intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong Ngân hàng thương mại

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

1.560
lượt xem
516
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Rủi ro trong NHTM luôn tiềm ẩn lớn gây ra những tổn thất xảy ra ngoài ý muốn và ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Vậy nguyên nhân chính nào dẫn đến rủi ro? Bất cứ hoạt động kinh doanh nào trong nền kinh tế thị trường đều gặp rủi ro. Đặc biệt hoạt động kinh doanh của Ngân hàng lại là một lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm càng không tránh được những rủi ro. Hơn thế nữa, rủi ro luôn tiềm ẩn lớn gây ra những tổn thất xảy ra ngoài ý muốn và...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong Ngân hàng thương mại

  1. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong Ngân hàng thương mại Rủi ro trong NHTM luôn tiềm ẩn lớn gây ra những tổn thất xảy ra ngoài ý muốn và ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Vậy nguyên nhân chính nào dẫn đến rủi ro? Bất cứ hoạt động kinh doanh nào trong nền kinh tế thị trường đều gặp rủi ro. Đặc biệt hoạt động kinh doanh của Ngân hàng lại là một lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm càng không tránh được những rủi ro. Hơn thế nữa, rủi ro luôn tiềm ẩn lớn gây ra những tổn thất xảy ra ngoài ý muốn và ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Vậy nguyên nhân chính nào dẫn đến rủi ro? Tình trạng nợ xấu ở các NHTM là vấn đề đang và sẽ trở nên nóng bỏng.
  2. Nợ xấu tức là các khoản tiền cho khách hàng vay, thường là các doanh nghiệp, mà không thể thu hồi lại được do doanh nghiệp đó làm ăn thua lỗ hoặc phá sản. Nếu các khoản nợ xấu không được đánh giá đúng mức một cách hệ thống, dự phòng tổn thất khoản vay sẽ không đủ, thu nhập ròng và vốn của ngân hàng sẽ không phản ánh đúng thực tế tình hình tài chính của ngân hàng. Hiện nay có nhiều tổng giám đốc ngân hàng cũng không nắm được con số chính xác về tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng mình bởi thế cho nên tình trạng không thể kiểm soát được nợ xấu và cải thiện nó là điều không thể tránh khỏi. Các số liệu được nhiều ngân hàng nhà nước chi nhánh địa phương đồng loạt công bố gần đây cũng cho thấy, tỉ lệ nợ xấu của các ngân hàng trên nhiều địa bàn tăng cao hoặc có xu hướng tăng. Khi nợ xấu của nhiều ngân hàng tăng dẫn tới việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro cũng đòi hỏi phải tăng và điều đó dẫn đến mức lợi nhuận thực hiện bị giảm sút đáng kể. Cú sốc về tỷ giá hối đoái: Cơ chế tỷ giá hối đoái và sự can thiệp quá sâu của chính phủ trong hoạt động của các doanh nghiệp cũng là những tác nhân gây ra các cuộc khủng hoảng ngân hàng trở nên nghiêm trọng hơn. Trong vòng 4 - 5 năm qua, lạm phát đã tăng khoảng 25%, trong khi tỷ giá hối đoái chỉ tăng khoảng 2,5%. Khi lạm phát cao như vậy sẽ dẫn đến một hậu quả tất yếu là thâm hụt thương mại ngày càng lớn, thâm hụt vãng lai ngày càng nhiều, từ đó tạo sức ép tăng cầu ngoại tệ, tăng tỷ giá hối đoái. Tuy nhiên vì lạm phát cao, ngân hàng không dám điều chỉnh tăng tỷ giá
  3. hối đoái và càng để lâu tình trạng này thì càng hàm chứa một cú sốc về tỷ giá. Đó là một rủi ro tiềm ẩn. Cơ chế tỷ giá hối đoái có thể ảnh hưởng tới các hoạt động đầu cơ, trong khi đó giá trị thực của tài sản ngân hàng đã bị suy yếu được điều chỉnh lên - xuống và nhiều khả năng ngân hàng trung ương phải thực hiện vai trò là người cho vay cuối cùng đối với ngân hàng mất khả năng thanh khoản nhưng chưa mất khả năng thanh toán. Việc tăng đột ngột tỷ giá hối đoái là nguyên nhân chính dẫn tới khủng hoảng ngân hàng 1998 tại các nước Đông Á. Đối mặt với Chu kỳ lãi suất tăng. Chu kỳ lãi suất tăng làm tăng khả năng sinh lời cao đã bắt đầu nhưng trong những năm qua dần chững lại và sẽ kết thúc, nhất là với các ngân hàng có quy mô vừa và nhỏ. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là rủi ro về lãi suất sẽ rất lớn và các rủi ro sáp nhập, mua lại, đầu tư chứng khoán trong lĩnh vực ngân hàng sẽ tăng lên. Và có thể dự báo rằng xu hướng lãi suất tăng còn có thể kéo dài trong một vài năm. Vấn đề tăng lãi suất cho vay vốn trên thị trường sẽ làm tăng chi phí vốn vay của doanh nghiệp và người kinh doanh, từ đó làm tăng giá thành sản phẩm và dịch vụ, tác động tăng giá trên thị trường xã hội, điều đó đi ngược lại mục tiêu kiềm chế lạm phát của việc NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt. Lãi suất đầu vào của NHTM, tức lãi suất huy động vốn tăng cao, cộng với chi phí cao do tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng mạnh, chi phí bù lỗ cho việc mua tín phiếu
  4. NHNN, nhưng lãi suất cho vay tăng chậm, khoảng cách chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất đầu vào thu hẹp. Thêm vào đó tốc độ tăng trưởng dư nợ chậm hơn tốc độ tăng huy động vốn đã làm cho lợi nhuận của NHTM ngày càng thấp, làm ảnh hưởng đến năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh, uy tín của NHTM. Yếu kém về chế độ kế toán, cơ chế công khai thông tin và khuôn khổ pháp lý Hệ thống kế toán, cơ chế công khai thông tin gây trở ngại không nhỏ cho việc thực hiện kỷ cương thị trường và thực thi hoạt động giám sát hiệu quả sẽ gây ra ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động cũng như gây tổn hại lợi nhuận của ngân hàng. Cơ sở pháp lý cùng với thẩm quyền theo luật định của thanh tra ngân hàng cũng là một vấn đề cần quan tâm. Nếu hệ thống pháp lý không tạo điều kiện cho hoạt động thanh tra và ngân hàng có nhiều thời gian để nắm được rõ hoặc chuyển tài sản thế chấp của những khoản vay không trả nợ đúng hạn cho người vay thế chấp hoặc công ty hoặc cá nhân bị phá sản gây ra tổn thất tín dụng và chi phí khoản vay sẽ cao bất thường. Bên cạnh đó, cơ chế khuyến khích hạn chế hoạt động rủi ro đối với các ngân hàng, chủ sở hữu ngân hàng, các nhà quản lý ngân hàng và người gửi tiền cũng chưa được quan tâm đúng mức cũng gián tiếp góp phần gây ra khủng hoảng ngân hàng hoặc làm trầm trọng hơn các cuộc khủng hoảng ngân hàng. Quy luật chọn lọc trong quá trình hội nhập
  5. Tự do hoá tài chính, hội nhập quốc tế mang lại không ít lợi ích. Tuy nhiên quá trình này lại tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt và điều đó khiến hầu hết các khách hàng của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường . Đó là lý do mà các khách hàng có tiềm lực tài chính lớn sẽ bị các ngân hàng nước ngoài thu hút nhiều hơn . Trong một cuộc khảo sát gần đây của Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) phối hợp với Bộ Kế hoạch Đầu tư đưa ra con số bất ngờ: 42% doanh nghiệp và 50% dân chúng được hỏi đều trả lời rằng họ sẽ lựa chọn vay ở các ngân hàng nước ngoài hơn là các ngân hàng nội địa khi mà chúng ta mở cửa tài chính.Lý do là các ngân hàng này có tính chuyên nghiệp cao hơn, thủ tục đơn giản hơn, dịch vụ tốt hơn và mức độ tin cậy cao hơn.Tuy nhiên, đáng ngại hơn cả là 50% doanh nghiệp và 62% dân chúng được hỏi cho rằng họ sẽ lựa chọn ngân hàng nước ngoài để gửi tiền. Như vậy trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay, ngân hàng nào nắm được tiền gửi trong tay thì sẽ chiếm được ưu thế". Sự tiếp cận các yếu tố, nguyên nhân gây rủi ro trên đây giúp chúng ta nhìn nhận một cách đầy đủ, toàn diện, khách quan hơn, từ đó sẽ đưa ra được những đề xuất phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh của NHTM một cách hữu ích, thiết thực hơn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2