine<br /> was 14.96 ± 4.73 µmol/L, higher than the control group (12.25 ± 4.34 µmol/L), with p < 0.0001.<br /> The average concentration of folate was 8.74 ± 4.95 ng/mL, lower than the control group (13.02<br /> ± 6.18 ng/L) with p < 0.0001. 42.6% of patients in the study group increased plasma<br /> homocysteine concentrations (> 15 µmoL) higher than the control group (19.9%), with p < 0.0001;<br /> odds ratio = 3.0 (95%CI: 1.75 to 5.16). There was a weak negative correlation between the level<br /> of homocysteine and folic acid plasma concentrations according to the equation r = -0.282 and<br /> p < 0.01. Conclusions: Increased plasma homocystein concentrations (> 14 µmol/L) is a<br /> independent risk factor of cerebral infarction. There was a weak negative correlation between<br /> the level of homocysteine and folic acid plasma concentrations in patients with ischemic stroke.<br /> * Key word: Ischemic stroke; Homocysteine; Folic acid.<br /> * Bệnh viện Quân y 103<br /> Người phản hồi (Corresponding): Phạm Văn Trân (phamvantran@yahoo.fr)<br /> Ngày nhận bài: 20/08/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 20/09/2016<br /> Ngày bài báo được đăng: 15/10/2016<br /> <br /> 36<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò ®ét quþ-2016<br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Homocystein được xác định là yếu tố<br /> nguy cơ của bệnh tim mạch và ĐQN.<br /> Trong máu, homocystein tự oxy hóa tạo<br /> thành những sản phẩm có tính oxy hóa<br /> mạnh như hydrogen peroxid và superoxid.<br /> Các sản phẩm có tính oxy hóa mạnh gây<br /> rối loạn chức năng nội mạc mạch máu,<br /> kích thích tăng sinh tế bào cơ trơn mạch<br /> máu, thúc đẩy peroxid hóa lipid và oxy hóa<br /> LDL-C. Hậu quả của tăng homocystein<br /> làm tổn thương nội mạc động mạch, phát<br /> động quá trình xơ vữa động mạch, hình<br /> thành mảng xơ vữa gây huyết khối hoặc<br /> tắc động mạch não [3, 8].<br /> Trong chu trình chuyển hóa homocystein,<br /> vai trò của vitamin B12, vitamin B6 và axít<br /> folic là coenzym để xúc tác các enzym<br /> tham gia vào chuỗi phản ứng hóa dáng<br /> homocystein. Homocystein chuyển hóa<br /> thành cystein có sự tham gia của vitamin B6<br /> đóng vai trò là coenzym; hoặc homocystein<br /> chuyển hóa thành methionin có sự tham<br /> gia của vitamin B12 và axít folic. Tăng nồng<br /> độ homocystein máu có thể do khiếm<br /> khuyết về mặt di truyền: thiếu men CBS,<br /> thiếu hụt đồng hợp tử N5, N10 MTHFR,<br /> thiếu methionin synthase hoặc rối loạn<br /> chuyển hoá vitamin B12, hoặc do thiếu<br /> dinh dưỡng (một hoặc cả ba vitamin B12,<br /> vitamin B6 và axít folic). Đây là nhóm nguyên<br /> nhân hay gặp, chiếm tới 2/3 số trường<br /> hợp [3]. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu<br /> đề tài với mục tiêu: Xác định nồng độ<br /> homocystein, axít folic huyết tương và mối<br /> liên quan giữa hai yếu tố này ở BN NMN.<br /> ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đối tượng nghiên cứu.<br /> * Nhóm bệnh: 136 BN lần đầu tiên bị<br /> NMN, mắc bệnh trong 2 tuần đầu của<br /> <br /> bệnh. Điều trị tại Khoa Đột quỵ, Bệnh viện<br /> Quân y 103 từ 2 - 2014 đến 10 - 2015.<br /> - Tiêu chuẩn chọn BN: lâm sàng theo<br /> tiêu chuẩn lâm sàng của Tổ chức Y tế<br /> Thế giới (1989). Cận lâm sàng dựa vào<br /> hình ảnh CLVT có hình ảnh NMN.<br /> - Tiêu chuẩn loại trừ: BN bị bệnh lý gây<br /> tăng nồng độ homocystein máu như ung<br /> thư, bệnh vảy nến nặng, suy giáp, suy<br /> gan, ghép tạng, suy thận mạn. Bệnh tim<br /> mạch: nhồi máu cơ tim, thiểu năng động<br /> mạch vành, tắc động mạch ngoại vi,<br /> phình bóc tách động mạch... Đang sử<br /> dụng một số thuốc chống động kinh và<br /> chống ung thư.<br /> * Nhóm chứng: 136 người lớn không bị<br /> ĐQN, chọn tương đồng với nhóm bệnh<br /> về tuổi, giới; bị bệnh tăng huyết áp, đái<br /> tháo đường, nghiện thuốc lá và nghiện<br /> rượu. BN điều trị tại Khoa Tim mạch,<br /> Khoa Nội tiết và Khoa Khám bệnh, Bệnh<br /> viện Quân y 103.<br /> 2. Phương pháp nghiên cứu.<br /> Dùng phương pháp nghiên cứu phân<br /> tích bệnh-chứng và mô tả cắt ngang.<br /> Thống kê và phân tích số liệu trên phần<br /> mềm thống kê SPSS. 18.0; Epi.info 3.2.4.<br /> Định lượng nồng độ homocystein<br /> huyết tương lúc đói theo kỹ thuật miễn<br /> dịch đo độ đục. Chạy trên máy AU 400 Beckman Coulter, Olympus (Nhật Bản,<br /> 2017) tại Khoa Sinh hoá, Bệnh viện<br /> Quân y 103. Tăng homocystein máu khi<br /> nồng độ > 15 µmol/l.<br /> Định lượng axít folic huyết tương bằng<br /> phương pháp miễn dịch, chạy máy tự<br /> động của Beckman Coulter, Olymlpus,<br /> model Acces 2 (Nhật Bản) tại Khoa Sinh<br /> hoá, Bệnh viện Quân y 103.<br /> 37<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò ®ét quþ-2016<br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br /> 1. Đặc điểm phân bố về tuổi và giới tính.<br /> Bảng 1: So sánh nhóm tuổi của hai nhóm.<br /> Tuổi<br /> (năm)<br /> <br /> Nhóm bệnh (n = 136)<br /> <br /> Nhóm chứng(n = 136)<br /> p<br /> <br /> n<br /> <br /> Tỷ lệ %<br /> <br /> n<br /> <br /> Tỷ lệ %<br /> <br /> < 50<br /> <br /> 7<br /> <br /> 5,1<br /> <br /> 9<br /> <br /> 6,6<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> 50 - 59<br /> <br /> 31<br /> <br /> 22,8<br /> <br /> 34<br /> <br /> 25,0<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> 60 - 69<br /> <br /> 51<br /> <br /> 37,5<br /> <br /> 50<br /> <br /> 36,8<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> 70 - 79<br /> <br /> 33<br /> <br /> 24,3<br /> <br /> 31<br /> <br /> 22,8<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> ≥ 80<br /> <br /> 14<br /> <br /> 10,3<br /> <br /> 12<br /> <br /> 8,8<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> Trung bình<br /> <br /> 65,66 ± 10,30<br /> <br /> 64,26 ± 10,53<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> Tuổi trung bình của nhóm bệnh không khác biệt so với nhóm chứng. Nhóm tuổi 60 - 69<br /> chiếm tỷ lệ cao nhất (38,2%); Nhóm tuổi 50 - 79 chiếm đa số (84,6%).<br /> <br /> Biểu đồ 1: Đặc điểm phân bố giới.<br /> Nhóm NMN, nam 89/136 BN (65,4%), nữ 47/136 BN (34,6%). Tỷ lệ NMN ở nam<br /> cao hơn nữ (nam/nữ = 1,89). Ở nhóm chứng, tỷ lệ nam/nữ là 1,51. Không có sự khác<br /> biệt về giới tính giữa nhóm bệnh và nhóm chứng (p = 0,23). Nguyễn Văn Thông (2010)<br /> nghiên cứu 374 BN NMN, tuổi trung bình 66,9 ± 11,44; tỷ lệ nam/nữ = 2,2/1 [3].<br /> Nguyễn Minh Hiện và CS (2010) nghiên cứu 1.026 BN đột quỵ NMN, tuổi trung bình<br /> 67,2 ± 12,6 và nhóm tuổi > 50 chiếm 90,9%; tỷ lệ nam/nữ là 1,31. Như vậy, đặc điểm<br /> về độ tuổi trong nghiên cứu của chúng tôi tương đương với các tác giả trong và ngoài<br /> nước, đó là ĐQN gặp chủ yếu ở nhóm BN > 60 tuổi.<br /> 38<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò ®ét quþ-2016<br /> 2. Đặc điểm phân bố một số yếu tố nguy cơ của đột quỵ NMN.<br /> Bảng 2: So sánh tỷ lệ một số yếu tố nguy cơ giữa hai nhóm.<br /> Nhóm bệnh<br /> (n = 136)<br /> <br /> Nhóm chứng<br /> (n = 136)<br /> <br /> n<br /> <br /> Tỷ lệ %<br /> <br /> n<br /> <br /> Tỷ lệ %<br /> <br /> Tăng huyết áp<br /> <br /> 83<br /> <br /> 61,0<br /> <br /> 81<br /> <br /> 59,6<br /> <br /> Đái tháo đường<br /> <br /> 30<br /> <br /> 22,1<br /> <br /> 34<br /> <br /> 25,0<br /> <br /> Cholesterol > 5,2 mmol/l<br /> <br /> 50<br /> <br /> 36,6<br /> <br /> 48<br /> <br /> 35,3<br /> <br /> LDL-C > 3,9 mmol/l<br /> <br /> 24<br /> <br /> 17,2<br /> <br /> 20<br /> <br /> 14,7<br /> <br /> Triglycerid > 2,3 mmol/l<br /> <br /> 56<br /> <br /> 41,2<br /> <br /> 55<br /> <br /> 40,9<br /> <br /> HDL-C ≤ 0,9 mmol/l<br /> <br /> 44<br /> <br /> 32,3<br /> <br /> 48<br /> <br /> 35,3<br /> <br /> Nghiện thuốc lá<br /> <br /> 33<br /> <br /> 24,3<br /> <br /> 30<br /> <br /> 22,1<br /> <br /> Lạm dụng rượu<br /> <br /> 19<br /> <br /> 14,0<br /> <br /> 18<br /> <br /> 13,2<br /> <br /> Thừa cân<br /> <br /> 31<br /> <br /> 22,8<br /> <br /> 36<br /> <br /> 26,4<br /> <br /> Béo phì<br /> <br /> 26<br /> <br /> 19,1<br /> <br /> 19<br /> <br /> 14,0<br /> <br /> Tăng homocystein<br /> <br /> 58<br /> <br /> 42,6<br /> <br /> 27<br /> <br /> 19,9<br /> <br /> Yếu tố nguy cơ<br /> <br /> Tỷ lệ gặp các yếu tố nguy cơ ở cả hai<br /> nhóm tương đương (p > 0,05). Với nhóm<br /> bệnh, tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ hay<br /> gặp nhất (61,0%), tiếp theo là triglycerid<br /> (41,2%), cholesterol (36,6%) và giảm<br /> HDL-C (32,3%). Có sự khác nhau rõ rệt<br /> giữa nhóm bệnh và nhóm chứng về tăng<br /> homocystein máu (42,6% so với 19,9%),<br /> (p < 0,0001).<br /> Nguyễn Văn Thông và CS nghiên cứu<br /> trên 534 BN đột quỵ NMN thấy: tăng<br /> huyết áp 67,2%; đái tháo đường 12,6%;<br /> <br /> p<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> < 0,0001<br /> <br /> hút thuốc lá 7,7%; nghiện rượu 6%;<br /> tăng cholesterol 45,3%; tăng triglycerid<br /> 28,7%; tăng LDL-C 37,4% [3]. Nghiên<br /> cứu của Perry, H Refsum và CS: tăng<br /> huyết áp 67,3%; hút thuốc lá 58,9%;<br /> nghiện rượu 16,8% và đái tháo đường<br /> 4,7% [7]. Như vậy, tỷ lệ xuất hiện yếu tố<br /> nguy cơ ở các nghiên cứu khác nhau,<br /> nhưng những yếu tố nguy cơ thường gặp<br /> nhất của đột quỵ vẫn là tăng huyết áp<br /> (> 50%), rối loạn lipid máu và tăng<br /> homocystein máu.<br /> <br /> 3. Nồng độ homocystein và axít folic huyết tương.<br /> Bảng 3: So sánh nồng độ trung bình homocystein huyết tương giữa nhóm bệnh và<br /> nhóm chứng.<br /> Nhóm bệnh<br /> (n = 136)<br /> <br /> Nhóm chứng<br /> (n = 136)<br /> <br /> p<br /> <br /> 14,95 ± 4,73<br /> <br /> 12,25 ± 4,34<br /> <br /> = 0,000<br /> <br /> Nam<br /> <br /> (n = 89) 15,45 ± 4,65<br /> <br /> (n = 82) 12,84 ± 3,80<br /> <br /> = 0,000<br /> <br /> Nữ<br /> <br /> (n = 47) 14,05 ± 4,79<br /> <br /> (n = 54) 11,35 ± 4,95<br /> <br /> = 0,0065<br /> <br /> = 0,09<br /> <br /> = 0,0034<br /> <br /> Homocystein (µmol/l)<br /> Chung<br /> <br /> p<br /> <br /> 39<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò ®ét quþ-2016<br /> Nam giới có homocystein cao hơn nữ,<br /> khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở nhóm<br /> bệnh (p > 0,05); tuy nhiên ở nhóm chứng,<br /> khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,01).<br /> Nồng độ homocystein trung bình ở nhóm<br /> nghiên cứu (14,95 ± 4,73 µmol/l) cao hơn<br /> nhóm chứng (12,25 ± 4,34 µmol/l), khác<br /> biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,0001). Ở<br /> nhóm bệnh, nồng độ homocystein ở nam<br /> và nữ đều cao hơn nhóm chứng, khác<br /> biệt có ý nghĩa thống kê (nam: p < 0,0001<br /> và nữ: p < 0,01).<br /> Theo Nguyễn Đức Hoàng, nồng độ<br /> homocystein máu trung bình ở nhóm BN<br /> <br /> ĐQN (17,27 + 7,48 µmol/l) cao hơn nhóm<br /> chứng (10,79 + 2,73 µmol/l) (p < 0,001)<br /> [1]. Theo Cao Phi Phong (2005), mức<br /> homocystein trong nhóm bệnh cao hơn<br /> nhóm chứng (13,28 ± 5,59 so với 9,67 ±<br /> 3,07 µmol/l với p < 0,01) [2]. Moghaddasi<br /> và CS nghiên cứu trên 80 BN đột quỵ<br /> NMN và 60 BN nhóm chứng, kết quả:<br /> nồng độ homocystein nhóm ĐQN là 21,1<br /> ± 9,8 µmol/l, nhóm chứng 13,5 ± 3,2<br /> µmol/l [4]. Theo Lim HS và Heo YR, nồng<br /> độ axít folic ở nam (6,47 ± 3,06 ng/ml)<br /> thấp hơn nữ (7,96 ± 3,55 ng/ml) có ý<br /> nghĩa thống kê với p < 0,01 [6].<br /> <br /> Bảng 4: So sánh nồng độ trung bình axít folic huyết tương giữa nhóm bệnh và<br /> nhóm chứng.<br /> Axít folic (ng/ml)<br /> Chung hai giới<br /> Nam<br /> <br /> Nữ<br /> p<br /> <br /> Nhóm bệnh<br /> <br /> Nhóm chứng<br /> <br /> (n = 136)<br /> <br /> (n = 136)<br /> <br /> 8,74 ± 4,95<br /> <br /> 13,0 ± 6,18<br /> <br /> (n = 89)<br /> <br /> (n = 82)<br /> <br /> 7,96 ± 4,65<br /> <br /> 12,98 ± 6,14<br /> <br /> (n = 47)<br /> <br /> (n = 54)<br /> <br /> 10,21 ± 5,2<br /> <br /> 13,09 ± 6,29<br /> <br /> = 0,0053<br /> <br /> = 0,85<br /> <br /> Nồng độ axít folic ở nhóm bệnh (8,74 ±<br /> 4,95 ng/ml) thấp hơn nhiều so với nhóm<br /> chứng (13,0 ± 6,18 ng/ml), p < 0,0001.<br /> Trong nhóm bệnh, nồng độ axít folic của<br /> nam (7,96 ± 4,65 ng/ml) thấp hơn nữ<br /> (10,21 ± 5,2 ng/l), p < 0,01.<br /> Như vậy, nghiên cứu của chúng tôi<br /> phù hợp với các tác giả trên, ở nhóm<br /> BN ĐQN, nồng độ homocystein và axít<br /> 40<br /> <br /> p<br /> = 0,000<br /> = 0,000<br /> <br /> = 0,014<br /> <br /> folic cao hơn nhóm chứng rõ rệt và có ý<br /> nghĩa thống kê. Tuy nhiên, ở các nghiên<br /> cứu khác nhau, nồng độ homocystein<br /> khác nhau. Sự khác biệt ở đây có thể<br /> do đặc điểm dịch tễ ở những vùng và<br /> các nước khác nhau, độ tuổi của các<br /> nghiên cứu cũng khác nhau và tiêu<br /> chuẩn của phòng thí nghiệm cũng khác<br /> nhau.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2