intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ngữ nghĩa học – khái niệm và phạm vi nghiên cứu

Chia sẻ: Abcdef_51 Abcdef_51 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

478
lượt xem
39
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1. Ngữ nghĩa học – những cách hiểu khác nhau Cho đến nay, khái niệm ‘ngữ nghĩa học’ vẫn không được hiểu một cách thống nhất. Thuật ngữ này vốn bắt nguồn từ chữ ‘sēmantiká’ trong tiếng Hy Lạp và được dùng chủ yếu để lĩnh vực khoa học nghiên cứu về ý nghĩa của các từ, mệnh đề, câu, kí hiệu hoặc các biểu tượng. Trong hệ thống thuật ngữ khoa học quốc tế, ‘ngữ nghĩa học’có những tên gọi khác nhau, ví dụ: trong tiếng Anh: semantics (semantyka), semiology (semiologia), semiotics (semiotyka), semasiology (semazjologia). Xét về nội...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ngữ nghĩa học – khái niệm và phạm vi nghiên cứu

  1. Ngữ nghĩa học – khái niệm và phạm vi nghiên cứu 1. Ngữ nghĩa học – những cách hiểu khác nhau Cho đến nay, khái niệm ‘ngữ nghĩa học’ vẫn không được hiểu một cách thống nhất. Thuật ngữ này vốn bắt nguồn từ chữ ‘sēmantiká’ trong tiếng Hy Lạp và được dùng chủ yếu để lĩnh vực khoa học nghiên cứu về ý nghĩa của các từ, mệnh đề, câu, kí hiệu hoặc các biểu tượng. Trong hệ thống thuật ngữ khoa học quốc tế, ‘ngữ nghĩa học’có những tên gọi khác nhau, ví dụ: trong tiếng Anh: semantics (semantyka), semiology (semiologia), semiotics (semiotyka), semasiology (semazjologia). Xét về nội hàm của thuật ngữ, trong tiếng Việt có thể cần phải phân biệt hai khái niệm: ‘nghĩa học’ và ‘ngữ nghĩa học’. Có thể nêu một cách khái quát những cách hiểu chủ yếu sau đây về ‘nghĩa học’: - Nghĩa học có thể được hiểu như là một thuật ngữ của lí thuyết chung về tín hiệu (thường được gọi là nghĩa học lô gích – semantyka logiczna lub semiotyka logiczna), tức là đồng nghĩa với ‘tín hiệu học’ (semiologia hoặc semiotyka), một trong ba bộ môn của lô gích học nghiên cứu về các tín hiệu (từ và các thành ngữ), các thuộc tính và chức năng của chúng. Đó là: nghĩa học, dụng học và kết học (semantyka, pragmatyka i syntaktyka) (theo Charles W. Morris). Đây là một lĩnh vực nghiên cứu nằm ở ranh giới của các ngành khoa học: triết học, ngôn ngữ học,
  2. lô gích học, lí thuyết thông tin và nhân học.Theo cách hiểu này, nghĩa học nghiên cứu mối quan hệ giữa các tín hiệu và hiện thực mà chúng biểu đạt. Khác với tín hiệu học lô gích, vốn bắt nguồn từ Ch.S. Peirce, L. Wittgenstein và R. Carnap, tín hiệu học không phải là một lĩnh vực khoa học được xác định rõ ràng. Các nghiên cứu tín hiệu học đã được khai triển tương đối muộn và cho đến tận ngày nay phạm vi của chúng vẫn chưa được xác định một cách chính xác. Thuật ngữ tín hiệu học được sử dụng lần đầu trong tác phẩm ‘Giáo trình ngôn ngữ học đại cương’ của F. De Sausure. Trong tác phẩm này, Sausure đã đề xuất thành lập một ngành khoa học mới là tín hiệu học với đối tượng quan tâm chủ yếu là tín hiệu. Tuy nhiên, ý tưởng của Sausure là trong ngành khoa học này, tín hiệu sẽ được xem xét trước hết ở sự hoạt động xã hội của nó, và ngành khoa học mới này sẽ trở thành cơ sở của ngôn ngữ học theo cách hiểu mới, tức là khoa học nghiên cứu về một loại tín hiệu – tín hiệu ngôn ngữ. Như vậy, ngôn ngữ học sẽ trở thành một bộ phận của tín hiệu học – khoa học chung về tất cả các tín hiệu. Một số nhà tín hiệu học, như Pierre Guiraud chẳng hạn, thì định nghĩa tín hiệu học hẹp hơn, coi đây là ngành khoa học nghiên cứu về tất cả những hệ thống tín hiệu nào không phải là tín hiệu ngôn ngữ. - Nghĩa học theo cách hiểu của triết học ngôn ngữ (gọi là nghĩa học tổng quát – semantyka ogólna) – một quan niệm xã hội học-triết học về ngôn ngữ, phát triển ở
  3. Mỹ từ những năm hai mươi của thế kỷ XX. Thực ra, thuật ngữ này không có mấy điểm chung với nghĩa học lô gích và nghĩa học ngôn ngữ học, vì nó chủ yếu nghiên cứu việc cải thiện các quan hệ giữa con người với con người thông qua việc cải thiện ngôn ngữ, còn những vấn đề quan tâm khác của nó lại liên quan chủ yếu đến lĩnh vực xã hội học, tâm lí học và tâm lí trị liệu (psychoterapia). Người khởi xướng cho nghĩa học tổng quát là Alfred Korzybski, một triết gia và lô gích học người Mỹ gốc Ba Lan. Chính Koszybski vẫn thường nhấn mạnh rằng không nên lẫn lộn nghĩa học tổng quát của ông với nghĩa học ngôn ngữ học. Trong hai tác phẩm của mình (‘Manhood of Humanity’ – Sự trưởng thành của nhân tính, và ‘Science and Sanity’ – Khoa học và sự tỉnh táo), ông đã nêu ra và giải thích những vấn đề chủ yếu của nghĩa học tổng quát, trong đó quan trọng nhất là quan điểm của ông về kiến thức và sự truyền đạt kiến thức. Theo ông, kiến thức của con người cũng như việc chuyển giao kiến thức đó bị giới hạn bởi cấu trúc của hệ thần kinh con người và cấu trúc của ngôn ngữ. Con người không thể tiếp thu thế giới khách quan một cách trực tiếp mà chỉ có thể tiếp nhận nó thông qua những mối liên tưởng trừu tượng, những hình ảnh tiếp nhận được thông qua hệ thần kinh và được truyền tải nhờ ngôn ngữ. Quá trình này bị tác động bởi những cảm nhận phức tạp của con người và sự thiếu chính xác của ngôn ngữ khiến bức tranh của hiện thực bị biến dạng. Quan điểm của Koszybski sau đó tiếp tục được các học trò của ông tiếp thu và phát triển.
  4. - Nghĩa học được hiểu là một bộ môn của ngôn ngữ học (gọi là ‘nghĩa học ngôn ngữ học‘ hoặc ngắn gọn hơn: ‘ngữ nghĩa học‘– semantyka językoznawcza) nghiên cứu về ý nghĩa của các từ nói riêng và các đơn vị ngôn ngữ nói chung (thành ngữ, câu, văn bản). Thuật ngữ ‘ngữ nghĩa học’ theo cách hiểu này đã được nhà ngôn ngữ học Pháp Michel J. A.Bréal đưa ra lần đầu trong tác phẩm Essai de sémantique xuất bản năm 1897. Ngữ nghĩa học nghiên cứu trước hết ý nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ, nhưng cũng nghiên cứu cả mối quan hệ giữa hình thức và nội dung của tín hiệu ngôn ngữ theo nghĩa đồng đại và lịch đại. Ngoài ra, ngữ nghĩa học còn nghiên cứu các mối quan hệ giữa các nghĩa của từ, tức là giữa nghĩa cơ bản (hoặc nghĩa gốc) của nó với các nghĩa phái sinh hoặc nghĩa cụ thể được sử dụng trong phát ngôn. (Sẽ nói rõ thêm ở phần sau).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2